Yet another one, at 15:00 PM
- 04/06/2025 06:37:33- 657 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 628 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 432 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 377 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 356 Lượt xem
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
3439
Chuyển Pháp Luân là pháp thoại đầu tiên đức Phật thuyết, vào sáng ngày rằm tháng Sáu. Trước đó, vào ngày rằm tháng Tư, đức Phật đã giác ngộ dưới bóng cây bồ-đề. Thực ra, chu kỳ một tháng âm lịch ở Việt Nam và Trung Quốc bằng hai tháng ở Ấn Độ. Lịch của Ấn Độ chia theo lộ trình đi của mặt trăng khi chiếu vào trái đất, là tháng trăng mọc và tháng trăng lặn. Những người đầu tiên sang đó hoằng pháp có thể không nắm rõ về sự khác nhau của lịch pháp, nên khi dịch kinh điển, họ bị nhầm lẫn, thành ra về cả năm, cả tháng, thậm chí cả ngày cũng sai. Vì vậy có khá nhiều nhầm lẫn trong vấn đề lịch pháp, như những ngày lễ Phật giáo ở Trung Quốc nào là Xuất gia, Thành đạo, Niết- bàn, Đản sinh,... không giống với Ấn Độ. Ví dụ đức Phật đản sinh vào ngày cuối của tháng có trăng, vậy là người ta tính toán thế nào đó sang lịch của Trung Quốc thành ra mồng 8 tháng 4.
3440
Chúng ta bắt đầu vào chủ đề của buổi giảng hôm nay. Thầy sẽ giảng về một đề tài khá quan trọng. Đây là một trong những bài kinh cốt lõi về thực hành lời dạy của đức Phật trong hệ thống Phật học Nguyên thủy. Đó là bài kinh Đại Niệm Xứ, tên Pāli là Mahāsatipaṭṭhāna. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, bài kinh này được phổ biến khá rộng rãi ở các nước thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và cả ở một số các thiền viện phương Tây. Bài kinh này là chỗ dựa cho các thiền viện hoặc truyền thống thiền minh sát, thiền tuệ, từ Pāli gọi là vipassanā bhāvanā.
3441
Hôm nay chúng ta học bài kinh Hạnh Phúc, tên Pāli là Maṅgala Sutta. Bài kinh này ngài Minh Châu có dịch với tựa đề là kinh Điềm Lành. Còn bản kinh thầy dựa vào đó để giảng là bản dịch của ngài Viên Minh, được phổ biến rộng rãi trong các chùa Nam tông tại Huế. Từ “Maṅgala” có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là điềm lành; nghĩa thứ hai là hạnh phúc, điều tốt đẹp, sự thịnh vượng. Xét kỹ, nghĩa thứ hai của từ này sẽ phù hợp hơn với nội dung của bài kinh. Vì tất cả những điều đức Phật dạy trong bài kinh này đều hướng đến một điểm chung, đó là thái độ, hành vi hay lối sống mang lại hạnh phúc, điều tốt đẹp, an lành, an vui cho những người đi theo lối sống như thế.
3442
Kinh Vô Ngã Tánh là pháp thoại thứ hai sau kinh Chuyển Pháp Luân. Về sau, khi người ta hệ thống hóa lại mới đặt tên cho bài kinh này là kinh Vô Ngã Tướng hoặc Tướng Vô Ngã. Nhưng khi thầy nghiên cứu kĩ, thầy phát hiện ra không phải như vậy, chữ “lakkhaṇa” trong Pāli nghĩa gốc của nó là “tánh, đặc tính”. Còn chữ “tướng” theo nghĩa “biểu hiện” là chữ khác. Mà quả thực nội dung pháp thoại này là đức Phật nói về tính chất vô ngã của hợp thể thân tâm này. Nên thầy gọi bài kinh này là kinh Vô Ngã Tánh.
3443
Tối nay chúng ta học bài kinh mới là kinh Đại Duyên, Mahānidāna Sutta. Thầy chọn bài kinh này để giảng trong khóa này vì đây là một trong những chủ đề Phật học mang tính cốt lõi, chỉ sau kinh Chuyển Pháp Luân, kinh Vô Ngã Tánh và kinh Đại Niệm Xứ. Bình thường, chúng ta biết Lý Duyên khởi là “paṭiccasamuppāda”. Thì trong bài kinh này, chữ “nidāna” cũng cùng ý nghĩa, là nguyên nhân (về giới từ, nó nghĩa là: do, bởi, vì). Ví dụ, yếu tố A sẽ là nền tảng sinh khởi yếu tố B. Từ đó, tùy vào dịch giả sử dụng trong Lý Duyên khởi mà nó được gọi là “tùy thuộc phát sinh” (dịch giả Phạm Kim Khánh), hoặc “tựa khởi” (nương tựa vào đó để hình thành, sinh lên),…
3444
Chúng ta bắt đầu vào chủ đề của buổi giảng. Hôm nay thầy sẽ giảng về đề tài khá quan trọng trong Phật học, đặc biệt là Phật học Nguyên thủy. Đây là buổi giảng đầu tiên của thầy về các bài kinh trong hệ thống Nikāya của tạng Pāḷi, dựa trên bản dịch của Trưởng lão giáo thọ sư Thích Minh Châu.
3445
Đây được gọi là bài “Tiểu kinh Xóm Ngựa” để phân biệt với bài Đại kinh dung lượng lớn hơn. Trước khi đi vào chi tiết bài kinh, thầy xin giới thiệu qua một vài vấn đề giúp cho quý độc giả có thêm một số hiểu biết nhất định về địa danh, cũng như mối quan hệ của các quốc độ được đề cập trong Tam tạng tiếng Pāḷi. Như tựa đề tiếng Pāḷi này, “Cūḷa” có nghĩa là “tiểu”, được phân biệt với “Mahā” là “đại”. “Sutta” là một từ khá phổ thông chỉ cho một hình thức viết gọi là “kinh” - phân biệt với kệ hoặc là phúng tụng,... Tạm gọi là một thể loại văn xuôi dùng để thuật ký, thuật sự.
3446
Hôm nay chúng ta học bài thứ ba trong chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật. Bài kinh hôm nay được chọn trong bản dịch cũ của Hòa thượng Thích Minh Châu là kinh Đa Thọ, sau này được chuyển qua từ thuần Việt là kinh Nhiều Cảm Thọ. Tiếng Pāḷi là Bahuvedanīya sutta. Cũng như hai bài kinh trước, trình tự giảng cũng sẽ theo thứ tự: thứ nhất là địa điểm, thứ hai là đối tượng nghe, thứ ba là người giảng và thứ tư là nội dung. Đặc biệt với bài kinh này, chúng ta có thêm phần duyên khởi của bài kinh.
3447
Sau một thời gian tạm nghỉ vì có nhiều công việc, hôm nay chúng tôi trở lại chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật để giảng giải về các bài kinh, đặc biệt là Trung Bộ kinh và Trường Bộ kinh, do quý vị tăng ni và Phật tử các nơi gửi về yêu cầu. Bài kinh hôm nay có tựa đề là “kinh Gò Mối”, tiếng Pāḷi là “Vammika Sutta”, là bài kinh số 23, thuộc Trung Bộ kinh. Chúng tôi dựa trên bản dịch của ngài Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Châu, và có những vấn đề gì cần làm rõ hơn thì chúng tôi có dẫn thêm một số nguồn tra cứu khác. Như mọi lần, xin được nói qua về phần tóm tắt của bài kinh này, và sau đó chúng ta đi vào nội dung kinh văn.
3448
Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh Bọt Nước, theo yêu cầu của một vị Phật tử. Kinh Bọt Nước nằm trong Nikāya, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, tập 3, chương 22, phẩm Hoa, bài kinh số 3 (22.2.5.3). Địa điểm: bài kinh được đức Phật thuyết giảng ở đô thị Ayujjāya. Một số chú giải có đề cập đến địa danh này, nhưng ở đây chúng ta sẽ không đi sâu tìm hiểu chi tiết này vì nội dung pháp thoại này không có liên quan nhiều. Chỉ cần biết rằng đây là một đô thị ven sông Hằng, một trong những trục lộ giao thông đường thủy mà trong suốt 45 năm hoằng pháp, đức Phật thường xuyên lui tới khu vực này. Có rất nhiều bài kinh được đức Phật thuyết có liên hệ đến sông Hằng.
3449
Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh trong Trung Bộ, bài kinh số 5, đó là kinh Không Uế Nhiễm, tên Pāḷi là Anaṅgaṇasutta. Đây là bài kinh tương đối hơi khác so với các bài kinh đã được chia xẻ trong chương trình. Khác ở đây là người thuyết giảng không phải là đức Phật mà là trưởng lão Xá-Lợi-Phất (Sāriputta). Địa điểm thuyết giảng không có gì xa lạ, chính là tại khu vườn xoài của hoàng thân Jeta, mà chúng ta quen gọi là Kỳ Viên tịnh xá, ở Sāvatthi. Nó được đại cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) mua lại và xây dựng thành hương thất cho đức Phật và chư tăng làm chỗ trú ngụ trong các kỳ an cư mùa mưa.
3450
Hôm nay là bài thứ sáu trong chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật, thể theo yêu cầu của một vị Phật tử xin giảng về bài kinh do Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã dịch sang tiếng Việt là kinh Người Biết Sống Một Mình. Trước đây thầy chưa đọc bài kinh này, thầy chỉ đọc bài kinh có tên gọi là Nhất Dạ Hiền Giả, tiếng Pāḷi là Bhaddekaratta sutta. Bài kinh này cũng được khá nhiều vị giảng. Song song với bài kinh Người Biết Sống Một Mình, Hòa thượng Nhất Hạnh cũng có dịch lại bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả và cũng lấy cái tựa như vậy. Nhân thể khi được quý Phật tử yêu cầu giảng bài kinh Người Biết Sống Một Mình, thầy cảm thấy có mối liên hệ gì đó giữa hai bài kinh này nên có tìm hiểu. Hóa ra linh cảm của thầy đúng, giữa hai bên có
3451
Hôm nay, chúng ta học bài kinh thứ hai trong chương trình của khóa học này. Bài kinh có tên Mahādukkhakkhandha sutta, tiếng Việt là Đại kinh Khổ Uẩn (theo bản dịch của Trưởng lão Hòa thượng Minh Châu). “Khổ uẩn” vì do nó có chữ “Khandha” theo thuật ngữ đã phổ biến từ trước. Cái gì có tính cách số nhiều, dồn lại, chất chồng lại, vun đống lên gọi là “uẩn”. Ngôn ngữ hiện đại chúng ta có thể thay thế bằng “tổ hợp” hoặc “tập hợp”. Đây là bài kinh số 13 trong Trung Bộ kinh.
3466
Hôm nay chúng ta sẽ học kinh Sa-môn Quả. Đây là bài kinh thứ hai thuộc Trường Bộ kinh. Ai đọc Nikāya, theo thói quen thường sẽ chọn những bài kinh theo thứ tự, vì vậy kinh Sa-môn Quả được nhiều người biết đến. Chúng ta cùng tìm hiểu bài kinh này vì có liên hệ đến vấn đề xuất gia và quả báo của người xuất gia. Rất nhiều vị từ lâu ao ước được sống đời xuất gia và hôm nay thực hiện được chí nguyện của mình (tham dự khóa Xuất gia Gieo duyên), tất yếu cũng muốn biết về quả báo của xuất gia thù thắng thế nào so với những quả báo khác trong đời sống; cũng tương tự như các nghề nghiệp sẽ mang đến lợi tức, danh vọng, địa vị trong xã hội.
3467
Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài kinh Hiền Ngu theo yêu cầu của một vị Phật tử. Đây là bài kinh số 129 trong Trung Bộ kinh. Tên Pāḷi của bài kinh là Bālapaṇḍita sutta. Chữ “bāla” trong tiếng Pāḷi, thuộc tính từ, có nghĩa là ngu si, điên rồ; danh từ có nghĩa là kẻ ngu si, điên rồ. Còn “paṇḍita” về tính từ có nghĩa là sáng suốt; danh từ là người có trí, bậc trí. Giới thiệu bài kinh Về địa điểm, bài kinh này được thuyết tại Kỳ Viên tịnh xá, trong vườn của hoàng thân Jeta, là Jetavana, thành phố Sāvatthi. Đây là nơi đức Phật lưu trú lâu nhất trong số những trú xá được xây dựng dâng cúng đức Phật và Tăng chúng. Bài kinh này do đức Phật tự thuyết, không phải có ai thỉnh cầu cả.
3468
Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh số 28 trong Trung Bộ kinh có tên Pāḷi là Mahāhatthipadopama sutta, theo bản dịch đầu tiên của Hoà thượng Thích Minh Châu là “Tượng Tích Dụ Đại Kinh”, về sau chuyển thành: Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi. Gọi là đại kinh vì để phân biệt với một bài kinh cùng tên gọi là tiểu kinh.
3469
Sau một thời gian chương trình bị gián đoạn vì bận Phật sự, hôm nay chúng ta trở lại với chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật số 12. Bài kinh mà chúng ta cùng chia sẻ hôm nay ở trong Trung Bộ kinh, bài kinh thứ 37, có tên là Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái, tên Pāḷi là Cūḷataṇhāsaṅkhaya sutta. Giới thiệu bài kinh Địa điểm: bài kinh được thuyết tại thành phố Sāvatthī, Đông Viên, giảng đường Migāramātu (thường được dịch là Lộc Mẫu). Tên của giảng đường có liên quan đến đại tín nữ Visākhā, người đã đứng ra cúng dường giảng đường này. Migāramātu nghĩa là “mẹ của Migāra”. Migāra chính là tên cha chồng của bà và từ “miga” nghĩa là lộc (con nai), cho nên Việt dịch là Lộc Mẫu. Lý do có tên này là vì bà Visākhā đã khéo léo giúp cho cha chồng được gặp đức Phật, được nghe đạo và hiểu đạo. Để cảm niệm ân tình đó, cha chồng của bà đã xem bà như người mẹ về mặt tinh thần, đã sinh ra ông dưới ánh sáng giác ngộ.
3470
Thưa quý vị Tăng Ni, quý Phật tử các giới! Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài kinh có tên gọi là kinh Song Tầm, bài kinh số 19 trong Trung Bộ kinh. Khi tìm hiểu thì chúng tôi dựa vào bản dịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu và có đối chiếu bản Pāḷi của công trình nghiên cứu để ấn tống Tam tạng song ngữ Pāḷi - Việt. Giới thiệu bài kinh Địa điểm: bài kinh được thuyết tại địa điểm quen thuộc mà chúng ta thường gặp, đó là tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), ở tại thành phố Sāvatthī, thuộc nước Kosala.
3471
Thưa tất cả quý vị, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài kinh Kālāma, nằm trong Tăng Chi Bộ kinh, chương 3, phẩm số 7, bài kinh số 65. Tựa đề gốc của bài kinh được đặt là “Các vị Kesaputta – Kesamutti sutta”. Còn cái tên Kālāma có lẽ do người ta quen gọi, dựa vào đối tượng được nghe đức Phật thuyết giảng là người Kālāma, ở thị trấn Kesaputta, nước Kosala. Hiện nay các bài kinh thường được trích dẫn những câu nói để chứng minh lời dạy của đức Phật thường thấy trên mạng, theo chủ ý của một số cá nhân để làm nổi bật quan điểm của họ. Khi tìm hiểu bài kinh này, chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi những gì chúng ta được nghe hoặc nhìn thấy các đoạn trích dẫn này, chúng ta nếu vội vàng cả tin đó là lời đức Phật mà không suy xét, tìm hiểu kỹ toàn bộ nội dung hay nguyên nhân bài kinh được thuyết thì dễ bị hiểu sai vấn đề. Đa phần những trích dẫn này là chủ ý, góc nhìn, quan điểm cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng
3472
Hôm nay là buổi học đầu tiên của khóa học ngắn ngày bù lại cho khóa Xuất gia gieo duyên không thực hiện được do tình hình dịch hiện nay. Ở tại chùa chúng ta thì mọi người hiện diện trực tiếp học. Còn với các vị học viên và Phật tử ở xa, không về đây được vì tình hình dịch bệnh thì cũng có thể lãnh hội được ít nhiều thông qua bài giảng trực tuyến này. Bài kinh được giảng hôm nay có tên là kinh Lửa Cháy. Bài kinh này hiện nay có rất nhiều bản dịch, và có tên tiêu đề được dịch có hơi khác nhau một chút, tuy nhiên ý nghĩa đều liên quan đến lửa và sự cháy. Ví dụ tiêu biểu là hai bản dịch này: Bản thứ nhất, bản dịch mà chúng ta sẽ dựa vào để học, là bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Minh Châu và được đặt tên là “Bị Bốc Cháy” (tên Pāḷi là Āditta), nằm trong Tương Ưng Bộ kinh, chương 35, bài kinh số 28; bản thứ hai do Thượng tọa Chánh Thân dịch, có tên là “Bị Cháy Rực” (tên Pāḷi là Ādittapariyāyaṃ), trong tạng Luật, Đại Phẩm, chương Trọng Yếu.
3473
Đang tải
Website nghiên cứu về Đức Phật Thích Ca và cuộc đời của ngài qua 2 tạng kinh chính Nikaya và A Hàm
© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học
- 04/06/2025 06:37:33- 20 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 24 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 20 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 425 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 425 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 145 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 369 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 322 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 312 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 294 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 121 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 121 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 115 Lượt xem
- 04/06/2025 06:37:33- 128 Lượt xem