Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P15] KINH SA-MÔN QUẢ (SĀMAÑÑAPHALA SUTTA) - Trường bộ 2
Hôm nay chúng ta sẽ học kinh Sa-môn Quả. Đây là bài kinh thứ hai thuộc Trường Bộ kinh. Ai đọc Nikāya, theo thói quen thường sẽ chọn những bài kinh theo thứ tự, vì vậy kinh Sa-môn Quả được nhiều người biết đến. Chúng ta cùng tìm hiểu bài kinh này vì có liên hệ đến vấn đề xuất gia và quả báo của người xuất gia. Rất nhiều vị từ lâu ao ước được sống đời xuất gia và hôm nay thực hiện được chí nguyện của mình (tham dự khóa Xuất gia Gieo duyên), tất yếu cũng muốn biết về quả báo của xuất gia thù thắng thế nào so với những quả báo khác trong đời sống; cũng tương tự như các nghề nghiệp sẽ mang đến lợi tức, danh vọng, địa vị trong xã hội.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3467

Các tên gọi khác

Hôm nay chúng ta sẽ học kinh Sa-môn Quả. Đây là bài kinh thứ hai thuộc Trường Bộ kinh. Ai đọc Nikāya, theo thói quen thường sẽ chọn những bài kinh theo thứ tự, vì vậy kinh Sa-môn Quả được nhiều người biết đến. Chúng ta cùng tìm hiểu bài kinh này vì có liên hệ đến vấn đề xuất gia và quả báo của người xuất gia. Rất nhiều vị từ lâu ao ước được sống đời xuất gia và hôm nay thực hiện được chí nguyện của mình (tham dự khóa Xuất gia Gieo duyên), tất yếu cũng muốn biết về quả báo của xuất gia thù thắng thế nào so với những quả báo khác trong đời sống; cũng tương tự như các nghề nghiệp sẽ mang đến lợi tức, danh vọng, địa vị trong xã hội.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P15] KINH SA-MÔN QUẢ (SĀMAÑÑAPHALA SUTTA) - Trường bộ 2

KINH SA-MÔN QUẢ

(SĀMAÑÑAPHALA SUTTA)

Trường Bộ kinh, bài số 2

 
   
 

 

 

Hôm nay chúng ta sẽ học kinh Sa-môn Quả. Đây là bài kinh thứ hai thuộc Trường Bộ kinh. Ai đọc Nikāya, theo thói quen thường sẽ chọn những bài kinh theo thứ tự, vì vậy kinh Sa-môn Quả được nhiều người biết đến. Chúng ta cùng tìm hiểu bài kinh này vì có liên hệ đến vấn đề xuất gia và quả báo của người xuất gia. Rất nhiều vị từ lâu ao ước được sống đời xuất gia và hôm nay thực hiện được chí nguyện của mình (tham dự khóa Xuất gia Gieo duyên), tất yếu cũng muốn biết về quả báo của xuất gia thù thắng thế nào so với những quả báo khác trong đời sống; cũng tương tự như các nghề nghiệp sẽ mang đến lợi tức, danh vọng, địa vị trong xã hội.

Bài kinh này có tên là Sa-môn Quả, nghĩa đen là quả báo của đời sống sa-môn. Thầy không biết ở đây có ai thắc mắc vì sao lại gọi là “quả báo của Sa-môn” mà không gọi là “quả báo của đời sống xuất gia” hoặc “quả báo của tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni” không?

 

Đầu tiên thầy cũng không để ý, nhưng mà sau khi quyết định giảng bài kinh này, bắt đầu tìm hiểu kỹ, thì hóa ra có vấn đề liên hệ đến lịch sử. Theo nghiên cứu của một số học giả phát hiện ra rằng, cùng với sự xuất hiện của đạo Phật là sự xuất hiện của rất nhiều sa-môn đoàn vào thời bấy giờ. Một số xuất hiện trước, một số gần như xuất hiện đồng thời. Và sự kiện lịch sử này đã được ghi lại trong bài kinh Sa-môn Quả khi có kể đến những lãnh đạo, giáo chủ của từng sa- môn đoàn xuất hiện.

Về mặt lịch sử, người ta đánh giá rằng sự xuất hiện của các đoàn sa-môn – trong đó có sa-môn đoàn của Phật giáo – là một thái độ phản kháng lại tư tưởng của bà-la-môn. Bà-la-môn là một hệ thống đặt trên nền tảng của ba bộ kinh Vedanta (Vệ-đà) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad), trong đó khẳng định rằng xã hội được phân giai cấp bởi thượng đế. Theo quan niệm của bà-la-môn thì giai cấp cao nhất của xã hội là giai cấp tăng lữ bà-la-môn, giai cấp này được sinh ra từ miệng của Phạm thiên. Giai cấp thứ hai là giai cấp của vua chúa, tướng quân – Sát-đế-lỵ, họ được sinh ra từ vai của Phạm thiên. Giai cấp thứ ba là giai cấp Phệ- xá, tức những người hành nghề buôn bán, thủ công mỹ nghệ,… Và giai cấp thứ tư, sinh ra từ đầu gối của Phạm thiên, gọi là Thủ-đà-la. Và có một giai cấp nữa gọi là Chiên-đà-la, không được tính vào bốn giai cấp trên. Thân phận của họ còn thua cả con mèo, con chó

 

của gia đình thuộc giai cấp trên, vì ai cũng có thể sỉ nhục, ai cũng có thể đánh đập, giết chết họ mà không mang tội - theo quan niệm của bà-la-môn. Đó là năm giai cấp chính trong xã hội lúc bấy giờ. Mỗi giai cấp như vậy lại tiếp tục sinh ra hàng chục, nhiều chục giai cấp nhỏ hơn. Tôn ti trật tự của xã hội được mặc định, áp đặt bởi hệ tư tưởng bất công như vậy. Cho nên sau khi tồn tại một thời gian, sự xuất hiện của các Sa-môn đoàn là sự phản kháng lại tư tưởng của bà-la-môn giáo.

Trên đây là một số điều thầy nghĩ cần làm rõ về tên bài kinh vì sao gọi là kinh Sa-môn Quả. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về bài kinh.

Giới thiệu bài kinh

- Địa điểm: Bài kinh này được đức Phật thuyết tại một địa điểm nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, đó là thành Rājagaha, được dịch là Vương Xá thành, trong khu vườn xoài của quan ngự y tên là Jīvaka Komārabhacca - nhân vật này thầy sẽ làm rõ về thân thế sau vì cũng có đôi điều cần nói đến có liên hệ đến nội dung bài kinh.

  • Người thuyết: là đức Phật.
  • Người nghe: trực tiếp chất vấn đức Phật là vua Ajātasattu, thường được phiên âm là A-Xà-Thế. Và người nghe gián tiếp thứ hai, đó là đại chúng tỳ-khưu gồm 1250 vị, trong kinh có xác định rõ.

 

  • Thời điểm: bài kinh được đức Phật giảng vào đêm bố-tát rằm tháng tư. “Bố-tát” là từ phiên âm của từ Uposatha, có nghĩa là ngày sám hối.

Theo truyền thống Ấn giáo - Bà-la-môn, ngày bố-tát là vào đêm rằm hoặc là đêm cuối của một tháng (tức là ngày 15 và 30 hoặc 29 của tháng âm lịch ở Việt Nam; còn người Ấn gọi là ngày cuối của chu kỳ trăng lặn, hoặc là tháng không có trăng). Bài kinh được thuyết vào ngày trăng tròn, tức là ngày cuối của chu kỳ mặt trăng lên. Giải thích hơi dài dòng vì cách phân chia lịch pháp của Ấn khác với Trung Quốc. Chính vì không nắm rõ sự sai biệt này, mà Luật tạng khi truyền qua Trung Quốc có những nhầm lẫn khá lớn về lịch sử cho nên sinh ra chuyện Phật giáo Trung Quốc kỷ niệm ngày Bồ-tát đản sinh, ngày xuất gia, ngày đức Phật thành đạo và ngày Niết-bàn là những ngày khác nhau. Trong khi đó, Phật giáo Ấn Độ và những nước theo truyền thống lịch pháp Ấn Độ thì chỉ lấy một ngày duy nhất - đó là ngày rằm tháng tư âm lịch, tức là ngày cuối của chu kỳ trăng lên.

- Duyên khởi: vua A-Xà-Thế (Ajātasattu) của quốc độ Magadha (Ma-kiệt-đà) hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Trong đêm bố-tát, sau khi dò hỏi các đại thần của mình nhằm tìm cho được một vị giáo chủ để đến thăm viếng, rốt cuộc, đại thần Jīvaka bằng uy tín của mình, được sự tin cậy của vua A-Xà-Thế đã đưa cả đoàn người gồm đức vua và năm trăm cung phi cùng

 

đội ngự lâm quân bảo vệ nhà vua - khoảng trên hai ngàn người đến diện kiến đức Phật. Vì bị cảm giác tội lỗi khi giết cha cướp ngôi dằn vặt nên nhà vua đã thiết tha tìm hiểu đời sống của một sa-môn sẽ đem lại quả báo gì, lợi ích gì để nương vào đó, tìm cho mình một chỗ để an cái tâm, sau khi đã làm một tội ác mà trời không dung, đất không tha. Và tại đây, nhà vua đã được đức Phật trình bày cặn kẽ về quả báo của đời sống sa-môn.

Trước khi đi vào nội dung, cần phải nắm rõ về vai vế của những người có liên hệ trong bài kinh này.

Thông tin về địa điểm, nhân vật trong kinh

  1. Quốc độ Magadha (Ma-kiệt-đà)

Khi đức Phật xuất hiện, tại vùng Trung Ấn Độ có khoảng gần hai mươi nước. Nếu Kosala là trung tâm quyền lực lớn nhất nằm ở vùng Đông Bắc, thì Magadha là trung tâm quyền lực thứ hai ở Trung Ấn Độ. Đặc biệt Magadha có ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết các sa-môn đoàn mới phát triển, phản kháng lại tư tưởng Bà-la-môn - Ấn giáo vì địa bàn hoạt động chính của các sa-môn đoàn đều tập trung tại đây. Magadha là một đại quốc thời bấy giờ, xung quanh họ có rất nhiều nước chư hầu.

  1. Đức vua Bimbisāra (Tần-bà-sa-la)

Quốc vương Bimbisāra là một trong những đệ tử tại gia đầu tiên của đức Phật.

 

Khi đức Phật mới xuất gia không bao lâu và đang xuôi về phương Nam tầm đạo, có lần khi Ngài đi khất thực qua hoàng cung nước này, vua Bimbisāra nhìn thấy phong thái của vị sa-môn ấy toát ra cái gì đó đặc biệt hơn người, cho nên vua đã lân la tới hỏi chuyện. Khi biết hóa ra vị sa-môn mình có cảm tình này lại xuất thân từ hoàng tộc, cũng là phó vương của xứ Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) nhà vua rất là hoan hỷ. Vua Bimbisāra ngỏ lời sẵn sàng chia một nửa giang sang và mời vị sa-môn đó tiếp nhận quốc độ của mình, cùng nhau cai trị. Tuy nhiên, khi biết ý nguyện của vị sa-môn trẻ là tìm cho ra đạo giải thoát thì nhà vua lập tức ướm lời: “Nếu sau này Ngài tìm được đạo giác ngộ, thoát khổ, thì xin Ngài quay trở về quốc độ này, chia sẻ điều ấy với chúng con. Chúng con sẵn sàng hỗ trợ Ngài trong việc truyền bá đạo pháp”.

Cho nên sau khi chứng đạo, đức Phật đã trở về thuyết pháp cho nhà vua. Rất mau chóng, nhà vua thấu hiểu được lời dạy của đức Phật. Nói cách khác, nhà vua đã chứng đắc tầng bậc đầu tiên của tiến trình giác ngộ, đạt quả vị Tu-đà-hoàn. Chính vì vậy khi cơ sự xảy ra, bị con trai mình là hoàng tử A-Xà-Thế cướp ngôi và bị con giam cầm, bỏ đói đến chết, nhà vua hoàn toàn không một chút oán thù.

  1. Đức vua Ajātasattu (A-Xà-Thế)

Vua A-Xà-Thế là con trai độc nhất của quốc vương Bimbisāra và cũng là nhân vật tạo duyên khởi

 

cho bài kinh. Vì muốn mau chóng có được quyền lực trong tay nên ông đã nghe lời xúi giục của Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa) - anh ruột của công nương Yasodharā (Da-Du-Đà-La), hoàng tử của xứ Kosala, một quốc độ lớn, về vai vế chính trị lúc đó tương đương với Magadha. Ông giam cầm cha mình trong ngục tối không cho ăn, mẹ của nhà vua biết chồng bị giam trong ngục thất, xin được vào thăm. Vì là mẹ con nên vị vua trẻ này cho mẹ vào thăm. Bà mẹ biết chồng mình bị con giam và bỏ đói nên bà tắm rửa sạch sẽ, thoa lên thân thể mình một loại thức ăn giống như mật, để khi vào trong ngục thất, gọt thức ăn đó ra để cho chồng ăn. Nhưng rồi chuyện này cũng bị ông vua con cuối cùng cũng khám phá ra, vì sao giam vua cha nhiều ngày mà ông không chết đói. Ông cho lính theo dõi mới biết và cấm không cho mẹ vào thăm nữa. Vua Bimbisāra đã chết vì đói.

Sau khi lên ngôi một thời gian, hôm nọ hoàng hậu hạ sinh cho nhà vui một đứa bé trai. Khi nhìn thấy đứa con, tình cảm trong lòng trỗi dậy, và sau đó tình cảm này chi phối vị vua suốt nhiều ngày. Trong đầu ông bắt đầu suy nghĩ, dằn vặt về hành vi giết cha của mình, dù việc làm ấy lúc bấy giờ tại Ấn Độ không phải là chuyện lớn. Thời phong kiến, chuyện con giết cha, anh giết em, em giết anh cướp ngôi khá phổ biến tại Ấn Độ, Trung Quốc và Tây phương. Với những người trong hoàng tộc hay các thủ lĩnh thời bấy giờ thì chuyện tranh giành, cướp ngôi, giết chóc lẫn nhau

 

với họ khá bình thường. Bây giờ chúng ta với cái nhìn phán xét của đạo đức luân lý hiện đại thì thấy rằng đó là một tội lỗi hết sức ghê gớm. Rồi nhà vua đã làm một việc tưởng như ngớ ngẩn, là gặp mẹ mình, hoàng hậu Videhi để hỏi: “Hồi xưa khi cha còn sống, cha có thương con không?”

Mẹ nhà vua kể lại: “Khi mẹ mang thai con, tự dưng trong lòng mẹ có một khao khát mà không dám nói với ai hết. Khao khát đó hành hạ, dày vò làm mẹ không ăn, không ngủ được. Vì vậy mà thể chất suy nhược, vàng vọt. Cha con hết sức lo lắng. Sau nhiều lần cha nài nỉ, mẹ mới thổ lộ cho cha con biết là mẹ muốn được nuốt máu của cha con, muốn có ít nhất một giọt máu của cha con vào trong miệng. Khi nghe như vậy, cha con không hề ngần ngại lấy một con dao cắt ngón tay, và đưa ngón tay đó cho mẹ mút. Khi mẹ đã nuốt được giọt máu của cha con vào lòng thì tự dưng mẹ hết bệnh tật, bình phục trở lại. Chính vì vậy mà các quan chiêm tinh bói toán trong triều sau đó mới bàn bạc với nhau rồi thưa với cha con rằng: “Hài nhi còn trong lòng hoàng hậu, trước sau gì cũng sẽ đoạt mạng đại vương; nếu đại vương không giải quyết sớm thì sau này hậu quả sẽ khôn lường!” Nhưng cha con thay vì làm theo lời các quan, cha con lại đặt tên cho con là Ajātasattu – nghĩa là “kẻ thù chưa sinh”, và chăm sóc sức khỏe cho cả hai mẹ con chúng ta. Khi con ra đời, trong những ngày thơ ấu, có một lần tứ đại bất hòa nên trong người sinh ra nhiều mụn nhọt. Đặc

 

biệt ngón tay của con có một mụn rất là lớn, sưng vù làm cho con quấy rối cả đêm. Và trong một buổi cha con thiết triều, giải quyết quốc gia đại sự, nhưng khi nghe tiếng của con trong hậu cung la khóc vì đau nhức, thì cha lập tức cho người đưa con ra, bồng con trên tay, vừa lắng nghe các quan tâu bày sự việc, vừa ngậm ngón tay của con trong miệng để con đỡ đau. Trong khi ngậm như vậy thì cái mụn nhọt vỡ ra, máu mủ tuôn ra và cha con nuốt tất cả vào trong miệng”.

Câu chuyện quá xúc động nên thầy cũng không làm chủ được tình cảm của mình khi kể lại chi tiết này. Bằng hai chi tiết đó thôi, hoàng thái hậu Videhi đã làm cho tình cảm cha con trong quá khứ khắc sâu vào lòng của vị vua trẻ A-Xà-Thế. Và trong lòng nhà vua này khởi lên ý nghĩ là mình đã phạm một tội lỗi quá lớn, khi đã quá tham quyền, nghe lời xúi giục của người khác làm chuyện đại nghịch bất đạo. Nhà vua âm thầm tự tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách đi thỉnh vấn những vị đạo sư nổi tiếng trong xứ sở để tìm lối thoát.

Lần lượt nhà vua đến viếng tất cả sáu vị đạo sư. Khi gặp mỗi vị, nhà vua đưa ra câu hỏi đang ấp ủ trong lòng qua cách nói đặt vấn đề khéo léo, tế nhị như thế này: “Nếu các nghề nghiệp trên thế gian này mang lại lợi tức, mang lại kết quả để người ta nuôi sống gia đình, nuôi sống bản thân, hoặc là duy trì sự nghiệp,... thì các vị sống đời sa-môn có kết quả gì?”

 

Cả sáu vị giáo chủ của các giáo phái đều không có câu trả lời nào làm cho nhà vua hài lòng. Đó là lý do mà nhà vua tiếp tục tìm hiểu; và rồi nhân duyên đưa đẩy, trong đêm bố-tát ngày rằm tháng tư, nhà vua cũng đưa câu hỏi đó ra hỏi các quan đại thần. Do đã tìm hiểu ở các vị khác nhưng không thỏa mãn nên bây giờ lãnh tụ tinh thần cuối cùng mà nhà vua hy vọng là đức Phật. Vì vậy khi nghe quan đại thần Jīvaka - một đệ tử tại gia của đức Phật tiến dẫn, nhà vua chấp thuận ngay. Và câu chuyện như thế nào bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua nội dung bài kinh.

  1. Quan ngự y Jīvaka

Như vậy chúng ta đã biết đôi điều về vua A-Xà- Thế, vua Bimbisāra, và bây giờ cần biết một chút về vị đại thần đã tiến dẫn vua A-Xà-Thế đến gặp đức Phật. Jīvaka Komārabhacca là tên đầy đủ của quan ngự y này. Vị đại thần này là đệ tử tại gia thuộc hàng ưu tú của đức Phật. Về sau vị này cũng đã được xác nhận là đã chứng đắc đạo quả Tu-đà-hoàn - tầng thánh giải thoát thứ nhất.

Jīvaka xuất thân là con của một cô gái điếm ở thành Rājagaha. Một đứa con được sinh ra ngoài ý muốn của mẹ cho nên vừa sinh ra lập tức đã bị mẹ quăng bỏ trong đống rác bên vệ đường. Nhưng mạng của chú quá lớn nên không chết. Khi người đi đường phát hiện và xúm quanh xem, chưa ai dám có thái độ

 

gì với thằng bé này hết, cứ xầm xì thì đúng lúc đó có một vị hoàng tử đi ngang qua, hoàng tử này tên là Abhaya Kumāra (có nghĩa là Vô Úy – không sợ hãi). Hoàng tử này thấy đám đông xúm xa xúm xít bên vệ đường mới hỏi: “Có chuyện gì đấy?”. Người dân trả lời: “Có một thằng bé bị bỏ rơi”. Hoàng tử hỏi: “Tình trạng nó thế nào?” Họ đáp: “Jīvaka!” (đây là một động từ, có nghĩa là “nó còn sống”).

Hoàng tử nghe như vậy, liền hình thành trong đầu sẽ đặt tên đứa bé Jīvaka. Còn Komāra là cách đọc trại đi của từ Kumāra. Kumāra có hai nghĩa: bé trai và hoàng tử. Bhacca nghĩa là nuôi dưỡng. Như vậy Jīvaka Komārabhacca nghĩa là: “Đứa bé được hoàng tử nuôi dưỡng tên là Còn Sống”. Và Jīvaka được nuôi dưỡng trong hoàng cung. Theo truyền thống thời bấy giờ, quá trình giáo dục, đào tạo con cháu của các vị vua chúa hoặc lãnh đạo thời bấy giờ, thường sẽ gửi chúng đến một trung tâm giáo dục rất lớn ở phía Tây Bắc mà trong kinh hay đề cập là Takkasilā (về mặt địa lý hiện tại thuộc về Pakistan). Jīvaka cũng vậy, được cha nuôi gởi đến thành phố này theo học ngành y trong bảy năm.

Sau khi học thành nghề, trên đường quay về quê hương, tình cờ vị thầy thuốc trẻ gặp một ông triệu phú ở thành phố nọ mời về chữa bệnh cho bà vợ. Chú đã cứu sống được bà này nên ông triệu phú này tặng cho chú mười sáu ngàn đồng tiền vàng, kèm theo một cỗ

 

xe ngựa, một người hầu gái, một người tớ trai. Khi chú trở về quê hương, lập tức được cha nuôi, là hoàng tử Abhaya đưa về cho ở trong nội cung của mình. Và sau đó tiến cử chú với đức vua Bimbisāra. Thầy thuốc trẻ này chẳng bao lâu bằng y thuật cao minh của mình, đã tạo được sự tín nhiệm bằng việc chữa lành cho vua Bimbisāra một chứng bịnh mãn tính hành hạ lâu ngày. Và sau đó rất nhiều người trong hoàng gia cũng được chú cứu sống. Do vậy chú được phong cho là thầy thuốc của hoàng tộc. Ngoài ra chú còn chữa trị cho rất nhiều người thành đạt trong xã hội bấy giờ, đặc biệt là các đại gia, các nhà quyền quí. Đến khi gặp đức Phật, vị thầy thuốc này trở thành thầy thuốc của đức Phật và chư Tăng Ni.

Trong Luật tạng có ghi lại đóng góp ý kiến của vị thầy thuốc này để giúp cho Tăng Ni có sức khỏe. Vị thầy thuốc này khuyên và thỉnh ý kiến đức Phật ban hành như một quy định là các vị Tăng Ni ngoài thời giờ đi khất thực, tu niệm, cần phải có vận động chân tay. Nói theo bây giờ là phải tập thể dục để rèn luyện cơ thể hàng ngày bằng cách đi quét dọn, lau chùi, làm những việc lao động chân tay,... Đức Phật và các vị trưởng lão nhiều lần bệnh nặng cũng nhờ thầy thuốc này mà qua khỏi.

Với niềm tin đối với Tam Bảo ngày càng mãnh liệt, ông rất muốn mỗi ngày ít nhất hai lần: buổi sáng trước khi đi làm và buổi chiều đi làm về được đến

 

diện kiến đức Phật và nghe pháp. Ông thấy trung tâm hoằng pháp Veḷuvana (Trúc Lâm tịnh xá) do vua Bimbisāra cúng dường tương đối khá xa khu dân cư đô thị nên ông đã dâng cúng vườn xoài của mình cho đức Phật. Ở Ấn Độ có khá nhiều vườn xoài. Ngoài vườn xoài của hoàng tử Jeta được ông Cấp Cô Độc mua lại đất để dâng đức Phật và Tăng đoàn, chúng ta biết ít nhất có hai vườn xoài nữa được dâng cúng cho đức Phật, một, là của ông Jīvaka và hai, là của đệ nhất kỹ nữ Ampapālī. Nước được chiết xuất từ xoài cũng là một trong những thức uống vào buổi chiều của Tăng Ni. Trong vườn xoài ấy ông Jīvaka cho xây dựng hương thất dành cho đức Phật cũng như một số liêu xá cho chư tăng trú ngụ. Ngôi nhà tròn rộng lớn, đủ chứa hơn một ngàn vị trong đêm rằm tháng tư mà ông đưa vua A-Xà-Thế đến gặp đức Phật chính là một trong những công trình kiến trúc xây dựng tại đây.

Bây giờ chúng ta đi vào chánh kinh để xem bài kinh nói gì. Thầy sẽ đọc, đến chỗ nào cần giảng thầy sẽ giảng, những chỗ nào đã nói qua rồi thì không cần nói lại.

Nội dung kinh văn và giảng giải

  1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jīvaka (Kỳ- bà) Komārabhacca, cùng với đại chúng tỳ-khưu một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajātasattu

 

(A-xà-thế) con bà Videhi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) nhân lễ bố-tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hầu hạ. Lúc bấy giờ Ajātasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày bố-tát cảm hứng nói rằng: “Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị sa-môn hay bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?

Những câu tán thán của nhà vua về cảnh đêm là cách nói quanh co, sau đó mới đề cập đến mục đích: Vào cái đêm tốt đẹp, thanh tịnh, trong sáng như thế này, thì việc nên làm của một người hiểu biết đó là làm cho tâm của mình “được tịnh tín”. Tịnh tín là tâm an trú vào vắng lặng, không còn bị dao động, lăng xăng, thất niệm, tán loạn.

“Chiêm bái” là chữ Hán Việt. “Chiêm” là chiêm ngưỡng, ngắm nhìn. “Bái” là lạy. Khi mình tôn kính một đối tượng nào thì mình sẽ nhìn ngắm dung nhan, nhìn ngắm hình tượng và bày tỏ lòng thành kính bằng cách lễ lạy, như vậy gọi là chiêm bái.

 

  1. Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajātasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Pūraṇa Kassapa (Phú-la Ca-diếp) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái Pūraṇa Kassapa này. Chiêm bái Pūraṇa Kassapa có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

Pūraṇa Kassapa là ai? Theo nghiên cứu cho biết rằng Pūraṇa Kassapa là vị sáng lập thuyết Vô nghiệp. Vị này chủ trương thuyết Vô nghiệp hay còn được diễn đạt qua tên gọi là “Hoài nghi luân lý đạo đức”. Chủ trương của phái này là không tin luân lý đạo đức có thể mang đến quả báo tốt đẹp hoặc là xấu xa, cho rằng làm thiện hay ác là do thói quen, tập quán, chứ không phải do một nghiệp căn tương ưng nào. Trong khi đạo Phật chủ trương mọi hành vi của con người đều dựa vào định luật Nghiệp, tức là hành vi và hậu quả của hành vi.

  1. Lại một đại thần khác tâu với Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Makkhali Gosāla (Mặc-già-lê Cù-xá-lợi) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng khai tổ giáo phái, được quần chúng

 

tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương chiêm bái Makkhali Gosāla này. Chiêm bái vị Makkhali Gosāla có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

Makkhali Gosāla là người sáng lập ra giáo phái Ajivika, được dịch là Sinh Mệnh phái, chủ trương Luân hồi tịnh hóa. Chủ trương này có liên hệ đến thuyết của Bà-la-môn, liên hệ đến sáng tạo chủ, hóa sinh chủ, Đại Phạm thiên. Thuyết này cho rằng mọi chúng sinh bị dẫn dắt, bị chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại (chủng loại), bởi cá tính của chúng, sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau. Giáo phái này có thế lực mạnh, chỉ sau Kỳ-na giáo (phái Lõa thể).

  1. Lại một đại thần khác tâu với Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa Kỳ-xá-khâm-bà-la) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái Ajita Kesakambali này. Chiêm bái Ajita Kesakambali có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

 

Chúng ta thấy đó, những vị được giới thiệu đều có tuổi tác cao; và vai vế trong xã hội của những vị ấy đều là người khai sáng một giáo phái, chứ không phải bình thường.

Vị Ajita Kesakambali này là một nhà duy vật cực đoan, với chủ trương Đoạn diệt luận - chấm dứt hết, cho rằng con người chẳng qua do tứ đại hợp thành, chết là hết. Mục đích của đời người là tận hưởng mọi khoái lạc. Vị này bài bác mọi thứ có tính chất nghiêm túc đạo đức. Một danh xưng khác của phái này là Thuận Thế phái - Lokāyatika, vì nó chiều theo tham dục của con người, do chủ trương sống tận hưởng dục lạc cuộc đời mà ra. Như vậy Duy vật luận không phải bây giờ mới có. Duy vật luận cực đoan đã có từ thời xa xưa.

  1. Lại một đại thần khác tâu với Ajātasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Pakudha Kaccāyana (Bà-phù-đà Ca-chiên-nê) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái Pakudha Kaccāyana này. Chiêm bái Pakudha Kaccāyana này có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

 

Vị Pakudha Kaccāyana này chủ trương Tâm vật bất diệt, cho rằng con người do bảy yếu tố hợp thành: Đất, Nước, Lửa, Gió, Khổ, Vui và Sinh mệnh. Phật giáo và Ấn giáo chủ trương là có tứ đại, và sau này có thêm lục đại, tức là Thức và Không nữa. Riêng vị này chủ trương đến bảy yếu tố, cho rằng tâm vật bất diệt, do bảy yếu tố này hợp lại mà thành. Do sự tụ và tán, ly và hợp của bảy yếu tố đó mà có hiện tượng sống chết. Con người có thể có sống, có chết, thế này, thế kia, nhưng riêng bảy yếu tố này thì không sinh, không diệt, tồn tại độc lập khỏi sinh diệt của hiện tượng sự vật.

  1. Lại một đại thần khác tâu với Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Sañjaya Bellaṭṭhiputta (Tán-nhã-di Tỳ-la-phê-phất) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái Sañjaya Bellaṭṭhiputta này. Chiêm bái Sañjaya Bellaṭṭhiputta này có thể khiến tâm đại vương tịnh tín”. Khi nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

Vị giáo chủ này có một chút liên hệ đến Phật giáo, đó là thầy của ngài Sāriputta (Xá-Lợi-Phất) và Moggallāna (Mục-Kiền-Liên) trước khi hai vị tìm đến với đạo Phật. Ông này là ông tổ về Ngụy biện luận. Trong luận lý học hiện đại có Ngụy biện luận, hóa ra

 

Ấn Độ mấy nghìn năm trước đã có mấy ông tổ này rồi. Trong kinh, nhất là Trường Bộ kinh, có những đoạn mà quý vị đọc sẽ thấy những người nói năng trườn uốn như con lươn, không có chủ trương nhất định. Hễ đối thủ nói cái gì thì họ nương theo đó và tìm cách tránh né. Giống như con lươn trườn uốn thân hình rất khó bắt; chụp vào là nó tuột khỏi tay liền, thì chủ trương Ngụy biện luận này tồn tại và giải quyết vấn đề giống như con lươn vậy.

  1. Lại một đại thần khác tâu với Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: “Tâu đại vương, có Nigaṇṭha Nātaputta (Ni-kiền-tử) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái Nigaṇṭha Nātaputta này. Chiêm bái Nigaṇṭha Nātaputta có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

Vị giáo chủ này là người khai sáng ra phái Lõa Thể (Kỳ-na giáo). Theo tính toán so sánh thì vị này hơn đức Phật chừng mười tuổi. Ông mất trước khi đức Phật nhập Niết-bàn. Khi ông mất rồi thì trong nội bộ của phái này bị chia rẽ, đấu đá nhau và suy yếu. Chính khi thấy hiện tượng này các vị trưởng lão Phật giáo có những lo nghĩ: “Khi đức Phật mất rồi nếu

 

chúng ta không khéo xử lý thì có thể sinh ra tình trạng giống như phái Lõa thể này”. Đó là lý do để các vị tổ chức hội nghị trùng tuyên, kết tập lại lời dạy của đức Phật ba tháng sau khi Ngài Niết-bàn. Giáo phái này cùng tồn tại với đạo Phật từ thời điểm đó cho tới bây giờ. Chủ trương của giáo pháo này là thực hành bốn loại cấm giới:

  • Thứ nhất, kiêng tránh các loại nước. Họ không tắm mà chỉ dùng bụi hoặc các loại bột thoa lên người.
  • Thứ hai, kiêng tránh mọi ác pháp. Họ cũng không làm những điều ác, đặc biệt không sát sinh. Cho nên về mặt đạo đức xã hội, chủ trương của đạo này không gây hại và có lợi ích về mặt đạo đức.
  • Thứ ba, thanh tẩy các ác pháp và kiêng tránh các hành vi của thân, khẩu, ý. Nhất là họ đề cao kiêng tránh hành vi ác của thân, cho rằng muốn thoát khổ thì phải loại trừ các ác hành của thân. Trong khi đó với Phật giáo thì đức Phật có cái nhìn khác hơn. Ngài thừa nhận hành vi và hậu quả của hành vi qua thân, khẩu, ý, nhưng Ngài cho rằng ý nghiệp chính là đầu mối của tất cả thiện và ác trên cuộc đời này.

Đó là giới thiệu qua về sáu vị giáo chủ và sáu vị này đã lần lượt được vua A-xà-thế tới gặp trước đó nên sau khi được nghe giới thiệu, nhà vua đã im lặng không đồng tình.

 

  1. Lúc bấy giờ Jīvaka Komārabhacca ngồi yên lặng cách Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không xa bao nhiêu. Khi ấy Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, nói với Jīvaka Komārabhacca:
  • Này khanh Jīvaka, sao ngươi lại yên lặng như

vậy?

  • Tâu đại vương, chính tại vườn xoài này của

chúng con, có Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, hiện đang trú ngụ với đại chúng tỳ-khưu một nghìn hai trăm năm mươi vị. Thế Tôn Gotama có tiếng đồn tốt đẹp sau đây lan rộng: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Ðại vương hãy đến chiêm bái Thế Tôn này. Rất có thể, nhờ chiêm bái Thế Tôn, tâm của đại vương được tịnh tín.

  • Vậy khanh Jīvaka, hãy cho thắng kiệu voi.
  • Vâng, tâu đại vương.

Ở đây, thầy nói qua các danh hiệu của đức Phật cho vị nào chưa biết. Các danh hiệu này được dịch ra tiếng Việt dựa theo cách dịch có sẵn trong Hán tạng cho nên Hòa thượng Thích Minh Châu cũng dịch như vậy.

 

Đức Phật có chín (9) danh hiệu, cũng là chín đức tính cao thượng, viên mãn, đó là:

  1. A-la-hán có nơi dịch là Ứng Cúng, là phiên âm của Arahaṃ. Từ này có ba nghĩa: Bậc Vô sanh, Ứng cúng (Bậc xứng đáng cúng dường) và Sát tặc (Bậc đoạn tận phiền não).
  2. Chánh Đẳng Chánh Giác còn được dịch là Chánh Biến Tri, nghĩa là thấy biết toàn diện và chân chánh.
  3. Minh Hạnh Túc là người đầy đủ hai phương diện: Trí vô thượng và Đức vô thượng. Đức Phật viên mãn 8 Minh và 15 Hạnh.
  4. Thiện Thệ là vị đã khéo léo ra khỏi Tam giới hay khéo rời khỏi trói buộc của 3 loại Tham ái.
  5. Thế Gian Giải là vị hiểu rõ bản chất của thế gian và gốc nguồn của các thế giới.
  6. Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu Trong bản kinh Pāḷi thì hai danh hiệu này thật ra là một, nhưng do một sơ ý của người dịch đầu tiên mà di hại đến bây giờ, biến thành hai danh hiệu khác nhau. Trong tiếng Pāḷi, hai từ này là “Anuttaro” và “Purisa- damma-sārathi”, cái đuôi danh từ này và đuôi danh từ kia có một thể cách giống nhau. Trong Pāḷi có tám cách về ngữ pháp thì hai cách này đều thuộc chủ cách, và bổ sung nghĩa cho nhau. Như vậy, dịch chính xác

 

phải là “Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu”, có nghĩa là: Vị có khả năng khéo huấn luyện dạy dỗ người khác thuần thục không ai bằng. “Vô thượng” là không ai bằng. “Điều ngự” chính là dạy dỗ, đào tạo, huấn luyện, giáo dục.

  1. Thiên Nhân Sư là bậc thầy của trời và người.
  2. Phật nghĩa là bậc Giác ngộ.
  3. Thế Tôn là danh xưng mà tất cả các môn đệ hoặc người đời tôn xưng Ngài, nghĩa là bậc xứng đáng cho thế gian tôn kính. (Đây là từ mà tất cả giáo phái khác cũng dùng để tôn xưng thầy của họ.)

Ta trở lại bài kinh. Như vậy, vừa nghe đến các danh hiệu của đức Phật do Jīvaka giới thiệu, lập tức vua A-Xà-Thế có niềm tin ngay tức khắc.

  1. Jīvaka Komārabhacca vâng theo lời dạy của Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, sai người thắng năm trăm con voi cái, và con vương tượng vua thường cởi, rồi tâu với Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: “Tâu đại vương, các kiệu voi đã sẵn sàng. Ngài hãy làm những gì ngài xem là phải thời”. Khi bấy giờ Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha biểu các cung phi leo lên năm trăm con voi cái mỗi người một con, còn mình thì leo lên vương tượng vua thường cởi, xuất hành ra khỏi Rājagaha, dưới ánh sáng của các ngọn đuốc được

 

cầm cao với oai nghi của bậc đại vương, thẳng tiến đến vườn xoài của Jīvaka Komārabhacca.

Đoàn vi hành đi theo nhà vua không phải nhỏ. Năm trăm bà ngồi trên năm trăm con voi cái. Không biết đây là con số biểu tượng mang tính thể hiện quyền lực hay là con số thực, nhưng mà nghe kinh khủng quá vì Tổng thống hay Chủ tịch nước bây giờ cũng không thể có đoàn tùy tùng ghê gớm như vậy!

  1. Khi Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi đến không xa vườn xoài, ngài bỗng sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên. Lúc bấy giờ Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên, nói với Jīvaka Komārabhacca:
  • Này khanh Jīvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jīvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jīvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này, gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?

Vừa đi đến khu vườn xoài, nhà vua liền có cảm giác sợ hãi, kinh hoàng.Vì sao? Thứ nhất, là do tâm lý tội lỗi đang có. Thứ hai, là những người có quyền lực thường có tâm sợ hãi người khác cướp đoạt, ám sát hay lừa gạt và đa nghi. Nhà vua chất vấn Jīvaka trong sự sợ hãi xen lẫn tức giận vì nghĩ mình bị lừa. Câu hỏi của nhà vua là có lý hay vô lý? Có lý quá chứ! Bình

 

thường, với số lượng hội chúng đông như vậy (1.250 vị tỳ-khưu), mà khi tới gần không nghe một tiếng động gì hết thì rất dễ khởi lên nghi ngờ.

Khi đó, Jīvaka mới trấn an nhà vua:

  • Tâu đại vương, thần không phản lại ngài, thần không lường gạt ngài, tâu đại vương, thần không nạp ngài cho kẻ thù, tâu đại vương, hãy đi thẳng tới; tâu đại vương hãy đi thẳng tới. Tại chỗ kia trong căn nhà tròn, chỗ có những ngọn đèn đang thắp sáng.
  1. Lúc bấy giờ, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi cho đến chỗ voi có thể đi được, rồi xuống voi đi đến cửa căn nhà tròn. Khi đến nơi liền nói với Jīvaka Komārabhacca.
  • Này khanh Jīvaka, Thế Tôn ở tại đâu?
  • Tâu đại vương, vị ấy là Thế Tôn. Tâu đại vương, Thế Tôn ngồi dựa vào cột chính giữa, mặt hướng phía Nam, ngồi trước mặt chúng tỳ-khưu.

Câu trả lời của Jīvaka cho chúng ta một suy nghĩ: Tại sao nhà vua nhìn vào đại chúng đông hơn một ngàn vị lại không nhận biết đâu là đức Phật? Vậy đức Phật có gì đặc biệt hơn người khác không? Nhà vua là một người thường xuyên dùng người, có khả năng quan sát và đánh giá nhạy bén, vậy mà nhìn vào đám đông lại không nhận ra vị nào là đức Phật. Sự kiện này chứng tỏ ngoại hình đức Phật tương tự

 

những người ở xung quanh! Nhà vua phải nhờ Jīvaka chỉ ra mới biết.

Đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy đức Phật không khác người bình thường. Nhưng sau này người ta bắt đầu thần thánh hóa, hào quang hóa đức Phật với những diện mạo, tướng tốt phi thường nên đức Phật không còn mang dáng vóc của một con người bình thường nữa. Đọc kinh là phải phát hiện ra những điểm như vậy.

  1. Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha liền tiến đến chỗ Thế Tôn. Khi đến rồi, vua đứng một bên. Sau đi đứng một bên, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha nhìn khắp chúng tỳ- khưu đang yên lặng an tịnh như một hồ nước trong, cảm hứng nói rằng: “Mong hoàng tử Udāyibhadda (Ưu-đà-di-bạt-đà) cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của các vị tỳ-khưu này vậy”

Trước đó một chút, khi chưa nhìn thấy khung cảnh an tịnh trầm lặng của đại chúng như vậy thì đức vua sợ hãi - Tâm trạng của một người luôn luôn sợ bị cướp quyền lực, bị ám sát, bị lừa gạt, bây giờ được chứng kiến một đại chúng đông người, yên lặng trầm tĩnh như hồ nước trong, không một tiếng động, thì nhà vua lại phát sinh một cảm giác hoàn toàn ngược lại, tin tưởng vào sự an tĩnh của đại chúng đó. Và mong ước rằng đứa con trai của mình, đối tượng mình yêu

 

thương nhất, đặt nhiều tình cảm nhất, cũng có được cái an tịnh trầm lặng như đại chúng tỳ-khưu này. Nghe câu phát biểu đó, đức Phật đoán ra tâm ý của nhà vua:

  • Ðại vương, hình như tâm trí của đại vương nặng nhiều về tình thương thì phải?
  • Bạch Thế Tôn, con thương hoàng tử Udāyibhadda rất nhiều. Mong rằng hoàng tử Udāyibhadda cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của chúng tỳ-khưu này vậy.

Hai bên đã gặp nhau. Và câu nói đầu tiên là câu phát biểu cảm nghĩ của đức vua và mong ước của đức vua đối với đứa con mình thương yêu nhất. Và đức Phật đã nắm bắt được tình cảm của nhà vua, và để nhà vua một lần nữa xác định lại tình cảm của mình.

  1. Lúc bấy giờ Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, đảnh lễ Thế Tôn, chấp tay vái chào chúng tỳ-khưu và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn:
  • Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề này, nếu Ngài cho phép con hỏi.
  • Ðại vương cứ hỏi tùy theo ý muốn của đại vương.

 

Vua A-Xà-Thế sau khi đã gặp đức Phật, chào hỏi thân tình và xin được phép hỏi điều mà từ lâu chi phối tâm trí nhà vua, làm cho nhà vua không ăn không ngủ được, không cảm nhận được an lạc của đời sống, mặc dù có đầy đủ quyền lực, tiền bạc của cải.

Đây là nội dung những vấn đề mà nhà vua đưa ra chất vấn đức Phật:

  1. Cũng như các công nghệ chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, quân thuật sư, quân kỳ binh, nguyên súy, chiến sĩ, thượng sĩ quan, thám tử, dõng sĩ can đảm như voi chúa, anh hùng, trang giáp binh, nô lệ xuất thân, hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả thiết thực hiện tại từ công nghiệp chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng giúp cho vợ con được sống an lạc hạnh phúc. Chúng giúp cho cha mẹ được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng giúp cho bạn bè được sống an lạc hạnh phúc. Chúng dâng các vật cúng dường cho Sa-môn, Bà-la- môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời. Bạch Thế Tôn, Ngài có thể chỉ cho rõ ràng kết quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?

 

Đoạn này cho chúng ta một hình ảnh, một bức tranh về xã hội thời bấy giờ. Nếu phân tích kỹ, sẽ có một số vấn đề liên hệ đến Phật giáo, và làm cho những nghi án về Phật giáo rõ hơn, đó là: có nhà ấn bản, vậy tức là có chữ viết. Vậy thì vì sao, nguyên nhân lịch sử nào khiến cho lời dạy của đức Phật khi Ngài còn tại thế cho đến khi Ngài viên tịch, nhiều trăm năm sau mới được ghi chép lại? Như vậy tính trung thực của các văn bản sau nhiều trăm năm liệu còn giữ được nguyên vẹn? Đó là câu hỏi đặt ra cho Phật giáo.

Còn trong nội dung mà chúng ta vừa nghe qua thì thời bấy giờ cũng có rất nhiều ngành nghề, đa dạng nghành nghề chứ không phải chỉ có một số ít nghề như trong một số nền văn hóa, văn minh nhỏ. Và nhà vua cũng khẳng định rằng, những nghề đó dù sang hay hèn, liên hệ đến trí óc hoặc hoạt động chân tay, đều đưa đến kết quả là có thể giúp cho người làm nghề đó sống an lạc, hạnh phúc, kiếm ra tiền bạc, của cải hoặc là thức ăn, thức uống. “Chúng giúp cho vợ con được sống an lạc hạnh phúc”, câu này nói lên sự khẳng định vai trò của người đàn ông trong xã hội vì họ làm ra của cải tiền bạc để nuôi sống vợ con, chứ không phải người phụ nữ vì xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là phụ hệ. Và cũng xác định trách nhiệm của người chủ gia đình là nuôi dưỡng, phụng dưỡng ông bà tổ tiên, mối tương quan trong cuộc sống cần có bạn bè,

 

bằng hữu, đồng nghiệp,… Qua đó, chúng ta thấy quan niệm sống thời bấy giờ là xã hội có niềm tin vào nhân quả nghiệp báo. Như vậy luật nhân quả nghiệp báo có mặt trước khi đạo Phật ra đời. Đó là các quy luật tự nhiên trong vận động của thế giới hiện tượng, là quy luật tồn tại của xã hội loài người. Người ta cũng tin rằng khi làm điều thiện, điều tốt thì quả báo sẽ giúp cho họ được hóa sanh, thác sanh lên thiên giới, cõi trời.

Vì các ngành nghề khác trong xã hội giúp cho bản thân người hành nghề ấy được sống đầy đủ, ổn định, giúp họ nuôi vợ con, gia đình, phụng dưỡng cha mẹ, tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè đồng nghiệp và cộng đồng của họ. Vậy còn với hạnh sa-môn thì giúp được gì, có được kết quả như thế nào cho người thực hành hạnh sa-môn này – đây là câu hỏi nhà vua muốn hỏi đức Phật.

Đức Phật thay vì trả lời liền, Ngài hỏi ngược lại.

  1. - Này đại vương, đại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị sa-môn, bà-la-môn khác chăng?
  • Bạch Ngài, con nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với sa- môn, bà-la-môn khác.
  • Này đại vương, hãy nói lại cho nghe, các vị ấy đã trả lời với đại vương như thế nào, nếu đại vương không thấy gì trở ngại.

 

  • Bạch Thế Tôn, con không thấy gì trở ngại đối với đức Thế Tôn và các bậc như đức Thế Tôn.
  • Vậy đại vương hãy nói đi.

Người hỏi khéo hỏi và người trả lời cũng khéo trả lời, tinh tế cả trong cách đặt vấn đề và trong cách diễn giải vấn đề mà mình cần làm cho rõ. Và đây là câu trả lời của vua A-Xà-Thế.

  1. Bạch Thế Tôn, một thời con đến Pūraṇa Kassapa, khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Pūraṇa Kassapa và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Pūraṇa Kassapa: “Ngài Kassapa, cũng như các công nghệ, chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, cung thuật sư, quân kỳ binh, nguyên súy, chiến sĩ, thượng sĩ quan, thám tử, dõng sĩ can đảm như voi chúa, anh hùng, trang giáp binh, nô lệ xuất thân, hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả thiết thực, hiện tại công nghệ chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng giúp cho cha mẹ được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng giúp cho vợ con được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng giúp cho bạn bè được sống an lạc, hạnh phúc. Chúng dâng các vật cúng

 

dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời. Bạch ngài, ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”.

Như vậy cùng nội dung câu hỏi đó, vua A-xà- thế đã đem đi hỏi các vị giáo chủ của sáu giáo phái khác nhau. Chúng ta hãy nghe quan điểm của vị giáo chủ đầu tiên này.

  1. Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Pūraṇa Kassapa đã nói với con: “Này đại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng chịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía bắc sông

 

Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy mà có phước báo”.

  1. Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Pūraṇa Kassapa đã trả lời với thuyết Vô nghiệp. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài. Cũng vậy, Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Purāna Kassapa đã trả lời với thuyết Vô nghiệp, bạch Thế Tôn, con nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng?” Vì vậy bạch Thế Tôn, con không tán thán, cũng không cật nạn lời nói của Pūraṇa Kassapa. Không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng như không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Qua đoạn kinh vừa rồi, chúng ta hiểu được quan điểm của vị giáo chủ của thuyết Vô nghiệp, chủ trương rằng những hành vi thiện ác, tốt xấu không có giá trị gì. Dù có người làm rất nhiều tội ác, giết người chất thây thành đống, thì cũng giống như người bố thí cúng dường, làm các thiện sự, phước sự, chẳng có gì khác nhau. Mới nghe chúng ta thấy hết sức phi lý, tại sao có người có thể nghĩ ra một thuyết, một tư tưởng, một chủ trương như vậy? Phải chăng là để khuyến khích người ta không có niềm tin vào bất kỳ đối

 

tượng, con người, thần linh hay sức mạnh nào, để từ đó họ có thể làm tất cả theo ý của mình? Như thầy có nói qua, sự xuất hiện, hình thành và tồn tại của các sa- môn đoàn là tiếng nói phản biện, phản kháng của xã hội đối với hệ tư tưởng Bà-la-môn đã thống trị ở xã hội Ấn Độ suốt nhiều nghìn năm trước. Những tiếng nói phản biện, phản kháng đó có những cái đi quá đà, cực đoan. Đây là một trong những chủ trương khá cực đoan đó. Vậy mà vẫn có người theo, chứ không phải không có đồ chúng.

Và cách chất vấn, cách lắng nghe và thái độ ứng xử của vua A-Xà-Thế cho ta thấy: Về mặt nào đó, nhà vua là một người cực kỳ ác độc vì đã giết cha của mình, nhưng mặt khác, qua cách ứng xử với một vị giáo chủ của một giáo đoàn, lại thể hiện là một nhà lãnh đạo có tầm chứ không phải bình thường. Ứng xử khéo léo, không tạo thêm bất mãn, không tạo thêm chống đối dù không đồng tình, không mãn nguyện, thì chỉ im lặng từ giã ra về. Đó là cách đối thoại của bậc vương giả.

  1. Bạch Thế Tôn, một thời con đến Makkhali Gosāla (Mạt-già-lê-cù-xá-lợi). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào tụng thân hữu và xã giao với Makkhali Gosāla và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Makkhali Gosāla: “Ngài Gosāla, cũng như các công kỹ nghệ chức nghiệp như điều tượng sư … (như trên) … Bạch Ngài, Ngài có thể

 

cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”

  1. Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Makkhali Gosāla đã nói với con: “Này đại vương, không có nhơn, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có tự tác, không có tha tác, không có nhân tác, không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người. Tất cả loài hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng. Chúng hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của chúng. Có tất cả là một triệu bốn trăm ngàn chủng loại thác sanh, lại có thể sáu ngàn và có thêm sáu trăm nữa. Có năm trăm loại nghiệp và có năm nghiệp (theo năm căn), lại có ba nghiệp (về thân, khẩu, ý) lại có toàn nghiệp (thân và khẩu) và bán nghiệp (ý), có sáu mươi hai đạo, sáu mươi hai trung kiếp, sáu giai cấp, tám nhân địa, bốn ngàn chín trăm sanh nghiệp, bốn ngàn chín trăm kẻ du hành, bốn ngàn chín trăm chỗ ở của loài Nāga, hai nghìn căn, ba nghìn cảnh Địa ngục, ba mươi sáu trần giới, bảy tưởng thai, bảy vô tưởng thai, bảy tiết thai (sanh từ

 

đốt), bảy loài thiên, bảy loài người, bảy loài quỷ, bảy hồ nước, bảy pavutas (rừng hay hồ nhỏ) bảy trăm pavutas bảy vực thẳm, bảy trăm papatas (vực thẳm), bảy mộng, bảy trăm mộng, có tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau. Không có lời nguyện: với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục, không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn. Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau”.

  1. Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali Gosāla đã trả lời với thuyết Luân hồi tịnh hóa. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali Gosāla đã trả lời với thuyết Luân hồi tịnh hóa. Bạch Thế Tôn, con liền nghĩ: “Làm sao một người như con, lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng?”. Vì vậy, bạch Thế Tôn, con

 

không tán thán cũng không cật nạn lời nói của Makkhali Gosāla; không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Đây là vị giáo chủ thứ hai, có quan điểm về vũ trụ nhân sinh lạ lùng khác. Vị này chủ trương học thuyết mà sau này được gọi là Luân hồi tịnh hóa. Sau khi liệt kê các chủng loại chúng sinh, các hành vi, các chủ trương thế này thế nọ, vị ấy đi đến kết luận là: Kẻ ngu người hiền, sau khi lưu chuyển luân hồi đến một mức độ nào đó, theo vận hành của vũ trụ, thì tự họ sẽ trừ tận khổ đau. Từ thuyết này, sinh ra một thuyết khác về sau, đó là: Không phải chỉ trừ tận khổ đau, mà họ sẽ trở về lại dưới chân Thượng Đế. Sinh ra từ Thượng Đế, theo quan niệm của Bà-la-môn thì sau khi trôi nổi luân hồi một thời gian, làm thiện hay ác, cuối cùng họ cũng sẽ quay trở về dưới chân Thượng Đế.

Vị này thay vì trả lời câu hỏi, lại chỉ trình bày quan niệm sống, quan điểm tu tập, quan điểm tư tưởng của giáo phái mình, chứ không đả động gì đến câu hỏi của nhà vua, nên nhà vua đã nhận xét: “Khi được hỏi về trái xoài, thì lại trả lời về trái mít”. Thái độ của các vị giáo chủ này là tranh thủ được sự ủng hộ của nhà vua. Và cũng như với vị đầu tiên, vua A-xà-thế chỉ im lặng lắng nghe, không phản đối, cũng không chấp thuận, từ giã ra về.

 

  1. Bạch Thế Tôn, một thời con đến Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa-xí-xá-khâm-bà-la) khi đến nơi con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Ajita Kesakambali, và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Ajita Kesakambala: “Ngài Ajita Kesakambali, cũng như các công nghệ chức nghiệp như điều tượng sư… (như trên)… Bạch ngài, ngài có thể chỉ cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”
  2. Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, Ajita Kesakambali đã nói với con: “Này đại vương, không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại. Con người này do bốn đại hợp thành, khi mệnh chung, địa đại trở về trả lại cho địa giới, thủy đại trở về trả lại cho thủy giới, hỏa đại trở về trả lại cho hỏa giới, phong đại trở về trả lại cho phong giới, các căn nhập vào hư không. Bốn người gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết mang đi đến chỗ hỏa táng, thốt ra những lời tán tụng, các xương trắng như màu bồ câu và những vật cúng dường trở thành tro bụi, chỉ có người ngu mới tán dương sự bố thí, lời nói của chúng trống không,

 

giả dối, khi chúng chấp thuyết có sự sống. Kẻ ngu cũng như người hiền, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đoạn diệt, tiêu thất, không còn tồn tại sau khi chết.”

  1. Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Ajita Kesakambali đã trả lời với thuyết Đoạn diệt. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài, hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa- môn, Ajita Kesakambali đã trả lời với thuyết Đoạn diệt. Bạch Thế Tôn, con liền nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà- la-môn ở trong nước con không được vui lòng”. Vì vậy bạch Thế Tôn, con không tán thán, cũng không cật nạn lời nói của Ajita Kesakambali. Không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Một chủ trương hoài nghi tất cả sự hiện hữu, sự tốt đẹp. Đây là chủ trương về Đoạn diệt luận: chết là hết. Nghĩa là, dù khi sống làm chuyện gì đi nữa thì sau khi nằm xuống tất cả đều như nhau, đều là xương trắng và trở về với cát bụi, không còn gì hết. Đây là thuyết Đoạn diệt cực đoan. Vị giáo chủ này cũng như những vị khác, “khi được hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít” đối với câu hỏi của vua A-xà-thế, cũng tranh

 

thủ được sự ủng hộ của nhà vua, và không đoái hoài gì đến thắc mắc của nhà vua cả.

  1. Bạch Thế Tôn, một thời con đến Pakudha Kaccāyana (Bà-phù-đả-ca-chiên-diên). Khi đến nơi con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Pakudha Kaccāyana và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Pakudha Kaccāyana: “Ngài Pakudha Kaccāyana, cũng như các công nghệ chức nghiệp, như điều tượng sư… (như trên)… Bạch ngài, ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”
  2. Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, Pakudha Kaccāyana nói với con: “Này đại vương, có bảy thân không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng nhau. Chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau hoặc cả khổ và lạc. Bảy thân ấy là gì? Ðịa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc và thứ bảy là mạng. Bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Ở đây không có người giết hại, hoặc có người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc

 

người khiến cho biết. Khi một ai dùng lưỡi kiếm sắc bén chém đầu, thời không có ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi”.

  1. Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha Kaccāyana đã trả lời một việc khác với một quan điểm khác. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài. Cũng vậy, Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha Kaccāyana đã trả lời một việc khác với một quan điểm khác. Bạch Thế Tôn, con liền nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn, hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng”. Vì vậy, bạch Thế Tôn, con không tán thán, không cật nạn, bỏ lời nói của Pakudha Kaccāyana. Không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện, cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi và đứng dậy ra về.

Đây là quan niệm của vị giáo chủ chủ trương Tâm vật bất diệt này. Bảy chủng loại liên hệ đến tâm và vật như: tứ đại, khổ, lạc, mạng; và cho rằng sinh mạng có thể chết, sự sống có thể bị diệt, nhưng mà bảy yếu tố cốt lõi này không bao giờ bị hủy diệt. Vị này cũng giống các vị khác, nên vua A-xà-thế cũng từ giã mà không được giải quyết thắc mắc.

 

  1. Bạch Thế Tôn, một thời con đến Nigaṇṭha Nātaputta (Ni-kiền-tử). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Nigaṇṭha Nātaputta và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Nigaṇṭha Nātaputta: “Ngài Aggivessana, các công nghệ chức nghiệp như điều tượng sư… (như trên)… Bạch ngài, ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn?”
  2. Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Nigaṇṭha Nātaputta nói với con: “Này đại vương, một người Nigaṇṭha (Ni kiền tử) sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới. Này đại vương, thế nào là một người Nigaṇṭha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới? Này đại vương, một Nigaṇṭha sống gìn giữ đối với tất cả loại nước, gìn giữ đối với mọi ác pháp, sống tẩy sạch tất cả ác pháp và sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp. Này đại vương, như vậy một Nigaṇṭha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới. Này đại vương, vì một Nigaṇṭha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới, nên vị ấy được gọi là Gotatta (một vị đã đi đến đích), Yatatto (một vị đã điều phục tự tâm) và Ṭhitatta (một vị đã an trú được tự tâm)”.
  3. Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi đến kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigaṇṭha Nātaputta đã trả lời với sự chế ngự bởi bốn loại cấm giới. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả

 

lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigaṇṭha Nātaputta đã trả lời với sự chế ngự bởi bốn cấm giới. Bạch Thế Tôn, con liền nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng”. Vì vậy, bạch Thế Tôn, con không tán thán, cũng không cật nạn lời nói của Nigaṇṭha Nātaputta. Không tán thán không cật nạn, dù không mãn nguyện, cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Nigaṇṭha Nātaputta cũng giống như năm vị ở trên, không trực tiếp trả lời hoặc thỏa mãn câu hỏi của vua A-Xà-Thế, mà chỉ tranh thủ cơ hội để giới thiệu về pháp môn, quan điểm, tư tưởng hành trì của mình.

  1. Bạch Thế Tôn, một hôm con đến Sañjaya Bellaṭṭhiputta (Tán-nhã-di-Tỳ-la-lê-phất). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào chúc tụng thân hữu và xã giao với Sañjaya Bellaṭṭhiputta và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Sañjaya Bellaṭṭhiputta: “Ngài Sañjaya, các công nghệ chức nghiệp như điều tượng sư… (như trên)… Bạch ngài, ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”

 

  1. Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, Sañjaya Bellaṭṭhiputta đã trả lời với con: “Nếu anh hỏi: “Có một thế giới khác hay không?” Nếu tôi nghĩ: “Có một thế giới khác”, tôi có thể trả lời với anh: “Có một thế giới khác”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi: “Không có một thế giới khác phải không?”. Nếu tôi nghĩ: “Không có một thế giới khác”, tôi có thể trả lời với anh: “Không có một thế giới khác”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi: “Không có một thế giới khác phải không?” (… như trên… ) “Cũng có và cũng không có một thế giới khác?”, “Cũng không có và cũng không không có một thế giới khác?”, “Có loại hữu tình hóa sanh?”, “Không có loại hữu tình hóa sanh?”, “Cũng có và cũng không có loại hữu tình hóa sanh?”, “Cũng không có và cũng không không có loại hữu tình hóa sanh?”, “Có kết quả dị thục của các nghiệp thiện và ác?”, “Không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Cũng có và cũng không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Cũng không có và cũng không không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?”, “Như Lai có tồn tại sau khi chết?”, “Như Lai không có tồn tại sau khi chết?”,

 

“Như Lai có và không có tồn tại sau khi chết?”, “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết?”. Anh hỏi tôi như vậy. Nếu tôi nghĩ: “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết”. Tôi có thể trả lời: “Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết”. Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.”

  1. Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sañjaya Bellaṭṭhiputta đã trả lời với Ngụy biện luận. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi trái mít lại trả lời trái xoài. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sañjaya Bellaṭṭhiputta đã trả lời với Ngụy biện luận. Bạch Thế Tôn, con liền nghĩ: “Làm sao một người như con, lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng”. Vì vậy, Bạch Thế Tôn, con không tán thán cũng không cật nạn lời nói của Sañjaya Bellaṭṭhiputta. Không tán thán, không cật nạn, dầu không mãn nguyện, cũng không thốt ra lời bất mãn. Không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Vị này là giáo chủ của phái Ngụy biện luận, là thầy của hai vị Sāriputta và Moggallāna, trước khi hai vị này gặp đức Phật. Nghe ông này nói chắc mình…

 

loạn não! Nhưng mà dựa trên lý lẽ đưa ra người ta đúc kết lại, về mặt lý luận thì cách này gọi là “phi tứ cú, tuyệt bách phi” - nghĩa là bốn cách nói, trăm vấn đề đều phủ nhận hết! Những vấn đề phủ nhận đó là: có, không, vừa có vừa không, không có cũng không không có. Nếu triển khai ra thì giống như ông Ngụy biện luận này, cứ trườn qua uốn lại: tôi không nói như thế, không nói như kia, tôi cũng không không nói như thế, cũng không không nói như kia,… Trả lời một lúc người nghe không biết mình đang ở đâu luôn, chỉ có quay lưng đi về, không nắm được vấn đề gì hết.

Và cũng giống như những vị kia, “khi được hỏi về trái mít thì trả lời về trái xoài”, không đi thẳng vào vấn đề câu hỏi của vua A-Xà-Thế, mà chỉ đưa ra quan điểm của mình, về nhân sinh, vũ trụ,… Như vậy câu hỏi của nhà vua về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn vẫn còn lửng lơ trên đầu, chưa có giải pháp.

Cho nên vua A-Xà-Thế hy vọng đức Phật là người có thể giúp mình giải nghi vấn đề này.

Quả báo của hạnh Sa-môn

1. Quả báo thiết thực thứ nhất

  1. Vậy nên bạch Thế Tôn, con cũng hỏi Thế Tôn. bạch Thế Tôn, cũng như các công nghệ chức nghiệp. Như điều tượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, cung thuật … (như trên) … Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có

 

thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa- môn chăng?

  • Ðại vương có thể được. Này đại vương, ta sẽ hỏi đại vương về vấn đề này. Ðại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của đại vương.
  1. Ðại vương nghĩ sao? Nếu đại vương có một người nô bộc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của đại vương). Người ấy nghĩ: “Thật hy hữu thay! Thật kỳ diệu thay quả vị thác sanh của các công đức, quả dị thục của các công đức. Ðức vua Ajātasattu, con của bà Videhi của nước Magadha, là người, tôi đây là người. Vị vua Ajātasattu con bà Videhi, của nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị thiên thần, còn tôi là người nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của vua). Vậy ta hãy làm các công đức như vua kia, ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình xuất gia tu đạo”. Và người nô lệ ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, sống chế ngự lời nói, sống chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỉ sống an tịnh. Nếu những người của đại vương đến tâu

 

với đại vương. “Ðại vương có biết chăng? Có người nô bộc của đại vương, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của đại vương). Tâu đại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống trong an tịnh”. Này đại vương, đại vương có nói như sau chăng: “Người ấy hãy lại với ta, hãy làm lại người nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái chú ý từng nét mặt?”

Đức Phật đưa ra một ví dụ về một người nô bộc trung thành với chủ, hiểu biết tâm tình ý thích của chủ, phục vụ chủ hết lòng, và được chủ hết sức yêu mến. Và người ấy suy nghĩ cân nhắc, thấy mình là người mà nhà vua cũng là người, nhưng sao nhà vua có đầy đủ mọi thứ tiện nghi, có địa vị xã hội cao, quyền lực mà mình không có chi hết. Vậy thì do đâu? Người nô bộc này nghĩ chắc chắn là do vị vua ấy từng tạo công đức nhiều, nên bây giờ mới được hưởng phước báo lớn như vậy. Vậy để sau này được hưởng phước báo như vị vua đó, bây giờ mình phải làm các công đức. Và vị ấy khởi công làm các công đức bằng

 

cách từ bỏ gia đình, làm người xuất gia, sống không nhà, tu học. Chưa nói đến những vấn đề khác, về mặt thể hiện bên ngoài thì chúng ta thấy: sống chế ngự lời nói, sống chế ngự hành vi, sống chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với những nhu cầu tối thiểu về vật chất, và sống trong an tịnh.

Khi đức Phật hỏi lại: Khi người nô bộc trước kia phục vụ chủ tốt như vậy, nhưng bây giờ người đó làm một người xuất gia tu học, và là một trong những vị mẫu mực trong tu học, thì ông chủ có tìm cách kéo người ấy trở về phục vụ mình trở lại không? - Đây là câu hỏi đức Phật đặt ra cho vua A-Xà-Thế, một vị vua tuy có hành vi đại nghịch bất đạo do tham lam quyền lực, nhưng có thái độ trân trọng khi đi lãnh giáo từng vị giáo chủ sa-môn đoàn, để các tư tưởng hoặc học thuyết tín ngưỡng tôn giáo được phát triển tự do tại xứ sở của mình. Như vậy ngài là một nhà vua có niềm tin đối với tôn giáo tâm linh chứ không phải là vô thần. Trong trường hợp này, nếu câu hỏi được đặt cho vị quốc vương khác không có niềm tin, thì chắc chắn câu trả lời sẽ khác. Có thể sẽ bắt tội người nô bộc kia liền, dám bỏ chủ mà đi tu, trị tội ngay tức khắc. Nhưng với vua A-Xà-Thế thì đức Phật biết đó là một vị vua sẽ không có hành vi làm hại đến người nô bộc trung tín của mình một thời, khi người đó quyết chí xuất gia.

 

  1. - Bạch Thế Tôn, không như vậy. Trái lại chúng con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ, che chở người ấy đúng theo luật pháp.

Quả nhiên, nhà vua thể hiện thái độ hoàn toàn phù hợp với đời sống tâm linh của mình: Kính trọng những người tu hành, miễn là vị đó tu hành đàng hoàng, bảo vệ người ấy theo pháp luật; hộ độ, hỗ trợ các nhu cầu về tứ sự cho vị xuất gia này.

Khi nhà vua trả lời như vậy, thì đức Phật lập tức đúc kết:

  • Này đại vương, đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy, thì đó có phải chăng là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn?
  • Bạch Thế Tôn, như vậy chính là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn.

Đưa ra ví dụ, khi nhà vua xác nhận rằng ví dụ ấy là phù hợp, đức Phật lập tức đưa câu trả lời đó làm minh chứng rõ ràng, cho thấy đó là kết quả thiết thực của hạnh sa-môn.

  • Này đại vương đó là kết quả thiết thực hiện tại thứ nhất của hạnh sa-môn mà ta đã trình bày.

 

Và chúng ta cũng công nhận rằng, một người khi xuất gia thì dù người đó xuất thân thế nào, sau khi trở thành một người xuất gia, đạo đức phẩm hạnh đàng hoàng, thì thường được xã hội kính trọng. Ít nhất ở trong xã hội chúng ta hay những xã hội còn tôn trọng tôn giáo và tín ngưỡng.

Vậy, quả báo thiết thực hiện tại thứ nhất của hạnh Sa-môn là nhận được sự tôn kính, nhận được hỗ trợ các nhu yếu, sự bảo vệ của xã hội và pháp luật dù vị sa-môn đó xuất thân thấp hèn.

2. Quả báo thiết thực thứ hai

  1. - Bạch Thế Tôn, có thể cho biết một kết quả thiết thực hiện tại khác hơn nữa của hạnh sa-môn?

Không bằng lòng với câu trả lời của đức Phật, nhà vua muốn hiểu thêm hạnh sa-môn còn quả báo gì vi diệu hơn, thù thắng hơn, tốt đẹp hơn, hay ho hơn, cho nên hỏi tiếp. Và đức Phật tiếp tục giải thích.

  • Này đại vương, có thể được. Này đại vương. Ta sẽ hỏi đại vương về vấn đề này. Đại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của đại vương. Ðại vương nghĩ sao? Nếu đại vương có một người nông phu, gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Người ấy nghĩ: “Thật hy hữu thay! Thật kỳ diệu thay quả vị thác sanh của các công đức, quả dị thục của các công đức. Vị vua Ajātasattu, con của bà Videhi, nước Magadha,

 

là người, tôi cũng là người. Vị vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị thiên thần. Còn tôi là người nông phu, gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Vậy ta hãy làm các công đức như vua kia. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo”. Và người nông phu ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống an tịnh. Nếu những người của đại vương đến tâu với đại vương: “Ðại vương có biết chăng? Có người nông phu của đại vương, người gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Tâu đại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống an tịnh”. Này đại vương, đại vương có nói: “Người hãy đến lại với ta, hãy làm lại người nông phu, gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố”?

  1. - Bạch Thế Tôn, không như vậy. Trái lại chúng con kính nể người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa,

 

thuốc men trị bịnh. Và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ, che chở người ấy đúng theo luật pháp.

  • Này đại vương, đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy thời đó có phải là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn chăng?
  • Bạch Thế Tôn, như vậy chính là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn.
  • Này đại vương, đó là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, mà ta trình bày.

Đức Phật đưa ra ví dụ thứ hai. Lần này hình ảnh người xuất gia có xuất thân từ vị trí xã hội cao hơn người nô lệ, là một người tự do, gia chủ có tài sản, dù không nhiều nhưng người ấy làm ra của cải chân chính và nạp đủ thuế má cho quốc khố. Nhưng sau khi người ấy khởi lên ý nghĩ so sánh quả báo giữa một vị vua và bản thân một nông dân, thì quả thực cách biệt quá lớn. Người nông dân này khao khát có được quả báo giống như vị vua kia. Và muốn có được kết quả tốt đẹp như vậy, thì mình phải làm các công đức. Vị ấy bắt đầu tiến trình công đức của mình. Vị ấy xuất gia, sống không gia đình, tu tập theo một số quan điểm thời bấy giờ: chế ngự thân, khẩu, ý, đời sống thiểu dục, ít ham muốn các nhu cầu tứ sự và vị ấy có được đời sống an tịnh.

Dĩ nhiên vua A-Xà-Thế chấp nhận đây là kết quả thiết thực về hạnh sa-môn ngay trong hiện tại.

 

Đây là hai ví dụ đầu tiên của đức Phật về quả báo thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn. Xin hỏi mọi người có thấy điểm gì giống nhau giữa hai ví dụ này không?

  1. Bạch Thế Tôn, có thể cho biết một kết quả thiết thực hiện tại khác nữa của hạnh Sa-môn, vi diệu hơn, thù thắng hơn những kết quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn vừa kể trên?
  • Này đại vương có thể được. Này đại vương, hãy lóng tai nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng.

Vua A-xà-thế lại nài nỉ đức Phật xin cho biết thêm ngoài hai ví dụ trên thì còn có kết quả nào vi diệu hơn nữa, chứ không phải đi tìm quả báo dục lạc giống như vị vua, vì mục đích xuất gia của hai người này là tu tập các công đức để được quả báo trở thành một ông vua, một người có quyền lực, giàu có và sống thỏa mãn với các dục lạc. Khởi đầu của họ mặc dù phải sống tri túc dị dưỡng, phải làm chủ, chế ngự được thân, khẩu, ý, nhưng mục đích hướng đến lại là của cải, vật chất, quyền lực.

Thầy đã có trả lời về ý nghĩa của “khéo tác ý”. Cũng vậy trong ngữ cảnh này chúng ta hiểu “lóng tai nghe” tức là phải chú tâm, để tâm vào nội dung trả lời của người mà mình hỏi, mình sẽ nhận được thông tin, người ấy sẽ truyền đạt cái gì, chia sẻ cái gì. Nếu mình không chú tâm trọn vẹn, mà tâm mình để đâu đâu, thì

 

chắc chắn sẽ không hiểu, không nghe, không biết người ta nói cái gì.

Vậy, quả báo thiết thực hiện tại thứ hai của hạnh sa-môn là nhận được sự tôn kính, nhận được hỗ trợ các nhu yếu, sự bảo vệ của xã hội và pháp luật dù vị sa-môn đó xuất thân ở giai cấp nào.

3. Quả báo thiết thực thứ ba

Mục đích của những vị sa-môn trên đây là làm công đức để hưởng những quả báo như tiền tài, danh lợi mà thế gian mơ ước. Bắt đầu từ quả báo này cho đến hết, là liên hệ đến vị xuất gia theo Phật giáo.

  • Vâng, Thế Tôn. Vua Ajātasattu con bà Videhi vua xứ Magadha trả lời Thế Tôn. Thế Tôn nói:
  1. - Này đại vương, nay ở đời, Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí thế giới này với thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên Nhơn, lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

 

Đoạn kinh này sẽ được lặp đi lặp lại trong rất nhiều bài kinh, khi tán dương các ân đức, các phẩm tính tốt đẹp của đức Phật mà thầy đã giới thiệu ở trên.

“Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ” xác định, xác nhận sự chứng ngộ là vấn đề riêng của mỗi vị Giác ngộ, không ai chứng ngộ, giác ngộ cho ai cả. Chứng ngộ nghĩa là trí tuệ mở ra, và liên thông không phải chỉ bản thân mình với thế giới trần tục hiện tại, mà cả Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới,… - tức là tất cả các thế giới có thể hình dung, quan niệm được. Nghĩa là chân lý được chứng nghiệm là chân lý phổ quát, chứ không phải chỉ riêng cá nhân người ấy. Mặc dù sự chứng ngộ là tiến trình riêng của mỗi người, nhưng mà nội dung chứng ngộ, bản chất của giác ngộ lại là đặc tính phổ quát. Nó sẽ có mặt bất kỳ chỗ nào trên thế gian, thế giới này.

“Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện” tức là lời nói, nội dung hoặc là ý nghĩa trong các pháp thoại của đức Phật luôn luôn trọn vẹn, hoàn chỉnh, dù là mở đầu, ở giữa hay kết thúc. “Đầy đủ ý nghĩa” là câu nói không mập mờ, nói rõ ràng, minh bạch. Và “Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh” tức là truyền dạy đường hướng tu tập rõ ràng đầy đủ, mang đến an lạc, thanh tịnh cho người thực hành theo.

 

  1. Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình”.

Đức Phật đưa ra một ví dụ về bất kỳ một người nào trong xã hội, trong bất kỳ giai cấp nào kể cả giai cấp hạ tiện, sau khi nghe pháp từ đức Phật, đặc biệt là sau khi nghe đức Phật nói về phạm hạnh giải thoát thì liền có so sánh giữa đời sống gia đình và xuất gia. Đời sống gia đình đầy những trói buộc, cột ràng, đeo níu, nợ nần,… và luôn luôn bị vây nhốt trong các mối triền phược đó. Và “con đường đầy những bụi đời” là hình ảnh mang tính ẩn dụ về con đường đời bất định, không rõ ràng, và chứa đầy bất trắc, trái ngược với “đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không”, không có gì ngăn ngại mình hết. Hai cái này đối lập với nhau, cho nên không thể cùng tồn tại trong cùng môi trường. Chẳng hạn ở nhà, một người chủ gia đình phải giải quyết chuyện vợ, chuyện con, công ăn việc làm, mối quan hệ với gia tộc, với cộng đồng, xóm

 

làng, với đồng nghiệp,… nhiều thứ lắm. Hằng ngày cơm áo gạo tiền, những mối lo toan luôn luôn kề cận thúc đẩy, bao vây chúng ta, thì làm sao có tâm trí sáng suốt, tỉnh táo mà nghĩ đến chuyện buông ra hết, thảnh thơi được. Cho nên mới nói rằng: “Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc” là vậy.

Ở đây chúng ta hãy so sánh với hai trường hợp mà đức Phật đưa ra lúc trước. Một vị xuất thân là một người nô lệ và một vị xuất thân là một gia chủ, nhưng mà mục đích họ xuất gia tu tập, làm sa-môn hoàn toàn khác với hình ảnh của vị trong ví dụ thứ ba này. Một bên làm công đức để hy vọng sau này trở thành ông vua, có quyền lực, giàu có. Còn bên này muốn sống đời giải thoát, tầm cầu giải thoát, buông xả. Hai bên hoàn toàn khác nhau. Cho nên đây mới là mục đích xuất gia cao cả hơn, thù thắng hơn.

Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Ở đây nói một chút về áo cà-sa. “Cà-sa” là từ phiên âm, có nghĩa là y hoại sắc, tức là tấm y đã được làm cho không còn giữ được chính sắc.

 

Thời đức Phật, xã hội không có đầy đủ hàng tiêu dùng nhiều như bây giờ để chúng ta chọn lựa. Với người xuất gia thì điều kiện chọn lựa càng khó. Đặc biệt là các trường hợp tự mình đi tìm kiếm y phục để làm sa-môn càng khó hơn. Phải gom nhiều mảnh vải lại để kết thành cái áo, cái y. Với nhiều miếng vải mà mỗi miếng lại một màu, khi kết lại thì có dễ coi không? Không dễ coi, cho nên các vị phải kiếm các loại vỏ cây, mủ cây có màu rồi dùng nhuộm tấm vải. Khi được nhuộm, các miếng vải có màu tương đương gần với nhau. Đó là lý do gọi là “y hoại sắc” (cà-sa).

Ngày nay thì điều kiện khác rồi, người ta có thể sản xuất ra các cuộn vải lớn, màu thì được nhuộm ngay từ trong nhà máy nên bây giờ không có y hoại sắc. Bây giờ y của người xuất gia có phân biệt màu này màu kia, nhưng ý nghĩa hoại sắc không còn nữa.

Vậy, quả báo thiết thực của hạnh sa-môn là có đức Phật xuất hiện. (Vì khi đức Phật xuất hiện mới có các vị tỳ-khưu theo đi theo đức Phật và thực hành con đường giác ngộ).

  1. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập trong giới học, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Sanh hoạt trong sạch, giới hạnh cụ túc, thủ hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác, và biết tri túc.

 

Một loạt các liệt kê như: giới bổn Pātimokkha, oai nghi chánh hạnh,… chứng tỏ hai giả thuyết:

  • Nếu đây là nội dung nguyên thủy thì bài kinh này xuất hiện khá muộn, ít nhất là nhiều chục năm sau khi đức Phật đã giác ngộ.
  • Nếu bài kinh xuất hiện sớm hơn, trong khoảng mười năm đầu sau khi đức Phật giác ngộ, thì đoạn này đã được biên tập, hệ thống lại về sau. Vì Pātimokkha hoặc là các học giới được đức Phật đặt ra đầu tiên vào năm thứ mười ba sau khi Ngài giác ngộ.

Đây là một vấn đề khi nghiên cứu về kinh điển cần phải biết.

Những liệt kê đó là những nội dung quy định về đời sống một người xuất gia cần phải giữ gìn đối với thân, khẩu, ý của mình như thế nào. Mở rộng ra, đó là khi lục căn tiếp xúc với lục trần cần phải biết rõ, kiểm soát, chế ngự được chúng; không để tham, sân, si chi phối. Và trong từng hành vi cử chỉ dù lớn hay nhỏ, hoàn toàn làm chủ được nó. Đó là mục đích của giới – tức các quy định cho cá nhân của một vị xuất gia ở trong cộng đồng người xuất gia nhằm giúp: Thứ nhất là bản thân mình lợi lạc, thân, khẩu, ý thường được kiểm soát; thứ hai, không làm phiền đến người đồng phạm hạnh, đồng tu với mình vì những lời nói, cử chỉ không phù hợp. Tất cả những điều này tạo thành một đời sống xuất gia, cộng đồng xuất gia thanh tịnh,

 

trang nghiêm. Đây được gọi là các nội dung hình thức về luân lý và đạo đức Phật giáo. Luân lý, đạo đức Phật giáo được thể hiện trong các nội dung này, đặc biệt với giới xuất gia.

  1. Ðại Vương! Thế nào là tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, này Ðại Vương, tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Nội dung thứ nhất được đưa ra là nói về giới hạnh cụ túc, là sự từ bỏ những hành vi sát sinh hại vật, hoặc là những hành vi tổn hại chúng sanh khác và phải có lòng từ, phải có tâm tàm quý. “Quý” là cách đọc trại đi của chữ “úy”, nghĩa là ghê sợ. “Quý” ở đây là sợ những quả báo đối với hành vi bất thiện. “Tàm” là hổ thẹn với các hành vi xấu xa.

Như vậy, người xuất gia từ bỏ các hành vi làm tổn hại các chúng sinh khác, biết hổ thẹn với từng lỗi lầm, biết kinh sợ với quả báo do các hành vi bất thiện gây ra, có lòng cảm thông và lòng thương xót các sinh linh.

Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

 

Đây là nguyên tắc sống thứ hai của một người muốn sống an lạc, lành mạnh, đó là tôn trọng quyền sở hữu mà cộng đồng mặc nhiên đã quy ước. Do vậy sẽ không lấy của người khác, không trộm cướp, lừa đảo, tìm cách chiếm đoạt dù bất kỳ hình thức nào.

Trong tạng Luật còn ghi lại nhiều câu chuyện khá buồn cười! Khi đức Phật đặt ra quy định là tỳ- khưu không được lấy của cải mà người khác không cho thì có những vị tìm cách lách luật. Người ta lách bằng cách không dùng tay để lấy, mà lấy cái cán dù móc, hoặc đi ngang lấy cái chân đá rớt ra ngoài, chứ không đụng tay trực tiếp do hiểu rằng, nếu dùng tay lấy vật của người là phạm giới. Và khi bị trách phạt thì họ lý lẽ: “Con đâu có dùng tay lấy đâu”. Thời nào cũng có những người tìm cách lách luật như vậy; đọc thấy tức cười lắm! Họ không hiểu được ý nghĩa của nội dung đó là mình phải tôn trọng quyền sở hữu, không được xâm phạm của cải người khác dù nhỏ, dù lớn khi chưa được người ta đồng ý, hoan hỷ.

Như vậy, người xuất gia từ bỏ hành vi xâm hại tài sản của người khác và tôn trọng quyền sở hữu của cộng đồng, chỉ sống bằng những gì do tín thí biếu tặng, giúp đỡ.

  1. Tỳ-khưu từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

 

Đây cũng là nội dung thứ tư nếu xét theo Năm nguyên tắc sống lành mạnh (ngũ giới). Điều này liên hệ đến thông tin mình truyền ra phải dựa trên sự thật, từ bỏ nói lời dối trá, không thực, vọng ngữ, và nói những lời chân thực, đáng tin cậy, có như vậy mới tạo được sự tín nhiệm, tin cậy ở những người khác.

Như vậy, người xuất gia từ bỏ nói lời không đúng sự thật và các hình thức thông tin hư dối.

Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy tỳ-khưu ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

“Hai lưỡi”, từ chữ Hán là “lưỡng thiệt”, có nghĩa lời nói gây chia rẽ, đâm thọc giữa hai người, hai nhóm người, hai cộng đồng... Những lời nói không thực này gây hiểu nhầm, chia rẽ để hai bên hiểu nhầm nhau, sinh ra mâu thuẫn, chống đối nhau. Những người nói những lời như vậy tức là thành kẻ ly gián.

Tránh xa và từ bỏ những nói lời đó tức là mình chủ trương sống hòa hợp, tin cậy nhau bằng lời nói

 

thực. Như vậy chủ chốt của lời nói chân thật là mang đến sự hòa hợp.

Vị ấy từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác. Vị ấy nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Lời nói độc ác - ác khẩu, là lời nói hung dữ, lời nói mang tính mạ lỵ, hạ thấp giá trị người khác. Ngược lại với ác khẩu là lời nói dễ nghe, hợp lòng người, khéo nói. Khi nghe người ta muốn nghe chứ không phải nghe xong người ta bỏ đi.

Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Đây là dạng truyền đạt thông tin gọi là “ỷ ngữ”, tức là lời nói làm tăng thêm, bổ sung thêm cho nó đẹp đẽ, nói theo ngôn ngữ văn thơ gọi là “tô lục chuốt hồng” nhưng lại không thực. Bản chất của lời nói ỷ ngữ là không dựa trên sự thật, mà chỉ đánh bóng bên ngoài, nói lời nói cánh, nói hoa mỹ, tạo hiệu ứng để người ta ủng hộ về mặt nào đó, nhưng không có nội dung chân thực. Vị xuất gia thì không nên nói những

 

lời đó, nên nói những lời chân thật, phù hợp với chánh pháp, thuận lý, mạch lạc, có hệ thống, có ích lợi.

Như vậy, các dạng lời nói mà người xuất gia nên thực hành kể trên gọi là Chánh ngữ. Qua đoạn tiếp theo chúng ta sẽ thấy giới hạnh được triển khai theo Chánh mạng. Các vị sẽ thấy các nội dung liên hệ đến Bát Chánh đạo trong bài kinh này.

  1. Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm. Từ bỏ ăn phi thời. Từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch. Từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Từ bỏ dùng giường cao và giường lớn. Từ bỏ nhận vàng và bạc. Từ bỏ nhận các hạt sống. Từ bỏ nhận thịt sống. Từ bỏ nhận đàn bà con gái. Từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai. Từ bỏ nhận cừu và dê. Từ bỏ nhận gia cầm và heo. Từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái. Từ bỏ nhận ruộng nương, đất đai. Từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới. Từ bỏ buôn bán. Từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường. Từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo. Từ bỏ làm thương tổn, sát hại câu thúc, bứt đoạt, trộm cắp, cướp phá. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Đức Phật đã liệt kê một loạt công việc tăng thêm lợi tức, kiếm thêm tiền bạc của cải tài sản, không phải là việc một vị xuất gia được phép làm. Người xuất gia

 

thì chỉ nuôi mạng bằng hai nguồn: Một là khất thực, thập phương bá tánh cho gì ăn đó trong ngày; Hai là được phép nhận của tín thí cúng dường, họ mang đến nơi mình đang tu hành. Bất cứ nghề gì để ra tiền bạc ngoài hai nguồn trên thì đều là tà mạng. Như vậy nội dung này liên hệ đến Chánh mạng của người xuất gia.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống và cây cối như hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đốt cây sanh, hạt giống từ chiết cây sanh, và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn vị ấy thì không làm hại hạt giống hay cây cỏ nào. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
  2. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị. Còn vị ấy thì từ bỏ cất chứa các vật trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Ở đây là một sự so sánh giữa những vị xuất gia đúng mức theo Phật giáo với những sa-môn, bà-la- môn khác, cũng là hình thức xuất gia, nhưng sự giữ gìn giới hạnh khác nhau. Vị sa-môn theo Phật giáo thì

 

tri túc, dị dưỡng, sống ngày nào trọn vẹn ngày ấy, khác với các vị sa-môn, bà-la-môn của các giáo phái khác. Những vị này không những hiện tại sống nhờ vào sự cúng dường của tín thí mà họ còn cất trữ các loại gia sản, thức ăn, y phục và rất nhiều thứ khác để phục vụ đời sống. Đó là hành động tích trữ của cải, không phải là sống dị dưỡng, đơn giản.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hí không chơn chánh như múa, hát, nhạc kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh. Còn vị ấy thì từ bỏ các du hí không chơn chánh như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
  2. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí. Như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, cày với chiếc cày giả, nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ chơi bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán

 

chữ viết trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn vị ấy thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Trong khi sống thọ hưởng đồ của tín thí, thì một số sa-môn, bà-la-môn nói chung là những vị mang tiếng tu hành mà vẫn còn sống theo những lạc thú thế gian, như: xem múa hát, nhã nhạc kịch, ngâm vịnh hoặc sử dụng các loại nhạc khí, tụng chú, đánh trống, diễn kịch, xem những trò chơi của thế gian,… Liên hệ đến thế giới hiện đại bây giờ thì có thể là các trò chơi game,… mỗi thời mỗi khác, nhưng nội dung thì cũng chỉ là các trò du hí, giải trí, vui chơi. Đây không phải hành vi chân chính của một người xuất gia.

Một vị xuất gia thì không có vui chơi, không có giải trí, không có sa đà vào những trò chơi của thế gian. Còn vị nào mặc dù đã xuất gia rồi, nhưng lại sa đà vào những thứ này thì gọi là sống tà mạng.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm

 

thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, mền voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại với nhau, mền bằng da con sơn dương khâu lại gọi là Kadali, tấm thảm với lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân màu đỏ. Còn vị ấy thì từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Với xã hội thời đức Phật, hàng tiêu dùng không có nhiều, hàng cao cấp lại càng ít. Cho nên một vị xuất gia sống nhờ của tín thí, mà còn sống hưởng thụ những loại vừa nêu ra thì quả thực quá sức xa xỉ, cách biệt với đời sống của dân thường, huống chi là đời sống xuất gia. Hoàn toàn không phù hợp! Dù bây giờ ở thời đại của chúng ta, mức sống của người dân cao hơn nhiều, nền kinh tế cung ứng cho tiêu dùng khiến mọi giai tầng trong xã hội dễ dàng có được, nhưng nếu người xuất gia lạm dụng quá nhiều hàng hóa cao cấp thì vẫn không phù hợp lắm.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương kem đánh mặt, vòng hoa và phấn son, phấn mặt và sáp mặt, vòng tay tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gương, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài. Còn vị ấy thì không

 

dùng các loại trang sức và mỹ phẩm như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Cái này thuộc về phụ nữ nhiều hơn phải không? Nhưng bây giờ thì thấp thoáng đâu đó trong giới tu hành Phật giáo, nhất là ni, cũng có người vẫn dùng những cái này. Người xuất gia chân chính thì sẽ không sử dụng chúng.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống nói những câu chuyện vô ích tầm thường như câu chuyện nói về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại vương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Còn vị ấy thì từ bỏ nói những chuyện vô ích, tầm thường kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

 

Tức những chuyện mà người ta gọi là “đàm thiên luận địa”, chuyện trên trời dưới đất, cái gì cũng bàn, cũng xía vô hết, để chứng tỏ mình hiểu biết. Người xuất gia không nên có hành động như vậy.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống bàn luận tranh chấp như nói: “Ngươi không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật này. Sao ngươi có thể biết pháp và luật này? Ngươi đã phạm vào tà kiến, tôi nói mới thật đúng chánh kiến. Lời tôi nói mới tương ưng, lời nói của người không tương ưng. Những điều đáng nói trước, ngươi lại nói sau. Những điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Chủ kiến của ngươi đã bị bài bác, câu nói của ngươi đã bị thách đấu. Ngươi đã bị thuyết bại. Hãy đến mà giải vây lời nói ấy. Nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí”. Còn vị ấy thì từ bỏ những cuộc biện luận, tranh chấp kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Tức là có những người thích tranh biện, tranh cãi, tranh luận để chứng tỏ mình có tài biện luận, biện bác và lấy đó làm thú vui, nguồn vui sống của mình. Điều này không phù hợp với vị xuất gia.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cho đưa các tin tức, hoặc tự đứng làm môi giới như cho các vua, các đại thần của vua, cho các vị

 

Sát-đế-lỵ, cho các vị Bà-la-môn, cho các gia chủ, cho các thanh niên và nói rằng: “Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia, mang cái này lại, đem cái này đến chỗ kia”. Còn vị ấy thì từ bỏ đưa các tin tức và đứng làm môi giới. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống lừa đảo, nói lời siểm nịnh, gợi ý, dèm pha, cầu lợi. Còn vị ấy thì từ bỏ nói lời lừa đảo và siểm nịnh như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Thời xưa hay thời nay cũng thế, có những người sống bằng xiểm nịnh, lấy lòng những người có quyền thế, địa vị. Điều đó không phù hợp với người xuất gia.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hạt cải v.v… vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bò cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên

 

bắn, khoa biết tiếng nói của chim. Còn vị ấy thì tránh xa những tà hạnh kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con cắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng thú vật. Còn vị ấy thì tránh xa những tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
  2. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như đoán trước: “Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lùi quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối, vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngoại bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia”. Còn vị ấy thì từ bỏ những tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.”

 

  1. Trong khi có một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn nuôi sống bằng những tà mạng, như đoán trước: “Sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhật thực, sẽ có tinh thực, mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động đất, sẽ có sấm trời, mặt trăng mặt trời các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời các sao mọc lặn sáng mờ sẽ có kết quả như thế này”. Còn vị ấy thì tránh xa không tự nuôi sống bằng tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Nãy giờ chúng ta vẫn đi chưa hết chuyện kiếm ăn bằng tà mạng. Ngoài Chánh mạng thì có quá nhiều cách kiếm ăn khác nhau. Trong những đoạn sau, đức Phật tiếp tục liệt kê những việc làm được xem là tà

 

mạng. Ở đây là một sự so sánh. Với những vị xuất gia đúng mức theo Phật giáo thì không có những nghề nghiệp nào khác để nuôi mạng, mà chỉ bằng cách nhận bố thí cúng dường của tín thí để nuôi mạng và tu tập. Trong khi có những sa-môn, bà-la-môn khác, cũng là hình thức xuất gia, nhưng mà hành những nghề, làm những việc để kiếm thêm lợi tức, tiền bạc của cải.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng tà mạng, như đoán trước: “Sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ bị hiểm họa, sẽ có bệnh, sẽ không có bệnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế tình”. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
  2. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể về nhà, sắp đặt ngày lành để đưa dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm

 

không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

  1. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như dùng các ảo thuật để được yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa, để được che chở khi ở trong nhà bằng đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ tắm, lễ hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bệnh cho mắt, làm thầy thuốc, mổ xẻ chữa bệnh cho con nít, cho thuốc uống bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.
  2. Và như vậy, đại vương, vị tỳ-khưu ấy, nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật. Ðại vương, như một vị Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đã hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy sợ hãi từ chỗ nào nữa về

 

phương diện thù địch. Cũng vậy, này đại vương, tỳ- khưu ấy nhờ đầy đủ giới luật, nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao quý này nên hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩn đục. Như vậy, này đại vương, tỳ- khưu đầy đủ giới luật.

Có thể tóm tắt phần tà mạng này là: Một vị xuất gia theo Phật giáo, một vị tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni ý thức về đời sống tu hành của mình, sống biết đủ, tri túc, dị dưỡng và không làm thêm bất kỳ ngành nghề, công việc gì kiếm thêm lợi tức, tích trữ lợi tức hoặc là hưởng thụ các dục lạc. Như vậy là vị có đời sống đạo đức nghiêm túc, có đời sống nuôi mạng chân chính, không tà mạng. Còn ngược lại, một số sa-môn, bà-la- môn, hoặc thậm chí trong hàng ngũ xuất gia theo Phật giáo, vẫn có những thành phần tương tự như thế.

Từ đó, vị tỳ khưu có được sự an lạc, không ô uế trong nội tâm do khéo gìn giữ giới hạnh trong sạch (từ bỏ các hành vi gây tổn hại, không ăn phi thời, từ bỏ các thú vui thế gian, từ bỏ thọ hưởng dục lạc, từ bỏ tà mạng). Đây là lối sống đạo đức mẫu mực của người xuất gia chân chính (sống theo các quy định, chuẩn mực tốt đẹp). Lối sống này trái ngược với lối sống của một số sa-môn, bà-la-môn nặng về tham ái, hưởng dục, vui chơi.

 

  1. Ðại vương, thế nào là tỳ-khưu hộ trì các căn? Này đại vương, khi mắt thấy sắc, tỳ-khưu không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, tỳ-khưu tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục. Như vậy, này đại vương, tỳ-khưu hộ trì các căn.

“Tướng chung” tức là bị hấp dẫn bởi toàn thể, ví dụ thích trọn vẹn một bông hoa, toàn thể một con người. Còn “tướng riêng” là bị thu hút bởi một phần, hay một vài phần trên toàn thể đó. Ví dụ trên gương mặt thì chỉ thích riêng con mắt, hay lỗ mũi, hay nụ cười.

Ở đây để đạt đến lạc thọ (niềm vui thảnh thơi an lạc trong nội tâm), một vị tỳ-khưu phải luôn hộ trì các căn môn, căn quyền của mình. Đó là khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, thân xúc chạm, lưỡi nếm vị, hoặc là ý khi tương tác với các đối tượng, các pháp

 

thì không để tâm bị tham sân chi phối một phần, nhiều phần hoặc toàn bộ. Khéo giữ gìn tâm, chế ngự tâm, không tiếp sức cho tham ái, buồn vui, các tâm ý xấu độc sinh khởi, lớn mạnh. Nhờ vậy nội tâm an tịnh, không ô nhiễm, không bị tham ái, ưu bi khởi lên làm chủ tâm vị đó. Nhờ cách hộ trì sáu căn quyền chặt chẽ nghiêm túc như vậy cho nên vị ấy có đời sống an lạc của nội tâm.

  1. Ðại vương, thế nào là tỳ-khưu chánh niệm tỉnh giác? Ðại vương, ở đây, tỳ-khưu khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này đại vương, tỳ- khưu chánh niệm tỉnh giác.

“Chánh niệm tỉnh giác” ở đây là luôn luôn tỉnh táo, biết mình. Biết rõ tất cả những cử chỉ, phản ứng tâm lý xuất hiện trên thân tâm mình khi tiếp xúc với các đối tượng khác nhau từ các oai nghi lớn (đi, đứng, nằm, ngồi) cho đến các oai nghi nhỏ (mặc y, cởi y, ăn uống, nhai, nếm,…). Tất cả các hành động lớn nhỏ đều nằm trong tầm kiểm soát.

  1. Ðại vương, thế nào là tỳ-khưu biết đủ? Ở đây tỳ-khưu bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang

 

theo (y và bình bát). Ðại vương, cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, đại vương, vị tỳ-khưu bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Như vậy, này đại vương, là tỳ-khưu biết đủ.

Ở đây, vị tỳ-khưu biết đủ (tri túc) và dễ nuôi (dị dưỡng) đối với cái ăn, cái mặc. Biết bằng lòng với những gì tối giản mình có: tấm y che thân, đồ ăn khất thực ở bất kỳ chỗ nào vị ấy lui tới. Như vậy gọi là đời sống tri túc, dị dưỡng của một vị xuất gia chân chính.

  1. Vị ấy, với giới uẩn cao quý này, với sự hộ trì các căn cao quý này, với chánh niệm tỉnh giác cao quý này, với hạnh biết đủ cao quý này.

Đây là bốn yếu tố đã được nêu trên, gồm:

  • Thứ nhất, là đạo đức của lối sống (giới).
  • Thứ hai, là tỉnh táo sáng suốt, giữ gìn các căn quyền với đối tượng, hộ trì các căn.
  • Thứ ba là luôn tỉnh táo biết mình, làm chủ được mọi hành vi lớn nhỏ, oai nghi lớn nhỏ.
  • Thứ tư là tri túc, biết đủ với thức ăn và y phục.

Lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị

 

ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt.

Ở đây bắt đầu “hạ thủ công phu” để hành trì lối sống tỉnh táo sáng suốt trong mọi thời khắc, oai nghi. Không gian thì cần chọn không gian phù hợp, nhất là với những vị sơ cơ tu tập rất cần một nơi yên vắng, thanh tĩnh, không có người qua lại quấy rầy như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, sau một đống rơm,…

  1. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm, thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên; với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm, thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Tức là khởi đầu tiến trình rèn luyện tâm, nhiếp tâm bằng cách loại trừ các chướng ngại. Những chướng ngại thông thường của hành giả khi tu tập thiền đó là năm triền cái: Tham, Sân, Trạo hối, Hôn trầm - Thụy miên và Nghi ngờ.

 

  1. Này đại vương, như một người mắc nợ liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.

Đây là ví dụ ẩn dụ về tham ái. Tham ái như cục nợ, có nợ thì phải trả. Khi một người bị tham ái chi phối, mà có thể lìa xa hoặc là tạm làm cho tham ái không chi phối mình được thì đức Phật ví như một người mang nợ đã trả được nợ. Tâm tư sẽ được thảnh thơi, nhẹ nhàng.

  1. Này đại vương, như một người bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Chướng ngại thứ hai của tu thiền là sân hận. Đức Phật lấy ví dụ một người bệnh mạn tính, lâu năm khó chữa, khi gặp được thầy hay thuốc giỏi, chữa dứt bệnh nên trở lại khoẻ mạnh, không còn khổ đau phiền

 

muộn. Tâm trạng của người khỏi bệnh hoan hỷ như thế nào thì đức Phật ví một người khắc chế được sân hận cũng cảm thấy hoan hỷ như vậy.

  1. Này đại vương, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian, được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Ngục tù là mất tự do, mất quyền công dân, mất tất cả quyền lợi trong xã hội. Rất là khó chịu! Ngục tù là ẩn dụ của trạo cử. Tâm một người khi bị trạo cử chi phối thì luôn luôn lăng xăng, bị ý này ý nọ, tưởng này tưởng nọ, đối tượng này đối tượng nọ,… lôi kéo, bị nhốt từ cảnh này qua cảnh khác, bị trói trăng hết đối tượng này qua đối tượng khác,… Bây giờ, khi người ấy có thể làm chủ được trạo cử, tâm không còn lăng xăng loạn động, không còn bị các đối tượng chi phối nữa thì đức Phật dùng hình ảnh của một người thoát khỏi ngục tù, được trả tự do để biểu hiện cho sự thoải mái, sung sướng ấy.

  1. Này đại vương, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy, sau một thời gian, thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ:

 

“Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Ví dụ về tâm trạng của một người có thể từ nhỏ sinh ra đã là nô lệ, hoặc trở thành nô lệ trong các cuộc chiến tranh,… thì dù trong thời gian ngắn hay dài, điểm chung là những người nô lệ hoàn toàn bị động, mất tự do và bị sai sử làm những việc mình không muốn làm. Họ không được làm theo ý riêng của mình, phải tuân lệnh chủ nhân. Và sau một thời gian, họ được giải thoát và trả tự do. Dùng hình ảnh này, đức Phật ví cho trạng thái tâm hoan lạc, sung sướng của một người đã chế ngự được hôn trầm - thụy miên, tức là thoát được trạng thái rã rượi, tiêu cực trong quá trình hành thiền.

  1. Này đại vương, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc, thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Người ấy, sau một thời gian đã đi khỏi sa mạc, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.

 

Một người tâm đầy sợ hãi vì vốn có nhiều tài sản phải mang theo như vượt qua sa mạc có nhiều mối nguy hiểm có thể kể: phi nhân, cạm bẫy, cướp bóc, thiếu thức ăn, nước uống… Người ấy tâm luôn luôn bị dao động, lo lắng căng thẳng. Bây giờ đã vượt qua tất cả nỗi lo ấy, đã về đến đầu làng, đến nơi dân cư sinh sống, cho nên người ấy cảm thấy tràn đầy niềm hoan hỷ, an lạc. Đây là tâm trạng mà đức Phật ví cho một người khi thoát khỏi nghi ngờ trong quá trình tu tập, bị các nghi ngờ khởi lên chi phối.

  1. Như vậy, này đại vương, tỳ-khưu tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc. Này đại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này đại vương, tỳ-khưu quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.
  2. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Tỳ-khưu ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỳ-khưu thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

 

Những ai hay đọc Nikāya, sẽ luôn luôn gặp câu này, khi đề cập đến Đệ nhất thiền của Sắc giới. Đó là các điều kiện, các yếu tố để một vị được gọi là chứng đắc định tâm của Sơ thiền: Thứ nhất là ly dục, thứ hai ly ác pháp và thứ ba tất nhiên phải đoạn trừ được năm triền cái.

Đức Phật đã dùng năm ví dụ hết sức cụ thể để ví cho một người đã vượt qua các chướng ngại như thế nào để tiến dẫn vào cảnh giới định tâm của thiền. Vị tỳ-khưu thực hành thiền, lần lượt từ bỏ năm chướng ngại của tâm được ví như món nợ (tham), bệnh tật (sân hận), ngục tù (hôn trầm - thuỵ miên), nô lệ (trạo cử), sa mạc (nghi ngờ). Sau khi vượt qua hết các chướng ngại, vị tỳ-khưu khởi sinh hân hoan; do hân hoan nên hỷ sinh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sinh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Mọi người chú ý đây là tiến trình phát triển tự nhiên của tâm sau khi vượt qua năm triền cái, không phải do cố gắng làm mà nó xuất hiện.

Để có ly dục, ly ác pháp thì vị ấy phải có tầm, có tứ - “một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ”. Vị tỳ-khưu buông bỏ các tham muốn, buông bỏ các niệm tưởng xấu độc, hướng tâm vào đối tượng cần hướng tâm (đề mục của thiền, hay hơi thở), có đầy đủ các chi thiền: tầm, tứ, hỷ, an và nhất tâm, thì vị ấy được gọi là ở trong trạng thái của định Sơ thiền.

 

  1. Này đại vương, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này đại vương, tỳ-khưu thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Theo trình tự, đây là quả báo thiết thực hạnh sa- môn thứ ba nhưng nội dung là về một vị sa-môn tu tập theo con đường giác ngộ. Còn hai quả báo đầu tiên mục đích là để đạt đến lợi danh, địa vị, sung sướng đầy đủ vật chất, quyền lực thì khác. Cho nên, đây là hạnh sa-môn đầu tiên và thiết thực nhất trong tinh thần giác ngộ, vì vậy được đức Phật diễn đạt chi tiết từ việc nhỏ nhất là hành vi, cử chỉ, lời nói, rồi đến lối sống thiểu dục tri túc, sống Chánh mạng. Sau khi thân đã sửa soạn đầy đủ, thì mới đến việc sửa soạn cho tâm. Lần lượt đoạn trừ năm chướng ngại (triền cái), loại bỏ tất cả ác, bất thiện pháp, ly dục với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Để cuối cùng chứng đạt trạng thái Sơ thiền - trạng thái định tâm do ly dục, trạng thái hỷ lạc

 

do ly dục và có tầm, có tứ. Đó là quả báo thiết thực của hạnh sa-môn có thể thấy ngay trong hiện tại, của một vị tu tập đúng hướng..

Vậy, quả báo thiết thực thứ ba của hạnh Sa-môn là trạng thái hỷ lạc khi chứng và trú trong Sơ thiền.

4. Quả báo thiết thực thứ tư

  1. Lại nữa, này đại vương, tỳ-khưu ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ-khưu ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
  2. Này đại vương, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương đông không có lỗ nước chảy ra, phương tây không có lỗ nước chảy ra, phương bắc không có lỗ nước chảy ra, phương nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này đại vương, tỳ-khưu thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh,

 

không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Có ai biết tầm, tứ là gì không? Thuật ngữ Phật học này vì là chữ Hán nên hơi khó hiểu, chứ thật ra cũng không có gì khó. Ví dụ mình có đối tượng trước mắt là chai nước này. Mình muốn lấy chai nước thì đầu tiên mình phải tìm kiếm chai nước, đó là tầm. Khi phát hiện ra chai nước là tứ. Thấy chai nước rồi, không phải tìm kiếm nữa, trạng thái bằng lòng với chai nước mình đã tìm được, đó là hỷ. Mục đích mình tìm chai nước để làm gì? Để uống nước! Khi mở chai nước ra uống, đó là chính là an, là thỏa mãn với nó và đạt đến mục đích cuối cùng. Uống nước xong đóng nắp lại là định, là nhất tâm. Như vậy năm yếu tố để đạt đến mục đích, gồm: tầm là tìm kiếm, tứ là tìm thấy đối tượng, hỷ là xác nhận đối tượng, không còn lăng xăng tìm kiếm nữa, lạc hoặc an là bằng lòng với đối tượng, và chấm dứt chuyện tìm kiếm, mình với nó không còn vấn đề nữa, là nhất tâm. Một vị chứng đệ Nhất thiền phải có đầy đủ năm yếu tố này để đạt đến định tâm.

Ở đây, trong đệ Nhị thiền này thì không tầm, không tứ, tức là loại bỏ hai chi thiền đầu tiên. “Ví như

 

một hồ nước, nước tự trong dâng lên” vì trong vị ấy đã có hỷ lạc do ly dục sinh, luôn luôn ở trong trạng thái trở về, hướng đến đối tượng đã có sẵn, bây giờ chỉ cần khởi niệm đối với đối tượng, lập tức có liền nên không trải qua giai đoạn tìm kiếm nữa. Định này được diễn đạt là một trạng thái hỷ lạc do định sanh. Còn trạng thái ở Sơ thiền là trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, hai cái khác nhau.

Vị tỳ-khưu làm cho sung mãn, tràn đầy, tẩm ướt thân mình bằng trạng thái hỷ lạc do định sanh khi chứng và trú trong Nhị thiền. Đây là quả thiết thực hiện tại thứ tư của hạnh sa-môn.

5. Quả báo thiết thực thứ năm

  1. Lại nữa, này đại vương, tỳ-khưu ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “Xả niệm lạc trú”, chứng và an trú thiền thứ ba. Tỳ-khưu thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
  2. Này đại vương, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh

 

ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này đại vương tỳ-khưu thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Trạng thái định thứ ba là loại trừ luôn cả hỷ, tức là những trạng thái vui thích mang tính thô tháo. Trạng thái tâm của hành giả càng lúc càng tinh tế hơn. Đầu tiên là tầm, tứ được loại bỏ. Bây giờ bỏ luôn cả hỷ và chỉ hướng tâm vào xả. Khi hướng tâm vào xả, vị ấy hoàn toàn biết rõ tiến trình tâm của mình, thân của mình cảm nhận được cái gì, và khởi sinh trạng thái an lạc khi buông bỏ những cái hỷ thô thiển đó nên được gọi là “Xả niệm lạc trú”.

Đây là ví dụ chỉ cho trạng thái toàn thân thấm đẫm “Xả niệm lạc trú” của vị chứng đệ Tam thiền.

Vị tỳ-khưu buông bỏ hỷ và trú vào xả, sáng suốt biết mình, qua đó thân thể cảm nhận được trạng thái thoải mái (lạc) vi tế hơn. Đây là quả báo thiết thực của hạnh sa-môn thứ năm.

 

6. Quả báo thiết thực thứ sáu

  1. Lại nữa, này đại vương, tỳ-khưu xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỳ-khưu ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
  2. Này đại vương, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này đại vương, tỳ-khưu thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Đến mức độ đệ Tứ thiền, thì tâm của vị này chỉ còn xả, không còn lạc, không hỷ, không còn ưu,… không còn gì hết. Tất cả mọi đối kháng, mâu thuẫn, nhị nguyên, phân biệt hoàn toàn vắng. Trạng thái quân bình, vô nhiễm, trong sáng, thuần tịnh như vậy được đức Phật ví như tấm vải trắng thuần khiết phủ kín một người từ đầu đến chân, không chỗ nào là không được che phủ bằng màu trắng.

 

Vị tỳ-khưu buông bỏ lạc, buông bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu từng hiện hữu trong tâm, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ không lạc, vắng lặng không một mảy may đeo bám bất kỳ hiện tượng gì (xả niệm thanh tịnh) và làm thấm đẫm toàn thân với cái biết thuần tịnh trong sáng. Đây là quả báo thiết thực của hạnh sa-môn thứ sáu.

7. Quả báo thiết thực thứ bảy

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến Chánh trí, Chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.
  2. Này đại vương, ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi dây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy trên tay sẽ thấy: Hòn lưu ly bảo châu này, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi dây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh,

 

màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Cũng vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt. Trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

Này đại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu và thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Mọi người để ý đây là điểm khác biệt. Trong một số bài kinh khác, khi đến Tứ thiền, đức Phật lại diễn giải tiếp, có thể là bốn thiền Vô sắc (Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng) nhưng trong bài kinh này, quả thiết thực của hạnh sa-môn liên hệ đến tiến trình giải thoát, bắt đầu được chuyển hướng ngay từ đây.

Khi một vị đã ở trạng thái định Tứ thiền, thì nếu vị ấy nương vào định tâm của mình làm bàn đạp, chính là khởi điểm mạnh nhất để hướng Chánh trí, Chánh kiến vào đối tượng để thấy ra sự thật. Đây là điểm mấu chốt! Vì định tâm này rất mạnh nên khi hướng tâm vào cái gì thì rất dễ nhận biết, rất dễ thấu suốt, rất dễ thấy rõ bản chất của nó. Ở đây, để nhìn thấy cái gì?

 

Vị tỳ-khưu với tâm định tĩnh, thuần khiết, không có cấu uế, không chút phiền não, mềm mại, dễ sử dụng mà vững chắc, quân bình, dẫn tâm, hướng tâm soi sáng hợp thể thân vật lý này; thấy rõ nó là một hợp thể do đất, nước, lửa, gió hợp thành, do mẹ sinh cha dưỡng, tồn tại nhờ thức ăn thức uống, bản chất nó luôn thay đổi, hư hoại theo thời gian; và trong hợp thể này thức tâm nương gá và bị trói buộc, lệ thuộc. Ở đây, đức Phật ví vị tỳ-khưu khi có cái biết này, giống như người có đôi mắt sáng, nhìn rõ được hòn ngọc như thế nào, các ưu khuyết của nó, và sợi dây móc qua hòn ngọc đó ra sao, và biết sợi dây ấy nương tựa vào hòn ngọc thế nào.

Đức Phật không nói chứng đắc gì hết trong đoạn này, chỉ nói đây là kết quả cao hơn kết quả của định Tứ thiền. Vì vị tỳ-khưu khi thấy được bản chất của thân tâm này, tức là vị ấy có Chánh trí, Chánh kiến. Và Chánh trí, Chánh kiến không phải để chứng đắc mà là để thấy ra sự thật. Mọi người thấy không? Không có chứng đắc cái gì hết mà chỉ thấy ra sự thực thôi. Bản chất nó thế nào, tánh chất nó là gì thì chỉ thấy rõ nó như thế ấy.

Vậy, quả báo thiết thực thứ bảy của hạnh Sa-môn là nhìn thấy được bản chất của thân này.

 

8. Quả báo thiết thực thứ tám

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
  2. Này đại vương, ví như mọt người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Ðây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Này đại vương, ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Này đại vương, ví như một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: Ðây là con rắn, đây là xác rắn, con rắn khác, xác rắn khác, và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra. Cũng vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến sự hiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

 

Đoạn này thì ngoài tầm hiểu biết của chúng ta vì nó thuộc về thần thông biến hóa. Đó là một thân do ý hiện ra, giống như Tôn Hành Giả bứt sợi lông ra thổi một cái là bay ra thành nhiều Tôn Hành Giả khác. Cho nên chúng ta chỉ nắm thông tin để biết thôi, lãnh vực này không lạm bàn được.

Ở đây chỉ có một điểm cần lưu ý: Với năng lực của định Tứ thiền, vị tỳ-khưu khởi tâm có thể hóa hiện được một hoặc nhiều thân. Thân do ý tạo này cũng đầy đủ các chi tiết và các căn quyền như thân gốc, chứ không phải là cái bóng, mà giống y hệt. Từ đó, nó mặc định một vấn đề: Một vị khi có được Chánh trí, Chánh kiến và có năng lực của định Tứ thiền, thì vị ấy có thể khởi lên một ý nghĩ, ý niệm tạo tác bất cứ thứ gì, và bằng năng lực của ý, vị ấy thừa sức để làm chuyện đó. Một khi vị đó có Chánh trí, Chánh kiến thì không thể bị đánh lừa trong việc nhận định đâu là chân, đâu là giả.

Vị tỳ-khưu có thể hóa hiện một hay nhiều thân với đầy đủ chi tiết như bản gốc, chỉ bằng một ý khởi lên, do năng lực của định Tứ thiền. Đây là quả báo thiết thực của hạnh sa-môn thứ tám.

9. Quả báo thiết thực thứ chín

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm,

 

hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

  1. Này đại vương, ví như một người thợ gốm khéo tay, hay đệ tử người thợ gốm, với đất sét khéo nhồi nhuyễn, có thể làm các loại đồ gốm tùy theo sở thích. Này đại vương, ví như một người thợ ngà khéo tay, hay đệ tử người thợ ngà, với ngà khéo đẽo giũa có thể làm các loại đồ ngà tùy theo sở thích. Này đại vương, ví như người thợ vàng khéo tay hay đệ tử người thợ vàng, với vàng khéo tinh nhuyễn có thể làm các loại đồ vàng tùy theo sở thích. Cũng vậy này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các thần thông một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ trồi lên, ngang qua đất liền như ở

 

trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và sờ mặt trời và mặt trăng, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

Này đại vương đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Với năng lực của định Tứ thiền, vị tỳ-khưu hướng tâm đến thần thông (các công năng phi thường do năng lực tâm biến hiện) chỉ bằng một ý khởi lên, có thể hình thành những năng lực như: một thân hiện thành nhiều thân hoặc nhiều thân quy về một thân; đi xuyên qua vách tường, qua núi; độn thổ, đi trên mặt nước; phi hành trên hư không; dùng tay chạm mặt trăng, mặt trời, hoặc tự mình lên đến cõi Phạm thiên,…

Vị tỳ-khưu thành tựu các loại thần thông biến hoá, chỉ bằng một ý khởi lên, do năng lực của định Tứ thiền. Đây là quả báo thiết thực của hạnh sa- môn thứ chín.

10. Quả báo thiết thực thứ mười

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm,

 

hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỳ-khưu với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng, chư thiên và người, xa và gần.

  1. Này đại vương, ví như một người đang đi qua đường, nghe tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng loa, tiếng xập xõa và tiếng kiểng. Người ấy nghĩ: “Ðây là tiếng trống lớn, đây là tiếng trống nhỏ, đây là tiếng loa, tiếng xập xõa, tiếng kiểng”. Cũng vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến Thiên nhĩ thông. Tỳ-khưu với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư thiên và người, xa và gần.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Ở đây, vị tỳ-khưu với năng lực định, khi hướng tâm muốn nghe được tiếng của chư thiên, loài người dù ở xa hoặc gần, thì bằng năng lực của định với tâm nhuần nhuyễn dễ sử dụng, có thể uốn nắn nó theo kiểu gì cũng được, vị ấy có thể thành tựu được sở nguyện của mình. Đức Phật đã ra ví dụ để làm rõ hơn khả năng này với một người có thể phân biệt các loại nhạc cụ đang chơi trong một đám rước với đủ loại nhạc khí, đang chơi inh ỏi.

 

Vậy, quả báo thiết thực thứ mười của hạnh sa-môn là khả năng Thiên nhĩ thông (nghe được tiếng của chư thiên và loài người) xa hay gần, do năng lực của định Tứ thiền.

11. Quả báo thiết thực thứ mười một

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến Tha tâm thông. Tỳ-khưu sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:
  • Tâm có tham, biết là tâm có tham. Tâm không có tham, biết là tâm không có tham.
  • Tâm có sân, biết là tâm có sân. Tâm không có sân, biết là tâm không có sân.
  • Tâm có si, biết là tâm có si. Tâm không có si, biết là tâm không có si.
  • Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.
  • Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm. Không phải đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
  • Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.

 

  • Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
  • Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát.
  1. Này đại vương, ví như một người đàn bà, một người đàn ông, một thiếu niên trẻ hay một thanh niên ưa trang sức, nhìn mặt của mình trong tấm gương trong sạch, sáng suốt hay một chậu nước trong. Nếu mặt có tỳ vết, liền biết mặt có tỳ vết; nếu mặt không có tỳ vết, liền biết mặt không có tỳ vết. Cũng vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến Tha tâm thông. Tỳ-khưu sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của mọi người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:
  • Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không có tham, biết tâm không có tham.
  • Tâm có sân biết tâm có sân. Tâm không có sân, biết tâm không có sân.
  • Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không có si, biết tâm không có si.
  • Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.

 

  • Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải là đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
  • Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.
  • Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
  • Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.

Tha tâm thông là biết được tâm người khác. Vị tỳ-khưu bằng năng lực định, hướng tâm đến loại thần thông này thì có thể biết được tâm mình, tâm chúng sinh khác và phân biệt được rõ các loại tâm. Tâm tham, sân, si, tán loạn, tập trung,… đó là các tâm thường hay có ở loài người. Với các loại tâm như đại hành tâm, tâm vô thượng, tâm giải thoát là các loại tâm của các vị có trình độ cao hơn. Đại hành tâm là các tâm về thiền. Tâm tập trung là định tâm. Trạng thái không tán loạn của tâm bình thường khác với tâm bất động của tâm thiền do có định. Đây là liệt kê để trình bày các hình thái tâm khác nhau của chúng sinh từ thấp đến cao.

Vậy, quả báo thiết thực thứ mười một của hạnh sa-môn là khả năng Tha tâm thông, do năng lực của định Tứ thiền.

 

12. Quả báo thiết thực thứ mười hai

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy tỳ-khưu nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
  2. Này đại vương, ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình. Người ấy nghĩ: “Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta”. Như vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không

 

phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại kiếp và thành kiếp. Vị ấy nhớ: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra chỗ nọ, tại đây, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, tỳ-khưu nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Với khả năng Túc mạng minh này, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ của mình từ một đời, hai đời đến nhiều đời kiếp cùng các nét đại cương và các chi tiết: như là các cảm thọ (khổ, lạc), tuổi thọ, dòng họ, giai cấp, chết ở đâu và sinh ra chỗ nào,…

 

Vậy, quả báo thiết thực thứ mười hai của hạnh sa-môn là khả năng Túc mạng minh, do năng lực của định Tứ thiền.

13. Quả báo thiết thực thứ mười ba

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: “Này các hiền giả, những tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.

 

  1. Này đại vương, ví như một tòa lầu có thượng đài, giữa ngã tư đường, một người có mắt đứng trên ấy, sẽ thấy những người đi vào nhà, đi từ nhà ra, đi qua lại trên đường, ngồi ở giữa ngã tư hay trên đài thượng. Người ấy nghĩ: “Những người này đi vào nhà, những người này đi từ nhà ra, những người này đi qua lại trên đường, những người này ngồi giữa ngã tư, trên đài thượng”. Cũng vậy, này đại vương với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh.

Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: Này các hiền giả, những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các hiền giả, còn những chúng sanh nào làm các thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, vị

 

ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Này đại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

Túc mạng minh là nhớ đến các đời sống của chính mình trong quá khứ. Còn Sinh tử minh là khả năng biết các kiếp sống quá khứ của chúng sinh khác. Như vậy, bằng khả năng Sinh tử minh, vị ấy thấy rõ hạnh nghiệp của chúng sinh, quả báo của chúng sinh đã tạo.

Vậy, quả báo thiết thực thứ mười ba của hạnh sa-môn là khả năng Sinh tử minh, do năng lực của định Tứ thiền.

14. Quả báo thiết thực thứ mười bốn

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật “đây là khổ”, biết như thật “đây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật “đây là khổ diệt”, biết như thật “đây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật “đây là những lậu hoặc”, biết như thật “đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật “đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật “đây là con đường đưa đến

 

sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.

  1. Này đại vương, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: “Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ”. Cũng vậy, này đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy tỳ-khưu dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật “đây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật “đây là khổ diệt”, biết như thật “đây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật “đây là những lậu hoặc”, biết như thật “đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật “đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật “đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu,

 

thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.

Này đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước. Này đại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn này.

Đây là minh thứ ba trong ba loại minh (Tam minh) của một bậc Giác ngộ toàn triệt: Túc mạng minh, Sinh tử minh và Lậu tận minh. Lậu tận minh là khả năng thấy rõ bản chất của sống chết, sinh tử luân hồi và chấm dứt được mọi nhân sinh tử.

Trong đoạn này lặp đi lặp lại nhóm từ “biết như thật”. Vậy “biết như thật” là sao? Đó là cái biết rõ ràng, đúng bản chất, không còn nghi ngờ về Tứ Thánh đế, gồm: cái biết về Khổ (tức là các loại khổ), biết nguyên nhân sinh Khổ, biết diệt Khổ, và biết con đường chấm dứt Khổ. Trong đoạn kinh này, đức Phật cũng đã dùng từ “lậu hoặc” để nói về Khổ - “biết như thật “đây là những lậu hoặc”, biết như thật “đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật “đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật “đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Vậy lậu hoặc là gì?

 

Chữ “lậu” (Pāḷi: āsava) có nghĩa là thấm ra, rỉ ra, lọt ra. “Hoặc” là ngờ vực, mê, không tỉnh táo sáng suốt. Cái gì làm cho mình hoang mang, ngờ vực, lưỡng lự, bất quyết, cái đó là “hoặc”. “Lậu hoặc” có nghĩa là tâm bị bợn nhơ, mê mờ bởi các thứ nhơ nhớp, cặn bã thải ra. Theo phân loại trong kinh văn Pāḷi, chia làm bốn loại lậu hoặc:

  • Thứ nhất là Dục lậu. Khi nhìn đối tượng mà mình khởi tâm ham muốn tức là bị Dục lậu chi phối. Lục căn khi tiếp xúc lục trần, cái gì phù hợp, cái gì thích hoặc là ngược lại, mình ghét, không thích thì cả hai đều là lậu.
  • Thứ hai là Hữu lậu. Khi mình muốn kéo dài sự tồn tại của những thứ vừa lòng, hợp ý, yêu thích thì đó là Hữu lậu.
  • Thứ ba là Kiến lậu. Kiến lậu là các quan điểm, nhận thức lầm lạc, ngược với quy luật tự nhiên; những thấy biết không phù hợp hoặc ngoài tầm, vượt khả năng hiểu biết của con người. Đó là những sản phẩm của tưởng tượng, giả tạo, không thực.
  • Thứ tư là Vô minh lậu. Là bị ô uế do không hiểu biết đúng đắn về bản chất Khổ, con đường thoát Khổ. Do không biết rõ bản chất của Khổ và con đường thoát Khổ nên chúng sanh cứ tạo tác các nghiệp thiện, ác. Khi đã tạo nghiệp thiện, ác thì sẽ bị luật nhân quả tác động, chi phối khiến mình sinh tử,

 

luân hồi để nhận lãnh các quả báo thiện, ác đã làm. Đó là ý nghĩa của Vô minh lậu.

Vậy với năng lực định Tứ thiền, vị tỳ-khưu hướng tâm đến Lậu tận minh. Vị ấy biết rõ “đây là Khổ”, biết rõ “đây là nguyên nhân sinh Khổ”, biết rõ “đây là chấm dứt Khổ”, biết rõ “đây là con đường đưa đến chấm dứt Khổ”; biết rõ “đây là chấm dứt các lậu hoặc”, biết rõ “đây là con đường đưa đến chấm dứt các lậu hoặc”. Nhờ thấy biết như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi Dục lậu, thoát khỏi Hữu lậu, thoát khỏi Vô minh lậu. Vị ấy khi đã giải thoát, tự biết mình đã giải thoát và cũng biết rằng: sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời sống này không có đời sống khác nữa.

Vậy, quả báo thiết thực thứ mười bốn, cũng là quả tối thượng nhất của hạnh sa-môn, là khả năng Lậu tận minh, thấy rõ biết rõ Bốn Sự thực liên hệ đến Khổ và cắt đứt sợi dây sinh tử luân hồi.

Như vậy có tất cả mười bốn loại quả báo từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ thô đến tế của đời sống sa-môn. Nếu chúng ta loại trừ hai quả báo đầu - liên hệ đến mục đích tầm thường của người xuất gia để tạo công đức hưởng thụ dục lạc và quyền lực, thì mười hai quả báo còn lại của hạnh sa-môn là liên hệ thiết thực đến đời sống tu tập đúng đắn của một vị tỳ-khưu hướng về giải thoát, giác ngộ.

 

Và đây là đoạn cuối của bài kinh.

  1. Ðược nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn: “Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y tỳ- khưu Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chận về tương lai.”

Lời phát lộ, tức là lời thú tội sám hối của vua A-xà-thế trước mặt đức Phật, không một chút giấu giếm. Biết rõ mình làm chuyện sai quấy và bây giờ nhận ra điều sai quấy ấy. Biết rõ đối tượng mình làm tổn hại là người cha thân yêu của mình và không trốn tránh trách nhiệm về hành vi mà mình đã tạo. Nhà vua chỉ mong đức Phật chứng nhận cho đấy là một cái tội, để từ nay là sự khởi đầu tốt đẹp khi nhận thức ra tội lỗi, là sự khởi đầu để không tạo thêm tội lỗi nữa. Và đức Phật đã có lời an ủi và nhắc nhở cho vị vua này.

 

  1. - Ðại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, đại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho đại vương. Ðó là một sự tiến bộ, này đại vương, trong luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chánh pháp, và ngăn chận ở tương lai.
  2. Ðược nghe nói vậy, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải cáo từ, chúng con có nhiều bổn phận, nhiều việc phải làm”.
  • Ðại vương hãy làm những gì đại vương nghĩ ra là phải thời.

Lúc bấy giờ, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha hoan hỷ tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn và từ biệt.

  1. Lúc bấy giờ, khi Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi chưa bao lâu, Thế Tôn liền bảo các tỳ-khưu:
  • Này các tỳ-khưu, tâm vua ấy rất ăn năn, này các tỳ-khưu, tâm vua ấy rất hối lỗi. Nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế.

 

Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các tỳ-khưu ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Chúng ta đã biết vua A-Xà-Thế sau những trăn trở của mình, tìm hỏi cật vấn, thỉnh vấn nhiều bậc đạo sư khác nhau để tìm một giải pháp cho cuộc đời, thông qua câu hỏi về quả báo sa-môn hạnh, để tìm một nơi nương trú, nương tựa. May mắn cho nhà vua là đã gặp đức Phật và được Ngài giải toả mọi nghi ngờ, và là chỗ dựa, chỗ nương tựa cho vị vua này. Vua đã quy y Tam bảo, trở thành một Phật tử chân chính.

Đó là những nội dung mà chúng ta cần phải nắm về pháp thoại Sa-môn Quả này.

Khoá Xuất gia Gieo duyên lần thứ 11, năm 2020

 

 

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications