Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Bát chính đạo (Hán việt: 八正道; Paliariya aṭṭhaṅgika maggaSanskritāryāṣṭāṅgamārga)[1] hay Bát chánh đạo là một bản tóm tắt ở thời kì ban đầu về con đường của các phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi - vòng lặp tái sinh đầy đau khổ [2][3]- bằng việc đạt đại niết bàn.[4][5]

Bát chánh đạo bao gồm tám pháp thực hành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định ('quá trình tiếp nhận hoặc sự kết hợp liên quan đến thiền định'; một cách tương tự, sự nhận thức thiền định một cách điềm tĩnh).[6]

Ở thời kì ban đầu của Phật giáo, những pháp thực hành này đã bắt đầu bằng việc hiểu rằng cơ thể - tâm trí làm việc theo cách bất thiện (chánh kiến), tiếp theo là việc bước vào con đường Phật giáo bằng cách giữ gìn bản thân, kiểm soát bản thân, phát triển lòng từ và lòng trắc ẩn; và kết thúc bằng thiền định, là cái củng cố cho những pháp thực hành trên trong việc phát triển của cơ thể - tâm trí. [7] Ở thời kì về sau của Phật giáo, trí tuệ (prajñā) đã trở thành một công cụ chính trong việc giải thoát, dẫn đến một khái niệm khác và cấu trúc khác của con đường,[7][8] trong đó "mục đích" của con đường Phật giáo được định rõ hơn bằng việc chấm dứt vô minh và sự tái sinh.[9][10][11][3][12]

Bát chánh đạo là một trong những bản tóm tắt chính trong các phương pháp của Phật giáo, được dạy để đạt đến quả vị A-la-hán.[13] Trong truyền thống Thượng tọa bộ, con đường này còn được tóm tắt như là sila (giới), samadhi (định) và prajna (tuệ). Trong Phật giáo đại thừa, con đường này đối lập với con đường của Bồ tát, là con đường được tin rằng đi xa hơn quả vị A-la-hán để đạt đến Phật tính.[13]

Trong chủ nghĩa tượng trưng của Phật giáo, bát chánh đạo thường được đại diện bằng hình thức của bánh xe chánh pháp (dharmachakra), trong đó tám nan hoa của bánh xe đại diện cho tám nhánh của con đường.

Từ nguyên và danh pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ tiếng Pali ariya aṭṭhaṅgika magga (tiếng Phạnāryāṣṭāṅgamārga) thường được dịch sang tiếng Anh là "Noble Eightfold Path" (con đường tám ngành cao quý). Bản dịch này là một sự quy ước được bắt đầu bởi các dịch giả về kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh, giống như ariya sacca được dịch thành Four Noble Truths (tứ diệu đế).[14][15] Tuy nhiên, cụm từ trên không ám chỉ con đường đó là cao quý, mà nó mang ý nghĩa là con đường của những người cao quý (Pali: arya nghĩa là 'những người đã giác ngộ, quý phái, được yêu quý').[16] Thuật ngữ magga (Sanskrit: mārga) có nghĩa là "con đường", còn aṭṭhaṅgika (Sanskrit: aṣṭāṅga) có nghĩa là "tám thành phần". Vậy nên, một cách dịch thay thế của ariya aṭṭhaṅgika magga là "con đường tám thành phần dành cho những người cao quý",[3][17][18] hoặc là "con đường tám ngành của những bậc cao quý".[19][20][21]

Tất cả tám yếu tố trong Bát chánh đạo đều bắt đầu bằng từ samyañc (trong tiếng Phạn) hoặc sammā (trong tiếng Pāli) mà nó có nghĩa là "đúng, hợp lý, chân chánh, tốt nhất".[19] Trong kinh điển Phật giáo, sự đối lập của chân chánh (samma) là phi chơn chánh (miccha).[19]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Những con đường giải thoát trong Phật giáo

Con đường trung đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo nhà nghiên cứu về Nam Á Tilmann Vetter, bản miêu tả về con đường Phật giáo có lẽ lúc đầu được gọi đơn giản bằng thuật ngữ con đường trung đạo.[7] Theo thời gian, bản miêu tả ngắn này đã được giải thích tỉ mỉ, dẫn đến bản miêu tả của bát chánh đạo.[7] Tilmann Vetter và nhà sử học Rod Bucknell đều để ý rằng các bản miêu tả dài hơn của "con đường" có thể được tìm thấy ở những bản kinh lúc ban đầu, mà chúng có thể được rút gọn thành bát chánh đạo.[7][22][note 1]

Tám chi phần[sửa | sửa mã nguồn]

Tám phương pháp thực hành của Phật giáo trong Bát chánh đạo bao gồm:

  1. Chánh kiến: hành động của chúng ta đều mang lại kết quả, cái chết không phải là kết thúc, hành động và niềm tin của chúng ta đều mang lại kết quả sau cái chết. Đức Phật đã đi theo và dạy lại một con đường thành công trong việc giải thoát khỏi thế giới này và thế giới khác (thiên đàng và địa ngục). Về sau, chánh kiến đã trở nên cụ thể bao gồm nghiệp và tái sinh, và sự quan trọng của Tứ diệu đế, khi mà "trí tuệ" trở thành trọng tâm trong sự giải thoát trong Phật giáo.
  2. Chánh tư duy: sự từ bỏ đời sống gia đình và sự chấp nhận cuộc sống bậc xuất gia để thành tựu con đường; ý tưởng này hướng đến sự xuất ly một cách bình yên, trong một môi trường không ái dục, không sân hận (đối với lòng từ bi), tránh xa khỏi sự hãm hại (đối với sự đồng cảm).[25] Một môi trường như vậy sẽ hỗ trợ cho việc nghiền ngẫm về sự vô thường, sự khổ, và sự vô ngã.[25]
  3. Chánh ngữ: không nói dối, không nói thô lỗ, không nói cho một người về cái mà người khác nói về họ để gây ra sự bất hòa, sự cãi vã hoặc làm hại đến mối quan hệ của họ.[26]
  4. Chánh nghiệp: không sát hại hoặc làm tổn thương, không lấy của không cho, không tà dâm, không tham đắm vật chất.
  5. Chánh mạng: là nuôi mạng sống một cách chơn chánh, là lìa xa những nghề nghiệp có phương hại đến mình và người khác, chúng sanh khác.[27] Ngược lại với chánh mạng là tà mạng, tức là nuôi sống thân bằng nghề nghiệp bất chính, đó là buôn bán thuốc phiện, làm gái bán dâm, buôn bán vũ khí để giết hại người,...
  6. Chánh tinh tấn: ngăn chặn sự sinh khởi và tăng trưởng các bất thiện pháp, và làm sinh khởi và tăng trưởng các thiện pháp, thất giác chi (bojjhagā). Nó bao gồm indriya-samvara, "canh giữ các giác quan", kiểm soát các giác quan.[28][25]
  7. Chánh niệm (satiSatipatthanaSampajañña): "sự duy trì", quan sát đến các pháp (dhammas) mà có lợi ích cho con đường Phật giáo.[29][note 2] Trong phong trào vipassanā, chánh niệm (sati) được dịch là "sự quán sát thuần khiết": thức tỉnh với cái mà mình đang làm; điều này khuyến kích sự nhận thức về tính vô thường của cơ thể, của cảm xúc và của tâm trí, cũng như là trải nghiệm năm thủ uẩn (skandhas), năm triền cái, bốn thực tại và thất giác chi.[25]
  8. Chánh định (passaddhiekaggatasampasadana): sự thực hành 4 tầng thiền (dhyāna), mà nó bao gồm định (samadhi) đúng nghĩa trong tầng thứ 2, và củng cố cho sự phát triển của thất giác chi (bojjhagā), dẫn đến sự xả (upekkha) và sự tỉnh giác.[31] Trong truyền thống Thượng tọa bộ và phong trào thiền minh sát, chánh định còn được hiểu là nhất tâm (ekaggata), sự tập trung hoặc sự chú tâm vào một điểm của tâm trí, và được hỗ trợ cùng với thiền minh sát, là cái hướng vào bên trong.

 

.

.


Các bài kinh Nikaya liên quan
Các bài kinh A Hàm liên quan
abc
Các bài viết liên quan
abc

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state