Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

KTPH [001] Một pháp đa tác dụng (Bahukāradhammo)

2024-02-22 21:15:24

“Bất khinh suất các thiện pháp” (Appamādo kusalesu dhammesu). Bất khinh suất, cũng dịch là sự không dể duôi, nghĩa là không buông lung, không quên mình, có chánh niệm trong mọi cử chỉ hành vi; khi làm hay nói đều có sự ghi nhớ thận trọng, ý thức được điều nên làm và không nên làm.

2259

102

KTPH [002] Một pháp cần tu tập (Bhāvetabbadhammo)

2024-02-22 21:17:00

Thân hành niệm, gọi như vậy nghĩa là niệm và quán phần liên quan đến, như niệm 32 thể trược của thân gồm có tóc, lông v.v…

2260

87

KTPH [003] Một pháp cần biến tri (Pariññeyyadhammo)

2024-02-22 21:19:22

“Xúc cảnh lậu cảnh thủ” (Phasso sāsavo upādāniyo). Xúc tức là sáu xúc như nhãn xúc v.v… Cảnh lậu tức là pháp năng duyên của tứ lậu (Āsavānaṃ paccayabhūto).

2261

88

KTPH [004] Một pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbadhammo)

2024-02-22 21:22:39

[4] Một pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbadhammo): “Ngã mạn” (Asmimāno). Ngã mạn là sự chấp ngã “Ta là”… chấp ngã đối với ngũ uẩn, như Sắc là ta, Ta là sắc, Thọ là ta, Ta là thọ v.v… cũng gọi là thân kiến, thuộc tà kiến. D.III. Dasuttarasutta.

2262

85

KTPH [005] Một pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyadhammo)

2024-02-22 21:23:45

[5] Một pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyadhammo): “Không khéo tác ý” (Ayoniso manasikāro). Không khéo tác ý, còn gọi là không như lý tác ý, tức là sự ngộ nhận, sự suy xét sai lệch, sự nhận thức các pháp không đúng, không tương ưng với trí tuệ chánh kiến. Như đối với pháp hữu vi là vô thường mà nghĩ là thường (anicce niccasaññī) v.v… Hoặc đối với cảnh đến mà không suy xét bằng trí tuệ nên phiền não phát sanh. D. III. Dasuttarasutta.

2263

90

KTPH [006] Một pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyadhammo)

2024-02-22 21:24:35

[6] Một pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyadhammo): “Khéo tác ý” (Yonisomanasikāro) Khéo tác ý, hay còn gọi là như lý tác ý, tức là sự suy xét các pháp bằng trí tuệ, nhận thức bằng chánh kiến. Như pháp hữu vi là vô thường thì nhận thấy là vô thường (anicce aniccasaññī), hoặc khi gặp cảnh, dùng trí suy xét theo đường lối đúng đắn khiến tăng trưởng thiện pháp ngăn chặn bất thiện pháp sanh khởi. D.III. Dasuttarasutta; S.V.2,30; A.I.11,31; It.9.

2264

86

KTPH [007] Một pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhadhammo)

2024-02-22 21:27:04

[7] Một pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhadhammo): “Vô gián tâm định” (Ānantariko ceto samādhi). Theo Atthakathā (Sớgiải), tâm quả siêu thế (phala) nối tiếp tâm đạo, ấy gọi là vô gián tâm định. D.III. Dasuttarasutta.

2265

84

KTPH [008] Một pháp cần sanh khởi (Uppādetabbadhammo)

2024-02-22 21:27:57

[8] Một pháp cần sanh khởi (Uppādetabbadhammo): “Bất động trí (Akuppaṃ ñāṇaṃ). Bất động trí ở đây nên biết là trí tuệ thuộc quả siêu thế (phala paññā). Theo sớ giải kinh Dasut-tarasutta. Siêu thế quả trí không thể bị năng lực khác làm cho chuyển động biến hoại, cho dù như bậc hữu học còn tái sanh ở cõi khác khi sanh ra, trí siêu thế của vị ấy cũng không biến thái. D.III. Dasuttarasutta.

2266

86

KTPH [009] Một pháp cần thắng tri (Abhiññeyyadhammo)

2024-02-22 21:29:03

[9] Một pháp cần thắng tri (Abhiññeyyadhammo): “Tất cả chúng sanh duy tồn nhờ vật thực” (Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā). Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên có thân danh sắc này và được duy trì kế tục. D. Dasuttarasutta. Theo D.III Saṅgītisutta, có nói thêm một pháp cần thắng tri là: “Tất cả chúng sanh duy tồn nhờ hữu vi” (Sabbe sattā Saṅkhāraṭṭhitikā). Pháp hữu vi hay pháp hành (Saṅkhāra) ở đây được nói đến trong ý nghĩa duyên (Paccaya) [paccayo eva kathito’ ti sambandho]. Theo sớ giải ṭīkā.

2267

85

KTPH [010] Một pháp cần tác chứng (Sacchikātabadhammo)

2024-02-22 21:29:56

[10] Một pháp cần tác chứng (Sacchikātabadhammo): “Bất động tâm giải thoát” (Akuppā cetovimutti). Bất động tâm giải thoát, ở đây chỉ cho sự giải thoát bằng quả vị A-la-hán (Arahattaphalavimutti). Sự giải thoát này gọi là bất động vì vị A-la-hán đã đoạn tận mọi phiền não, và do đó tâm giải thoát này không bị các nghịch pháp làm chao động. Theo Atthakathā và Tīkā. D.III. Dasuttarasutta.

2268

90

KTPH [011] Hai pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā)

2024-02-22 21:31:09

1. Ức niệm (Sati), sự ghi nhớ, sự nhận biết, sự ghi nhận rõ từng sự kiện đang diễn ra, như đang đi, đứng, nằm, ngồi biết rõ đang đi, đứng, nằm, ngồi đang thở vô hoặc thở ra biết rõ đang thở vô hoặc thở ra… 2. Tỉnh giác (Sampajañña) trí hiểu rõ, biết rõ, liễu tri các pháp, như thấy biết danh sắc là vô thường v.v… hay thấy biết sự việc lợi hại v.v… (xem bốn pháp tỉnh giác – Sampajañña [ 220]). D.III.273 dasuttarasutta, A.I.95. 

2269

82

KTPH [012] Hai pháp cần tu tập (Bhāvetabbā-dhammā)

2024-02-22 21:32:18

[12] Hai pháp cần tu tập (Bhāvetabbā-dhammā): 1. Chỉ tịnh (Samatha) là thiền vắng lặng, pháp môn tu tập lấy 40 nghiệp xứ – Kammaṭṭhāna làm đề mục, sự tu tập này giúp chế ngự năm triền cái và an trú các loại tâm định. Xem 40 nghiệp xứ [493] Xem 5 triền cái [263] Xem 3 loại tâm định [90]. 2. Minh sát (Vipassanā), tức là thiền quán, thiền tuệ, pháp môn tu tập dựa trên đề mục 4 niệm xứ để giác ngộ níp-bàn chứng đạo quả. Xem 4 niệm xứ [165]. D.III.273, A.I60. 

2270

113

KTPH [013] Hai pháp cần biến tri (Pariññeyyādhammā)

2024-02-22 21:33:02

[13] Hai pháp cần biến tri (Pariññeyyādhammā): 1. Danh (Nāma), tức là pháp thực tính phi sắc – Arūpī dhamma, gồm 4 danh uẩn là Thọ, Tưởng, Hành và Thức, nói cách khác tức là tâm và tâm sở. níp-bàn cũng là pháp danh, nhưng là danh pháp vô vi, ngoại uẩn. 2. Sắc (Rūpa), tức là pháp thực tính thuộc vật chất chỉ sắc uẩn, gồm 28 sắc pháp. Cũng gọi là pháp sắc – rūpī dhamma). D .III. Dasuttarasutta; Dhs. 193, 245. 

2271

98

KTPH [014] Một pháp đa tác dụng (Bahukāradhammo)

2024-02-22 21:33:55

[14] Hai pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbādhammā): 1. Vô minh (Avijjā), sự si mê, sự dốt nát, sự mù quáng của tri kiến, không hiểu biết pháp đáng biết, như bất tri khổ, tập, diệt, đạo. 2. Hữu ái (Bhavataṇhā), sự tham muốn tái sanh, ái tham sanh hữu. D. III. Dasuttarasutta ; A.II.246 . 

2272

92

KTPH [015] Hai pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyādhammā)

2024-02-22 21:34:51

[15] Hai pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyādhammā): 1. Tánh khó dạy (Dovacassatā). Tánh cố chấp, cứng đầu, không chấp nhận lời dạy của người trí, dù được khuyên đúng pháp cũng không chịu nghe. 2. Có bạn xấu (Pāpamittatā). Thích giao du, thân cận, kết bạn với những kẻ thiếu niềm tin, ác giới, ác tuệ. D. III. Dasuttarasutta, Vbh.359. 

2273

80

KTPH [016] Hai pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā)

2024-02-22 21:41:12

[16] Hai pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā): 1. Tính dễ dạy (Sovacassatā). Biết chấp nhận lời dạy bảo của người trí, sẵn sàng nghe lời khuyên nhắc đúng pháp. 2. Có bạn tốt (Kalyānamittatā). Thích giao du, thân cận, kết bạn với người có niềm tin, có chánh kiến, có giới hạnh, có trí tuệ. D. III. Dasuttarasutta, Vbh.359. 

2274

82

KTPH [017] Hai pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā)

2024-02-22 21:43:55

[17] Hai pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā): 1. Nhân duyên làm uế nhiễm chúng sanh (Yo hetu paccayo sattānaṃ saṅkilesikāya), tức là những yếu tố gây tác hại tinh thần, như là các pháp xấu, pháp ác, pháp bất thiện, phi diệu pháp… Những sự kiện ấy đối với một người tầm thường thiểu trí khó nhận thức, không hiểu được. 2. Nhân duyên làm thanh tịnh chúng sanh (Yo hetu paccayo sattānaṃ visuddhiyā), tức là những yếu tố giúp tiến hóa trong sạch tinh thần, như là những thiện pháp, những đức tính tốt, những diệu pháp… Những sự kiện ấy đối với một người tầm thường thiểu trí khó nhận thức, khó hiểu thấu đáo. D.III. Dasuttarasutta. 

2275

91

KTPH [018] Hai pháp cần được sanh khởi (Uppādetabba dhammā)

2024-02-22 21:46:13

[18] Hai pháp cần được sanh khởi (Uppādetabba dhammā): 1. Đoạn tận trí (Khaye ñāṇaṃ). Trí tuệ có khả năng đoạn tuyệt phiền não, tức là trí thánh đạo, trí tương ưng trong tâm đạo (Maggañāṇa). 2. Vô sanh trí (Anuppāde ñāṇaṃ). Trí tuệ có khả năng làm cho phiền não không sanh nữa, tức là trí thánh quả, trí tương ưng tâm quả siêu thế (Phalañāṇa). D.III. Dasuttarasutta.pug.

2276

82

KTPH [019] Hai pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā)

2024-02-22 21:46:56

[19] Hai pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā): Hai bản chất hay giới (Dhātu) là hai pháp cần tỏ ngộ, cần biết rõ: 1. Hữu vi giới (Saṅkhatā ca dhātu), là bản chất pháp hữu vi, tức là ngũ uẩn. 2. Vô vi giới (Asaṅkhatā ca dhātu), là bản chất pháp vô vi, pháp ngoại uẩn, níp-bàn. D.III. Dasuttarasutta. 

2277

85

KTPH [020] Hai pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā)

2024-02-22 22:24:43

[20] Hai pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā): Chỉ hai pháp cần phải chứng đắc, đó là: 1. Minh (Vijjā). Đây là tam minh, tức Túc mạng minh, Sanh tử minh và Lậu tận minh. 2. Giải thoát (Mutti). Đây chỉ cho quả vị A-la-hán Arahattaphala. D.III. Dasuttarasutta. 

2278

94

KTPH [021] Hai nhân hỗn loạn chánh pháp (Saddhammasammosā)

2024-02-22 22:27:17

[21] Hai nhân hỗn loạn chánh pháp (Saddhammasammosā): 1. Văn cú bị sai lệch (Dunnikkhittañca pada-byañjanaṃ). 2. Nghĩa lý bị hiểu lầm (Attho ca dunnīto). A.I.58 

2279

93

KTPH [022] Hai nhân chánh pháp vững trú (Saddhammaṭhiti)

2024-02-22 22:28:10

[22] Hai nhân chánh pháp vững trú (Saddhammaṭhiti): 1. Văn cú được giữ đúng (Sunikkhittañca padayañjanaṃ). 2. Nghĩa lý được hiểu chính xác (Attho ca sunīto). A.I.58. 

2280

86

KTPH [023] Hai loại tâm giải thoát (Cetovimutti)

2024-02-22 22:28:53

[23] Hai loại tâm giải thoát (Cetovimutti): 1. Tâm giải thoát do thiền hành (Paṭipadāsiddhijhāna), tức là tâm thiền đáo đại được thực hành theo đường lối chỉ tịnh (Samatha). 2. Tâm giải thoát do thiền thánh đạo (Magga-siddhijhāna), tức là tâm thiền thành tựu nhờ thánh đạo. Theo Atthakathā. 

2281

81

KTPH [024] Hai loại dục (Chanda)

2024-02-22 22:29:46

[24] Hai loại dục (Chanda): 1. Ái dục (Taṇhāchanda), sự mong muốn của tâm tham đối với cảnh. 2. Pháp dục (Dhammachanda), sự mong muốn của tâm thiện đối với pháp lợi ích như là pháp học (Pariyatti), pháp hành (Paṭipatti) và pháp thành (Paṭivedha). Theo Atthakathā. 

2282

81

KTPH [025] Hai loại dục (Kāma):

2024-02-22 22:30:31

[25] Hai loại dục (Kāma): 1. Phiền não dục (Kilesakāma), sựtham ái cảnh trần. 2. Vật dục (Vatthukāma), đối tượng của tâm tham như là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc. Nd1.2 

2283

81

KTPH [026] Hai loại trí tương ưng trong tâm thiện dục giới (Ñāṇasampayuttacitta)

2024-02-22 22:31:21

[26] Hai loại trí tương ưng trong tâm thiện dục giới (Ñāṇasampayuttacitta): 1. Trí hiểu nghiệp lý (Kammassakatāpaññā), khéo tác ý rằng chúng sanh tạo nghiệp lành hay dữ sẽ thừa hưởng quả của nghiệp ấy. 2. Trí minh sát (Vipassanā paññā), khéo tác ý đến thực tướng của danh sắc, thấy rõ lý vô thường, khổ não, vô ngã đối với uẩn. Theo Atthasālinī.

2284

87

KTPH [027] Hai cực đoan (Antā), hai đường lối thực hành thái quá, bậc xuất gia nên tránh không hành theo

2024-02-22 22:32:05

[27] Hai cực đoan (Antā), hai đường lối thực hành thái quá, bậc xuất gia nên tránh không hành theo: 1. Sống trụy lạc trong các dục (Kāmasukhallikānuyogo), cũng gọi là lợi dưỡng. 2. Sống hành khổ bản thân (Attakilamathānuyogo), cũng gọi là khổ hạnh. Vin.I.10 ; S.V.420 .

2285

88

KTPH [028] Hai hạng A-la-hán (Arahanta)

2024-02-22 22:32:55

1. Can quán giả (Sukkhavipassaka), bậc thánh chứng ngộ khô khan, nghĩa là bậc đắc quả A-la-hán không có thiền, chỉ nhờ thuần thục tuệ minh sát. Hạng này cũng gọi là Thuần quán phương giả. (Sud-dhavipassanāyānika). 2. Chỉ phương giả (Samathayānika), bậc chứng A-la-hán nhờ nương thiền chỉ, nghĩa là vị này đã tu chứng thiền hiệp thế rồi mới tu tiến tuệ minh sát chứng quả A-la-hán. Hạng này cũng gọi là Câu phần giải thoát (Ubhatobhāgavimutta). Kh A.178, 183; Vism.58, 666. 

2286

83

KTPH [029] Hai hạng thánh nhân (Ariyapuggala)

2024-02-22 22:33:41

1. Thánh Hữu học (Sekho), là bậc thánh mà còn phải tiếp tục tu chứng tiến bực. Đây chỉ cho bảy hạng: Sơ đạo, Sơ quả, Nhị đạo, Nhị quả, Tam đạo, Tam quả và Tứ đạo. Nói cách khác là từ bậc Tuđà huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và bậc A-la-hán đạo, được gọi là hữu học. 2. Thánh vô học (Asekho), là bậc thánh không còn phải tu tập tiến nữa, đã đạt đến quả vị tột bực rồi. Đây tức là bậc Tứ Quả hay bậc A-la-hán quả. Các bậc thánh nhân này được gọi là hạng người đáng cúng dường (Dakkhineyyapuggala). A.I.62.

2287

88

KTPH [030] Hai sự toại nguyện (Iddhi)

2024-02-22 22:34:26

[30] Hai sự toại nguyện (Iddhi): 1. Sự toại nguyện về vật chất (Āmisa iddhi). Tức là thành đạt về tài sản của cải. 2. Sự toại nguyện về tinh thần (Dhamma iddhi). Tức là thành đạt về tri kiến, về học thức, về đạo đức. A.I.93. 

2288

87

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state