Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

KTPH [031] Hai ý thức tích cực của vị bồ tát Chánh Đẳng Giác (Upaññātadhamma)

2024-02-22 22:46:02

1. Không biết đủ trong thiện pháp (Asantuṭṭhitā kusalesu dhammesu), vị bồ tát tu tập luôn luôn khao khát làm việc thiện, không biết no đủ trong việc thiện. 2. Không thối chuyển trong tinh cần (Appaṭivāṇitā padhānasmiṃ), vị bồ tát hạnh nguyện Chánh Đẳng Giác khi đang tinh tấn tu tập dù gặp khó khăn cũng không sờn lòng nản chí. Đức Phật dạy rằng: chính do hai đức tính tích cực này trong quá trình tu hạnh bồ tát mà nay Ngài đã tự chứng đạt quả vị Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddho). D.III.214; A.50, 95; Dhs.8,234. 

2289

124

KTPH [032] Hai loại nghiệp (Kamma)

2024-02-22 22:46:54

[32] Hai loại nghiệp (Kamma): 1. Nghiệp bất thiện (Akusalakamma). Tư tâm sở (Cetanācetasika), tương ưng tâm bất thiện tham, sân, si tạo ra hành vi thân, khẩu, ý chẳng lành. 2. Thiện nghiệp (Kusalakamma). Tư tâm sở (Cetanācetasika), tương ưng tâm thiện có căn vô tham, vô sân, và trí tuệ để tạo ra hành vi thân, khẩu, ý lành. A. I.104, 263; It. 25, 55. 

2290

107

KTPH [033] Hai loại tà kiến (Diṭṭhi, micchādiṭṭhi, diṭṭhigata)

2024-02-22 22:47:53

1. Thường kiến (Sasatadiṭṭhi), nhận thấy có bản ngã thường hằng, hay nhận thấy thế gian trường tồn. 2. Đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi), nhận thấy thế gian đoạn diệt, chúng sanh không còn sau khi chết, hoặc nhận thấy không có nghiệp báo tái sanh. S.III.97. 

2291

113

KTPH [034] Hai pháp thực tính (Sabhāvadhamma)

2024-02-22 22:48:37

[34] Hai pháp thực tính (Sabhāvadhamma): 1. Pháp hiệp thế (Lokiyadhamma), lànăm uẩn cảnh lậu, tức là tâm hiệp thế, tâm sở tương ưng, và sắc pháp. 2. Pháp siêu thế (Lokuttaradhamma), là tâm đạo, tâm quả siêu thế và níp-bàn. Dhs.193, 245. 

2292

113

KTPH [035] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma)

2024-02-22 22:49:25

[35] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma): 1. Pháp sắc (Rūpadhamma, rūpīdhamma), là pháp thuộc vật chất, tức sắc uẩn. 2. Pháp phi sắc (Arūpadhamma arūpīdhamma), là bốn danh uẩn và níp-bàn. Dhs. 193, 254. 

2293

115

KTPH [036] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma)

2024-02-22 22:51:39

[36] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma): 1. Pháp hữu vi (Saṅkhatadhamma), là pháp bị tạo tác do duyên hệ, tức là ngũ uẩn. 2. Pháp vô vi (Asaṅkhatadhamma), là pháp không do duyên tạo tác, tức níp-bàn. Dhs. 193, 255. 

2294

109

KTPH [037] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma) cũng gọi là pháp hành (Saṅkhāra)

2024-02-22 22:52:37

[37] Hai pháp thực tính khác (Sabhāvadhamma) cũng gọi là pháp hành (Saṅkhāra): 1. Pháp bị thủ (Upādinnadhamma), là ngũ thủ uẩn do nghiệp tham ái và tà kiến (nghiệp thủ) tạo ra. Ở đây chỉ cho tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp. 2. Pháp bất bị thủ (Anupādinnadhamma), tức là các pháp mà không do nghiệp thủ tạo ra. Ở đây chỉ cho pháp chân đế ngoài ra quả hiệp thế và sắc nghiệp. Dhs. 211, 255. 

2295

122

KTPH [038] Một pháp đa tác dụng (Bahukāradhammo)

2024-02-22 22:53:25

[38] Hai loại thiền (Jhāna): 1. Thiền thẩm định cảnh (Ārammaṇūpanijjhāna). Thiền này chú niệm trên cảnh đề mục, tức là chỉ cho hai loại thiền hiệp thế, hay thiền đáo đại, hay thiền chỉ tịnh (Samatha). 2. Thiền thẩm định tướng (Lakkhaṇūpanijjhāna). Thiền này thẩm sát tam tướng dựa trên danh sắc, cũng gọi là thiền minh sát hay thiền quán (Vipassanā). Lại nữa Đạo và Quả siêu thế cũng được xem là thiền, là loại thiền thẩm định tướng vì Đạo và Quả chú tâm trên thực tướng của níp-bàn. Ā. II 41; Ps A.281; Dhs A.167.

2296

113

KTPH [039] Hai loại thiền hiệp thế (Lokiya jhāna)

2024-02-22 22:54:15

[39] Hai loại thiền hiệp thế (Lokiya jhāna): 1. Thiền sắc, hay thiền hữu sắc (Rūpajhāna), tức là thiền có cảnh đề mục dựa trên hình thức sắc pháp. 2. Thiền vô sắc (Arūpajhāna), là loại thiền có đề mục phi sắc, không dựa theo sắc pháp, vượt khỏi sắc tưởng. Thiền sắc cho quả sanh làm phạm thiên cõi sắc giới; Thiền vô sắc cho quả sanh làm phạm thiên cõi vô sắc giới. Ngoại trừ tâm thiền tố hữu sắc hay vô sắc là tâm thiền của bậc A-la-hán nên không có quả dị thục. D. III. 222; Dh S. 56. 

2297

106

KTPH [040] Hai trạng thái níp-bàn (Nibbāna)

2024-02-22 22:56:00

1. Hữu dư y níp-bàn (Sa-upādisesanibbāna), là trạng thái níp-bàn phiền não, đoạn diệt hoàn toàn phiền não, nhưng vẫn còn sự sống của thân ngũ uẩn. Nói cách khác đây là trường hợp một vị đắc quả A-la hán nhưng chưa viên tịch. Hữu dư y níp-bàn cũng gọi là phiền não níp-bàn (Kilesaparinibbāna). 2. Vô dư y níp-bàn (Anupādisesanibbāna), là tình trạng viên tịch, của vị A-la-hán, không dư sót cả phiền não lẫn ngũ uẩn. Đó là thời điểm ngũ uẩn níp-bàn (Khandhaparinibbāna). It. 38 Trong kinh điển có chỗ dùng hai từ này: Bậc thánh Hữu dư y (Sa-upadisesapuggala) là chỉ cho ba bậc hữu học (Sekha), bậc thánh vô dư y (Anupādisesapuggala) là chỉ cho bậc vô học A-la-hán (Asekha). A.IV.379.

2298

116

KTPH [041] Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu

2024-02-22 22:57:33

Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu:

2299

118

KTPH [042] Hai loại sắc pháp (Rūpa)

2024-02-22 22:58:29

[42] Hai loại sắc pháp (Rūpa): 1. Sắc đại hiển (Mahābhūtarūpa hay bhūtarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất hiện bày đa dạng rộng lớn, tức là bốn nguyên tố vật chất căn bản: đất, nước lửa, gió. 2. Sắc y sinh (Upādārūpa hay upādāyarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất phụ thuộc vào sắc đại hiển mà sanh ra, gồm 24 sắcnhư là sắc thần kinh, sắc cảnh giới v.v… M.II.262; Ps.I.183. 

2300

105

KTPH [043] Hai loại sắc pháp khác (Rūpa)

2024-02-23 00:57:41

1. Sắc thủ (Upādinnakarūpa), tức sắc pháp do nghiệp thủ tạo. Gồm có 18 sắc nghiệp: 4 sắc đại hiển, 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh giới, 2 sắc tính, sắc ý vật, sắc mạng quyền, và sắc vật thực. 2. Sắc phi thủ (Anupādinnakarūpa), tức loại sắc pháp không do nghiệp thủ tạo ra. Gồm 10 thứ sắc phi nghiệp: Sắc giao giới, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 sắc tướng trạng. Vbh, 14 ; Vism.450 ; comp.159. 

2301

111

KTPH [044] Hai sự thật (Sacca)

2024-02-23 00:58:20

1. Tục đế (Sammatisacca), sự thật theo qui ước, theo sự chế định. Như nói con người, thú vật, xe, thuyền, bàn ghế v.v… 2. Chân đế (Paramatthasacca), sự thật theo bản thể, theo chân lý, siêu lý. Như là pháp thực tính: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Níp-bàn. Ā.I.95; Kvu A.34. 

2302

113

KTPH [045] Hai loại định (Samādhi)

2024-02-23 00:59:03

1. Cận định (Upacārasamādhi), là trạng thái tâm an trú vắng lặng gần đạt đến tâm thiền định. 2. Kiên cố định (Appanāsamādhi), là trạng thái tâm thiền chứng, an trụ kiên cố trên đề mục thiền. Cũng gọi là thiền định. Vism.58, 371.

2303

107

KTPH [046]Hai loại giáo lý (Sāsana), lời giảng dạy của Đức Phật

2024-02-23 00:59:55

1. Giáo lý pháp học (Pariyattisāsana), là Phật ngôn trong cửu phần giáo lý, như khế kinh (sutta) ứng tụng (geyya)… Xem [440]. Phần giáo lý này là lý thuyết, cần phải học, cần phải thông thuộc. 2. Giáo lý pháp hành (Paṭipattisāsana), là sự tu tập thực hành như trì giới, thu thúc lục căn, ăn uống tiết độ, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác, và ba mươi bảy bồ-đề phần – Xem [383, 491]. Pháp hành gồm có năm là – Sammāpaṭipatti (Sự thực hành chân chánh), Anulomapaṭipadā, (Sự thực hành thuận lý) – Apaccanīkapaṭipadā, (Sự thực hành bất nghịch) – Anvatthapaṭipadā, (Sự thực hành tùy mục đích), Dhammānudhammapaṭipadā (Sự thực hành pháp trình tự, thứ lớp). Nd1. 143.

2304

118

KTPH [047] Hai loại cảm thọ (Vedanā)

2024-02-23 01:00:53

[47] Hai loại cảm thọ (Vedanā): 1. Thân thọ (Kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thọ khổ, thọ lạc, tức là thân đau đớn, thân thoải mái. 2. Tâm thọ (Cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là thọ ưu (tâm buồn bực), thọ hỷ (tâm vui mừng), thọ xả (tâm thản nhiên). S.IV. 231. 

2305

110

KTPH [048] Hai sự khổ (Dukkha)

2024-02-23 01:01:56

1. Khổ thân (Kāyikadukkha), sự khổ thuộc thân thọ, như thân đau đớn, khó chịu. 2. Khổ tâm (Cetasikadukkha), sự khổ thuộc tâm thọ, như tâm ưu phiền, buồn bực, bất an trong lòng. D. II. 306; S.V. 209. 

2306

109

KTPH [049] Hai sự an lạc (Sukha)

2024-02-23 01:02:43

[49] Hai sự an lạc (Sukha): 1. Lạc thân (Kāyikasukha), sự an lạc thuộc về thân thọ, như thân thoải mái, dễ chịu. 2. Lạc tâm (Cetasikasukha), sự an lạc thuộc về tâm thọ, như tâm vui mừng, tâm hân hoan. A. I. 80 

2307

115

KTPH [050] Hai sự an lạc khác (Sukha)

2024-02-23 01:04:26

1. Lạc vật chất (Sāmisasukha), là sự an lạc từ xúc hưởng ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc. 2. Lạc phi vật chất (Nirāmisasukha), là sự an lạc sanh không nhờ ngũ dục, mà do tư duy, như một vị an vui do tu thiền định hay tuệ quán v.v… A.I.80. 

2308

107

Trung A Hàm 217. Kinh Bát Thành

2024-02-29 02:34:36

Kinh Bát Thành, ngài A-nan vì cưsĩ Bát Thành mà nói 12 thiền.

2973

135

Trung A Hàm 218. Kinh A-na-luật-đà (I)

2024-02-29 02:35:23

Kinh A-na-luật-đà nói Tỳ-kheođắc 4 thiền và lậu tận chết được an lành.

2974

129

Trung A Hàm 219. Kinh A-na-luật-đà (Ii)

2024-02-29 02:36:15

Kinh A-na-luật-đà, ngài A-na-luật-đà nói Tỳ-kheo tri kiến chất trực, tu niệm xứ, 4 vô lượng chết không bị phiền nhiệt.

2975

129

Trung A Hàm 220. Kinh Kiến

2024-02-29 02:37:05

Kinh Kiến, Kinh Tiễn Dụ, Phật luôn luôn nói hữu thường, vô thường, nhưng không phải bao giờ cũng nói thế gian hữu thường.

2976

140

Trung A Hàm 221. Kinh Tiễn Dụ

2024-02-29 02:38:00

Kinh Kiến, Kinh Tiễn Dụ, Phật luôn luôn nói hữu thường, vô thường, nhưng không phải bao giờ cũng nói thế gian hữu thường.

2977

138

Trung A Hàm 222. Kinh Lệ

2024-02-29 02:38:55

Kinh Lệ nói muốn đoạn trừ vô minh cho đến già chết, thấu rõ vô minh cho đến già chết thì phải tu 37 bồ-đềphần, 10 nhất thiết xứ, 10 pháp vô học.

2978

142

Tăng nhất A Hàm TH01. Mục lục

2024-03-03 23:51:52

KINH TĂNG NHẤT A HÀM Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ (PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung)

2979

181

Tăng nhất A Hàm TH02. PHẨM TỰA 

2024-03-03 23:55:43

KINH TĂNG NHẤT A HÀM Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ (PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung) 1. PHẨM TỰA 

2980

144

Tăng nhất A Hàm TH03. MỘT PHÁP

2024-03-03 23:57:01

KINH TĂNG NHẤT A HÀM Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ (PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung) MỘT PHÁP 2. PHẨM THẬP NIỆM[1] 

2981

158

Tăng nhất A Hàm TH04. HAI PHÁP

2024-03-03 23:58:15

KINH TĂNG NHẤT A HÀM Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ (PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung) HAI PHÁP

2982

144

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications