Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Danh sách : Sách Những lời Phật dạy (Tỳ-khưu Bodhi)
Tìm kiếm nhanh

NLPD 01. Giới thiệu Tỳ-khưu Bodhi - mục lục

2024-03-18 06:39:47

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi là các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương là sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có những bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

3480

65

NLPD 02. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

2024-03-18 06:43:40

Mặc dù Giáo Pháp của Đức Phật có tính hệ thống cao, không có một đoạn kinh nào được cho là của Ngài mà trong đó, Ngài xác định cấu trúc của Giáo Pháp, một khung sườn dựa vào đó Ngài sắp đặt những giải trình đặc biệt về giáo thuyết. Trong quá trình hoằng pháp, Đức Phật đã giảng dạy nhiều cách khác nhau, tùy theo trường hợp và hoàn cảnh. Đôi khi, Ngài phát biểu các nguyên tắc bất di bất dịch vốn là trọng tâm của giáo pháp. Đôi khi, lời dạy của Ngài chỉ dành riêng cho những người tìm đến Ngài để được hướng dẫn. Đôi khi, Ngài điều chỉnh sự giảng giải cho đúng với tình huống đang cần một sự đáp ứng đặc biệt nào đó. Nhưng xuyên qua toàn bộ kinh điển được truyền lại, chúng ta không thấy một bài kinh nào bao hàm đầy đủ các yếu tố chính của Giáo Pháp và sắp xếp các yếu tố đó vào các bài kinh giảng theo một hệ thống rõ ràng.

3481

73

NLPD 03. CHƯƠNG I - KIẾP NHÂN SINH

2024-03-18 06:53:45

Như các tôn giáo khác, những lời dạy của Đức Phật bắt nguồn từ sự đáp ứng về những nỗi khổ đau căng thẳng trong tâm con người. Sự khác biệt giữa lời dạy của Ngài và các tôn giáo khác là tính cách trực tiếp, thấu suốt và thực tế khi Ngài nhìn các nỗi khổ đau này. Ngài không ban cho chúng ta các loại thuốc giảm đau vốn không điều trị được căn bệnh trầm kha nằm dưới bề mặt. Nhưng Ngài truy nguyên chứng bệnh hiện tại của chúng ta cho đến tận gốc rễ, vốn dai dẳng và tàn phá và chỉ cho chúng ta phương cách để có thể nhổ bỏ trọn gốc rễ. Tuy nhiên, mặc dù Phật Pháp tối hậu sẽ đưa đến tuệ giác để xóa bỏ mọi nguồn gốc của khổ đau, Giáo Pháp không khởi đầu từ đó, mà bắt đầu bằng những quan sát về thực tế khắc nghiệt đang xảy ra mỗi ngày. Ở đây, tính trực tiếp, thấu suốt trọn vẹn và hiện thực khắc nghiệt được chỉ cho thấy rõ ràng. Lời dạy bắt đầu bằng cách khuyên chúng ta phát triển một năng lực gọi là yoniso manasikāra, như lý tác ý hay chú tâm đúng đắn. Đức Phật dạy phải ngưng các ý tưởng lang thang trong đời sống và thay vào đó, nên chú tâm cẩn trọng về các sự thật đơn giản có sẵn khắp nơi, kêu gọi ta phải để ý đến chúng.

3482

62

NLPD 04. CHƯƠNG II NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

2024-03-18 07:03:56

Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong kinh tạng Nikāya, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cổ vũ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác Ngộ.

3483

58

NLPD 05. CHƯƠNG III TIẾP CẬN GIÁO PHÁP

2024-03-18 07:20:07

Một trong những khó khăn bất cứ một người tầm đạo nào tha thiết và cởi mở cũng phải đối diện là sự chọn lựa những lời dạy sẵn có về tôn giáo và tâm linh, vốn rất phong phú và đa dạng. Bản chất của những lời giảng dạy giáo lý là thường đòi hỏi phải có lòng trung thành tuyệt đối và trọn vẹn. Những tín đồ của một tín ngưỡng nào đó thường có khuynh hướng cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là tiết lộ được chân lý cuối cùng về vị trí của chúng ta trong vũ trụ và số phận tối hậu của chúng ta. Họ mạnh dạn đề xuất rằng chỉ có con đường của họ là cung cấp các phương tiện để đảm bảo sự cứu rỗi đời đời. Nếu chúng ta có thể đình chỉ tất cả các cam kết về niềm tin và so sánh các giáo thuyết cạnh tranh một cách công bằng, đem chúng ra thực nghiệm, có lẽ chúng ta sẽ có một phương pháp chắc chắn để quyết định chọn lựa. Nhờ đó, sự thử thách của chúng ta sẽ kết thúc.

3484

61

NLPD 06. CHƯƠNG IV HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP SỐNG NÀY

2024-03-18 07:28:36

Có phải chăng, như vài học giả tuyên bố, thông điệp nguyên thủy của Đức Phật chỉ liên quan đến sự giải thoát khỏi thế gian, không có ý nghĩa gì cho con người đang bị vướng bận vào đời sống thế tục? Có phải chăng các Phật tử thời xưa tin rằng chỉ có tu viện là nơi thật sự thực hành Giáo Pháp và chỉ có những vị xuất gia mới thực sự thích hợp nhận lãnh lời Phật dạy? Có phải chăng những lời Phật dạy cho hàng cư sĩ chỉ có ý nghĩa chiếu lệ, qua loa? Có phải chăng vai trò chính của hàng cư sĩ chỉ là để tạo phước qua việc cúng dường chư tăng ni, để các cư sĩ có thể trở thành tăng ni trong các kiếp sau, rồi mới thật sự bắt đầu hành trì?

3485

74

NLPD 07. CHƯƠNG V CON ĐƯỜNG ĐỂ TÁI SINH TỐT ĐẸP

2024-03-18 07:42:48

Khi kể lại “cuộc tầm cầu cao quý” của Ngài, Đức Phật nói rằng khi Ngài quán sát thế gian ngay sau khi thành đạo, Ngài thấy chúng sinh như hoa sen qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trong hồ nước. Có những hoa sen đã ở mặt nước hoặc gần mặt nước, có khả năng giác ngộ chỉ qua tiếp xúc với giáo pháp xuất thế của Ngài. Nhưng đa số chúng sinh khi tiếp cận với giáo pháp như thể những búp sen còn chìm sâu dưới mặt nước. Các đóa sen này được hưởng lợi qua ánh sáng mặt trời và dùng năng lượng đó để duy trì sự sống, nhưng vẫn cần thời gian để có thể vươn lên đến mặt nước. Cũng như thế, đa số phàm nhân khi nghe được Phật pháp và thiết lập niềm tin, vẫn phải nuôi dưỡng các phẩm hạnh tốt với năng lượng của Pháp, cho đến khi tâm thức họ được phát triển đầy đủ để thực chứng giác ngộ. Tiến trình này thường phải qua nhiều kiếp sống. Như thế, những người đó cần phải có phương cách dài hạn để phát triển tâm linh. Khi thực hành con đường giải thoát, họ phải tránh việc tái sinh vào những cảnh khổ, tạo những kiếp sống nối tiếp với bảo đảm vật chất, an vui và có cơ hội cho tiến bộ tâm linh.

3486

66

NLPD 08. CHƯƠNG VI QUAN KIẾN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚI

2024-03-18 07:51:18

Để tìm hiểu kinh điển, chúng ta cần phải biết về bối cảnh mà trong đó bài kinh được giảng và về thành phần thính chúng được nghe giảng bài kinh đó. Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, Đức Phật có những bài giảng thích hợp với khả năng và nhu cầu của người nghe. Cho những ai có những hành vi buông lung, Ngài dạy họ phải từ bỏ lối sống tự hại và thực hành các hành động thiện lành để có quả báo tốt đẹp. Cho những ai đầu hàng trước số phận, Ngài dạy họ phải cố gắng nỗ lực trong hiện tại, để đảm bảo phẩm chất đời sống hiện tiền và vận mệnh tương lai. Cho những ai tin rằng sự hiện hữu chấm dứt khi thân thể chết đi, Ngài dạy rằng chúng sinh vẫn tiếp tục sau khi thân thể tan rã, tái sinh theo nghiệp của họ. Cho những ai chưa đủ chín muồi để thành tựu cao hơn, Ngài dạy họ nhắm đến tái sinh vào cõi trời và vui hưởng hạnh phúc và vinh quang của thiên đàng.

3487

79

NLPD 09. CHƯƠNG VII CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

2024-03-18 08:52:30

Trong chương này, chúng ta tìm hiểu về tính năng đặc thù của lời dạy của Đức Phật, về con đường “siêu thế” (lokuttara) đưa đến giải thoát. Con đường này được xây dựng trên sự hiểu biết đã được chuyển hóa và quan kiến sâu sắc về bản chất của thế giới, bắt nguồn từ sự nhận thức của chúng ta về các nguy hại của dục lạc, về cái chết không thể tránh khỏi và về bản chất tiêu cực của thế giới ta-bà. Đây là những đề tài chúng ta đã khảo sát trong chương trước. Con đường đưa hành giả đến trạng thái giải thoát nằm ngoài tất cả các cõi giới hữu vi, tiến đến sự vô ưu và hạnh phúc vô nhiễm của Niết-bàn mà Đức Phật đã thực chứng trong đêm thành đạo.

3488

67

NLPD 10. CHƯƠNG VIII TU TẬP TÂM

2024-03-18 08:58:36

Sau khi trình bày một cái nhìn tổng quan của con đường siêu thế trong chương trước, trong chương này và chương tiếp theo, tôi dự định sẽ tập trung nhiều hơn vào hai khía cạnh của con đường này như mô tả trong kinh tạng Nikāya, đó là thiền định và trí tuệ. Quyết tâm tuân giữ giới luật – trong kinh tạng Nikāya, đặc biệt là giữ trọn vẹn các giới luật tu sĩ – được gọi là tu tập trong giới luật bậc cao (tăng thượng giới, adhisı̄la- sikkhā). Nguyên tắc đạo đức, nếu tuân giữ thường xuyên, truyền vào tâm với lực thanh tịnh của giới đức, tạo ra hỷ lạc và lòng tín thành nơi Giáo Pháp.

3489

67

NLPD 11. CHƯƠNG IX CHIẾU SÁNG TUỆ QUANG

2024-03-18 09:29:54

Các kinh văn được trích dẫn trong chương VIII xem hành thiền như là một pháp tu tập tâm nhắm đến một công phu có hai mặt: Làm tĩnh lặng tâm và tạo minh quán. Tâm tĩnh lặng, an định, là nền tảng của minh quán. Tâm tĩnh lặng quan sát các hiện tượng khi chúng sinh và diệt và từ việc quan sát liên tục và thăm dò thẩm tra, phát sinh “tuệ minh sát cao thượng về mọi hiện tượng – mọi pháp” (adhipaññādhammavipassanā). Khi trí tuệ bắt đầu có đà, tuệ ấy thâm nhập càng lúc càng thâm sâu vào bản chất của sự vật, mà đỉnh cao trong sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện được gọi là giác ngộ (sambodhi).

3490

70

NLPD 12. CHƯƠNG X CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

2024-03-18 09:38:57

Việc vun trồng trí tuệ, như chúng ta đã thấy, nhằm mục đích thực chứng Niết-bàn. Kinh bộ Nikāya ấn định một loạt các giai đoạn cố định mà một hành giả phải đi qua, trên đường hướng đến Niết-bàn. Khi xuyên qua các giai đoạn này, hành giả tiến hóa từ một “phàm phu vô văn”, mù lòa không thấy các chân lý của Pháp, trở thành vị A-la-hán, một vị giải thoát, đạt được hiểu biết toàn vẹn về Tứ Thánh Đế và thực chứng Niết-bàn ngay trong kiếp sống này. Tôi đã đề cập một số các giai đoạn đó trong các chương trước của cuốn sách. Trong chương này, tôi sẽ trình bày các giai đoạn đó có hệ thống hơn.

3491

74

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state