Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
NLPD 01. Giới thiệu Tỳ-khưu Bodhi - mục lục
Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi là các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương là sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có những bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3480

Các tên gọi khác

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi là các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương là sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có những bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
NLPD 01. Giới thiệu Tỳ-khưu Bodhi - mục lục

 

Những lời Phật dạy

Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli

 

 

Tỳ-khưu Bodhi biên soạn và giới thiệu

2005

 

 

Bình Anson dịch

2016

 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu                                                                           7

Tỳ-khưu Bodhi                                                                    11

Bảng các chữ viết tắt                                                           13

Mục lục chi tiết                                                                   15

Giới thiệu tổng quát                                                            25

  1. Kiếp nhân sinh                                                          43
  2. Người đem ánh sáng                                                  71
  3. Tiếp cận giáo pháp                                                  119
  4. Hạnh phúc thấy được trong kiếp sống này              153
  5. Con đường để tái sinh tốt đẹp                                  205
  6. Quan kiến thâm sâu về thế giới                                249
  7. Con đường giải thoát                                               299
  8. Tu tập tâm                                                                339
  9. Chiếu sáng tuệ quang                                              387
  10. Các cấp độ thực chứng                                             473

Đối chiếu thuật ngữ                                                          541

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có những bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

Trong kinh điển Pāli, các bài giảng của Đức Phật được sưu tập và bố trí vào các bộ kinh Nikāya. Trong hai mươi năm qua, các bản dịch mới bằng tiếng Anh của bốn bộ Nikāya chính đã được in ra trong các bản in đẹp và phổ biến rộng rãi. Nhiều người sau khi đọc các bộ kinh này đã nói với tôi rằng những bản dịch đó giúp họ hiểu biết rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những người khác khi cố gắng tìm đọc các bản kinh Nikāya lại nói với tôi khác hơn. Họ nói rằng trong khi các bản dịch này đọc dễ hiểu hơn các bản dịch trước đó, họ vẫn cảm thấy khó khăn. Họ không thể thấy được cấu trúc tổng quát của các bài kinh, một khung sườn trong đó các bài kinh được sắp xếp. Ngay chính các bộ Nikāya không giúp gì nhiều trên phương diện này, vì cách sắp xếp dường như có vẻ khá lộn xộn – với ngoại lệ của Tương ưng bộ có cấu trúc theo chủ đề.

Trong loạt những bài giảng mà tôi trình bày tại Tu viện Bồ- đề ở bang New Jersey, Hoa Kỳ, từ tháng Giêng 2003, tôi đã thảo ra một cấu trúc của riêng tôi để sắp xếp nội dung Trung bộ kinh. Cấu trúc này trình bày từng bước về thông điệp của Đức Phật, từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ đẳng đến thâm sâu. Khi suy ngẫm lại, tôi thấy cấu trúc này không chỉ áp dụng cho Trung bộ, mà có thể dùng cho tất cả bốn bộ Nikāya. Do đó, cuốn sách này được tổ chức trích lục các bài kinh từ bốn bộ Nikāya, trong khuôn khổ cấu trúc dựa theo chủ đề phát triển dần lên.

Cuốn sách nhằm để phục vụ hai nhóm độc giả. Nhóm thứ nhất là những người chưa quen với các bài giảng của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với các độc giả như vậy, bất kỳ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ mơ hồ. Tất cả bốn bộ kinh Nikāya, nếu đọc cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một đại dương mênh mông, đầy biến động hoàn toàn xa lạ. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ phục vụ như là một bản đồ để giúp những độc giả ấy đi thông qua khu rừng của các bài kinh, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp đại dương của Giáo Pháp.

Nhóm độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế: (1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và (2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.

Hầu như tất cả các đoạn kinh văn trong cuốn sách này đã được lựa chọn từ các bản dịch tiếng Anh mới nhất của bốn bộ Nikāya. Tuy nhiên, hầu như các đoạn trích lục đó đều được tôi chỉnh sửa, không ít thì nhiều, theo sự hiểu biết của tôi về kinh văn và về tiếng Pāli. Tôi cũng tuyển chọn một vài bài kinh của tập Phật Tự Thuyết và Phật Thuyết Như Vậy trong bộ Nikāya thứ năm – Tiểu bộ, dựa theo bản dịch tiếng Anh của ông John Ireland, với vài sửa đổi theo cách dùng thuật ngữ của tôi. Tôi ưu tiên dùng các bài kinh văn xuôi hơn là các bài theo thể kệ, vì các bài kinh văn xuôi trình bày trực tiếp và rõ ràng hơn. Khi một bài kinh có kèm theo các câu kệ, nếu các câu kệ chỉ lặp lại ý tưởng của các đoạn văn xuôi đi trước, để tiết kiệm, tôi bỏ qua các đoạn kệ đó.

Mỗi chương bắt đầu với phần dẫn nhập, trong đó, tôi giải thích các khái niệm nổi bật, liên quan đến chủ đề của chương và cố gắng trình bày làm thế nào tôi đã chọn các kinh văn tiêu biểu cho chủ đề đó.

Tôi xin tri ân ông Timothy McNeill và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications đã khích lệ tôi kiên trì biên soạn và hoàn tất cuốn sách trong những lúc sức khỏe của tôi không được tốt. Tỳ-khưu Anālayo và Tỳ-khưu Nyanasobhano đã đọc và góp ý về các phần dẫn nhập trong cuốn sách và ông John Kelly đã giúp rà soát toàn thể cuốn sách. Tôi rất tri ân sự đóng góp của ba vị. Cuối cùng, tôi xin tri ân các học viên các khóa Pāli và khóa Phật Pháp tại Tu viện Bồ-đề với sự quan tâm nồng nhiệt về những lời giảng dạy của Đức Phật trong các bộ Nikāya, đã tạo niềm hứng khởi cho tôi biên soạn cuốn sách. Tôi đặc biệt tri ân vị sáng lập tu viện, ngài Hòa thượng Jen-Chun (Nhân Tuấn), đã đón nhận một tu sĩ của truyền thống Phật giáo khác đến trú ngụ tại Tu viện và đã có mối quan tâm đặc biệt, nối cầu Bắc truyền và Nam truyền trong giáo lý Phật giáo Sơ kỳ.

Tỳ-khưu Bodhi

Bodhi Monastery, New Jersey, USA

2005

 

]

TỲ-KHƯU BODHI

 

Tỳ-khưu Bodhi (Bhikkhu Bodhi), người Mỹ, sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài có bằng Cử nhân Triết học (1966, Đại học Brooklyn) và Tiến sĩ Triết học (Đại học Clare- ment). Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng qua các công trình dịch thuật và trước tác của ngài.

Vào lứa tuổi 20, ngài đã yêu thích tìm hiểu đạo Phật và tìm đọc nhiều sách Phật giáo về Thiền tông và Phật giáo Đại thừa. Khi theo học chương trình cao học, ngài làm bạn với một vị tu sĩ Việt Nam, Thượng tọa Thích Giác Đức và được Thượng tọa hướng dẫn hành thiền, trên căn bản là dựa theo bốn pháp Lập Niệm, pháp niệm hơi thở và pháp quán tâm Từ. Sau đó ngài xin xuất gia sa-di với Thượng tọa Giác Đức vào năm 1967. Sau khi hoàn tất học vị Tiến Triết học, ngài đến tu tại Phật học viện Quốc tế, Los Angeles, với Hòa thượng Thích Thiên Ân.

Tại đây, ngài gặp Hòa thượng Thích Minh Châu trong một chuyến công du sang Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Minh Châu khuyên ngài nên sang Sri Lanka để học kinh điển Pāli và viết thư giới thiệu ngài đến các vị cao tăng Sri Lanka. Năm 1972, ngài du hành đến Sri Lanka. Trên đường du hành, ngài có ghé thăm Việt Nam, lưu tại Sài Gòn trong hai tháng.

Sau khi đến Sri Lanka, ngài xin thọ giới Sa-di trong truyền thống Theravāda. Năm 1973 ngài thọ giới Tỳ-khưu với vị bổn sư là Hòa thượng Ananda Maitreya, một học giả cao tăng thuộc hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo Sri Lanka đương thời. Ngài học tiếng Pāli nghiên cứu kinh điển với Hòa thượng Nyanaponika, một cao tăng người Đức. Năm 1984, ngài được đề cử làm Chủ bút của Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society) của Sri Lanka và năm 1988 là Chủ tịch của Hội này. Trong thời gian làm việc, ngài nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn của Hòa thượng Piyadassi – sư đệ của Hòa thượng Narada và Phra Khantipalo

– một tu sĩ người Anh và là bạn học của Hòa thượng Thích

Minh Châu.

Tỳ-khưu Bodhi là chủ bút, tác giả và dịch giả của nhiều kinh sách Phật giáo, quan trọng nhất là Trung bộ (Middle Length Discourses) được dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Anh (đồng dịch giả với Tỳ-khưu Ñanamoli, 1995), Tương ưng bộ (Connected Discourses of the Buddha, 2000), Những lời Phật dạy – Trích lục Kinh điển Pāli (In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, 2005), Tăng chi bộ (Numeri- cal Discourses of the Buddha, 2012), Thắng pháp Tập yếu (Comprehensive Manual of Abhidhamma, 2000). Năm 2014, nhân dịp sinh nhật 70 của ngài, hội BPS xuất bản một tập sách gồm 53 bài tham luận ngắn của ngài, viết trong những năm qua về nhiều vấn đề ứng dụng giáo pháp vào đời sống, tựa đề Dhamma Reflections (Những suy tư về Giáo Pháp).

Năm 2000, ngài đã đọc bài diễn văn quan trọng tại đại lễ Phật Đản (Vesak) chính thức đầu tiên do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Ngài trở về Mỹ năm 2002, cư ngụ tại Tu viện Bodhi (chùa Bồ Đề, Lafayette, New Jersey) – vị trụ trì là Hòa thượng Jen-Chun (Nhân Tuấn), đệ tử của Hòa thượng Ấn Thuận (Yin- Shun), một vị cao tăng tên tuổi ở Đài Loan.

Hiện nay, ngài Tỳ-khưu Bodhi cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen (chùa Trang Nghiêm, Carmel, New York), vị trụ trì là Thượng tọa Fa-Yao Dhammadipa (Pháp Diệu). Ngài giảng dạy Phật pháp tại hai tu viện này và được thỉnh mời giảng dạy tại các tu viện khác ở Hoa Kỳ.

Ngài cũng Chủ tịch của Hội “Yin Shun (Ấn Thuận) Foun- dation”, và là sáng lập viên tổ chức “Buddhist Global Relief” (Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu).

]

 

 

12

 

 

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Các bài giảng của Đức Phật được bảo tồn trong kinh điển Pāli được gọi các sutta (kinh), tiếng Sanskrit tương đương sūtra. Mặc dù kinh điển Pāli thuộc về một bộ phái Phật giáo – bộ phái Theravāda hay Thượng tọa bộ – không có nghĩa là các bài kinh này chỉ dành riêng cho Theravāda. Các bài kinh ấy bắt nguồn từ giai đoạn sớm nhất của lịch sử văn học Phật giáo, một giai đoạn kéo dài khoảng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Các bài kinh Pāli có những bài kinh tương đương trong các bộ phái Phật giáo Sơ kỳ khác – các bộ phái này ngày nay không còn hiện hữu, đôi khi cũng rất giống bản Pāli, khác nhau chủ yếu là về bối cảnh và cách bố trí, nhưng không khác nhau về mặt giáo lý. Các bài kinh Pāli là những văn bản cổ xưa nhất về lời dạy của Đức Phật mà hiện nay chúng ta có được. Đó là những gì gần gũi nhất với các bài giảng của Đức Phật lịch sử. Những lời dạy được tìm trong đó là đầu nguồn của tất cả những dòng chảy tiến hóa của giáo lý và thực hành trong đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Vì lý do đó, các bài kinh Pāli tạo thành một di sản chung cho tất cả mọi truyền thống Phật giáo. Phật tử của tất cả các tông phái muốn hiểu được cội rễ của Phật giáo cần phải đặt ưu tiên trong việc nghiên cứu học tập các bài kinh này.

Trong kinh điển Pāli, các bài giảng của Đức Phật được sưu tập và bố trí vào các bộ kinh Nikāya. Trong hai mươi năm qua, các bản dịch mới bằng tiếng Anh của bốn bộ Nikāya chính đã được in ra trong các bản in đẹp và phổ biến rộng rãi. Nhiều người sau khi đọc các bộ kinh này đã nói với tôi rằng những bản dịch đó giúp họ hiểu biết rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những người khác khi cố gắng tìm đọc các bản kinh Nikāya lại nói

 

7

 

 

với tôi khác hơn. Họ nói rằng trong khi các bản dịch này đọc dễ hiểu hơn các bản dịch trước đó, họ vẫn cảm thấy khó khăn. Họ không thể thấy được cấu trúc tổng quát của các bài kinh, một khung sườn trong đó các bài kinh được sắp xếp. Ngay chính các bộ Nikāya không giúp gì nhiều trên phương diện này, vì cách sắp xếp dường như có vẻ khá lộn xộn – với ngoại lệ của Tương ưng bộ có cấu trúc theo chủ đề.

Trong loạt những bài giảng mà tôi trình bày tại Tu viện Bồ- đề ở bang New Jersey, Hoa Kỳ, từ tháng Giêng 2003, tôi đã thảo ra một cấu trúc của riêng tôi để sắp xếp nội dung Trung bộ kinh. Cấu trúc này trình bày từng bước về thông điệp của Đức Phật, từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ đẳng đến thâm sâu. Khi suy ngẫm lại, tôi thấy cấu trúc này không chỉ áp dụng cho Trung bộ, mà có thể dùng cho tất cả bốn bộ Nikāya. Do đó, cuốn sách này được tổ chức trích lục các bài kinh từ bốn bộ Nikāya, trong khuôn khổ cấu trúc dựa theo chủ đề phát triển dần lên.

Cuốn sách nhằm để phục vụ hai nhóm độc giả. Nhóm thứ nhất là những người chưa quen với các bài giảng của Đức Phật và cảm thấy cần một sự giới thiệu có hệ thống. Đối với các độc giả như vậy, bất kỳ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ mơ hồ. Tất cả bốn bộ kinh Nikāya, nếu đọc cùng một lúc, có thể sẽ giống như một khu rừng – dày đặc với nhiều loại thú hoang ẩn hiện, hay như một đại dương mênh mông, đầy biến động hoàn toàn xa lạ. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ phục vụ như là một bản đồ để giúp những độc giả ấy đi thông qua khu rừng của các bài kinh, hoặc như một con tàu mạnh mẽ để mang các vị ấy đi khắp đại dương của Giáo Pháp.

Nhóm độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người, tuy đã quen với những bài kinh, nhưng vẫn chưa thấy các bài kinh đó kết hợp như thế nào trong một tổng thể khả tri. Đối với các độc giả như vậy, những bài kinh cá biệt có thể được hiểu riêng rẽ nhưng các đoạn kinh văn xuất hiện giống

 

 

8

 

 

như những mảnh giấy của một trò chơi ghép hình rải rác trên bàn. Một khi độc giả thông hiểu cấu trúc trong cuốn sách này, vị ấy sẽ có một khái niệm rõ ràng về cấu trúc các lời Phật dạy. Từ đó, với việc suy tư thêm nữa, vị ấy có thể xác định vị trí của bất kỳ bài kinh nào trong lâu đài Giáo Pháp, cho dù được hay không được đề cập trong cuốn sách.

Tuyển tập trích lục này, hoặc bất cứ tập trích lục kinh điển nào khác, không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Cuốn sách của tôi có hai phần, tương ứng với hai nhóm độc giả mà cuốn sách được thiết kế: (1) những người mới đến với văn học Phật giáo Sơ kỳ sẽ thấy thích thú và được động viên tìm đọc đầy đủ các bộ kinh Nikāya; và (2) những người đã có kinh nghiệm đọc các bộ Nikāya, sau khi đọc cuốn sách này sẽ có hiểu biết tốt hơn về nguồn kinh điển mà họ đã quen thuộc.

Thêm vào đó, tôi hy vọng tập sách trích lục này có thể trình bày được tầm vóc rộng lớn của trí tuệ Đức Phật. Đôi khi, Phật giáo Sơ kỳ được xem như là một công phu tu tập xuất ly thế tục, chủ yếu dành cho các nhà tu khổ hạnh và ẩn sĩ. Nhưng các bài giảng cổ xưa trong kinh điển Pāli cho chúng ta thấy rõ ràng là trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã đi sâu vào đời sống thế tục, cung cấp các hướng dẫn cho những người bình thường, để có được đạo đức và nhận thức đúng đắn. Không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp tu sĩ, Phật giáo cổ xưa bao gồm sự cộng tác mật thiết giữa hai giới cư sĩ và tu sĩ, trong nhiệm vụ chung là giữ gìn lời dạy của Đức Phật và đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực đi trên con đường đưa đến sự tận diệt đau khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giáo Pháp đã cung cấp những hướng dẫn, cảm hứng, niềm vui và sự khích lệ dồi dào và thâm sâu.

Hầu như tất cả các đoạn kinh văn trong cuốn sách này đã được lựa chọn từ các bản dịch tiếng Anh mới nhất của bốn bộ Nikāya. Tuy nhiên, hầu như các đoạn trích lục đó đều được tôi chỉnh sửa, không ít thì nhiều, theo sự hiểu biết của tôi về

 

 

9

 

 

kinh văn và về tiếng Pāli. Tôi cũng tuyển chọn một vài bài kinh của tập Phật Tự Thuyết và Phật Thuyết Như Vậy trong bộ Nikāya thứ năm – Tiểu bộ, dựa theo bản dịch tiếng Anh của ông John Ireland, với vài sửa đổi theo cách dùng thuật ngữ của tôi. Tôi ưu tiên dùng các bài kinh văn xuôi hơn là các bài theo thể kệ, vì các bài kinh văn xuôi trình bày trực tiếp và rõ ràng hơn. Khi một bài kinh có kèm theo các câu kệ, nếu các câu kệ chỉ lặp lại ý tưởng của các đoạn văn xuôi đi trước, để tiết kiệm, tôi bỏ qua các đoạn kệ đó.

Mỗi chương bắt đầu với phần dẫn nhập, trong đó, tôi giải thích các khái niệm nổi bật, liên quan đến chủ đề của chương và cố gắng trình bày làm thế nào tôi đã chọn các kinh văn tiêu biểu cho chủ đề đó.

Tôi xin tri ân ông Timothy McNeill và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications đã khích lệ tôi kiên trì biên soạn và hoàn tất cuốn sách trong những lúc sức khỏe của tôi không được tốt. Tỳ-khưu Anālayo và Tỳ-khưu Nyanasobhano đã đọc và góp ý về các phần dẫn nhập trong cuốn sách và ông John Kelly đã giúp rà soát toàn thể cuốn sách. Tôi rất tri ân sự đóng góp của ba vị. Cuối cùng, tôi xin tri ân các học viên các khóa Pāli và khóa Phật Pháp tại Tu viện Bồ-đề với sự quan tâm nồng nhiệt về những lời giảng dạy của Đức Phật trong các bộ Nikāya, đã tạo niềm hứng khởi cho tôi biên soạn cuốn sách. Tôi đặc biệt tri ân vị sáng lập tu viện, ngài Hòa thượng Jen-Chun (Nhân Tuấn), đã đón nhận một tu sĩ của truyền thống Phật giáo khác đến trú ngụ tại Tu viện và đã có mối quan tâm đặc biệt, nối cầu Bắc truyền và Nam truyền trong giáo lý Phật giáo Sơ kỳ.

Tỳ-khưu Bodhi

Bodhi Monastery, New Jersey, USA

2005

 

TỲ-KHƯU BODHI

 

Tỳ-khưu Bodhi (Bhikkhu Bodhi), người Mỹ, sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài có bằng Cử nhân Triết học (1966, Đại học Brooklyn) và Tiến sĩ Triết học (Đại học Clare- ment). Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng qua các công trình dịch thuật và trước tác của ngài.

Vào lứa tuổi 20, ngài đã yêu thích tìm hiểu đạo Phật và tìm đọc nhiều sách Phật giáo về Thiền tông và Phật giáo Đại thừa. Khi theo học chương trình cao học, ngài làm bạn với một vị tu sĩ Việt Nam, Thượng tọa Thích Giác Đức và được Thượng tọa hướng dẫn hành thiền, trên căn bản là dựa theo bốn pháp Lập Niệm, pháp niệm hơi thở và pháp quán tâm Từ. Sau đó ngài xin xuất gia sa-di với Thượng tọa Giác Đức vào năm 1967. Sau khi hoàn tất học vị Tiến Triết học, ngài đến tu tại Phật học viện Quốc tế, Los Angeles, với Hòa thượng Thích Thiên Ân.

Tại đây, ngài gặp Hòa thượng Thích Minh Châu trong một chuyến công du sang Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Minh Châu khuyên ngài nên sang Sri Lanka để học kinh điển Pāli và viết thư giới thiệu ngài đến các vị cao tăng Sri Lanka. Năm 1972, ngài du hành đến Sri Lanka. Trên đường du hành, ngài có ghé thăm Việt Nam, lưu tại Sài Gòn trong hai tháng.

Sau khi đến Sri Lanka, ngài xin thọ giới Sa-di trong truyền thống Theravāda. Năm 1973 ngài thọ giới Tỳ-khưu với vị bổn sư là Hòa thượng Ananda Maitreya, một học giả cao tăng thuộc hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo Sri Lanka đương thời. Ngài học tiếng Pāli nghiên cứu kinh điển với Hòa thượng Nyanaponika, một cao tăng người Đức. Năm 1984, ngài được đề cử làm Chủ bút của Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society) của Sri Lanka và năm 1988 là Chủ tịch của Hội này. Trong thời gian làm việc, ngài nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn của Hòa thượng Piyadassi – sư đệ của Hòa thượng Narada và Phra Khantipalo

– một tu sĩ người Anh và là bạn học của Hòa thượng Thích

Minh Châu.

Tỳ-khưu Bodhi là chủ bút, tác giả và dịch giả của nhiều kinh sách Phật giáo, quan trọng nhất là Trung bộ (Middle Length Discourses) được dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Anh (đồng dịch giả với Tỳ-khưu Ñanamoli, 1995), Tương ưng bộ (Connected Discourses of the Buddha, 2000), Những lời Phật dạy – Trích lục Kinh điển Pāli (In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon, 2005), Tăng chi bộ (Numeri- cal Discourses of the Buddha, 2012), Thắng pháp Tập yếu (Comprehensive Manual of Abhidhamma, 2000). Năm 2014, nhân dịp sinh nhật 70 của ngài, hội BPS xuất bản một tập sách gồm 53 bài tham luận ngắn của ngài, viết trong những năm qua về nhiều vấn đề ứng dụng giáo pháp vào đời sống, tựa đề Dhamma Reflections (Những suy tư về Giáo Pháp).

Năm 2000, ngài đã đọc bài diễn văn quan trọng tại đại lễ Phật Đản (Vesak) chính thức đầu tiên do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Ngài trở về Mỹ năm 2002, cư ngụ tại Tu viện Bodhi (chùa Bồ Đề, Lafayette, New Jersey) – vị trụ trì là Hòa thượng Jen-Chun (Nhân Tuấn), đệ tử của Hòa thượng Ấn Thuận (Yin- Shun), một vị cao tăng tên tuổi ở Đài Loan.

Hiện nay, ngài Tỳ-khưu Bodhi cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen (chùa Trang Nghiêm, Carmel, New York), vị trụ trì là Thượng tọa Fa-Yao Dhammadipa (Pháp Diệu). Ngài giảng dạy Phật pháp tại hai tu viện này và được thỉnh mời giảng dạy tại các tu viện khác ở Hoa Kỳ.

Ngài cũng Chủ tịch của Hội “Yin Shun (Ấn Thuận) Foun- dation”, và là sáng lập viên tổ chức “Buddhist Global Relief” (Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu).

]

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

AN

Aṅguttara Nikāya (Tăng chi bộ)

DN

Dīgha Nikāya (Trường bộ)

It

KN

Itivuttaka (Phật thuyết như vậy)

Khuddaka Nikāya (Tiểu bộ)

MN

Majjhima Nikāya (Trung bộ)

SN

Saṃyutta Nikāya (Tương ưng bộ)

Ud

Udāna (Phật tự thuyết)

Be

Burmese-script Chaṭṭtha Saṅgāyana ed. (Tam tạng Miến Điện)

Ce

Sinhala-script ed. (Tam tạng Sri Lanka)

Ee

Roman-script ed. (PTS, Tam tạng, Hội Kinh văn Pāli)

Mp

Manorathapūraṇī (Chú giải Tăng chi bộ)

Ppn

Path of Purification

(Thanh tịnh đạo, bản Anh dịch)

Ps

Papañcasūdanī (Chú giải Trung bộ)

Ps-pt

Papañcasūdanī-purāna-tīka (Phụ chú giải Trung bộ)

Skt

Sanskrit

Spk

Sāratthappakāsinī (Chú giải Tương ưng bộ)

Spk-pt

Sāratthappakāsinī-purāṇa-ṭīkā (Phụ chú giải Tương ưng bộ)

Sv

Sumaṅgalavilāsinī (Chú giải Trường bộ)

Vibh

Vibhaṅga (Phân tích)

Vin

Vinaya (Luật)

Vism

Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo)

 

  • Các kinh văn trích dẫn từ Trườ ng bộ, Trung bộ, Phật thuyết như vậy được ghi số theo số thứ tự của bài kinh. Các kinh văn trong Tương ưng bộ, Tăng chi bộ, Phật tự thuyết được ghi số theo số thứ tự của chương và số thứ tự bài kinh trong chương đó.

 

  • Trong phần dẫn nhập đầu mỗi chương của cuốn sách, kinh văn trích dẫn được in đậm là Kinh văn X,y(z), trong đó, X là số La Mã chỉ cho số thứ tự của chương, y chỉ cho số đoạn trong chương và z chỉ cho số thứ tự bài kinh đề cập trong đoạn đó.

 

  • Kinh văn trong bản Việt dịch, trên cơ bản, dựa theo các bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, nhưng được biên tập để tương thích với bản Anh dịch của Tỳ- khưu Bodhi.

 

 

MỤC LỤC CHI TIẾT

 

  1. KIẾP NHÂN SINH

Dẫn nhập                                                                         43

    1. Già, bệnh, chết                                                              51
      1. Già và chết (SN 3:3)
      2. Ví dụ hòn núi (SN 3:25)
      3. Thiên sứ (AN 3:35)
    2. Những khổ não của cuộc sống thiếu suy tư                   58
      1. Mũi tên của thọ khổ (SN 36:6)
      2. Những nỗi thăng trầm của cuộc đời (AN 8:6)
      3. Lo rầu về sự thay đổi (SN 22:7)
    3. Thế giới quay cuồng                                                     63
      1. Nguyên nhân của xung đột (AN 2:37)
      2. Tại sao chúng sinh sống trong thù hận? (DN 21)
      3. Chuỗi duyên đen tối (DN 15)
      4. Gốc rễ của tàn bạo và đàn áp (AN 3:69)
    4. Không thể biết được khởi thủy                                      66
      1. Cỏ và củi (SN 15:1)
      2. Các hòn đất (SN 15:2)
      3. Quả núi (SN 15:5)
      4. Sông Hằng (SN 15:8)
      5. Chó bị cột (SN 22:99)

 

  1. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

Dẫn nhập                                                                          71

 

 

    1. Một người (AN 1:170)                                                                  80
    2. Bồ-tát nhập thai và đản sinh (MN 123)                         81
    3. Tầm cầu giác ngộ                                                          87
      1. Tầm cầu trạng thái tối thượng của an bình siêu việt

(MN 26)

      1. Chứng đạt tam minh (MN 36)
      2. Thành phố cổ xưa (SN 12:65)
    1. Quyết định truyền giảng (MN 26)                               107
    2. Bài pháp đầu tiên (SN 56:11)                                       114
  1. TIẾP CẬN GIÁO PHÁP

Dẫn nhập                                                                        119

    1. Không phải là giáo pháp mật truyền (AN 3:129)         129
    2. Không giáo điều hay lòng tin mù quáng (AN 3:65)      129
    3. Có thể thấy nguồn gốc và diệt tận phiền não

(SN 42:11)                                                                                         134

    1. Hãy tìm hiểu bậc đạo sư (MN 47)                                137
    2. Những bước tiến đến thực chứng chân lý (MN 95)      141
  1. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP SỐNG NÀY Dẫn nhập    153
    1. Giữ gìn Pháp trong xã hội                                           164
      1. Pháp vương (AN 3:14)
      2. Lễ bái sáu phương (DN 31)
    2. Gia đình                                                                      169
      1. Cha mẹ và con cái                                                 169
        1. Tôn kính cha mẹ (AN 4:63)
        2. Trả ơn cha mẹ (AN 2:33)
 
      1. Vợ chồng                                                              170
        1. Các loại hôn nhân khác nhau (AN 4:53)
        2. Làm sao có thể sống chung trong các kiếp sau

(AN 4:55)

        1. Bảy hạng vợ (AN 7:59)
    1. Phúc lợi hiện tại, phúc lợi tương lai (AN 8:54)            176
    2. Chánh mạng                                                               180
      1. Tránh tà mạng (AN 5:177)
      2. Sử dụng tài sản đúng (AN 4:61)
      3. Hạnh phúc của gia chủ (AN 4:62)
    3. Người đàn bà trong gia đình (AN 8:49)                       182
    4. Cộng đồng                                                                  184
      1. Sáu nguyên nhân tranh chấp (MN 104)
      2. Sáu nguyên tắc sống hòa hợp (MN 104)
      3. Tất cả bốn giai cấp đều có thể thanh tịnh (MN 93)
      4. Bảy nguyên tắc giúp xã hội được bền vững (DN 16)
      5. Vị Chuyển luân Thánh vương (DN 26)
      6. Đem an bình đến cho xứ sở (DN 5)

 

  1. CON ĐƯỜNG ĐỂ TÁI SINH TỐT ĐẸP

Dẫn nhập                                                                       205

    1. Luật nghiệp quả                                                          216
      1. Bốn loại nghiệp (AN 4:232)
      2. Chúng sinh đi về đâu sau khi chết (MN 41)
      3. Nghiệp và quả (MN 135)
    2. Phước báu: Chìa khóa của vận mạng tốt                      229
      1. Các hành động tạo phước (It 22)
      2. Ba phước nghiệp sự (AN 8:36)
 

 

      1. Những loại tín tâm tối thượng (AN 4:34)
    1. Bố thí                                                                          233
      1. Nếu chúng sinh biết quả dị thục của bố thí (It 26)
      2. Lý do để bố thí (AN 8:33)
      3. Quà tặng thức ăn (AN 4:57)
      4. Bố thí xứng bậc chân nhân (AN 5:148)
      5. Giúp đỡ lẫn nhau (It 107)
      6. Thọ sinh do bố thí (AN 8:35)
    2. Giới đức                                                                      237
      1. Ngũ giới (AN 8:39)
      2. Giữ bát quan trai giới (AN 8:41)
    3. Hành thiền                                                                  243
      1. Phát triển tâm Từ (It 27)
      2. Bốn phạm trú (MN 99)
      3. Tuệ quán là thù thắng (AN 9:20)

 

  1. QUAN KIẾN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚI

Dẫn nhập                                                                        249

    1. Bốn pháp vi diệu (AN 4:128)                                       260
    2. Vị ngọt, nguy hại và xuất ly                                        261
      1. Trước khi giác ngộ (AN 3:101)
      2. Tầm cầu xuất ly (AN 3:101)
      3. Nếu không có vị ngọt (AN 3:102)
    3. Hiểu biết hoàn toàn về các dục (MN 13)                      262
    4. Các nguy hiểm của dục lạc                                          270
      1. Đoạn tận tất cả các tục sự (MN 54)
      2. Nhiệt não của dục lạc (MN 75)
    5. Cuộc sống ngắn ngủi, phù du (AN 7:74)                     278
 

 

    1. Bốn thuyết giáo Chánh pháp (MN 82)                                 281
    2. Nguy hiểm của kiến chấp                                            289

(1) Tác hại của tà kiến (AN 1:306, 308, 312, 314)

  1. Người mù và con voi (Ud 6:4)
  2. Bị xâm chiếm bởi hai loại tà kiến (It 43)
    1. Từ cõi trời đến địa ngục (AN 4:125)                           293
    2. Hiểm họa của cõi ta-bà                                                               295
      1. Suối nước mắt (SN 15:3)
      2. Suối máu (SN 15:13)

 

  1. CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Dẫn nhập                                                                       299

    1. Tại sao ta phải vào con đường?                                  307
      1. Mũi tên của sinh, già và chết (MN 63)
      2. Cốt lõi của đời sống tâm linh (MN 29)
      3. Dục tham dần dần tan biến (SN 45:41-48)
    2. Phân tích Bát Chi Thánh Đạo (SN 45:8)                      318
    3. Thiện bạn hữu (SN 45:2)                                                          319
    4. Huân tập từng bước (MN 27)                                     321
    5. Các giai đoạn cao hơn của huân tập, với ví dụ

(MN 39)                                                                                           331

  1. TU TẬP TÂM

Dẫn nhập                                                                       339

    1. Tâm là chìa khóa (AN 1:21-30)                                              350
    2. Phát triển đôi kỹ năng                                                350
      1. An chỉ và minh quán (AN 2:31)
      2. Bốn cách đưa đến quả A-la-hán (AN 4:70)
 
      1. Bốn hạng người (AN 4:94)
    1. Các trở ngại của sự phát triển tâm (SN 46:55)                  354
    2. Sự tinh luyện tâm (AN 3:100)                                      357
    3. Loại trừ các ý tưởng xao lãng (MN 20)                         361

6. Tâm Từ (MN 21)                                                         364

  1. Sáu tùy niệm (AN 6:10)                                                              365
  2. Bốn pháp thiết lập niệm (MN 10)                                368
  3. Quán niệm hơi thở (SN 54:13)                                     378
  4. Thành tựu tinh thông (SN 28:1)                                 383
  1. CHIẾU SÁNG TUỆ QUANG

Dẫn nhập                                                                        387

    1. Các hình ảnh của trí tuệ                                              412
      1. Trí tuệ như ánh sáng (AN 4:143)
      2. Trí tuệ như dao bén (MN 146)
    2. Các điều kiện để có trí tuệ (AN 8:2)                             413
    3. Bài giảng về chánh kiến (MN 9)                                   415
    4. Lĩnh vực của trí tuệ                                                     427
      1. Bằng đường năm uẩn                                            427
        1. Bốn chuyển của uẩn (SN 22:56)
        2. Vấn đáp về năm uẩn (SN 22:82; MN 109)
        3. Tướng của vô ngã (SN 22:59)
        4. Vô thường, khổ, vô ngã (SN 22:45)
        5. Bọt nước (SN 22:95)
      2. Bằng đường sáu xứ                                               439
        1. Liễu tri (SN 35:26)
        2. Lửa cháy (SN 35:28)
        3. Thích ứng với Niết-bàn (SN 35:147)
 

 

        1. Trống không là thế giới (SN 35:85)
        2. Thức cũng là vô ngã (SN 35:234)
      1. Bằng đường các giới                                             444
        1. Mười tám giới (SN 14:1)
        2. Bốn đại (SN 14:37-39)
        3. Sáu giới (MN 140)
      2. Bằng đường duyên sinh                                        450
        1. Duyên sinh là gì? (SN 12:1)
        2. Pháp bền vững (SN 12:20)
        3. Bốn mươi bốn căn bản của trí (SN 12:33)
        4. Bài giảng về Trung đạo (SN 12:15)
        5. Thức an trú (SN 12:38)
        6. Tập khởi và đoạn diệt của thế giới (SN 12:44)
      3. Bằng đường của Tứ Thánh Đế                               457
        1. Thánh đế của chư Phật (SN 56:24)
        2. Bốn pháp như thật (SN 56:20)
        3. Nắm lá trong tay (SN 56: 31)
        4. Vì không thấu hiểu (SN 56:21)
        5. Vực thẳm (SN 56:42)
        6. Đoạn tận khổ đau (SN 56:32)
        7. Đoạn tận các lậu hoặc (SN 56:25)
    1. Mục tiêu của trí tuệ                                                     464
      1. Niết-bàn là gì? (SN 38:1)
      2. Ba mươi ba đồng nghĩa với Niết-bàn (SN 43:1-44)
      3. Có xứ ấy (Ud 8:1)
      4. Vô sinh (Ud 8:3)
      5. Hai giới Niết-bàn (It 44)
      6. Lửa và đại dương (MN 72)
 

 

  1. CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

Dẫn nhập                                                                       473

    1. Ruộng phước cho thế gian                                          488
      1. Tám hạng người xứng đáng được cúng dường

(AN 8:59)

      1. Khác biệt các căn (SN 48:18)
      2. Pháp khéo giảng (MN 22)
      3. Giáo Pháp toàn vẹn (MN 73)
      4. Bảy hạng thánh nhân (MN 70)
    1. Bậc Dự Lưu                                                                 498
      1. Bốn Dự Lưu phần (SN 55:5)
      2. Thể nhập chánh tánh (SN 25:1)
      3. Chứng được minh kiến (SN 13:1)
      4. Bốn pháp thành tựu Dự Lưu (SN 55:2)
      5. Lợi đắc cao hơn lợi đắc của bốn châu (SN 55:1)
    2. Bậc Bất Lai                                                                  502
      1. Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (MN 64)
      2. Bốn hạng người (AN 4:169)
      3. Sáu minh phần pháp (SN 55:3)
      4. Năm hạng Bất Lai (SN 46:3)
    3. A-la-hán                                                                                             511
      1. Dư tàn ngã mạn “Tôi là” (SN 22:89)
      2. Bậc hữu học và bậc A-la-hán (SN 48:53)
      3. Vị Tỳ-khưu đã vất bỏ đi các chướng ngại vật (MN 22)
      4. Chín sự việc mà vị A-la-hán không thể làm (AN 9:7)
      5. Tâm bất động (AN 9:26)
      6. Mười sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán (AN 10:90)
      7. Ẩn sĩ tịch tịnh (MN 140)
 

 

      1. Bậc A-la-hán an lạc (SN 22:76)
    1. Đấng Như Lai                                                              527

 

      1. Đức Phật và vị A-la-hán (SN 22:58)
      2. Vì hạnh phúc cho nhiều người (It 84)
      3. Lời tán dương của ngài Xá-lợi-phất (SN 47:12)
      4. Mười lực và bốn pháp vô sở úy (MN 12)
      5. Tỏa ra ánh sáng lớn (SN 56:38)
      6. Vì lợi ích cho chúng sinh (MN 19)

(7) Sư tử (SN 22:78)

(8) Vì sao gọi Ngài là Như Lai (AN 4:23; It 112)

 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   

 

 

 

13

 

 

 

 

 

  • Các kinh văn trích dẫn từ Trườ ng bộ, Trung bộ, Phật thuyết như vậy được ghi số theo số thứ tự của bài kinh. Các kinh văn trong Tương ưng bộ, Tăng chi bộ, Phật tự thuyết được ghi số theo số thứ tự của chương và số thứ tự bài kinh trong chương đó.

 

  • Trong phần dẫn nhập đầu mỗi chương của cuốn sách, kinh văn trích dẫn được in đậm là Kinh văn X,y(z), trong đó, X là số La Mã chỉ cho số thứ tự của chương, y chỉ cho số đoạn trong chương và z chỉ cho số thứ tự bài kinh đề cập trong đoạn đó.

 

  • Kinh văn trong bản Việt dịch, trên cơ bản, dựa theo các bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, nhưng được biên tập để tương thích với bản Anh dịch của Tỳ- khưu Bodhi.

 

 

 

MỤC LỤC CHI TIẾT

 

  1. KIẾP NHÂN SINH

Dẫn nhập                                                                         43

    1. Già, bệnh, chết                                                              51
      1. Già và chết (SN 3:3)
      2. Ví dụ hòn núi (SN 3:25)
      3. Thiên sứ (AN 3:35)
    2. Những khổ não của cuộc sống thiếu suy tư                   58
      1. Mũi tên của thọ khổ (SN 36:6)
      2. Những nỗi thăng trầm của cuộc đời (AN 8:6)
      3. Lo rầu về sự thay đổi (SN 22:7)
    3. Thế giới quay cuồng                                                     63
      1. Nguyên nhân của xung đột (AN 2:37)
      2. Tại sao chúng sinh sống trong thù hận? (DN 21)
      3. Chuỗi duyên đen tối (DN 15)
      4. Gốc rễ của tàn bạo và đàn áp (AN 3:69)
    4. Không thể biết được khởi thủy                                      66
      1. Cỏ và củi (SN 15:1)
      2. Các hòn đất (SN 15:2)
      3. Quả núi (SN 15:5)
      4. Sông Hằng (SN 15:8)
      5. Chó bị cột (SN 22:99)

 

  1. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

Dẫn nhập                                                                          71

 

 

    1. Một người (AN 1:170)                                                                  80
    2. Bồ-tát nhập thai và đản sinh (MN 123)                         81
    3. Tầm cầu giác ngộ                                                          87
      1. Tầm cầu trạng thái tối thượng của an bình siêu việt

(MN 26)

      1. Chứng đạt tam minh (MN 36)
      2. Thành phố cổ xưa (SN 12:65)
    1. Quyết định truyền giảng (MN 26)                               107
    2. Bài pháp đầu tiên (SN 56:11)                                       114
  1. TIẾP CẬN GIÁO PHÁP

Dẫn nhập                                                                        119

    1. Không phải là giáo pháp mật truyền (AN 3:129)         129
    2. Không giáo điều hay lòng tin mù quáng (AN 3:65)      129
    3. Có thể thấy nguồn gốc và diệt tận phiền não

(SN 42:11)                                                                                         134

    1. Hãy tìm hiểu bậc đạo sư (MN 47)                                137
    2. Những bước tiến đến thực chứng chân lý (MN 95)      141
  1. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP SỐNG NÀY Dẫn nhập    153
    1. Giữ gìn Pháp trong xã hội                                           164
      1. Pháp vương (AN 3:14)
      2. Lễ bái sáu phương (DN 31)
    2. Gia đình                                                                      169
      1. Cha mẹ và con cái                                                 169
        1. Tôn kính cha mẹ (AN 4:63)
        2. Trả ơn cha mẹ (AN 2:33)

 

      1. Vợ chồng                                                              170
        1. Các loại hôn nhân khác nhau (AN 4:53)
        2. Làm sao có thể sống chung trong các kiếp sau

(AN 4:55)

        1. Bảy hạng vợ (AN 7:59)
    1. Phúc lợi hiện tại, phúc lợi tương lai (AN 8:54)            176
    2. Chánh mạng                                                               180
      1. Tránh tà mạng (AN 5:177)
      2. Sử dụng tài sản đúng (AN 4:61)
      3. Hạnh phúc của gia chủ (AN 4:62)
    3. Người đàn bà trong gia đình (AN 8:49)                       182
    4. Cộng đồng                                                                  184
      1. Sáu nguyên nhân tranh chấp (MN 104)
      2. Sáu nguyên tắc sống hòa hợp (MN 104)
      3. Tất cả bốn giai cấp đều có thể thanh tịnh (MN 93)
      4. Bảy nguyên tắc giúp xã hội được bền vững (DN 16)
      5. Vị Chuyển luân Thánh vương (DN 26)
      6. Đem an bình đến cho xứ sở (DN 5)

 

  1. CON ĐƯỜNG ĐỂ TÁI SINH TỐT ĐẸP

Dẫn nhập                                                                       205

    1. Luật nghiệp quả                                                          216
      1. Bốn loại nghiệp (AN 4:232)
      2. Chúng sinh đi về đâu sau khi chết (MN 41)
      3. Nghiệp và quả (MN 135)
    2. Phước báu: Chìa khóa của vận mạng tốt                      229
      1. Các hành động tạo phước (It 22)
      2. Ba phước nghiệp sự (AN 8:36)

 

 

      1. Những loại tín tâm tối thượng (AN 4:34)
    1. Bố thí                                                                          233
      1. Nếu chúng sinh biết quả dị thục của bố thí (It 26)
      2. Lý do để bố thí (AN 8:33)
      3. Quà tặng thức ăn (AN 4:57)
      4. Bố thí xứng bậc chân nhân (AN 5:148)
      5. Giúp đỡ lẫn nhau (It 107)
      6. Thọ sinh do bố thí (AN 8:35)
    2. Giới đức                                                                      237
      1. Ngũ giới (AN 8:39)
      2. Giữ bát quan trai giới (AN 8:41)
    3. Hành thiền                                                                  243
      1. Phát triển tâm Từ (It 27)
      2. Bốn phạm trú (MN 99)
      3. Tuệ quán là thù thắng (AN 9:20)

 

  1. QUAN KIẾN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚI

Dẫn nhập                                                                        249

    1. Bốn pháp vi diệu (AN 4:128)                                       260
    2. Vị ngọt, nguy hại và xuất ly                                        261
      1. Trước khi giác ngộ (AN 3:101)
      2. Tầm cầu xuất ly (AN 3:101)
      3. Nếu không có vị ngọt (AN 3:102)
    3. Hiểu biết hoàn toàn về các dục (MN 13)                      262
    4. Các nguy hiểm của dục lạc                                          270
      1. Đoạn tận tất cả các tục sự (MN 54)
      2. Nhiệt não của dục lạc (MN 75)
    5. Cuộc sống ngắn ngủi, phù du (AN 7:74)                     278

 

 

    1. Bốn thuyết giáo Chánh pháp (MN 82)                                 281
    2. Nguy hiểm của kiến chấp                                            289

(1) Tác hại của tà kiến (AN 1:306, 308, 312, 314)

  1. Người mù và con voi (Ud 6:4)
  2. Bị xâm chiếm bởi hai loại tà kiến (It 43)
    1. Từ cõi trời đến địa ngục (AN 4:125)                           293
    2. Hiểm họa của cõi ta-bà                                                               295
      1. Suối nước mắt (SN 15:3)
      2. Suối máu (SN 15:13)

 

  1. CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Dẫn nhập                                                                       299

    1. Tại sao ta phải vào con đường?                                  307
      1. Mũi tên của sinh, già và chết (MN 63)
      2. Cốt lõi của đời sống tâm linh (MN 29)
      3. Dục tham dần dần tan biến (SN 45:41-48)
    2. Phân tích Bát Chi Thánh Đạo (SN 45:8)                      318
    3. Thiện bạn hữu (SN 45:2)                                                          319
    4. Huân tập từng bước (MN 27)                                     321
    5. Các giai đoạn cao hơn của huân tập, với ví dụ

(MN 39)                                                                                           331

  1. TU TẬP TÂM

Dẫn nhập                                                                       339

    1. Tâm là chìa khóa (AN 1:21-30)                                              350
    2. Phát triển đôi kỹ năng                                                350
      1. An chỉ và minh quán (AN 2:31)
      2. Bốn cách đưa đến quả A-la-hán (AN 4:70)

 

      1. Bốn hạng người (AN 4:94)
    1. Các trở ngại của sự phát triển tâm (SN 46:55)                  354
    2. Sự tinh luyện tâm (AN 3:100)                                      357
    3. Loại trừ các ý tưởng xao lãng (MN 20)                         361

6. Tâm Từ (MN 21)                                                         364

  1. Sáu tùy niệm (AN 6:10)                                                              365
  2. Bốn pháp thiết lập niệm (MN 10)                                368
  3. Quán niệm hơi thở (SN 54:13)                                     378
  4. Thành tựu tinh thông (SN 28:1)                                 383
  1. CHIẾU SÁNG TUỆ QUANG

Dẫn nhập                                                                        387

    1. Các hình ảnh của trí tuệ                                              412
      1. Trí tuệ như ánh sáng (AN 4:143)
      2. Trí tuệ như dao bén (MN 146)
    2. Các điều kiện để có trí tuệ (AN 8:2)                             413
    3. Bài giảng về chánh kiến (MN 9)                                   415
    4. Lĩnh vực của trí tuệ                                                     427
      1. Bằng đường năm uẩn                                            427
        1. Bốn chuyển của uẩn (SN 22:56)
        2. Vấn đáp về năm uẩn (SN 22:82; MN 109)
        3. Tướng của vô ngã (SN 22:59)
        4. Vô thường, khổ, vô ngã (SN 22:45)
        5. Bọt nước (SN 22:95)
      2. Bằng đường sáu xứ                                               439
        1. Liễu tri (SN 35:26)
        2. Lửa cháy (SN 35:28)
        3. Thích ứng với Niết-bàn (SN 35:147)

 

 

        1. Trống không là thế giới (SN 35:85)
        2. Thức cũng là vô ngã (SN 35:234)
      1. Bằng đường các giới                                             444
        1. Mười tám giới (SN 14:1)
        2. Bốn đại (SN 14:37-39)
        3. Sáu giới (MN 140)
      2. Bằng đường duyên sinh                                        450
        1. Duyên sinh là gì? (SN 12:1)
        2. Pháp bền vững (SN 12:20)
        3. Bốn mươi bốn căn bản của trí (SN 12:33)
        4. Bài giảng về Trung đạo (SN 12:15)
        5. Thức an trú (SN 12:38)
        6. Tập khởi và đoạn diệt của thế giới (SN 12:44)
      3. Bằng đường của Tứ Thánh Đế                               457
        1. Thánh đế của chư Phật (SN 56:24)
        2. Bốn pháp như thật (SN 56:20)
        3. Nắm lá trong tay (SN 56: 31)
        4. Vì không thấu hiểu (SN 56:21)
        5. Vực thẳm (SN 56:42)
        6. Đoạn tận khổ đau (SN 56:32)
        7. Đoạn tận các lậu hoặc (SN 56:25)
    1. Mục tiêu của trí tuệ                                                     464
      1. Niết-bàn là gì? (SN 38:1)
      2. Ba mươi ba đồng nghĩa với Niết-bàn (SN 43:1-44)
      3. Có xứ ấy (Ud 8:1)
      4. Vô sinh (Ud 8:3)
      5. Hai giới Niết-bàn (It 44)
      6. Lửa và đại dương (MN 72)

 

 

  1. CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

Dẫn nhập                                                                       473

    1. Ruộng phước cho thế gian                                          488
      1. Tám hạng người xứng đáng được cúng dường

(AN 8:59)

      1. Khác biệt các căn (SN 48:18)
      2. Pháp khéo giảng (MN 22)
      3. Giáo Pháp toàn vẹn (MN 73)
      4. Bảy hạng thánh nhân (MN 70)
    1. Bậc Dự Lưu                                                                 498
      1. Bốn Dự Lưu phần (SN 55:5)
      2. Thể nhập chánh tánh (SN 25:1)
      3. Chứng được minh kiến (SN 13:1)
      4. Bốn pháp thành tựu Dự Lưu (SN 55:2)
      5. Lợi đắc cao hơn lợi đắc của bốn châu (SN 55:1)
    2. Bậc Bất Lai                                                                  502
      1. Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (MN 64)
      2. Bốn hạng người (AN 4:169)
      3. Sáu minh phần pháp (SN 55:3)
      4. Năm hạng Bất Lai (SN 46:3)
    3. A-la-hán                                                                                             511
      1. Dư tàn ngã mạn “Tôi là” (SN 22:89)
      2. Bậc hữu học và bậc A-la-hán (SN 48:53)
      3. Vị Tỳ-khưu đã vất bỏ đi các chướng ngại vật (MN 22)
      4. Chín sự việc mà vị A-la-hán không thể làm (AN 9:7)
      5. Tâm bất động (AN 9:26)
      6. Mười sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán (AN 10:90)
      7. Ẩn sĩ tịch tịnh (MN 140)

 

 

      1. Bậc A-la-hán an lạc (SN 22:76)
    1. Đấng Như Lai                                                              527

 

      1. Đức Phật và vị A-la-hán (SN 22:58)
      2. Vì hạnh phúc cho nhiều người (It 84)
      3. Lời tán dương của ngài Xá-lợi-phất (SN 47:12)
      4. Mười lực và bốn pháp vô sở úy (MN 12)
      5. Tỏa ra ánh sáng lớn (SN 56:38)
      6. Vì lợi ích cho chúng sinh (MN 19)

(7) Sư tử (SN 22:78)

(8) Vì sao gọi Ngài là Như Lai (AN 4:23; It 112)

 

]

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state