Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
NLPD 12. CHƯƠNG X CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG
Việc vun trồng trí tuệ, như chúng ta đã thấy, nhằm mục đích thực chứng Niết-bàn. Kinh bộ Nikāya ấn định một loạt các giai đoạn cố định mà một hành giả phải đi qua, trên đường hướng đến Niết-bàn. Khi xuyên qua các giai đoạn này, hành giả tiến hóa từ một “phàm phu vô văn”, mù lòa không thấy các chân lý của Pháp, trở thành vị A-la-hán, một vị giải thoát, đạt được hiểu biết toàn vẹn về Tứ Thánh Đế và thực chứng Niết-bàn ngay trong kiếp sống này. Tôi đã đề cập một số các giai đoạn đó trong các chương trước của cuốn sách. Trong chương này, tôi sẽ trình bày các giai đoạn đó có hệ thống hơn.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3491

Các tên gọi khác

Việc vun trồng trí tuệ, như chúng ta đã thấy, nhằm mục đích thực chứng Niết-bàn. Kinh bộ Nikāya ấn định một loạt các giai đoạn cố định mà một hành giả phải đi qua, trên đường hướng đến Niết-bàn. Khi xuyên qua các giai đoạn này, hành giả tiến hóa từ một “phàm phu vô văn”, mù lòa không thấy các chân lý của Pháp, trở thành vị A-la-hán, một vị giải thoát, đạt được hiểu biết toàn vẹn về Tứ Thánh Đế và thực chứng Niết-bàn ngay trong kiếp sống này. Tôi đã đề cập một số các giai đoạn đó trong các chương trước của cuốn sách. Trong chương này, tôi sẽ trình bày các giai đoạn đó có hệ thống hơn.

General Information

Danh sách : Liên quan
:

Những Lời Phật Dạy - Tỳ Khưu Bodhi - Chương 10 - Các Cấp Độ Thực Chứng
NLPD 12. CHƯƠNG X CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

CHƯƠNG X CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

 

DẪN NHẬP

Việc vun trồng trí tuệ, như chúng ta đã thấy, nhằm mục đích thực chứng Niết-bàn. Kinh bộ Nikāya ấn định một loạt các giai đoạn cố định mà một hành giả phải đi qua, trên đường hướng đến Niết-bàn. Khi xuyên qua các giai đoạn này, hành giả tiến hóa từ một “phàm phu vô văn”, mù lòa không thấy các chân lý của Pháp, trở thành vị A-la-hán, một vị giải thoát, đạt được hiểu biết toàn vẹn về Tứ Thánh Đế và thực chứng Niết-bàn ngay trong kiếp sống này. Tôi đã đề cập một số các giai đoạn đó trong các chương trước của cuốn sách. Trong chương này, tôi sẽ trình bày các giai đoạn đó có hệ thống hơn.

Khi bước vào con đường không thể đảo ngược để đạt Niết- bàn, hành giả trở thành một vị thánh nhân (ariyapuggala), chữ “thánh” hay “cao quý” (ariya) ở đây để chỉ sự cao quý thánh thiện về mặt tâm linh. Có bốn hạng thánh nhân. Mỗi giai đoạn được chia làm hai thời: Đạo (magga) và Quả (phala). Trong thời Đạo, hành giả tu tập để đạt đến một kết quả cụ thể, sẽ thực hiện được trong cùng kiếp sống; trong thời Quả, hành giả được an lập trong quả đó. Như thế, bốn phân hạng chính của thánh nhân, thật ra, gồm bốn đôi hay tám bậc thánh nhân. Như liệt kê trong Kinh văn X,1(1), đó là: (1) Bậc đang hướng đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, (2) bậc Dự lưu, (3) bậc đang hướng đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, (4) bậc Nhất lai, (5) bậc đang hướng đến sự chứng ngộ quả Bất lai, (6) bậc Bất lai, (7) bậc đang hướng đến sự chứng ngộ quả A-la-hán và (8) bậc A- la-hán. Kinh văn X,1(2), xếp hạng tám bậc này theo cường độ của năm căn – tín, tấn, niệm, định, tuệ – theo đó, những vị ở bậc kế tiếp có các căn mạnh hơn so với bậc trước. Các vị ở bảy bậc đầu được gọi chung là bậc hữu học (sekha), những vị còn đang học tập để tiến xa hơn; còn vị A-la-hán được gọi là bậc vô học (asekha), không còn phải học tập thêm nữa.

Bốn giai đoạn chính đó được định nghĩa theo hai cách: (1) Bằng các lậu hoặc (āsava) được tận diệt trên con đường đưa đến quả vị tương ứng; và (2) bằng cách xác định số phận sau khi chết cho một vị đã thực chứng quả vị tương ứng. Kinh văn X,1(3), đưa ra các định nghĩa tiêu chuẩn về bốn hạng quả vị, đề cập đến các lậu hoặc đã đoạn tận và số phận trong tương lai.

Các kinh Nikāya phân nhóm các lậu hoặc để diệt tận bằng một tập hợp mười kiết sử (saṃyojana). Vị thánh Dự lưu cắt bỏ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), đó là quan điểm về một cái ngã thật sự hiện hữu, hoặc là đồng hóa với ngũ uẩn, hoặc có liên quan đến chúng; hoài nghi (vicikicchā), là hoài nghi về Phật, Pháp, Tăng; và giới cấm thủ (sı̄labbata- parāmāsa), là sự tin tưởng sai lầm chỉ cần tuân thủ các hình thức bên ngoài, đặc biệt là các nghi lễ tôn giáo hay các pháp hành khổ hạnh, có thể đưa đến giải thoát. Vị ấy chắc chắn sẽ đạt giác ngộ hoàn toàn trong tối đa bảy kiếp sống, sẽ xảy ra trong cõi người hay trong các cõi chư thiên. Vị ấy sẽ không bao giờ tái sinh vào kiếp thứ tám và sẽ không bao giờ tái sinh vào cõi khổ – địa ngục, ngạ quỉ hay cõi thú.

Vị thánh Nhất lai (sakadāgāmı̄) không diệt trừ kiết sử nào mới. Vị này đã cắt bỏ ba kiết sử như vị thánh Dự lưu và thêm vào đó, làm suy giảm ba căn gốc bất thiện – tham, sân, si – đến mức độ chúng không thường xuyên phát khởi; và nếu chúng có phát khởi, cũng không trở thành ám ảnh. Như tên gọi, vị thánh Nhất lai chỉ trở lại thế gian này một lần nữa và từ đó kết thúc mọi đau khổ.

Vị thánh Bất lai (anāgāmī) đoạn trừ năm “hạ phần kiết sử”.

 

 

Đó là ngoài ba kiết sử đã cắt bỏ như vị thánh Dự lưu, vị Bất lai đoạn trừ thêm hai kiết sử, dục tham và sân. Bởi vì vị Bất lai đã đoạn trừ dục tham, vị ấy không còn bị ràng buộc vào Dục giới. Do đó, vị ấy tái sinh vào sắc giới (rūpadhātu), thông thường vào một trong năm tầng cao nhất, gọi là “tịnh cư thiên” (suddhāvāsa) dành riêng cho các vị thánh Bất lai. Ở đó, vị ấy sẽ đắc Niết-bàn, không bao giờ trở lại cõi Dục giới.

Các vị thánh Bất lai, tuy nhiên, vẫn bị ràng buộc bởi năm “thượng phần kiết sử”: Tham ái cõi sắc giới (sắc ái), tham ái cõi vô sắc giới (vô sắc ái), mạn, trạo cử và vô minh. Vị nào cắt bỏ được năm thượng phần kiết sử sẽ không còn bị ràng buộc vào sự hiện hữu có điều kiện (hữu kiết sử). Đó là bậc thánh A- la-hán, người đã diệt tận mọi phiền não lậu hoặc và “hoàn toàn giải thoát nhờ chánh trí”.

 

 

Phân hạng bậc Thánh

Kiết sử được đoạn tận

Hình thức

tái sinh

 

Dự lưu

 

thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ

tối đa bảy kiếp làm người hay chư thiên dục giới

Nhất lai

(như trên) suy giảm dục ái và sân

thêm một kiếp trong dục giới

Bất lai

dục ái, sân

tái sinh tức thì vào sắc giới

A-la-hán

sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh

không còn tái sinh

 

Bên cạnh bốn hạng thánh nhân, kinh điển Nikāya đôi khi đề cập đến một cặp được xếp hạng thấp hơn vị thánh Dự lưu – xem Kinh văn X,1(3). Cặp đôi này – có tên là vị “tùy pháp hành” (dhammānusārı̄) và vị “tùy tín hành” (saddhānusārı̄), thật ra là hai loại thuộc vào hạng thứ nhất của phân hạng thánh nhân, đó là những vị đang thực hành để chứng đạt quả vị Dự lưu. Kinh điển Nikāya bao gồm cặp này để chỉ những người đang trên đường tiến đến quả Dự lưu có thể được phân biệt thành loại tùy theo căn cơ chính của họ. Vị tùy pháp hành là người có tuệ căn mạnh, vị tùy tín hành là người có tín căn mạnh. Một điều quan trọng là ở giai đoạn này trước khi đắc quả đầu tiên, chỉ có tuệ căn và tín căn mà không phải ba căn kia – tấn căn, niệm căn, định căn – là dùng để phân chia các vị đệ tử vào các loại khác nhau.

Giải thích các phân hạng của các vị thánh đệ tử được ghi trong kinh văn trên, trích đoạn từ Kinh “Ví dụ con rắn” (Alagad-dūpama Sutta, MN 22), có thể tạo ra một ấn tượng rằng chỉ có các tu sĩ mới đạt được các giai đoạn đó. Tuy nhiên, không có phải chỉ có nghĩa như thế. Bài kinh “Ví dụ con rắn” được ghi như thế vì đây là bài giảng cho các tu sĩ. Kinh văn X,1(4) chỉnh sửa ấn tượng này và cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn về việc làm thế nào các phân hạng thánh nhân được phân bố trong các nhóm đệ tử của Đức Phật. Trong trạng thái lâu dài, quả vị A-la-hán dành cho các vị Tăng Ni. Điều này không có nghĩa chỉ có các Tăng Ni mới có thể đắc A-la-hán; nhiều bài kinh và chú giải ghi nhận vài trường hợp mà các đệ tử cư sĩ đắc quả cuối cùng này. Tuy nhiên, những vị ấy đắc A- la-hán lúc cận tử, hay xuất gia trở thành tu sĩ ngay sau khi đắc quả. Các vị ấy không tiếp tục sống trong gia đình như là cư sĩ A-la-hán, bởi vì đời sống tại gia không tương thích với trạng thái của một người đã hoàn toàn cắt bỏ mọi tham ái.

Ngược lại, các vị thánh Bất lai vẫn có thể tiếp tục sống trong gia đình. Trong khi vị ấy tiếp tục sống đời cư sĩ, vị ấy đã cắt bỏ dục tham và như thế, sống độc thân (sống phạm hạnh). Vị này được mô tả như là “một đệ tử cư sĩ, mặc y phục trắng, sống phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh (vào tịnh cư thiên), nhập Niết-bàn tại nơi ấy, không phải trở lại đời này nữa”. Mặc dù các bài kinh không nói rõ ràng, chúng ta có thể hiểu rằng những vị đang tu tập hướng đến quả Bất lai cũng là những vị sống đời phạm hạnh. Tuy nhiên, các vị cư sĩ Dự lưu và Nhất lai không cần thiết phải sống độc thân. Trong bài kinh, Đức Phật mô tả các vị này là “các đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng thực hành lời Phật dạy, nhận giáo huấn, đã đoạn nghi hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Ðạo sư”. Như thế, tuy có một số vị thánh Dự lưu và Nhất lai sống đời độc thân, nhưng đó không có nghĩa là điển hình của hai phân hạng này.

Đôi khi kinh điển Nikāya sử dụng một phương cách khác để phân hạng các vị thánh đệ tử, dựa vào các căn nổi trội, hơn là chỉ dựa thuần túy vào cấp độ thực chứng. Nguồn chính cho phương cách này là bài kinh Kīṭāgiri trình bày trong Kinh văn X,1(5). Cách phân hạng này chia các vị thánh A-la-hán thành hai hạng: những vị “câu phần giải thoát” (ubhatobhāgavimutta) và những vị “tuệ giải thoát” (paññāvimutta). Vị “câu phần giải thoát” là vị đã giải thoát khỏi sắc giới qua chứng đắc thiền vô sắc và giải thoát khỏi các lậu hoặc qua việc đắc A-la-hán. Vị “tuệ giải thoát“ không đắc thiền vô sắc nhưng đạt được quả vị cuối cùng qua tuệ lực kết hợp với mức độ định tâm thấp hơn các trạng thái vô sắc.

Những vị thánh nhân đắc các giai đoạn thấp hơn, từ Dự lưu cho đến A-la-hán đạo, được chia thành ba hạng. Bậc “thân chứng” (kāyasakkhı̄) là vị đã thuần thục thiền vô sắc; bậc “kiến đáo” (diṭṭhippatta) những vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tuệ căn mạnh; và bậc “tín giải thoát” (saddhāvimutta), là những vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tín căn mạnh. Hai bậc sau cùng trong cách phân chia này là những vị tùy pháp hành và tùy tín hành như đã trình bày ở trên.

Cần ghi nhận ở đây là cách phân hạng ở trên không đề cập vị thánh Dự lưu đạo đắc các thiền vô sắc. Ở đây không có nghĩa là trên nguyên tắc, các vị này bị loại trừ, nhưng chỉ có nghĩa là một loại như thế được xem như không liên quan cho mục đích phân hạng. Dường như trong giai đoạn chuẩn bị này, việc dành riêng một phân hạng cho những vị thiện xảo đặc biệt trong việc định tâm được xem là không cần thiết.

Tiếp theo đây, tôi lựa chọn các bản kinh để xem xét từng hạng chính của mỗi bậc thánh. Tôi bắt đầu với bậc Dự lưu, nhưng đầu tiên cần phải có vài giải thích sơ khởi. Trong kinh tạng Nikāya, đa số chúng sinh được gọi là “vô văn phàm phu” (assutavā puthujjana). Người vô văn phàm phu không biết quý trọng Đức Phật và giáo pháp của Ngài, không biết Pháp hoặc không quan tâm đến thực hành. Mục đích của Phật đạo là để dẫn dắt những kẻ vô văn phàm phu đạt được Bất tử và các giai đoạn thực chứng là các bước đưa đến hoàn tất tiến trình này. Tiến trình chuyển hóa bắt đầu khi một người gặp giáo pháp của Đức Phật, có lòng tin nơi Đức Phật là Bậc Giác Ngộ. Tiếp theo, người ấy có sự hiểu biết rõ ràng về Pháp, tuân giữ các điều giới và đi vào sự thực hành có hệ thống trên con đường đó. Trong các bài kinh, một người như thế được gọi là một vị thánh đệ tử (ariyasāvaka) theo nghĩa rộng, không nhất thiết phải đúng theo nghĩa hẹp của thuật ngữ là một người đã đắc đạo quả.

Truyền thống sau này gọi một người có lòng tin nơi Pháp và có ước nguyện để đắc quả Dự lưu là một phàm phu có giới đức (kalyāṇaputhujjana). Để đắc quả Dự Lưu, người đệ tử có ước nguyện như thế phải nuôi dưỡng “bốn yếu tố đưa đến Dự lưu” (Dự lưu hướng phần). Như Kinh văn X,2(1) giải thích, đó là: Thân cận bậc hiền trí; lắng nghe Diệu pháp; như lý tác ý (thí dụ, phải biết rõ vị ngọt, nguy hại và xuất ly); và thực hành pháp và tùy pháp (bằng cách huân tập giới, định, tuệ). Đỉnh điểm tu tập của một vị đệ tử có ước nguyện ấy là phát triển minh quán: quán soi thông suốt về các uẩn, các căn và các giới là vô thường, gắn bó với hoạn khổ và không có một bản ngã đích thực. Đến một lúc nào đó, khi tuệ quán đạt đến đỉnh điểm, sự hiểu biết của vị đệ tử sẽ qua một sự chuyển đổi quan trọng, đánh dấu bằng “thể nhập chánh tánh”, thật sự đi vào Bát Chi Thánh Đạo đưa đến Niết-bàn, không đảo ngược nữa. Như trình bày trong Kinh văn X,2(2), một vị đệ tử như thế đã vượt phàm phu địa và đi vào chân nhân địa, lĩnh vực của các vị thánh. Mặc dù chưa đắc quả Dự lưu, vị đệ tử ở giai đoạn này không thể qua đời mà không chứng đắc được quả Dự lưu (xem thêm SN 25:2-10, không trích dẫn ở đây).

Như chúng ta đã thấy, trong số các vị đệ tử nhập dòng thánh, có sự phân biệt giữa vị tùy tín hành – nhập dòng giải thoát bằng niềm tin và tùy pháp hành – nhập dòng giải thoát bằng trí tuệ. Trong khi các vị tùy tín hành và tùy pháp hành khác nhau qua căn mạnh nhất của họ, các vị này cũng đều phải tiếp tục nuôi dưỡng con đường đã thể nhập. Khi các vị ấy đã thấy và biết cốt lõi của Pháp – khi các vị ấy “có Pháp nhãn” và “có sự đột phá tiến đến Pháp” – các vị ấy trở thành bậc Dự lưu, đưa đến giác ngộ hoàn toàn và đắc Niết-bàn trong tối đa là bảy kiếp sống nữa – xem Kinh văn X,2(3). Các vị thánh Dự lưu diệt tận ba kiết sử đầu tiên và có được tám yếu tố của Bát Chi Thánh Đạo. Vị này cũng có được “bốn tính hạnh của Dự lưu”. Đó là: Lòng tin vững chắc nơi Phật, Pháp, Tăng và “giới đức được các bậc thánh ái kính”, có nghĩa là tuân giữ kiên cố năm giới – xem Kinh văn X,2(4)-(5).

Sau khi nhìn thấy chân lý của Pháp, vị thánh Dự lưu phải đối mặt với thử thách, tiếp tục nuôi dưỡng minh kiến này để diệt trừ các kiết sử còn lại. Mốc điểm quan trọng kế tiếp, sự chứng đắc quả vị Nhất lai, không hoàn toàn diệt tận thêm các kiết sử khác. Tuy nhiên, công phu đó làm suy yếu ba căn phiền não – tham, sân, si – đến một mức độ bảo đảm khi vị ấy trở lại thế gian này, là cõi dục giới, chỉ một lần và rồi sẽ chấm dứt hoạn khổ.

Vị đệ tử sau khi đắc được hai quả vị đầu tiên, Dự lưu và Nhất lai, không nhất thiết phải ở đó, nhưng có thể tiến đến hai giai đoạn cao hơn. Các mô tả trong kinh tạng Nikāya cho biết một phàm nhân cũng có thể tiến thẳng đến quả vị Bất lai. Quả vị Bất lai luôn luôn được nói đến đơn thuần là diệt tận năm hạ phần kiết sử, đó là ba kiết sử đầu tiên diệt tận bởi vị Dự lưu cùng với diệt tận kiết sử dục ái và sân. Trong kinh điển Nikāya, dường như một người với trí tuệ cực kỳ sắc bén có thể tiến thẳng đến giai đoạn này. Tuy nhiên, các chú giải luận rằng trong trường hợp như thế, thật ra, vị ấy tiến xuyên qua hai quả vị đầu tiên liên tiếp rất nhanh trước khi đắc quả vị thứ ba.

Theo Kinh văn X,3(1), để dứt bỏ năm hạ phần kiết sử, vị tu sĩ đầu tiên đắc một trong bốn thiền-na (sắc giới) hay đắc một trong ba thiền vô sắc thấp hơn. Các yếu tố của thiền vô sắc thứ tư (phi tưởng phi phi tưởng) rất vi tế, khó sử dụng như là các đề mục của tuệ quán. Hướng sự chú tâm đến các yếu tố cấu thành thiền-na hay thành tựu vô sắc, vị ấy gộp chúng vào năm uẩn: sắc (bỏ qua trong trường hợp thiền vô sắc), thọ, tưởng, hành, thức. Sau đó, vị ấy quán chiếu các yếu tố này, bây giờ được xếp hạng trong ngũ uẩn, như đánh dấu bằng ba đặc tính: vô thường, khổ, vô ngã (mở rộng thành mười một đề mục). Khi việc quán chiếu tăng tiến, đến một điểm nào đó, tâm của vị ấy thoát ra khỏi các pháp hữu vi và hướng đến giới bất tử, Niết-bàn. Nếu vị ấy có các căn sắc bén và có thể dứt bỏ ngay các chấp thủ, vị ấy đắc quả A-la-hán, diệt tận mọi lậu hoặc. Nhưng nếu vị ấy chưa thể dứt bỏ tất cả các chấp thủ, vị ấy đắc quả Bất lai.

Đức Phật nhìn nhận có sự khác biệt về cách tiếp cận mà mỗi cá nhân thực hiện để đạt mục đích tối hậu. Trong Kinh văn X,3(2), Ngài phân chia các hành giả thành bốn phân hạng đối với sự thành tựu. Bốn hạng này có được do hoán vị hai cặp đôi. Đầu tiên, Ngài phân biệt các đệ tử theo cường độ của các căn. Những vị với căn mạnh sẽ đạt Niết-bàn ngay trong kiếp này. Những vị với căn yếu hơn sẽ đạt Niết-bàn tối hậu trong kiếp sau và vì thế, có lẽ đó là bậc Bất lai. Cặp đôi kia là để phân biệt dựa theo cách thức phát triển. Một hạng dùng phương cách “khó”, nghĩa là dùng các đề mục thiền quán để phát sinh trí tuệ sắc bén và đưa thẳng đến nhàm chán và ly tham. Phương cách kia dùng đường lối trơn tru và nhẹ nhàng hơn qua con đường bốn thiền-na. Hai loại này gần như tương ứng với những hành giả đặt trọng tâm vào thiền minh quán và những hành giả đặt trọng tâm vào thiền an chỉ.

Một bài kinh ngắn trong Tương ưng Dự lưu (Sotāpatti- saṃyutta), Kinh văn X,3(3), thuật lại câu chuyện Dīghāvu, một chàng trai trẻ dùng con đường khó khăn đặt nặng về tuệ quán để tiến đến giai đoạn Bất lai. Khi Dīghāvu nằm trên giường lúc gần qua đời, Đức Phật đến và bảo ông tập về bốn pháp của Dự lưu. Dīghāvu trả lời rằng ông ấy đã có sẵn bốn pháp ấy, có nghĩa ông ấy đã là bậc Dự lưu. Tiếp theo, Đức Phật dạy ông phải phát triển “sáu minh phần pháp”. Ông ấy làm theo lời Phật dạy và chẳng bao lâu sau khi ông qua đời, Đức Phật tuyên bố ông đã đắc quả Bất lai. Mặc dù có thể Dīghāvu đã đắc thiền và không cần phải chỉ dạy thêm, nhưng cũng có thể ông ấy đạt giai đoạn Bất lai hoàn toàn do sức mạnh của tuệ quán thâm sâu khởi sinh từ sáu minh phần này.

Kinh văn X,3(4) chỉ thêm các phân biệt khác giữa vị thánh A-la-hán và Bất lai. Những bài kinh như thế cho thấy sự đa dạng hiện hữu ngay trong các vị có trình độ tâm linh như nhau. Chính vì Đức Phật có khả năng làm rõ các sự khác biệt, Ngài được tán dương là có sự hiểu biết hoàn hảo về tính đa dạng của các căn của chúng sinh.

Bởi vì các vị thánh Bất lai đã tận diệt năm hạ phần kiết sử, các vị ấy không còn bị ràng buộc vào cõi dục giới của hiện hữu. Tuy nhiên, vị ấy vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi vòng tái sinh vì vẫn còn bị trói buộc bởi năm thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử vi tế và vô minh. Mạn (asmi-māna) khác với thân kiến – quan kiến về ngã (sakkyā-diṭṭhi), mặc dù có một phần giống nhau. Kiết sử “thân kiến” khẳng định một cái ngã tồn tại có liên hệ đến ngũ uẩn, hoặc là đồng hóa với ngũ uẩn, hoặc là cốt lõi của chúng, hoặc là chủ nhân sở hữu chúng. Nhưng kiết sử “mạn” thiếu một nội dung khái niệm rõ ràng. Nó ẩn núp tại căn cứ của tâm như là một cảm nhận mơ hồ, không hình dạng, nhưng độc đoán về cái “tôi” như là một thực tế cụ thể. Mặc dù thân kiến đã được diệt tận ở giai đoạn Dự lưu, kiết sử mạn về “tôi là” vẫn tồn tại ở các thánh nhân cho đến giai đoạn Bất lai. Đây là điểm sắc bén trong bài kinh Khemaka Kinh văn X,4(1) – với hai ví dụ rất đẹp về mùi hương của hoa và tấm vải giặt. Các vị thánh khác biệt với phàm nhân ở chỗ các vị ấy không chạy theo ngã mạn “tôi là”. Các vị ấy biết nhận thức “tôi là” chỉ là bịa đặt do tưởng tượng, một sai lầm không chỉ đến một cái ngã, một cái tôi thật sự hiện hữu. Nhưng các vị ấy vẫn chưa hoàn toàn vượt qua nó.

Việc chấp thủ vi tế và ý thức còn lại về “tôi là” tồn tại trong vị thánh Bất lai bắt nguồn từ vô minh. Để đạt được điểm kết thúc của con đường, vị thánh Bất lai phải tiêu diệt các phân khúc còn lại của vô minh, xóa tan đi tất cả các dấu vết của tham ái và mạn. Điểm tới hạn khi vô minh, tham ái và mạn được xóa tan, đánh dấu chuyển đổi từ giai đoạn Bất lai sang A-la-hán. Sự khác biệt giữa hai giai đoạn này có thể rất vi tế và vì thế, cần phải có các tiêu chuẩn để phân biệt chúng. Trong Kinh văn X,4(2), Đức Phật đưa ra nhiều tiêu chí dựa vào đó, vị đệ tử hữu học và vị thánh A-la-hán có thể xác định được vị trí của mình. Một điểm đáng chú ý đặc biệt là sự liên hệ giữa vị ấy và ngũ căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Vị thánh hữu học thấy bằng trí tuệ về mục tiêu mà các căn tối hậu đưa đến – là Niết-bàn – nhưng chưa thể trú trong đó. Vị thánh A- la-hán thấy bằng trí tuệ về mục tiêu tối thượng và cũng có thể trú trong mục tiêu đó.

Các kinh văn tiếp theo cung ứng những quan điểm khác nhau về quả vị A-la-hán. Kinh văn X,4(3) mô tả các đặc tính của vị thánh A-la-hán bằng một loạt các ảnh dụ, làm sáng tỏ trong cùng một đoạn văn. Kinh văn X,4(4) liệt kê chín điều mà một vị thánh A-la-hán không thể làm. Trong Kinh văn X,4(5), Đại đức Sāriputta mô tả tâm bất động của một vị thánh A-la-hán khi đối điện với các đối tượng của sáu dục trần mạnh mẽ và trong Kinh văn X,4(6), ngài liệt kê mười hùng lực của vị thánh A-la-hán. Kinh văn X,4(7), trích đoạn từ bài kinh Dhātuvibhaṅga (Phân tích Giới), bắt đầu bằng câu chuyện đắc quả A-la-hán bằng pháp quán các giới – các đoạn kinh quan trọng đã được đề cập trong Kinh văn IX,4(3)(c) trong chương

  1. Tiếp theo đó, bài giảng đề cập đến “bốn nền tảng” (cattāro adhiṭṭhāna) của vị thánh A-la-hán, ở đây được nói đến như là một “ẩn sĩ tịch tịnh” (muni santo). Kinh văn X,4(8), bài kinh cuối cùng trong phần này, là một bài thơ ca ngợi các phẩm chất xuất sắc của vị thánh A-la-hán.

Đầu tiên và đứng đầu trong các vị thánh A-la-hán là chính Đức Phật và phần cuối của chương này được dành để nói về Ngài. Phần này có tựa đề là “Như Lai” (Tathāgata), đây là danh xưng Đức Phật dùng khi nói về mình, trong vai trò như là một người đã phát hiện và đem đến chân lý giải thoát. Từ “Tathāgata” có thể hiểu bằng hai nghĩa: Hiểu như “tathā āgata

  • “đến như thế”, hàm ý rằng Đức Phật đã đến theo một mô hình đã được lập ra (các nhà chú giải luận rằng đó là việc hoàn tất mười hạnh ba-la-mật (pāramī) ba mươi bảy phần bồ-đề); hiểu như “tathā gata” – “đi như thế”, hàm ý Ngài đã ra đi theo một mô hình đã được lập ra (các nhà chú giải luận rằng Ngài đã vào Niết-bàn qua hoàn tất tu tập an chỉ, minh quán, đạo và quả).

Các truyền thống sau này của Phật giáo tạo sự phân biệt rõ ràng giữa quả vị Phật và A-la-hán, nhưng trong kinh tạng Nikāya, sự phân biệt không sắc nét như người ta mong đợi, nếu họ chỉ dùng các văn liệu về sau để làm chuẩn mực cho diễn giải. Một mặt, Đức Phật là vị thánh A-la-hán, điều này rất rõ ràng trong câu kệ chuẩn để tán dương Đức Thế Tôn (iti pi so bhagavā arahaṃ sammā sambuddho...); một mặt khác, các vị thánh A-la-hán là Phật, trong ý nghĩa các vị ấy đã hoàn toàn giác ngộ, sambodhi, qua giác ngộ các chân lý như Đức Phật đã thực chứng. Vì thế, sự phân biệt đúng đắn phải là giữa một vị Chánh Đẳng Chánh Giác (sammā sambuddha) và vị thánh A- la-hán đạt giác ngộ giải thoát như một đệ tử (svaka) của vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Tuy nhiên, để tránh những phát biểu rắc rối, chúng ta nên dùng cách thông thường diễn tả sự phân biệt giữa Đức Phật và vị thánh A-la-hán.

Như thế, sự liên hệ giữa hai quả vị đó là gì? Phải chăng sự khác biệt giữa hai quả vị đó chính yếu là dựa theo trình tự thời gian, với có lẽ thêm vài khả năng đặc biệt của vị Phật Chánh Giác? Hay là sự khác biệt giữa hai quả vị đó rộng lớn đến nỗi phải được xem là hai phân hạng riêng biệt? Kinh điển Nikāya trình bày một sự mâu thuẫn rất thú vị, thậm chí khích động, về câu hỏi này, như các đoạn kinh văn minh họa ở đây. Kinh văn X,5(1) đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa “Đấng Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác” và “một vị tỳ-khưu được giải thoát nhờ trí tuệ” (bhikkhu paññavimutta). Rõ ràng là cụm từ dùng ở đây trong ý nghĩa tổng quát cho bất cứ vị đệ tử A-la- hán, chứ không chỉ cho vị thiếu sự chứng đắc thiền vô sắc (nghĩa là để chỉ chung, không phải để chỉ vị A-la-hán tuệ giải thoát để phân biệt vị A-la-hán câu phần giải thoát). Câu trả lời trong kinh văn được diễn tả sự phân biệt về vai trò và về ưu tiên thời gian. Một vị Phật có phận sự khám phá và giảng giải con đường và vị ấy sở hữu sự quen thuộc độc nhất với những phức tạp của con đường mà các vị đệ tử không biết hết được. Các vị đệ tử của Ngài đi theo con đường Ngài đã vạch ra và sau đó đạt giác ngộ dưới sự hướng dẫn của Ngài.

Các tài liệu tranh luận của Phật giáo Hậu kỳ đôi khi mô tả Đức Phật với lòng đại bi và các vị đệ tử A-la-hán là những người nguội lạnh, sống xa lánh, không quan tâm đến hoàn cảnh của chúng sinh. Như thể tiên đoán sự chỉ trích này, Kinh văn X,5(2) cho biết không chỉ Đức Phật mà các vị A-la-hán cũng như các vị thánh đệ tử hữu học xuất hiện đem đến hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Như thế, nếu kinh văn này được xem như có thẩm quyền, chúng ta không thể nào tuyên bố rằng lòng từ bi và quan tâm vị tha là những phẩm chất phân biệt giữa Phật và A-la-hán.

Hơn nữa, Kinh văn X,5(3) cho chúng ta một cái nhìn khác về câu hỏi này. Ở đây, Đức Phật chất vấn ngài Sāriputta (Xá- lợi-phất) về “tiếng rống sư tử” của ngài rằng ngài đã biết đầy đủ về giới đức, phẩm chất (có lẽ là thiền định), trí tuệ, thiền trú và giải thoát của chư Phật ba đời – quá khứ, hiện tại và vị lai – hay không. Vị đại đệ tử này chỉ có thể trả lời là không thể. Nhưng ngài Sāriputta tuyên bố tiếp theo là ngài biết chư Phật ba đời chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác bằng cách đoạn tận năm triền cái, khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, như thật tu tập bảy giác chi.

Đó là những khía cạnh của con đường mà chư Phật đã hoàn thành, giống như các vị đệ tử A-la-hán. Ngoài ra, chư Phật có thêm các phẩm chất khác vượt trội hơn ngay cả các vị đại đệ tử A-la-hán. Trong kinh điển Nikāya, tính ưu việt của chư Phật dường như dựa trên hai trụ cột chính: Đầu tiên, sự hiện hữu của chư Phật bản chất là “vì chúng sinh” trong một cách vị tha cao cả nhất mà các vị thánh A-la-hán chỉ có thể mô phỏng theo, nhưng không thể sánh bằng; và thứ hai, kiến thức và năng lực tâm linh của chư Phật to lớn hơn nhiều so với các vị đệ tử A-la-hán.

Đức Phật nói rằng ngay cả các vị tỳ-khưu đã hoàn toàn giải thoát, những vị đã thành tựu “kiến vô thượng, đạo vô thượng và giải thoát vô thượng”, cũng đều tôn vinh đấng Như Lai bởi vì sự giác ngộ của Ngài giúp người khác giác ngộ, sự giải thoát của Ngài giúp người khác giải thoát, sự thực chứng Niết-bàn của Ngài giúp người khác thực chứng Niết-bàn (MN 35). Trong Kinh văn X,5(4), chúng ta thấy trình bày hai bộ phẩm chất được xem như tài năng đặc biệt của một vị Phật, giúp cho Ngài rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân. Đó là mười lực của Như Lai và bốn pháp vô sở úy. Mặc dù các vị đệ tử A-la-hán cũng có chung một số phẩm chất này, nhưng trên tổng thể, hai bộ phẩm chất này tạo nên sự khác biệt của Đức Phật và giúp Ngài hướng dẫn, chỉ dạy chúng sinh tùy theo khả năng và căn cơ của họ. Bốn pháp vô sở úy của Đức Phật chứng tỏ Ngài có uy quyền, có sứ mạng cao cả, chỉ thấy được nơi vị khai sáng một tôn giáo. Kinh văn X,5(5) so sánh Như Lai với mặt trời và mặt trăng, vì sự xuất hiện của Ngài trên thế giới là sự thể hiện của đại quang, xua tan bóng tối của vô minh. Kinh văn X,5(6) so sánh Ngài như là một người cứu vớt đàn nai thoát khỏi ách nạn và như thế, mô tả Ngài như là một vị ân nhân vĩ đại của nhân loại.

Với Kinh văn X,5(7), chúng ta quay về với ẩn dụ tiếng rống sư tử, đã trình bày trước đây, với một ví dụ khá dài, so sánh lời tuyên bố của Đức Phật về bản chất vô thường phổ quát như là tiếng rống của sư tử khi nó đi ra khỏi hang. Giống như đoạn kết thúc của bài pháp đầu tiên (kinh Chuyển Pháp Luân, xem Kinh văn II,5 trong chương II), kinh văn này cho chúng ta chú ý đến phạm vi vũ trụ về sứ mạng của Đức Phật. Thông điệp của Ngài không phải chỉ nhắm đến loài người, mà còn hướng đến các cõi trời cao hơn, làm chấn động các ảo tưởng của chư thiên.

Sau cùng, Kinh văn X,5(8) cho chúng ta một loạt các giải thích ngắn vì sao Đức Phật được gọi là Như Lai. Ngài được gọi là Như Lai vì Ngài hoàn toàn giác ngộ về bản chất của thế gian, nguồn gốc, đoạn tận và con đường đưa đến đoạn tận; vì Ngài hoàn toàn hiểu biết tất cả các pháp thế gian, những gì được thấy, nghe, cảm giác và nhận thức; vì Ngài luôn luôn nói điều chân thực; vì Ngài làm đúng theo những gì Ngài nói ra; và vì Ngài là bậc tối thượng điều phục thế giới. Bài kinh kết thúc bằng một bài thơ đầy cảm hứng, có lẽ được gắn vào bởi các nhà biên tập kinh điển, ca ngợi Đức Phật như là nơi nương náu tối thượng của thế gian.

Sự sùng bái đối với bậc Như Lai thể hiện bằng văn xuôi và thi kệ đưa chúng ta vào dòng chảy ấm áp của cảm nhận tôn giáo bắt nguồn trong Phật giáo Sơ kỳ, luôn luôn hiện diện bên dưới hình thức bên ngoài có vẻ điềm tĩnh nguội lạnh. Chiều hướng tôn giáo này đã làm Giáo Pháp rộng hơn là một triết lý, hay một hệ thống đạo đức, hay một tập hợp các kỹ thuật hành thiền. Sống động từ bên trong, đưa các tín đồ tiến lên trên, chiều hướng ấy tạo Giáo Pháp thành một con đường tâm linh trọn vẹn. Đây là con đường có gốc trong niềm tin ở một con người đặc biệt, vừa là vị thầy tối thượng dạy về chân lý giải thoát và đồng thời, vừa là một tấm gương tối cao về chân lý mà Ngài truyền dạy.

 

 

 

 

TRÍCH LỤC

  1. CÁC CẤP ĐỘ THỰC CHỨNG

 

1. RUỘNG PHƯỚC CHO THẾ GIAN

  1. Tám hạng người xứng đáng được cúng dường

Này các tỳ-khưu, có tám hạng người này, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là tám?

Bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến sự chứng ngộ quả Dự lưu; bậc Nhất lai, bậc đã hướng đến sự chứng ngộ quả Nhất lai; bậc Bất lai, bậc đã hướng đến sự chứng ngộ quả Bất lai; bậc A-la- hán, bậc đã hướng đến sự chứng ngộ quả A-la-hán.

(AN 8:59)

 

  1. Khác biệt các căn

Này các tỳ-khưu, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Những pháp này, này các tỳ-khưu, là năm căn.

Với sự toàn diện, này các tỳ-khưu, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng).

Ðối với ai, này các tỳ-khưu, năm căn này toàn bộ và toàn diện không có, thì Ta nói rằng người ấy là người đứng phía ngoài, là thuộc thành phần phàm phu.

(SN 48:18)

 

  1. Pháp khéo giảng
  1. Chư tỳ-khưu, như vậy, Pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị tỳ-khưu, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí – vòng luân chuyển (sinh tử) của những vị này không thể chỉ bày.
  2. Chư tỳ-khưu, như vậy, Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những tỳ-khưu nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sinh, nhập diệt tại đấy, không còn phải trở lui vào đời này nữa.
  3. Chư tỳ-khưu, như vậy, Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những tỳ-khưu nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.
  4. Chư tỳ-khưu, như vậy, Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những tỳ-khưu nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.

 

 

  1. Chư tỳ-khưu, như vậy, Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được ta khéo giảng, ... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những tỳ-khưu nào là những vị tùy pháp hành hay tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác.
  2. Chư tỳ-khưu, như vậy Pháp được Ta khéo giảng, ... được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư tỳ-khưu, vì Pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về cõi chư thiên.

(MN 22, Kinh Ví dụ con rắn)

 

  1. Giáo Pháp toàn vẹn
  1. – Này Vaccha, khi ái được một tỳ-khưu đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sinh, không thể sinh khởi trong tương lai, tỳ-khưu ấy là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát.
  2. – Ngoài Tôn giả Gotama, không biết Tôn giả Gotama có một tỳ-khưu nào là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những tỳ- khưu đệ tử của Ta đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
  3. – Ngoài Tôn giả Gotama và các tỳ-khưu, không biết Tôn giả Gotama có một tỳ-khưu-ni nào là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những tỳ- khưu-ni, đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
  1. – Ngoài Tôn giả Gotama, các tỳ-khưu và các tỳ-khưu-ni, không biết Tôn giả Gotama có một nam cư sĩ nào là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa [1].
  2. – Ngoài Tôn giả Gotama, các tỳ-khưu, các tỳ-khưu-ni và các nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, không biết Tôn giả Gotama có một nam cư sĩ nào là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng tuy hưởng thụ vật dục nhưng thực hành thánh giáo (sasanakaro), chấp nhận giáo huấn, đã đoạn nghi hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Ðạo sư?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng tuy hưởng thụ vật dục, nhưng thực hành thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã đoạn nghi hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Ðạo sư [2].
  3. – Ngoài Tôn giả Gotama, các tỳ-khưu, các tỳ-khưu-ni, các nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh và các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, không biết Tôn giả Gotama có một nữ cư sĩ nào là bậc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, nhập Niết- bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa [1].
  1. – Ngoài Tôn giả Gotama, các tỳ-khưu, các tỳ-khưu-ni, các nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc và các nữ cư sĩ nào là bậc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh, không biết Tôn giả Gotama có nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng tuy hưởng thụ vật dục nhưng thực hành thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã đoạn nghi hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Ðạo sư?
    • Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm mà nhiều hơn thế nữa là những nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng tuy hưởng thụ vật dục nhưng thực hành thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã đoạn nghi hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong thánh giáo của bậc Ðạo sư [2].
  2. – Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, nhưng các tỳ-khưu không được thành mãn, như vậy đời sống tâm linh không được đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu cũng được thành mãn; như vậy đời sống tâm linh được đầy đủ về phương diện này. Nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, nhưng các tỳ-khưu-ni không thành mãn; như vậy đời sống tâm linh không được đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn và các tỳ-khưu-ni đã thành mãn; như vậy đời sống tâm linh được đầy đủ về phương diện này. Nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ- khưu ni đã thành mãn, nhưng các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh không thành mãn; như vậy đời sống tâm linh đã không được đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, các tỳ-khưu cũng đã thành mãn, các tỳ-khưu-ni cũng đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh cũng đã thành mãn; như vậy đời sống tâm linh đã được đầy đủ về phương diện này. Nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ-khưu ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn, nhưng các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục không thành mãn; như vậy đời sống tâm linh không được đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn và các tỳ-khưu-ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn và các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; như vậy đời sống tâm linh được đầy đủ về phương diện này. Nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ-khưu-ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; nhưng các nữ cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh không thành mãn; như vậy đời sống tâm linh không được đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ-khưu-ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các vật dục đã thành mãn và các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn; như vậy đời sống tâm linh được đầy đủ về phương diện này. Nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ-khưu-ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn và các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn; nhưng các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục không thành mãn; như vậy đời sống tâm linh đã không đầy đủ về phương diện này. Vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các tỳ-khưu đã thành mãn, các tỳ-khưu-ni đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn, các nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn, các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn và các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các vật dục đã thành mãn; như vậy đời sống tâm linh được đầy đủ về phương diện này.

Thưa Tôn giả Gotama, ví như sông Hằng (Ganga) hướng về biển cả, chảy về biển cả, xuôi dòng về biển cả, đạt đến biển cả; cũng vậy, hội chúng này của Tôn giả Gotama, gồm có người xuất gia và tại gia hướng về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, xuôi dòng về Niết-bàn, đạt đến Niết-bàn.

(MN 73, Ðại kinh Vacchagotta)

Ghi chú:

    1. Bậc Bất lai; [2] Bậc Nhất lai và Dự lưu.

 

  1. Bảy hạng Thánh nhân
  1. Này các tỳ-khưu, Ta không nói rằng đối với tất cả tỳ- khưu, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Ta không nói rằng đối với tất cả tỳ-khưu không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
  2. Đối với những tỳ-khưu là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở thành phóng dật.
  1. Đối với các tỳ-khưu còn là các bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn khỏi các triền ách, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi các bậc tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy cần phải tự mình nhờ thượng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, đối với những tỳ-khưu này, vì thấy quả này của không phóng dật nên Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
  2. Này các tỳ-khưu, có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy? Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
  3. Thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này được gọi là hạng người câu phần giải thoát.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật.

  1. Thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật.

  1. Thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc thân chứng.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này cần phải tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử đã chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với tỳ- khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

  1. Thế nào là bậc kiến đáo? Ở đây, có người, sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thẩm tra một cách hoàn toàn với trí tuệ. Vị này được gọi là kiến đáo.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này cần phải tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử đã chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với tỳ- khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

  1. Thế nào là bậc tín giải thoát? Ở đây, có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sinh từ căn để an trú. Vị này được gọi là bậc tín giải thoát.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này cần phải tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử đã chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với tỳ- khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

  1. Và này các tỳ-khưu, thế nào là hạng người tùy pháp hành? Ở đây, có người, sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết chỉ được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dù cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị này được gọi là người tùy pháp hành.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này cần phải tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử đã chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với tỳ- khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

  1. Thế nào là người tùy tín hành? Ở đây, có người, sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ. Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thì vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị này được gọi là người tùy tín hành.

Đối với tỳ-khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dù cho trong khi tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, nhưng vị này cần phải tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh, vì mục đích này, các thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với tỳ- khưu này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

(MN 70, Kinh Kı̄ṭāgiri)

 

  1. BẬC DỰ LƯU

  1. Bốn Dự lưu phần

Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta:

    • “Dự lưu phần, dự lưu phần”, này Sāriputta, được nói đến như vậy. Này Sāriputta, thế nào là Dự lưu phần?
    • Thân cận các bậc chân nhân, bạch Thế Tôn, là Dự lưu phần.

 

 

Nghe diệu pháp là Dự lưu phần. Như lý tác ý là Dự lưu phần. Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần.

    • Lành thay, lành thay, này Sāriputta! “Dòng sông, dòng sông”, này Sāriputta, được nói đến như vậy. Này Sāriputta, thế nào là dòng sông?
    • Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Bát Chi Thánh Đạo; tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
    • Lành thay, lành thay, này Sāriputta! “Dự lưu, Dự lưu”, này Sāriputta, được gọi là như vậy. Này Sāriputta, thế nào là Dự lưu?
    • Bạch Thế Tôn, ai thành tựu Bát Chi Thánh Đạo này, người ấy gọi là Dự lưu. Vị tôn giả với tên như vậy, với họ như vậy.
    • Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Này Sāriputta, ai thành tựu Bát Chi Thánh Đạo, người ấy được gọi là bậc Dự lưu. Vị tôn giả với tên như vậy, với họ như thế vậy.

(SN 55:5)

 

  1. Thể nhập chánh tánh
    • Này các tỳ-khưu, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai ... Mũi ... Lưỡi ... Thân ... Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.

Ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là vị tùy tín hành, đã nhập chánh tánh, đã nhập chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sinh vào địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

Ai chấp nhận các pháp sau khi suy quán đến mức độ vừa đủ với trí tuệ; vị ấy được gọi là tùy pháp hành, đã nhập chánh tánh, đã nhập chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sinh vào địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

Với ai, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy rõ như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc sẽ chứng quả giác ngộ.

(SN 25:1)

 

  1. Chứng được minh kiến

Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các tỳ-khưu:

    • Này các tỳ-khưu, các ông nghĩ thế nào, cái gì nhiều hơn, một ít bụi này Ta lấy lên trên đầu ngón tay, hay là quả đất lớn này?
    • Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay.
    • Cũng vậy, này các tỳ-khưu, đối với vị thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại, không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn.

Này các tỳ-khưu, như vậy lợi ích lớn thay là pháp minh kiến (dhammābhisamaya); như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn (dhammacakkhupaṭilābha).

(SN 13:1)

 

 

  1. Bốn pháp thành tựu Dự lưu
    • Thành tựu bốn pháp, này các tỳ-khưu, vị thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không có thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: “Ðây bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: “Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”.

Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chân chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.

Vị ấy thành tựu các giới được các bậc thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định.

Thành tựu bốn pháp này, này các tỳ-khưu, vị thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc sẽ chứng quả giác ngộ.

(SN 55:2)

 

  1. Lợi đắc cao hơn lợi đắc của bốn châu
    • Dù cho, này các tỳ-khưu, một vị Chuyển luân vương làm chúa tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sinh vào loài bàng sinh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ và chưa thoát khỏi ác sinh, ác thú, đọa xứ.

Nhưng này các tỳ-khưu, vị thánh đệ tử, dù sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakāni); nhưng vị ấy có đầy đủ bốn pháp. Vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sinh vào loài bàng sinh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sinh, ác thú, đọa xứ.

Thế nào là bốn? Vị thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, thành tựu các giới được các bậc thánh ái kính.

Và này các tỳ-khưu, có sự lợi đắc của bốn châu và sự lợi đắc của bốn pháp. Sự lợi đắc bốn châu không đáng giá bằng một phần mười sáu của sự lợi đắc bốn pháp.

(SN 55:1)

 

  1. BẬC BẤT LAI

  1. Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử
  1. Này Ānanda, có con đường, lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Nếu ai không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, mà năm hạ phần kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Ví như, đối với một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, nếu người ấy không đẽo vỏ trong, không đẽo giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi cây, sự tình này không xảy ra.

Này Ānanda, có con đường, lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Nếu ai thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, thì năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy xảy ra. Ví như, đối với một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, nếu người ấy sau khi đẽo vỏ trong, sau khi đẽo giác cây, thì sẽ đẽo được lõi cây, sự tình này xảy ra.

  1. Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước đầy tràn, con quạ thể uống được. Rồi một người ốm yếu đi đến nghĩ như sau: “Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn”. Nhưng người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, bất cứ ai, khi được giảng pháp để đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát, thì vị ấy được xem là giống như người ốm yếu kia.

Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: “Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn”. Người ấy có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải thoát, thì vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia.

  1. Và này Ānanda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, tỳ-khưu do viễn ly các sinh y (upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ.

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (amatadhātu) và nghĩ rằng: “Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sinh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thì do sự tham Pháp, hỷ Pháp của mình, với sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sinh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

10-12. Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm ... ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền-na thứ ba ... xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền-na thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, ..., là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (amatadhātu)

... Đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

  1. Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị tỳ-khưu nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú không vô biên xứ.

Vị này chánh quán mọi thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, ..., là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (amatadhātu) ... Đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

  1. Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu vượt lên mọi không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú thức vô biên xứ.

Vị này chánh quán mọi thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, ..., là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (amatadhātu) ... Đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

  1. Lại nữa, này Ānanda, tỳ-khưu vượt lên mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú vô sở hữu xứ.

Vị này chánh quán mọi thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (amatadhātu) và nghĩ rằng: “Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sinh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thì do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thì do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sinh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

(MN 64, Đại kinh Māluṅkya)

 

  1. Bốn hạng người

Này các tỳ-khưu, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các tỳ-khưu, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được hữu hành Niết-bàn (sasaṅkharaparinibbāyi). Ở đây, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được

 hữu hành Niết-bàn. Ở đây, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được vô hành Niết-bàn (asaṅkharaparinibbāyi). Ở đây, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được vô hành Niết-bàn.

Và này các tỳ-khưu, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được hữu hành Niết-bàn? Ở đây, tỳ-khưu sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng về sự chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, ngay trong hiện tại, chứng được hữu hành Niết-bàn. Như vậy, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được hữu hành Niết Bàn.

Và này các tỳ-khưu, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được hữu hành Niết-bàn? Ở đây, tỳ-khưu sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng về sự chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện ra mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra mềm yếu, khi thân hoại mạng chung, vị ấy chứng được hữu hành Niết-bàn. Như vậy, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được hữu hành Niết-bàn.

Và này các tỳ-khưu, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được vô hành Niết-bàn? Ở đây, tỳ-khưu ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú thiền-na thứ nhất, ... chứng đạt và an trú thiền-na thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng được vô hành Niết-bàn. Như vậy, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được vô hành Niết-bàn.

Và này các tỳ-khưu, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú thiền-na thứ nhất, ... chứng đạt và an trú thiền-na thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện ra mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, vị ấy khi thân hoại mạng chung, chứng được vô hành Niết-bàn. Như vậy, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được vô hành Niết-bàn.

Này các tỳ-khưu, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(AN 4:169)

 

  1. Sáu minh phần pháp

Một thời, Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, cư sĩ Dı̄ghāvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Dı̄ghāvu thưa với cha là Jotika:

    • Thưa Cha, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh con, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: “Cư sĩ Dı̄ghāvu, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn”. Rồi Cha hãy thưa như sau: “Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến nhà cư sĩ Dı̄ghāvu vì lòng từ mẫn”.
    • Ðược, này con.

Gia chủ Jotika nghe lời cư sĩ Dı̄ghāvu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, gia chủ Jotika bạch Thế Tôn:

    • Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dı̄ghāvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa như sau: “Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến nhà cư sĩ Dı̄ghāvu vì lòng từ mẫn”.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát đi đến nhà cư sĩ Dı̄ghāvu. Sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống rồi, Thế Tôn nói với cư sĩ Dı̄ghāvu:

    • Này Dı̄ghāvu, ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không tăng trưởng?
    • Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Ðau đớn kịch liệt nơi con không có giảm thiểu, chúng tăng trưởng. Chúng có dấu hiệu tăng trưởng, không có dấu hiệu giảm thiểu.
    • Do vậy, này Dı̄ghāvu, ông hãy học tập như sau: “Ta sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: ‘Ðây bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn’. Ta sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: ‘Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu’. Ta sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: ‘Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chân chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời’. Ta sẽ thành tựu các giới được các bậc thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định”. Như vậy, này Dı̄ghāvu, ông cần phải học tập.
    • Bạch Thế Tôn, đối với bốn Dự lưu phần do Thế Tôn thuyết giảng, tất cả các pháp ấy đều có ở trong con. Con thực hiện chúng đầy đủ. Con thành tựu lòng tin bất động đối với Phật, Pháp, chúng Tăng và con thành tựu các giới được các bậc thánh ái kính.
    • Do vậy, này Dı̄ghāvu, sau khi ông đã an trú trong bốn Dự lưu phần này, ông hãy tu tập thêm sáu minh phần pháp (cha vijjābhāgiyā dhammā).

Ở đây, này Dı̄ghāvu, ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dı̄ghāvu, ông cần phải học tập.

    • Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Nhưng, bạch Thế Tôn, con có ý nghĩ sau đây: “Ta không có muốn gia chủ Jotika ở đây khi ta chết phải rơi vào khốn khổ (vighata)”.
    • Này Dı̄ghāvu, chớ có tác ý như vậy! Hãy nhìn, này Dı̄ghāvu! Những gì Thế Tôn đang nói cho con, con hãy khéo tác ý.

Rồi Thế Tôn, sau khi giáo giới cho cư sĩ Dı̄ghāvu, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Cư sĩ Dı̄ghāvu, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, liền mệnh chung.

Rồi nhiều tỳ-khưu đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế

Tôn, ngồi xuống một bên, rồi bạch Thế Tôn:

    • Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dı̄ghāvu đã mệnh chung. Sinh thú cư sĩ ấy thế nào? Sinh xứ cư sĩ ấy chỗ nào?
    • Hiền minh, này các tỳ-khưu, là cư sĩ Dı̄ghāvu. Cư sĩ Dı̄ghāvu thực hiện các pháp và tùy pháp, không làm phiền nhiễu Ta với những kiện tụng về pháp. Cư sĩ Dı̄ghāvu, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh nhập diệt ở tại đấy (cõi Tịnh cư thiên), không còn trở lui thế giới này nữa.

(SN 55:3)

  1. Năm hạng Bất Lai

Này các tỳ-khưu, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, thì bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?

Ngay trong hiện tại, lập tức thành tựu được chánh trí.

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí, thì khi lâm chung, thành tựu được chánh trí.

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí; nếu khi lâm chung, không thành tựu được chánh trí, thì sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung ban Bát-niết-bàn (antarāparinibbāyi).

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí; nếu khi lâm chung, không thành tựu được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung ban bát Niết-bàn, thì sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Sinh ban Bát-niết-bàn (upahaccaparinibbāyi).

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không chứng được chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung ban Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Sinh ban Bát-niết-bàn, thì sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Bát-niết-bàn (asaṅ- kharaparinibbāyi).

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung ban Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn diệt được năm hạ phần kiết sử, không chứng được Sinh ban Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Vô hành Bát-niết- bàn; thì sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn (sasaṅkharaparinibbāyi).

Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung ban Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, không chứng được Sinh ban Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Vô hành Bát-niết- bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn; thì sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy là bậc Thượng lưu (uddhaṃsota), đạt được Sắc cứu cánh thiên (akaniṭṭha).

Này các tỳ-khưu, do tu tập bảy giác chi như vậy, do làm cho sung mãn như vậy nên được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.

(SN 46:3)

 

4. A-LA-HÁN

  1. Dư tàn ngã mạn “Tôi là”

Một thời, nhiều tỳ-khưu trưởng lão sống ở Kosambi, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Khemaka trú tại vườn Badarica, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

Rồi các tỳ-khưu trưởng lão vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy và gọi Tôn giả Dāsaka:

    • Này hiền giả Dāsaka, hãy đi đến tỳ-khưu Khemaka. Sau khi đến, hãy nói với tỳ-khưu Khemaka: “Này hiền giả Khemaka, các trưởng lão nói với hiền giả như sau: ‘Này hiền giả, hiền giả có kham nhẫn được không? Hiền giả có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu tổn giảm, không tăng trưởng?’”
    • Thưa vâng, chư hiền.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các tỳ-khưu ấy, đi đến Tôn giả Khemaka. Sau khi đến, nói với Tôn giả Khemaka:

    • Này hiền giả Khemaka, các trưởng lão nói với hiền giả như sau: “Này hiền giả, hiền giả có kham nhẫn được không? Hiền giả có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu thuyên giảm, không tăng trưởng?”
    • Tôi không thể kham nhẫn, thưa hiền giả. Tôi không thể chịu đựng. Có những dấu hiệu tăng trưởng, không thuyên giảm.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến các tỳ-khưu trưởng lão. Sau khi đến, thưa với các tỳ-khưu trưởng lão:

    • Thưa chư hiền, tỳ-khưu Khemaka nói như sau: “Tôi không thể kham nhẫn, thưa hiền giả. Tôi không thể chịu đựng. Có những dấu hiệu tăng trưởng, không thuyên giảm”.
    • Này hiền giả Dāsaka, hãy đi đến tỳ-khưu Khemaka. Sau khi đến, nói với tỳ-khưu Khemaka: “Này hiền giả Khemaka, các bậc trưởng lão nói với hiền giả như sau: ‘Này hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, Tôn giả Khemaka quán có cái gì là tự ngã hay ngã sở không?’”
    • Thưa vâng, chư hiền.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các tỳ-khưu trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka. Sau khi đến, nói với Tôn giả Khemaka:

    • Này hiền giả Khemaka, các bậc trưởng lão nói với hiền giả như sau: “Này hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, Tôn giả Khemaka quán có cái gì là tự ngã hay ngã sở không?”
    • Thưa hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến các tỳ-khưu trưởng lão. Sau khi đến, nói với các tỳ-khưu trưởng lão:

    • Tỳ-khưu Khemaka, thưa chư hiền, đã nói như sau: “Thưa hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả”.
    • Này hiền giả Dāsaka, hãy đi đến tỳ-khưu Khemaka. Sau khi đến, nói với tỳ-khưu Khemaka: “Các vị trưởng lão, này hiền giả Khemaka, nói với hiền giả như sau: ‘Hiền giả Khemaka, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, nếu Tôn giả Khemaka không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả, thì Tôn giả Khemaka là vị A-la- hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận’.”
    • Thưa vâng, chư hiền giả.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các tỳ-khưu trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka. Sau khi đến, nói với Tôn giả Khemaka:

    • Các vị trưởng lão, này hiền giả Khemaka, nói với hiền giả như sau: “Hiền giả Khemaka, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, nếu Tôn giả Khemaka không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả, thì Tôn giả Khemaka là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận”.
    • Thưa hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả. Nhưng tôi không phải là bậc A- la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Và thưa hiền giả, ý tưởng “Tôi là” trong năm thủ uẩn này vẫn chưa tận diệt trong tôi, nhưng tôi không thấy cái gì trong năm thủ uẩn đó như “Đây là tôi”.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến các tỳ-khưu trưởng lão. Sau khi đến, nói với các tỳ-khưu trưởng lão:

    • Tỳ-khưu Khemaka, thưa chư hiền, đã nói như sau: “Thưa hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả. Nhưng tôi không phải là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Và thưa hiền giả, ý tưởng ‘Tôi là’ trong năm thủ uẩn này vẫn chưa tận diệt trong tôi, nhưng tôi không thấy cái gì trong năm thủ uẩn đó như ‘Đây là tôi’.”
    • Này hiền giả Dāsaka,hãy đi đến tỳ-khưu Khemaka. Sau khi đến, hãy nói với tỳ-khưu Khemaka: “Thưa hiền giả Khemaka, các tỳ-khưu trưởng lão nói với hiền giả như sau: ‘Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái như ‘Tôi là’? Hiền giả nói ‘Tôi sắc’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác sắc’? Hiền giả nói ‘Tôi là thọ” ... Hiền giả nói ‘Tôi là thức’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác thức’? Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái gì như là ‘Tôi là’?”
    • Thưa vâng.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các tỳ-khưu trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka. Sau khi đến, nói với Tôn giả Khemaka:

    • Thưa hiền giả Khemaka, các tỳ-khưu trưởng lão nói với hiền giả như sau: “Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái gì như là ‘Tôi là’? Hiền giả nói ‘Tôi là sắc’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác sắc’? Hiền giả nói ‘Tôi là thọ” ... Hiền giả nói ‘Tôi là thức’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác thức’? Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái gì như là ‘Tôi là’?”
    • Thôi vừa rồi, hiền giả Dāsaka chạy qua, chạy lại như thế này để làm gì? Hãy đem gậy lại đây. Ta sẽ đi đến các tỳ-khưu trưởng lão.

Rồi Tôn giả Khemaka chống gậy đi đến các tỳ-khưu trưởng lão. Sau khi đến, nói lên với các tỳ-khưu trưởng lão những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

Các tỳ-khưu trưởng lão nói với Tôn giả Khemaka đang ngồi một bên:

    • Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái gì như là ‘Tôi là’? Hiền giả nói ‘Tôi là sắc’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác sắc’? Hiền giả nói ‘Tôi là thọ” ... Hiền giả nói ‘Tôi là thức’ hay hiền giả nói ‘Tôi là khác thức’? Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói cái ‘Tôi là’ này, hiền giả nói cái gì như là ‘Tôi là’?
    • Thưa chư hiền, tôi không nói “Tôi là sắc”, tôi cũng không nói “Tôi là khác sắc” .... là thọ ... là tưởng ... là các hành ... Tôi không nói “Tôi là thức”, tôi cũng không nói “Tôi là khác thức”. Và thưa hiền giả, ý tưởng “Tôi là” trong năm thủ uẩn này vẫn chưa tận diệt trong tôi, nhưng tôi không thấy cái gì trong năm thủ uẩn đó như “Đây là tôi”.

Ví như, này chư hiền, hương thơm của hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa trắng, nếu có người nói “Hương thuộc về lá”, hay “Hương thuộc về sắc”, hay “Hương thuộc về nhụy hoa”, nói như vậy có nói đúng không?

    • Thưa không, này hiền giả.
    • Vậy chư hiền, trả lời như thế nào là trả lời một cách đúng đắn?
    • Này hiền giả, hương là của hoa. Trả lời như vậy là trả lời một cách đúng đắn.
    • Cũng vậy, này chư hiền, tôi không nói “Tôi là sắc”, tôi cũng không nói “Tôi là khác sắc” .... là thọ ... là tưởng ... là các hành

... Tôi không nói “Tôi là thức”, tôi cũng không nói “Tôi là khác thức”. Và thưa hiền giả, ý tưởng “Tôi là” trong năm thủ uẩn này vẫn chưa tận diệt trong tôi, nhưng tôi không thấy cái gì trong năm thủ uẩn đó như “Đây là tôi”.

Này chư hiền, dù cho đối với vị thánh đệ tử, năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, nhưng đối với năm thủ uẩn, trong vị ấy vẫn còn các dư tàn tế nhị. Dư tàn kiêu mạn “Tôi là”, dư tàn dục “Tôi là”, dư tàn tùy miên “Tôi là” vẫn chưa được đoạn trừ. Vị ấy, sau một thời gian, sống quán sự sinh diệt trong năm thủ uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ ... Ðây là tưởng ... Ðây là các hành ... Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”. Vì rằng vị ấy sống, quán sự sinh diệt trong năm thủ uẩn này, các dư tàn ngã mạn “Tôi là, dư tàn dục “Tôi là”, dư tàn ngã tùy miên “Tôi là”, mà vị ấy chưa đoạn trừ, nay đi đến tận diệt.

Này chư hiền, ví như một tấm vải nhớp nhúa dính bụi, những người chủ giao nó cho một người thợ giặt. Người thợ giặt sau khi nhồi nó, đập nó trong nước muối, hay trong nước kiềm, trong nước phân bò, rồi giặt sạch nó với nước trong. Dù cho tấm vải ấy nay được sạch sẽ, trong trắng, nhưng nó vẫn còn dư tàn mùi muối hay mùi kiềm, hay mùi phân bò. Người thợ giặt giao lại tấm vải cho những người chủ. Những người chủ đem bỏ nó vào trong một cái hòm có ướp hương thơm. Như vậy, cái dư tàn mùi muối hay mùi kiềm hay mùi phân bò chưa được trừ khử, nay được trừ khử.

Cũng vậy, này chư hiền, dù cho đối với vị thánh đệ tử, năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, nhưng đối với năm thủ uẩn, trong vị ấy vẫn còn các dư tàn tế nhị. Dư tàn kiêu mạn “Tôi là”, dư tàn dục “Tôi là”, dư tàn tùy miên “Tôi là” vẫn chưa được đoạn trừ. Vị ấy, sau một thời gian, sống quán sự sinh diệt trong năm thủ uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ ... Ðây là tưởng ... Ðây là các hành

... Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”. Vì rằng vị ấy sống, quán sự sinh diệt trong năm thủ uẩn này, các dư tàn ngã mạn “Tôi là, dư tàn dục “Tôi là”, dư tàn ngã tùy miên “Tôi là”, mà vị ấy chưa đoạn trừ, nay đi đến tận diệt.

Khi được nói vậy, các tỳ-khưu trưởng lão nói với Tôn giả

Khemaka:

    • Không phải chúng tôi vì muốn phiền nhiễu Tôn giả Khemaka mà chúng tôi hỏi. Nhưng vì chúng tôi nghĩ rằng Tôn giả Khemaka có thể giải đáp, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai triển, phân tích, hiển lộ một cách rộng rãi giáo lý của Thế Tôn. Và Tôn giả Khemaka đã giải đáp, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai triển, phân tích, hiển lộ một cách rộng rãi giáo lý của Thế Tôn.

Như thế, các tỳ-khưu trưởng lão hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Khemaka giảng. Trong khi lời dạy này được nói lên, khoảng sáu mươi tỳ-khưu được tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc, kể cả Tôn giả Khemaka.

(SN 22:89)

 

  1. Bậc hữu học và bậc A-la-hán

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambī, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

    • Có pháp môn, này các tỳ-khưu, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu hữu học (sekha) đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”, tỳ-khưu học (asekha) đứng trên vô học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.

Và này các tỳ-khưu, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu hữu học trú trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”?

Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu hữu học như thật rõ biết:

 

 

“Ðây là khổ”, như thật rõ biết : “Ðây là khổ tập khởi”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ đoạn diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt”. Ðây là pháp môn, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.

Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu hữu học suy nghĩ như sau: “Ngoài Tăng chúng này, có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?” Và vị ấy rõ biết như sau: “Ngoài Tăng chúng này, không có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn”. Ðây là pháp môn, này các tỳ- khưu, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.

Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu hữu học rõ biết năm căn

  • tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Nhưng về sinh thú, về tối thắng, về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự thân thông đạt được và không thể với trí tuệ, thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các tỳ-khưu, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.

Và này các tỳ-khưu, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Ta là bậc vô học”? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu vô học rõ biết năm căn

  • tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn – với sinh thú của chúng, với tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của chúng. Vị ấy trú, với tự thân thông đạt được và với trí tuệ thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các tỳ-khưu, y cứ pháp môn ấy, tỳ-khưu vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.

Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu vô học rõ biết sáu căn – nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy rõ biết: “Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một chỗ nào và như thế nào”. Vị ấy rõ biết như vậy. Ðây là pháp môn, này các tỳ-khưu, do pháp môn ấy, tỳ-khưu vô học đứng trên vô học địa, rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.

(SN 48:53)

 

  1. Vị tỳ-khưu đã vất bỏ đi các chướng ngại vật
  1. Chư tỳ-khưu, tỳ-khưu ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
  2. Và thế nào là tỳ-khưu đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sinh trong tương lai, không có khả năng sinh khởi. Chư tỳ- khưu, như vậy là tỳ-khưu đã vất bỏ đi các chướng ngại.
  3. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đã đoạn trừ tái sinh và sự luân chuyển sinh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta- la bị chặt đầu, khiến không thể tái sinh trong tương lai, không có khả năng sinh khởi. Chư tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu đã lấp đầy thông hào.
  4. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sinh trong tương lai, không có khả năng sinh khởi. Chư tỳ- khưu, như vậy là tỳ-khưu đã nhổ lên cột trụ.
  5. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sinh trong tương lai, không có khả năng sinh khởi. Chư tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu đã mở tung các lề khóa.
  1. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu bậc thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sinh trong tương lai, không có khả năng sinh khởi. Chư tỳ-khưu, như vậy là vị tỳ-khưu bậc thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

(MN 22, Kinh Ví dụ con rắn)

  1. Chín sự việc mà vị A-la-hán không thể làm

Xưa kia và cả nay nữa, Ta đã nói như sau: “Tỳ-khưu nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chân chánh giải thoát, vị ấy không có thể vi phạm chín sự: 1) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình;

2) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể cố ý lấy của không cho được gọi là ăn trộm; 3) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể hành dâm dục; 4) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể biết mà nói láo; 5) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể hưởng thọ các dục do các đồ ăn cất chứa đem lại, như trước còn làm gia chủ; 6) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể đi đến tham dục; 7) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể đi đến sân; 8) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể đi đến si; 9) Tỳ-khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, không thể đi đến sợ hãi”.

Xưa kia và cả nay nữa, Ta nói như sau: “Tỳ-khưu nào là bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chân chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự này”.

(AN 9:7)

 

 

  1. Tâm bất động

[Tôn giả Sāriputta nói:]

  • Như vậy, này hiền giả, với tỳ-khưu có tâm chánh giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của con mắt, các sắc không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng. Nếu các tiếng do tai nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ tai ... nếu các hương do mũi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ mũi ... Nếu các vị do lưỡi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lưỡi ... Nếu các xúc do thân nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của thân

... Nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của ý, các pháp không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng.

Ví như, này hiền giả, một trụ đá cao mười sáu khuỷu tay, tám khuỷu tay chôn sâu xuống đất, tám khuỷu tay nổi lên trên. Nếu từ phương Ðông, mưa to gió lớn đến, không làm rung động, không làm chuyển động, không làm chuyển động mạnh trụ đá ấy; nếu từ phương Tây ... nếu từ phương Bắc ... nếu từ phương Nam, mưa to gió lớn đến, không làm rung động, không làm chuyển động, không làm chuyển động mạnh trụ đá ấy.

Vì sao? Vì trụ đá được đào sâu, được chôn sâu. Cũng vậy, với tỳ-khưu có tâm chánh giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của con mắt, các sắc không chinh phục tâm của vị ấy, tâm được an trú không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng. Nếu các tiếng do tai nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ tai ... nếu các hương do mũi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ mũi ... Nếu các vị do lưỡi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lưỡi ... Nếu các xúc do thân nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của thân ... Nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của ý, các pháp không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng.

(AN 9:26)

 

5) Mười sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán

Thế Tôn hỏi Tôn giả Sāriputta:

  • Này Sāriputta, có bao nhiêu sức mạnh nơi vị tỳ-khưu A-la- hán đã đoạn tận các lậu hoặc?
  • Bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, có mười sức mạnh. Thế nào là mười?

Ở đây, bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, khéo như thật thấy với chánh trí tuệ, các hành là vô thường. Đây là sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, các dục được ví như hố than hừng. Đây là sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán ...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, với tâm hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, xuôi về viễn ly, trú vào viễn ly, ưa thích xuất ly, chấm dứt hoàn toàn các pháp làm trú xứ cho các lậu hoặc. Đây là sức mạnh của tỳ- khưu A-la-hán ...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, tu tập, khéo tu tập bốn niệm xứ. Đây là sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán ...

Lại nữa, bạch Thế Tôn, tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, tu tập, khéo tu tập bốn chánh cần ..., khéo tu tập bốn như ý túc ..., khéo tu tập năm căn, ..., khéo tu tập năm lực ..., khéo tu tập bảy giác chi ..., khéo tu tập Bát Chi Thánh Đạo.

Đây là sức mạnh của tỳ-khưu A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc.

(AN 10:90)

 

  1. Ẩn sĩ tịch tịnh

[Đức Phật dạy thêm cho Pukkusāti:]

  1. – [Sau khi quán sáu giới] Xả còn lại được trong sạch, trong trắng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, chói sáng.
  2. Người ấy tuệ tri như sau: “Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào không vô biên xứ và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thì xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài. Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào thức vô biên xứ ... vào vô sở hữu xứ ... vào phi tưởng phi phi tưởng xứ và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thì xả này y cứ vào đấy, chấp thủ tại đấy, được an trú nơi ta trong một thời gian dài”.
  3. Người ấy tuệ tri như sau: “Nếu ta tập trung xả này thanh tịnh như vậy, trong trắng như vậy vào không vô biên xứ ... thức vô biên xứ ... vô sở hữu xứ ... phi tưởng phi phi tưởng xứ và tu tập tâm của ta tùy theo pháp ấy, thì xả ấy trở thành pháp hữu vi”. Vị ấy không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu. Do không tác thành, không suy tưởng đến hữu hay phi hữu, vị ấy không chấp thủ một sự vật gì ở đời; chấp thủ không quấy rối vị ấy; do chấp thủ không quấy rối vị ấy, vị ấy tự chứng Niết-bàn và vị ấy tuệ tri: “Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái như thế này nữa”.
  4. Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: “Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: “Không phải là đối tượng để hoan hỷ”. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vi ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri:

“Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: “Không phải là đối tượng để hoan hỷ”. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường"; vị ấy tuệ tri: “Không nên đắm trước"; vị ấy tuệ tri: “Không phải là đối tượng để hoan hỷ”.

  1. Nếu cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy mà không dính mắc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy mà không dính mắc. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy mà không dính mắc. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tàn diệt với thân, vị ấy tuệ tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tàn diệt với thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tàn diệt với sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tàn diệt với sinh mạng”. Vị ấy tuệ tri: “Khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ trở thành nguội lạnh, không vui thích, ở đây”.

Ví như, này tỳ-khưu, như ngọn đèn dầu được cháy đỏ nhờ dầu và tim. Khi dầu và tim diệt tận và không có vật liệu khác được đem đến, ngọn đèn dầu ấy bị diệt tắt. Cũng vậy, khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tàn diệt với thân, vị ấy tuệ tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tàn diệt với thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tàn diệt với sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tàn diệt với sinh mạng”. Vị ấy tuệ tri: “Khi thân hoại mạng chung, mọi cảm thọ trở thành nguội lạnh, không vui thích, ở đây”.

  1. Do vậy, tỳ-khưu thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng tuệ thắng xứ này. Vì rằng, này tỳ-khưu, như vậy là tối thắng thánh tuệ, nghĩa là trí, biết sự đoạn tận mọi đau khổ.
  2. Sự giải thoát ấy của vị này, an trú vào chân đế, không bị dao động. Này tỳ-khưu, cái gì có thể đưa đến hư vọng, thì thuộc về hư vọng. Cái gì không thể đưa đến hư vọng, thì thuộc về chân đế, Niết-bàn. Do vậy, vị tỳ-khưu thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng đế thắng xứ này. Vì rằng, này tỳ- khưu, như vậy là tối thắng thánh đế, tức là Niết-bàn, không thể đưa đến hư vọng.

 

 

  1. Trước kia, do vô minh, vị ấy tầm cầu và sở hữu các sinh y; nay, chúng được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sinh khởi nữa. Do vậy, một tỳ-khưu thành tựu như vậy là thành tựu với tối thắng tuệ thí thắng xứ này. Vì rằng, này tỳ-khưu, như vậy là tối thắng thánh tuệ thí, tức là sự xả ly tất cả sinh y.
  2. Trước kia, do vô minh, vị ấy tham ái, tham dục, tham nhiễm; nay, chúng được đoạn tận, chặt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sinh khởi nữa. Trước kia, do vô minh, vị ấy phẫn nộ, ác tâm, sân hận; nay, chúng được đoạn tận, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu nữa trong tương lai, không có khả năng sinh khởi nữa. Trước kia, do vô minh, vị ấy si mê, ảo tưởng; nay, chúng được đoạn tận, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể hiện hữu trong tương lai, không có khả năng sinh khởi nữa. Do vậy, tỳ- khưu thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng tịch tịnh thắng xứ. Này tỳ-khưu, như vậy là tối thắng thánh tịch tịnh, tức là sự tịch tịnh tham sân si.
  3. Khi được nói đến: “Chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy làm cho sung mãn tuệ thí, hãy tu học tịch tịnh”, chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: “Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động. Khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh”. Và do duyên gì được nói đến như vậy?

  1. Này tỳ-khưu, “Tôi là”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi là cái này”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ là”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ không là”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ có sắc”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ không có sắc”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ có tưởng”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng”, như vậy là vọng tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng”, như vậy là vọng tưởng. Vọng tưởng, này tỳ-khưu, là bệnh, vọng tưởng là cục bướu, vọng tưởng là mũi tên. Khi vượt khỏi mọi vọng tưởng, này tỳ-khưu, vị ẩn sĩ được gọi là tịch tịnh. Và vị ẩn sĩ tịch tịnh không sinh, không già, không có dao động, không có hy cầu. Vì không có cái gì do đó có thể sinh, vị ấy không sinh. Không sinh, làm sao già được? Không già, làm sao chết được? Không chết, làm sao dao động được? Không dao động, làm sao hy cầu?
  1. Khi được nói đến: “Khi được an trú, vọng tưởng không có chuyển động; khi vọng tưởng không chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh”, do chính duyên này được nói đến như vậy.

(MN 140, Kinh Giới phân biệt)

 

  1. Bậc A-la-hán an lạc
  1. An lạc, bậc La-hán, Họ không có khát ái, Ngã mạn khéo chặt đứt; Lưới si bị phá rách.

 

  1. Họ đạt được bất động, Tâm viễn ly ô trược,

Không nhiễm trước thế gian,

Bậc Phạm thiên vô lậu.

 

  1. Họ biến tri năm uẩn.

Do hành bảy Chánh pháp [1]. Bậc Chân nhân tán thán,

Con đích tôn chư Phật.

 

  1. Ðầy đủ bảy món báu, Ba học đều thành tựu [2], Bậc đại hùng du hành,
  2. Ðoạn tận mọi sợ hãi.

 

  1. Ðầy đủ mười chánh tánh [3], Bậc Long tượng Thiền định. Họ tối thắng ở đời,

Khát ái được đoạn tận.

 

  1. Thành tựu vô học trí, Thân này thân cuối cùng, Cứu cánh của phạm hạnh, Ðạt được không nhờ ai.

 

  1. Ðối các tưởng, không động, Giải thoát khỏi tái sinh,

Ðạt được điều phục địa, Họ chiến thắng ở đời.

 

  1. Thượng, hạ cùng tả, hữu. Họ không có hỷ lạc,

Họ rống sư tử rống: “Giác vô thượng ở đời”.

 

Ghi chú:

(SN 22:76)

 

[1] Bảy diệu pháp: Có lòng tin, tàm, quý, đa văn, tinh tấn, niệm, trí tuệ (MN 53); [2] Giới, định, tuệ; [3] Mười học pháp (MN 65, MN 78)

 

5. ĐẤNG NHƯ LAI

  1. Đức Phật và vị A-la-hán
  • Này các tỳ-khưu, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, đoạn diệt thọ, đoạn diệt tưởng,  đoạn diệt hành, đoạn diệt thức, giải thoát do không có chấp thủ, được gọi là bậc Chánh Đẳng Giác. Vị tỳ- khưu, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, đoạn diệt thọ, đoạn diệt tưởng, đoạn diệt hành, đoạn diệt thức, giải thoát do không có chấp thủ, nhờ trí tuệ, được gọi là vị tỳ-khưu được giải thoát nhờ trí tuệ.

Ở đây, này các tỳ-khưu, thế nào là sự sai biệt, thế nào là sự đặc thù, thế nào là sự sai khác giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và vị tỳ-khưu được giải thoát nhờ trí tuệ?

  • Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Lành thay, nếu được Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời này. Sau khi nghe Thế Tôn, các tỳ-khưu sẽ thọ trì.
  • Vậy này các tỳ-khưu, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ

nói.

  • Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

  • Như Lai, này các tỳ-khưu, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo.

Này các tỳ-khưu, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bậc tỳ-khưu được giải thoát nhờ trí tuệ.

(SN 22:58)

 

  1. Vì hạnh phúc cho nhiều người

Này các tỳ-khưu, có ba hạng người này xuất hiện ở đời, xuất hiện đem lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Thế nào là ba?

Ở đây, này các tỳ-khưu, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la- hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Này các tỳ-khưu, đây là hạng người thứ nhất xuất hiện ở đời, xuất hiện đem lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người.

Lại nữa, này các tỳ-khưu, đệ tử của bậc đạo sư ấy, bậc A-la- hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích của mình đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, đã giải thoát nhờ chánh trí. Vị ấy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Này các tỳ-khưu, đây là hạng người thứ hai xuất hiện ở đời, xuất hiện đem đến hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc vì an lạc cho chư thiên và loài người.

Lại nữa, này các tỳ-khưu, đệ tử của bậc đạo sư ấy là bậc hữu học, đang đi trên con đường, vị ấy nghe nhiều, giới cấm được gìn giữ. Vị ấy cũng thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Này các tỳ-khưu, đây là hạng người thứ ba xuất hiện ở đời, xuất hiện đem đến hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người.

Này các tỳ-khưu, có ba hạng người này xuất hiện ở đời, xuất hiện đem đến hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người.

(It 84)

 

  1. Lời tán dương của ngài Xá-lợi-phất

Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, ngồi một bên, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:

  • Như vậy, bạch Thế Tôn, là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về chánh giác.
  • Thật là đại ngôn (ulāra), này Sāriputta, là lời tuyên bố như con ngưu vương này của ông, lời tuyên bố một chiều, tiếng rống của con sư tử: “Như vậy là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một sa-môn hay một bà-la-môn nào khác, có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về chánh giác”.

Này Sāriputta, với tâm của ông, ông có thể biết được tâm của tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong thời quá khứ và tuyên bố rằng: “Các bậc Thế Tôn ấy đã có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có tuệ như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã giải thoát như vậy”?

  • Thưa không, bạch Thế Tôn.
  • Này Sāriputta, với tâm của ông, ông có thể biết được tâm của tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong thời vị lai và tuyên bố rằng: “Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có tuệ như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ giải thoát như vậy”?
  • Thưa không, bạch Thế Tôn.

 

 

  • Này Sāriputta, với tâm của ông, ông có thể biết được tâm của Ta, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong thời hiện tại và tuyên bố rằng: “Thế Tôn ấy hiện có giới đức như vậy. Thế Tôn ấy hiện có pháp như vậy. Thế Tôn ấy hiện có tuệ như vậy. Thế Tôn ấy hiện có hạnh trú như vậy. Thế Tôn ấy hiện có giải thoát như vậy”?
  • Thưa không, bạch Thế Tôn.
  • Và này Sāriputta, ở đây, ông không có chánh trí với tâm của ông biết được tâm của các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quá khứ, vị lai, hiện tại; do ý nghĩa gì ông lại thốt ra lời đại ngôn, lời tuyên bố như con ngưu vương, lời tuyên bố một chiều, tiếng rống sư tử của ông rằng: “Như vậy là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một sa-môn, hay bà-la-môn nào khác, có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về chánh giác”?
  • Bạch Thế Tôn, con không có chánh trí với tâm của con biết được tâm các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quá khứ, vị lai, hiện tại, nhưng bạch Thế Tôn, con biết được như thế là do suy diễn từ Pháp (dhammanvayo).

Ví như, bạch Thế Tôn, tại một thành ở biên giới, với những hào lũy kiên cố, vững chắc, với những thành quách, tháp canh kiên cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đấy, có một người gác cửa sáng suốt, thông minh, có trí, không cho vào những người lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Trong khi người ấy đi tuần đến con đường chung quanh thành trì ấy để xem, không thấy có một khe hở ở tường nào, hay lỗ hổng ở tường nào, cho đến một con mèo có thể lọt qua được. Và người ấy suy nghĩ rằng: “Có những sinh vật thô lớn nào đi vào hay đi ra ngôi thành này, tất cả phải đi vào hay đi ra cửa này”.

Cũng như thế, bạch Thế Tôn, con biết được là do suy diễn từ Pháp: Phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nào trong thời quá khứ, tất cả bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nào trong thời vị lai, tất cả các bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, các pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, sẽ chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

  • Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Ông hãy luôn luôn thuyết pháp thoại này cho các tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ. Nếu có những người ngu si nào còn có những nghi ngờ, hay những do dự đối với Như Lai, sau khi nghe pháp thoại này, sự nghi ngờ, do dự ấy của họ đối với Như Lai sẽ được trừ diệt.

(SN 47:12)

  1. Mười lực và bốn pháp vô sở úy
  1. Này Sāriputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là mười?
  2. (1) Ở đây, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (tri thị xứ phi xứ lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống lên tiếng rống sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
  3. (2) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (tri tam thế nghiệp báo lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  1. (3) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (tri nhất thiết đạo trí lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  2. (4) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (tri thế gian chủng chủng tánh lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  3. (5) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (tri tha chúng sinh chủng chủng dục lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  4. (6) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài người (tri tha chúng sinh chư căn thượng hạ lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  5. (7) Lại nữa, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền-na, chứng về thiền-na, về giải thoát, về định, về chứng đắc (tri chư thiền giải thoát tam muội lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ...
  6. (8) Lại nữa, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sinh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sinh ra ở đây”. Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương các chi tiết (tri túc mạng lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ... và chuyển Pháp luân.

 

 

  1. (9) Lại nữa, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sinh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sinh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sinh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sinh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sinh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ (tri sinh tử lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai ... và chuyển Pháp luân.

19 (10) Lại nữa, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát (tri lậu tận lực). Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống lên tiếng rống sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.

20. Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.

(Bốn pháp vô sở úy)

  1. Này Sāriputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là bốn?
  2. (1) Ta thấy không có lý do gì, một sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta rằng: “Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà Ngài tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn”. Vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
  1. (2) Ta thấy không có lý do gì ... có thể chỉ trích Ta rằng: “Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà Ngài tự xưng đã đoạn trừ”. Vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được úy.
  2. (3) Ta thấy không có lý do gì ... có thể chỉ trích Ta rằng: “Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp, khi được thực hành thì không có gì gọi là chướng ngại pháp cả”. Vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
  3. (4) Ta thấy không có lý do gì một sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta rằng: “Pháp do Ngài thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau”. Vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
  4. Này Sāriputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.

(MN 12, Đại kinh Sư tử hống)

 

  1. Tỏa ra ánh sáng lớn
  • Cho đến khi nào, này các tỳ-khưu, mặt trăng, mặt trời không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám, không thể phân biệt đêm và ngày, không thể phân biệt tháng và nửa tháng, không thể phân biệt thời tiết hằng năm.

Cho đến khi nào, này các tỳ-khưu, mặt trăng, mặt trời hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Và có sự phân biệt đêm ngày, có sự phân biệt tháng và nửa tháng, có sự phân biệt thời tiết hằng năm.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu, cho đến khi nào Như Lai, bậc A- la-hán, Chánh Ðẳng Giác không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, không có hào quang lớn. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám. Cho đến khi ấy, không có sự tuyên bố, không có sự thuyết giảng, không có sự trình bày, không có sự thiết lập, không có sự khai diễn, không có sự phân tích, không có sự hiển thị bốn Thánh đế.

Cho đến khi nào, này các tỳ-khưu, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Cho đến khi ấy, có sự tuyên bố, có sự thuyết giảng, có sự trình bày, có sự thiết lập, có sự khai diễn, có sự phân tích, có sự hiển thị bốn Thánh đế.

(SN 56:38)

 

  1. Vì lợi ích cho chúng sinh

25. Chư tỳ-khưu, giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu và một đàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Như vậy, sau một thời gian đàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Tuy nhiên, có một người đến, muốn đàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Như vậy đàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn.

Chư tỳ-khưu, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Đàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Ác ma. Con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Con mồi cái chỉ cho vô minh. Còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chư tỳ-khưu, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái.

Chư tỳ-khưu, những gì vị đạo sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các người.

(MN 19, Kinh Song tầm)

 

  1. Sư tử

Này các tỳ-khưu, con sư tử, vua các loài thú vào buổi chiều, đi ra khỏi hang. Sau khi ra khỏi hang, nó duỗi thân mình và chân. Sau khi duỗi thân mình và chân, nó nhìn chung quanh bốn phương. Sau khi nhìn chung quanh bốn phương, nó rống lên tiếng rống sư tử ba lần. Sau khi rống tiếng rống sư tử ba lần, nó đi tìm mồi.

Các loài thú thuộc loại bàng sinh, nghe tiếng rống của con sư tử, vua các loài thú, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Các loài ở hang tìm vào hang. Các loài ở nước tìm xuống nước. Các loài ở rừng tìm vào rừng. Các loài chim bay lên hư không. Các loài voi chúa ở tại làng, thị trấn hay thành phố, bị trói bởi các cây đa cứng chắc, bứt đứt, giật đứt những sợi dây ấy, khiếp đảm cuồng chạy, tung cả phân và nước tiểu. Như vậy, là đại thần thông lực của con sư tử, vua các loài thú; đối với loài bàng sinh, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu, khi Như Lai xuất hiện ở đời, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy thuyết pháp: Ðây là sắc. Ðây là sắc tập khởi. Ðây là sắc đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ðây là thọ ... Ðây là tưởng ... Ðây là các hành ... Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này các tỳ-khưu, có những chư thiên nào, tuổi thọ dài, có mỹ sắc, hưởng lạc nhiều, đã sống lâu trong các lâu đài to lớn. Các chư thiên này, sau khi nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn họ trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Họ nghĩ: “Chúng ta là vô thường, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường còn. Chúng ta là không thường hằng, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường hằng. Chúng ta không thường trú, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường trú. Này chư Tôn giả, chúng ta là vô thường, không thường hằng, không thường trú, bị thu nhiếp trong một thân này”. Như vậy, này các tỳ-khưu, là đại thần thông lực của Như Lai đối với chư thiên và thế giới chư thiên, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

(SN 22:78)

 

 

  1. Vì sao gọi Ngài là Như Lai

Này các tỳ-khưu, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác; Như Lai không hệ lụy đối với đời. Thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác; thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; thế giới đoạn diệt được Như Lai thực chứng. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập.

Cái gì, này các tỳ-khưu, trong toàn thế giới với thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng sa-môn, bà-la- môn, chư thiên loài người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Này các tỳ-khưu, từ đêm Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Này các tỳ-khưu, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, do vậy, được gọi là Như Lai.

Này các tỳ-khưu, trong toàn thể thế giới với thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng sa-môn, bà-la- môn, chư thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Do thắng tri thế giới Ðúng như thật như vậy Ly hệ mọi thế giới Không chấp thủ thế giới

Thắng tất cả bậc trí

Giải thoát mọi buộc ràng

Cảm thọ tối thắng tịnh Niết-bàn, không sợ hãi

Vị này đoạn lậu hoặc Bậc Giác ngộ, Trí giả

Không dao động nhiễu loạn Nghi ngờ được chặt đứt

Ðạt diệt tận mọi nghiệp Giải thoát diệt sinh y

Là Thế Tôn, là Phật Bậc Sư tử vô thượng

Trong thế giới, thiên giới Chuyển bánh xe Pháp luân

Như vậy hàng thiên, nhân Ðến quy y đức Phật

Gặp nhau đảnh lễ Ngài Vĩ đại, không sinh hữu

Ðiều phục, bậc tối thượng Trong những người điều phục An tịnh, bậc ẩn sĩ

Trong những người an tịnh

Giải thoát, bậc tối thượng Trong những người giải thoát Vượt qua, bậc tối thắng Trong những người vượt qua

Như vậy họ lễ Ngài

Vĩ đại, không sinh hữu Thiên giới, thế giới này Không ai sánh bằng Ngài.

(AN 4:23; It 112)

 

š]›

 

 

 

 

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ

 

A-la-hán                                             Arahant

Ảnh dụ                                                Imagery

 

Bát chi Thánh đạo                         Noble Eightfold Path, ariya

aṭṭhaṅgika magga

Bất hiện hữu                                    Nonexistence, vibhavadiṭṭhi

Bất lai                                                  Non-returner, anāgāmi

Bất thiện                                            Unwholesome, akusala

Bất tử giới (Niết-bàn)                   Deathless element, amatadhātu

Bi                                                           Compassion, karunā

Bố-tát                                                  Buddhist observance day,

Uposatha

Bộ phái                                               School

 

Cận định                                            Access concentration,

upacārasamādhi

Câu phần giải thoát                      Liberated in both ways,

ubhatobhāgavimutta

Cấu trúc                                             Structure

Chánh nghiệp                                  Right Livelihood

Chỉ, an chỉ                                         Serenity, tranquility, samatha

 

Đa văn thánh đệ tử                       Instructed noble disciple, sutavā

ariyasāvaka

Dạ-ma                                                 Yāma

Danh sắc                                            Name-and-form, nāmarūpa

Định                                                     Concentration, mental unifica- tion, samādhi

Đoạn kiến                                          Annihilationism, ucchedavāda

 

 

Dự lưu                                                 Stream-enterer, sotāpanna

Dục ái                                                  Sensual lust, kāmarāga

Dục giới                                              Sense-sphere realm, kāmadhātu

Dục lậu                                               Craving for sensual pleasures,

kāmāsava

Duyên sinh                                        Dependent origination,

paṭiccasamuppāda

Giáo Pháp                                          Teachings, Dhamma

Giới                                                      Element, dhātu

Giới                                                      Moral discipline, sīla

 

Hành                                                    Volitional formations, saṅkhārā

Hiện hữu                                            Existence, bhavadiṭṭhi

Hiệp thế                                             Mundane, lokiya

Hôn trầm thụy miên                    Dullness and drowsiness (Sloth

and torpor), thīna-middha

Hữu kiết sử                                       Fetter of existence, bhavāsava

Hữu lậu                                              Craving for existence,

bhavataṅhā

Hữu vi                                                 Conditioned state, saṅkhata

Hữu, hiện hữu                                 Exist, existence, bhava

Hỷ                                                         Sympathetic joy, muditā

Hý luận                                               Idle chatter, samphappalāpa

 

Không vô biên xứ                          Infinite space, ākāsāṇañcāyatana

Kiến đáo                                             Attained-to-view, diṭṭhippatta

Kiếp                                                      Eon, kappa

Kiết sử                                                Fetter, saṃyojana

Kinh                                                     Discourse, sutta

 

Lạc thú                                                Pleasure and joy,

sukhasomanassa

Lậu hoặc                                            Taint, āsava

 

 

Lậu tận minh                                   Knowledge of taint destruction,

āsavakkhayañāṇa

 

Ma vương                                          Evil One, Tempster, Māra

Mạn                                                      Conceit, asmiṁna, māna

Mô hình                                              Pattern

Nghi ngờ                                            Doubt, vicikicchā

Nghiệp hành                                    Kammic tendency

Nguy hại                                            Danger, ādı̄nava

Nhất lai                                               Once-returner, sakadāgāmi

 

Pháp luân                                          Wheel of Dhamma,

dhammacakkha

Pháp nhãn                                         Vision of the Dhamma,

dhammacakkhu

Phật giáo Sơ kỳ                               Early Buddhism

Phi tưởng phi phi tưởng xứ       Neither-perception-nor-

nonperception,

n’evasaññānāsaññāyatana

Phúc lợi                                              Welfare

Phước báu, Công đức                   Merit, puñña

 

Quán, minh quán, minh sát       Insight, vipassanā

 

Sắc                                                        Form, rūpa

Sắc giới                                               Form realm, rūpadhātu

Sân hận                                               Ill will, vyāpāda

Siêu thế                                              Supramundane, lokuttara

 

Ta-bà                                                   Sahā, saṃsāra

Tác ý                                                    Volition, cetanā

Tam pháp ấn                                    Three characteristics of existence, tilakkhaṇa

Tham dục                                          Sensual desire, kāmacchanda

 

 

Tham, sân, si                                    Greed, hatred, delusion -

lobha, dosa, moha

Thân chứng                                      Body-witness, kāyasakkhı̄

Thân kiến                                          Identity view, sakkāyadiṭṭhi

Thánh nhân                                      Noble person, ariyapuggala

Thiên nhãn                                        Divine eye, dibbacakkhu

Thiên nhĩ                                           Divine ear, dibbasota

Thiên sứ                                             Devine messenger, devadūta

Thiện                                                   Wholesome, kusala

Thiền-na                                            Mental absortion, jhāna

Thọ                                                       Feeling, vedanā

Thức                                                    Consciousness, viññāṇa

Thức vô biên xứ                              Infinite consciousness,

viññāṇañcāyatana

Thường kiến                                    Eternalism, sassatavāda

Thượng tọa bộ                                School of the Elders, Theravāda

Tín giải thoát                                   Liberated by faith,

saddhāvimutta

Trạo hối                                             Restlessness and remorse,

uddhacca-kukkucca

Triền cái                                             Hindrance, nīvaraṇā

Tứ thánh đế                                      Four Noble Truths,

cattāri aryasaccāni

Từ                                                         Loving-kindness, mettā

Tuệ giải thoát                                  Liberated by wisdom,

paññāvimutta

Tưởng                                                 Perception, saññā

Tùy miên                                           Underlying tendency, anusaya

Tùy pháp hành                                Dhamma-follower,

dhammānusārı̄

Tùy tín hành                                     Faith-follower, saddhānusārı̄

Tỳ-khưu                                             Monk, bhikkhu

Tỳ-khưu-ni                                       Nun, bhikkhuni

 

 

Uẩn                                                       Aggregate, khandhā

 

Văn hóa truyền khẩu                   Oral culture

Vị ngọt                                                Gratification, assāda

Vị ngọt, hiểm nguy, xuất ly       Gratification, danger, escape -

assāda, ādı̄nava, nissaraṇa

Vô minh lậu                                      Ignorance, avijjā

Vô ngã                                                 Nonself, anatta

Vô sắc giới                                         Formless realm, arūpadhātu

Vô sở hữu xứ                                   Nothingness, ākiñcaññāyatana

Vô văn phàm phu                          Uninstructed worldling,

assutavā puthujjana

Vô vi                                                    Unconditioned state, asaṅkhata

 

Xả                                                          Equanimity, upekkhā

Xuất ly                                                Escape, nissaraṇa

Xúc                                                       Contact, phassa

 

]

 

 

 

 

 

NHỮNG LỜI PHẬT DẠY

Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli

 

 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

Số 53 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (04) 3782 2845 – Fax: (04) 3782 2841

Email: [email protected]

 

 

Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc, Tổng biên tập Nguyễn Công Oánh

 

Biên tập: Lê Hồng Sơn Trình bày: Tú Anh (Huyền Thanh)

Biên tập kỹ thuật: Bình Anson Sửa bản in: Nguyễn Thị Thanh Thủy Đơn vị liên kết: Nguyễn Thị Tú Anh

 

 

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state