Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
NLPD 04. CHƯƠNG II NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG
Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong kinh tạng Nikāya, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cổ vũ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác Ngộ.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3483

Các tên gọi khác

Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong kinh tạng Nikāya, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cổ vũ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác Ngộ.

General Information

Danh sách : Liên quan
:

Những Lời Phật Dạy - Tỳ Khưu Bodhi - Chương 2 - Người Đem Ánh Sáng
NLPD 04. CHƯƠNG II NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

CHƯƠNG II NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

 

DẪN NHẬP

Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong kinh tạng Nikāya, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cổ vũ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác Ngộ.

Có lẽ trong việc diễn giải một kho tàng văn học tôn giáo cổ xưa, chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn tránh việc đem bản thân và giá trị của mình vào chủ đề đang diễn giải. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể không bao giờ đạt được sự minh bạch hoàn hảo, chúng ta có thể hạn chế tác động thiên vị cá nhân trong quá trình diễn giải, bằng cách tôn trọng những gì đã ghi trong kinh văn. Khi chúng ta có thái độ tôn kính kinh tạng, khi chúng ta nghiêm túc khảo sát những gì ghi lại về bối cảnh của sự biểu hiện của Đức Phật trên thế gian, chúng ta sẽ thấy rằng các kinh văn đó đã ghi lại sứ mạng của Ngài trong bối cảnh vũ trụ bao la. Trong bối cảnh của một vũ trụ không có giới hạn về thời gian, một vũ trụ mà trong đó chúng sinh bị bao trùm trong bóng tối của vô minh, lang thang và ràng buộc bởi sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, Đức Phật xuất hiện như là “người cầm đuốc của nhân loại” (ukkādhāro manussānaṃ), mang lại ánh sáng của trí tuệ. Trong Kinh văn II,1, sự xuất hiện của Ngài trên thế gian là “sự xuất hiện của đại nhãn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh”. Sau khi giác ngộ giải thoát, Ngài thắp lên ánh sáng trí tuệ cho chúng ta, cho thấy sự thật chúng ta phải thấy và con đường tu tập đưa đến sự giải thoát.

Theo truyền thống Phật giáo, Đức Phật Gotama (Cồ-đàm) không chỉ là một vị duy nhất xuất hiện trên thế gian rồi sẽ biến mất mãi mãi. Ngài là một vị Phật nối tiếp nhiều vị Chánh Đẳng Giác trong quá khứ và sẽ còn nhiều vị Phật khác trong tương lai vô thời hạn. Phật giáo Sơ kỳ, ngay cả trong các kinh văn cổ xưa của kinh tạng Nikāya, thừa nhận có nhiều vị Chánh Đẳng Giác, theo một khuôn mẫu tổng quát ghi lại trong đoạn đầu của Đại kinh về Duyên (Mahāpadāna Sutta, Kinh Đại duyên, DN 14, không trình bày trong tập sách này). Danh hiệu “Tathāgata” (Như Lai) được dùng cho Đức Phật là để chỉ khuôn mẫu cơ bản này. Chữ này có nghĩa vừa là “đến như thế” (tathā āgata), nghĩa là Ngài đến như những vị Phật quá khứ đã đến; và vừa là “đi như thế” (tathā gata), nghĩa là Ngài đi an bình tối hậu, Niết-bàn, như những vị Phật đã đi (xem chương X).

Mặc dù kinh tạng Nikāya quy định trong bất kỳ hệ thống thế giới nào, trong bất kỳ thời đại nào, chỉ có hiện diện một bậc Chánh Đẳng Giác, sự xuất hiện của các vị Phật gắn liền với sự vận hành của vũ trụ. Như một ngôi sao băng chống lại bóng tối của bầu trời đêm, trong từng thời kỳ, một vị Phật Chánh Đẳng Giác sẽ xuất hiện trong bối cảnh không gian vô biên, thắp sáng bầu trời tâm linh của thế giới, đem ánh sáng trí tuệ đến cho những ai có khả năng nhìn thấy các sự thật mà Ngài soi rọi. Một vị trên đường thành Phật được gọi trong tiếng Pāli là một vị Bodhisatta (Bồ-tát), tiếng Sanskrit gọi là Bodhisattva. Theo truyền thống chung của Phật giáo, Bồ-tát là một người có ước nguyện thành một vị Phật trong tương lai và đang trải qua một tiến trình thăng hoa tâm ý lâu dài. Với lòng từ bi vô hạn và ý nguyện mạnh mẽ để cứu độ chúng sinh đang đau khổ về sinh tử, vị Bồ-tát phải trải qua nhiều kiếp trên con đường huân tập để phát triển và toàn thiện các đức hạnh cần thiết của một vị Phật. Khi các đức hạnh này được phát triển hoàn mãn, Ngài đạt quả vị Phật để truyền bá Giáo Pháp cho thế gian. Một vị Phật phát hiện con đường “cổ xưa” đưa đến giải thoát, con đường mà chư Phật trong quá khứ đã đi qua, đưa đến tự do vô giới hạn của Niết-bàn. Sau khi tìm thấy con đường và đã đi trọn con đường đó, Ngài truyền dạy đầy đủ cho nhân loại, để nhiều người khác có thể tiến vào con đường giải thoát tối hậu đó.

Tuy nhiên, đó không phải chỉ là chức năng của một vị Phật. Đức Phật thông hiểu và truyền dạy không chỉ là con đường dẫn đến trạng thái giải thoát tối hậu, hạnh phúc toàn hảo của Niết-bàn. Ngài còn chỉ ra những con đường dẫn đến các hạnh phúc thiện lành tại thế gian mà chúng sinh vẫn khao khát. Đức Phật truyền dạy con đường hiệp thế, giúp chúng sinh gieo trồng gốc rễ thiện lành để tạo hạnh phúc, hòa bình và an ninh trong cuộc sống thế tục. Đồng thời, Ngài cũng truyền giảng con đường siêu thế để giúp chúng sinh hướng đến Niết-bàn. Vì thế, vai trò của Ngài rộng lớn hơn là chỉ tập trung vào các khía cạnh siêu thế qua các lời giảng của Ngài. Ngài không phải chỉ là vị cố vấn của các nhà tu khổ hạnh, không phải chỉ là một vị thầy dạy các pháp hành thiền và các tuệ minh quán, mà Ngài còn là một vị hướng dẫn Giáo Pháp đầy đủ và thâm sâu nhất. Ngài vạch rõ và thiết lập các nguyên tắc cần thiết để giúp chúng ta có một sự hiểu biết đúng và có đời sống đạo đức, cho dù hiệp thế hay siêu thế. Kinh văn II,1 đã nhấn mạnh chiều hướng vị tha rộng lớn này của quả vị Phật, khi đoạn kinh ca ngợi sự xuất hiện của Đức Phật như “một người, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”.

Kinh tạng Nikāya cung cấp hai quan điểm về Đức Phật như một con người và cần phải cân bằng giữa hai quan điểm này, không bác bỏ một quan điểm nào. Cái nhìn đúng đắn về Đức Phật chỉ có thể phát sinh từ sự kết hợp của hai quan điểm này, cũng như cái nhìn chính xác về một đối tượng có thể phát sinh khi sự ghi nhận từ hai con mắt được kết hợp trong não bộ thành một hình ảnh duy nhất. Một quan điểm, thường xuyên nổi bật nhất trong các sự trình bày hiện đại về Phật giáo, cho thấy Đức Phật như một con người, giống như những người khác, đã phải đấu tranh với các yếu đuối phổ thông của bản chất con người, để đi đến trạng thái của một bậc Giác Ngộ. Sau khi giác ngộ ở tuổi ba mươi lăm, Ngài sống giữa chúng ta trong bốn mươi lăm năm như là một vị thầy trí tuệ và từ bi, chia sẻ sự thực chứng của mình với những người khác và đảm bảo giáo lý của Ngài sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài trên thế gian sau khi Ngài tịch diệt. Đây là một phương diện về bản chất của Đức Phật nhận thấy rõ ràng nhất trong kinh tạng Nikāya. Vì điều ấy tương ứng chặt chẽ với những thái độ bất khả tín ngày nay đối với các lý tưởng về niềm tin tôn giáo, nó có một sức hấp dẫn tức thời cho những ai đang nuôi dưỡng bởi các tư tưởng hiện đại.

Một khía cạnh khác của con người Đức Phật có thể có vẻ xa lạ đối với chúng ta, nhưng nổi bật trong truyền thống Phật giáo và dùng như một nền tảng cho sự sùng tín phổ thông trong đạo Phật. Mặc dù có vị trí thứ yếu trong kinh tạng Nikāya, khía cạnh này thỉnh thoảng hiện ra nhưng rất rõ ràng, không thể bỏ qua, bất chấp nỗ lực của những Phật tử tân thời tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa cho sự hiện diện đó. Trong quan điểm thứ hai này, Đức Phật được xem như một trong những vị đã chuẩn bị cho quả vị tối cao trong vô số kiếp quá khứ và trong kiếp này, được xác định khi sinh ra sẽ hoàn tất sứ mạng của một vị thầy của toàn thế giới. Kinh văn II,2 là một thí dụ về cách Đức Phật được nhìn từ quan điểm này. Ở đây, vị Phật tương lai từ cõi trời Đâu-suất (Tusita) với đầy đủ ý thức, nhập thai vào lòng mẹ. Việc thụ thai và đản sinh kèm theo nhiều điều kỳ diệu: Các vị thiên thần tôn kính trẻ sơ sinh; và ngay sau khi sinh ra, Ngài đi bảy bước và tuyên bố số phận tương lai của mình. Rõ ràng, đối với các nhà biên tập bài kinh đó, Đức Phật đã được xác định sẽ đạt được Phật quả ngay cả trước khi nhập thai và do đó, cuộc đấu tranh đưa đến giác ngộ là một trận chiến mà kết quả đã được xác định trước. Đoạn cuối cùng của bài kinh, tuy nhiên, trở lại với hình ảnh thực tế của Đức Phật. Những gì Đức Phật được xem là thực sự kỳ diệu, không phải là những phép lạ đi kèm với sự nhập thai và đản sinh, nhưng là chánh niệm và hiểu biết rõ ràng về các cảm thọ, suy tưởng và nhận thức.

Ba bài kinh trong đoạn 3 là những tường thuật tiểu sử phù hợp với quan điểm tự nhiên này. Chúng cung cấp cho chúng ta một bức chân dung của Đức Phật hoàn toàn hiện thực, rõ ràng tự nhiên, nổi bật trong khả năng truyền đạt những hiểu biết sâu sắc tâm lý, không dùng nhiều kỹ thuật mô tả. Trong Kinh văn II,3(1), chúng ta đọc về sự rời bỏ gia đình của Ngài, tu học với hai vị thiền sư nổi tiếng, thất vọng về giáo lý của họ, cuộc đấu tranh đơ n độc của Ngài và thực chứng thắng lợi của Bất tử. Kinh văn II,3(2) điền vào những khoảng trống của câu chuyện trên với chi tiết về sự thực hành khổ hạnh của ngài Bồ-tát, không hiểu sao lại không được đề cập trong bài kinh trước. Kinh văn này cũng mô tả cổ điển của kinh nghiệm giác ngộ liên quan đến việc đạt được bốn tầng thiền-na – những trạng thái thiền định thâm sâu, tiếp theo là ba vijjās hay tam minh: Hiểu biết về các kiếp quá khứ (túc mạng minh), hiểu biết về chết và tái sinh của chúng sinh (thiên nhãn minh) và hiểu biết về sự hủy diệt của các lậu hoặc (lậu tận minh). Trong khi bài kinh này cho ta một ấn tượng rằng minh trí cuối cùng tự phát đột ngột trong tâm Đức Phật, Kinh văn II,3(3) chỉnh sửa ấn tượng đó với sự tường thuật về ngài Bồ-tát vào thời gian trước khi giác ngộ, đã suy tư sâu sắc về sự đau khổ của tuổi già và cái chết. Sau đó, Ngài truy tầm nhân duyên của sự đau khổ này bằng một quá trình bao gồm, ở mỗi bước, sự “chú tâm cẩn thận” (yoniso manasikāra, như lý tác ý) dẫn đến “bừng phát minh kiến” (paññāya abhisamaya). Quá trình thẩm tra này lên đến đỉnh điểm trong việc phát hiện ra lý duyên khởi, do đó, trở thành nền tảng giáo lý của Ngài.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, như trình bày ở đây và các nơi khác trong kinh tạng Nikāya (lý duyên khởi, chươ ng IX), lý duyên khởi không biểu hiện sự đề cao tính liên kết của tất cả mọi thứ, nhưng là một trình bày rõ ràng, chính xác của mô hình tùy thuộc phát sinh, dựa theo đó, đau khổ phát sinh và chấm dứt. Trong cùng một kinh văn, Đức Phật tuyên bố rằng Ngài đã phát hiện con đường giác ngộ khi Ngài tìm thấy phươ ng cách để chấm dứt vòng duyên sinh này. Như thế, thực chứng tận diệt duyên khởi, không chỉ đơ n thuần là sự phát hiện của khía cạnh nhân duyên, đã đưa đến sự giác ngộ của Ngài. Ảnh dụ thành phố cổ xưa, trình bày trong đoạn sau của bài kinh, minh họa rằng sự giác ngộ của Đức Phật không phải là một sự kiện độc đáo nhưng là sự tái khám phá “con đường cổ xưa” mà chư Phật quá khứ đã từng đi qua.

Kinh văn II,4, tiếp tục câu chuyện của Kinh văn II,3(1), mà tôi đã chia cắt trong hai phiên bản về sự tầm cầu con đường giác ngộ của ngài Bồ-tát. Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện về Đức Phật sau khi giác ngộ, Ngài cân nhắc về vấn đề quan trọng là có nên chia sẻ sự thực chứng của mình đến thế gian hay không. Ngay thời điểm này, ở giữa một câu chuyện ghi trong kinh văn diễn tiến rất tự nhiên và thuyết phục, một vị thần tên là Phạm thiên Sahampati xuống từ cõi trời để thỉnh cầu Đức Phật tiến bước du hành, truyền giảng Giáo Pháp vì lợi ích cho những người “có ít bụi trong đôi mắt của mình”. Cảnh tượng này được hiểu theo nghĩa đen, hay là một biểu tượng diễn tả sự suy tư cân nhắc trong tâm trí của Đức Phật? Thật khó cung cấp một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này; có lẽ sự kiện đó có thể được hiểu như là xảy ra ở cả hai cấp độ cùng một lúc. Dù thế nào, vị Phạm thiên xuất hiện vào thời điểm này đánh dấu một sự chuyển đổi từ tính hiện thực trong phần đầu bài kinh sang tính biểu tượng thần thoại. Sự chuyển đổi này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của ý nghĩa thiêng liêng về sự giác ngộ của Đức Phật và sứ mệnh tương lai của Ngài như là một vị đạo sư.

Lời khẩn cầu của Phạm thiên cuối cùng được Đức Phật đồng ý truyền giảng Giáo Pháp. Ngài chọn những người đầu tiên nhận được lời dạy của Ngài là năm vị đạo sĩ trước đó là từng là bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm trong một tuyên bố ngắn gọn rằng nếu họ sống đúng theo lời khuyến giáo của Ngài, họ sẽ tự chứng được Niết-bàn bất tử. Tuy nhiên, Kinh văn II,4 không cho biết những lời dạy cụ thể mà Đức Phật truyền đạt cho họ khi Ngài gặp họ. Những lời dạy đó được ghi lại trong bài thuyết giảng đầu tiên, có tên là bài kinh “Chuyển Pháp Luân”.

Kinh này được trình bày trong Kinh văn II,5. Bài kinh bắt đầu khi Đức Phật công bố cho năm ẩn sĩ rằng Ngài đã phát hiện ra “Trung Đạo”, mà Ngài xác định đó là Bát Chi Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo). Dựa theo những gì đã trình bày trong phần tiểu sử ở trên, chúng ta có thể hiểu tại sao Đức Phật bắt đầu bài giảng theo cách này. Năm ẩn sĩ ban đầu đã từ chối thừa nhận tuyên bố của Đức Phật đã giác ngộ và làm ngơ, vì họ cho rằng Ngài đã từ bỏ mục đích thanh cao để trở lại cuộc sống xa hoa. Do đó, đầu tiên Ngài đã phải đảm bảo với họ rằng Ngài không hề quay trở lại một cuộc sống nuông chiều bản thân. Ngài đã tìm được một phương pháp tiếp cận mới cho việc tầm cầu giác ngộ. Cách tiếp cận mới này, Ngài nói với họ, vẫn trung thành với việc từ bỏ thú vui nhục dục, nhưng cũng tránh hành hạ cơ thể một cách vô ích và không hiệu quả. Sau đó, Ngài giải thích cho họ con đường chân chính để tiến đến giải thoát, Bát Chi Thánh Đạo, tránh hai cực đoan. Từ đó, phát sinh ánh sáng trí tuệ và lên đến đỉnh điểm trong việc tiêu diệt tất cả mọi trói buộc, đó là Niết-bàn.

Sau khi đánh tan sự hiểu lầm của họ, Đức Phật tuyên bố về những sự thật Ngài đã nhận ra vào đêm giác ngộ của mình. Đó là Tứ Thánh Đế. Không những Ngài nói rõ mỗi sự thật và xác định ngắn gọn ý nghĩa của nó, mà lại còn mô tả mỗi sự thật từ ba góc nhìn. Đây là ba lần chuyển bánh xe Pháp, được đề cập trong phần sau của bài kinh. Đối với mỗi sự thật, lần chuyển thứ nhất là trí tuệ chiếu sáng bản chất đặc thù của sự thật cao quý đó (thị chuyển). Lần chuyển thứ hai là sự hiểu biết rằng mỗi sự thật cao quý đòi hỏi một nhiệm vụ đặc biệt cần phải thực hiện (khuyến chuyển). Do đó, sự thật cao quý đầu tiên, sự thật về đau khổ (khổ đế), cần phải được hiểu đầy đủ (liễu tri); sự thật thứ hai, sự thật của nguồn gốc của đau khổ (tập đế) tức là tham ái, cần phải đoạn trừ; sự thật thứ ba, sự thật về sự chấm dứt đau khổ (diệt đế), cần phải thực chứng; và sự thật thứ tư, sự thật của con đường (đạo đế), cần phải được tu tập. Lần chuyển thứ ba là sự chứng nhận rằng bốn nhiệm vụ liên quan đến Tứ Thánh Đế đã hoàn thành (chứng chuyển): sự thật của đau khổ đã được hiểu biết đầy đủ; tham ái đã được đoạn trừ; sự chấm dứt đau khổ đã được thực chứng; và con đườ ng diệt khổ đã được hoàn toàn tu tập. Chỉ sau khi Ngài đã hiểu rõ Tứ Thánh Đế trong ba chuyển và mười hai phươ ng thức, Ngài có thể khẳng định rằng Ngài đã đạt được giác ngộ hoàn toàn.

Bài kinh Chuyển Pháp Luân minh họa một lần nữa sự dung hợp hai khía cạnh trình bày mà tôi đề cập trước đó – khía cạnh thực tế và khía cạnh thần thoại vũ trụ. Bài kinh diễn tiến hầu như qua khía cạnh thực tế tự nhiên cho đến khi chúng ta đọc đến đoạn cuối. Khi Đức Phật hoàn tất bài thuyết giảng, ý nghĩa vũ trụ thần thoại của sự kiện này được nhấn mạnh bởi một đoạn kinh cho thấy chư thiên trong mỗi cõi trời hoan nghênh bài thuyết giảng và lớn tiếng thông báo tin mừng này đến chư thiên ở cõi trời cao hơn. Đồng thời, toàn thể vũ trụ thế giới chấn động rung chuyển và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra toàn thế giới, vượt trội ánh sáng của chư thiên. Rồi tiếp theo đó, trong phần kết thúc bài kinh, chúng ta từ cảnh quang rực rỡ trở lại cõi người bình thườ ng, để thấy Đức Phật chúc mừng ngài Kiều-trần-như đã có pháp nhãn, mắt không còn nhiễm bụi trần. Trong khoảnh khắc, ánh sáng giáo pháp được vị đạo sư truyền trao cho đệ tử, để bắt đầu cuộc hành trình đi khắp Ấn Độ và trên toàn thế giới.

 

 

 

 

TRÍCH LỤC

    1. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

 

  1. MỘT NGƯỜI

“Một người, này các tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đó đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Một người, này các tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện duy nhất, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không tương đương, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Sự xuất hiện của một người, này các tỳ-khưu, là sự xuất hiện của đại nhãn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt tính đa dạng của các giới, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la- hán, Chánh Ðẳng Giác”.

(AN 1:170)

Ghi chú:

  • Đại nhãn, mắt lớn: great vision.
  • Sáu vô thượng: Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng.

 

 

  • Bốn vô ngại giải: nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện tài vô ngại giải.
  • Nhiều giới: numerous elements (18 giới, dhatu).

 

  1. BỒ-TÁT NHẬP THAI VÀ ĐẢN SINH

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá- vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇdika (Cấp Cô Ðộc).
  2. Rồi một số rất đông tỳ-khưu, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

“Thật hy hữu thay chư hiền! Thật kỳ diệu thay chư hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ – đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ – chư Thế Tôn ấy sinh tính như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy”.

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ānanda nói với các tỳ- khưu ấy: “Thật hy hữu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật kỳ diệu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp kỳ diệu!”

Nhưng câu chuyện giữa các tỳ-khưu ấy bị gián đoạn; vì Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

  • Này các tỳ-khưu, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?
  • Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: “Hy hữu thay, chư hiền! ... chư

 

 

Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy”. Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ānanda nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật kỳ diệu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp kỳ diệu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn vì Thế Tôn đến.

Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:

  • Do vậy, này Ānanda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, kỳ diệu của Như Lai.
  1. – Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát sinh trong thiên chúng Tusita (Đâu-suất-đà)”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sinh trong thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  2. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú trong thiên chúng Tusita”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  3. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú tại thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  4. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác này Ānanda, Bồ-tát sau khi từ thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  1. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư thiên hiện ra. Và các chúng sinh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: ‘Cũng có những chúng sinh khác sống ở đây’. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư thiên hiện ra ở thế giới”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  2. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, bốn vị thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: ‘Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát’.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  3. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  4. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và mẹ Bồ-tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  1. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ, tận hưởng trọn năm dục công đức". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  2. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Này Ānanda, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: ‘Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt’. Cũng vậy, này Ānanda, khi Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ Bồ- tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  3. Bạch Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Sau khi sinh Bồ-tát bảy ngày, này Ānanda, mẹ Bồ- tát mệnh chung và sinh lên cõi trời Ðâu-suất-đà". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  1. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sinh, mẹ Bồ-tát sinh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng đúng mười tháng rồi mới sinh”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  2. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sinh con, mẹ vị Bồ-tát sinh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sinh Bồ-tát”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  3. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ānanda, chư thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  4. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ānanda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: ‘Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sinh hỷ một bậc vĩ nhân’.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  5. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ānanda, Ngài sinh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ānanda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ānanda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, Ngài sinh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  1. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ānanda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  2. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Bồ-tát khi sinh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: ‘Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời này nữa’.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  3. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sinh ra, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên của chư thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư thiên hiện ra. Và các chúng sinh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: ‘Cũng có những chúng sinh khác sống ở đây’. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư thiên hiện ra ở thế giới”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.
  1. – Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một kỳ diệu của Như Lai. Ở đây, này Ānanda, Như Lai biết các cảm thọ khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại; biết các tưởng khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại; biết các tầm khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại. Này Ānanda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một kỳ diệu của Như Lai.
  2. – Bạch Thế Tôn, vì rằng Thế Tôn biết các cảm thọ khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại; biết các tưởng khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại; biết các tầm khi chúng khởi lên, biết khi chúng đang tồn tại, biết khi chúng đi đến biến hoại, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một kỳ diệu của Thế Tôn.

Tôn giả Ānanda nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các tỳ- khưu hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ānanda nói.

(MN 123, Kinh Pháp hy hữu và kỳ diệu)

 

3. TẦM CẦU GIÁC NGỘ

  1. Tầm cầu trạng thái tối thượng của an bình siêu việt

5. – Này các tỳ-khưu, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi thánh cầu. Thế nào là phi thánh cầu? Ở đây, có người tự mình bị sinh lại tầm cầu cái bị sinh, tự mình bị già lại tầm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tầm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tầm cầu cái bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.

6-11. Cái gì gọi là bị sinh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm? Vợ con; đầy tớ nam, đầy tớ nữ; dê và cừu; gà và heo; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái; vàng và bạc: những chiếm hữu các thứ ấy là bị sinh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm; và người nào nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sinh lại tầm cầu cái bị sinh, tự mình bị già lại tầm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tầm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tầm cầu cái bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm. Như vậy gọi là phi thánh cầu.

  1. Thế nào là thánh cầu? Ở đây, có người tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sinh, tầm cầu cái vô sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tầm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị bệnh, tầm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị chết, tầm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sầu, tầm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tầm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Như vậy, gọi là thánh cầu.
  2. Này các tỳ-khưu, Ta cũng vậy, trước khi giác ngộ, khi còn là Bồ-tát chưa chứng đắc, tự mình bị sinh lại tầm cầu cái bị sinh, tự mình bị già lại tầm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tầm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tầm cầu cái bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.

Rồi Ta suy nghĩ như sau: “Tại sao Ta, tự mình bị sinh lại tầm cầu cái bị sinh, tự mình bị già lại tầm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tầm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tầm cầu cái bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sinh, tầm cầu cái vô sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tầm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết sự nguy hại của bị bệnh, tầm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị chết, tầm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sầu, tầm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tầm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

  1. Rồi sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dù cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
  2. Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Ālāra Kāḷāma ở, khi đến xong liền thưa với Ālāra Kāḷāma: “Hiền giả Kāḷāma, tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này”. Này các tỳ-khưu, được nghe nói vậy, Ālāra Kāḷāma nói với Ta: “Này tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Không bao lâu Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng. Và này các tỳ-khưu, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc trưởng lão (thượng tọa) và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

Ta suy nghĩ như sau: “Ālāra Kāḷāma tuyên bố Pháp này không phải chỉ vì lòng tin: ‘Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú’. Chắc chắn Ālāra Kāḷāma biết Pháp này, thấy Pháp này rồi mới an trú”. Rồi Ta đi đến chỗ Ālāra Kāḷāma ở, sau khi đến, Ta nói với Ālāra Kāḷāma: “Hiền giả Kāḷāma, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này?” Được nói vậy, Ālāra Kāḷāma tuyên bố về vô sở hữu xứ.

Rồi Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Ālāra Kāḷāma có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Ālāra Kāḷāma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Ālāra Kāḷāma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Ālāra Kāḷāma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Ālāra Kāḷāma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được Pháp mà Ālāra Kāḷāma tuyên bố: ‘Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú’.”

Rồi này các tỳ-khưu, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi Ta đi đến chỗ Ālāra Kāḷāma ở, Ta nói với Ālāra Kāḷāma: “Này hiền giả Kāḷāma, có phải hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy?” –”Vâng, hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy”. –”Này hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy”. –”Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính Pháp ấy hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; Pháp mà hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính Pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; Pháp mà tôi biết, chính Pháp ấy hiền giả biết; Pháp mà hiền giả biết, chính Pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”

Như vậy, Ālāra Kāḷāma là đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các tỳ-khưu, rồi Ta tự suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt vô sở hữu xứ”. Như vậy Ta không tôn kính Pháp này và từ bỏ Pháp ấy, Ta bỏ đi.

  1. Rồi Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Rāmaputta: “Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này”. Ðược nói vậy, Uddaka Rāmaputta nói với Ta: “Này tôn giả, hãy sống (và an trú), Pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng. Và cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc trưởng lão và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

Ta suy nghĩ như sau: “Rāma tuyên bố Pháp này không phải vì lòng tin: ‘Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú’. Chắc chắn Rāma thấy Pháp này, biết Pháp này, rồi mới an trú”. Này các tỳ-khưu, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta ở, Ta nói với Uddaka Rāmaputta: “Hiền giả Rāma, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này?” Này các tỳ-khưu được nghe nói vậy, Uddaka Rāmaputta tuyên bố về phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Rồi Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Rāma mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rāma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rāma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rāma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rāma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được Pháp mà Rāma tuyên bố: ‘Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú’.” 

Rồi không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các tỳ-khưu, Ta đi đến chỗ Uddaka Rāmaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Rāmaputta: “Này hiền giả Rāma, có phải hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy?” – ”Vâng hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy”. –”Này hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy”.

–“Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính Pháp ấy hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; Pháp mà hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính Pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; Pháp mà tôi biết, chính Pháp ấy hiền giả biết; Pháp mà hiền giả biết, chính Pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”

Như vậy, Uddaka Rāmaputta là đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các tỳ-khưu, rồi Ta suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Như vậy, Ta không tôn kính Pháp ấy và từ bỏ Pháp ấy, Ta bỏ đi.

  1. Này các tỳ-khưu, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma-kiệt-đà) và đến tại tụ lạc Uruvelā (Ưu-lâu-tần- loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Rồi Ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”. Và Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tấn”.
  1. Rồi này các tỳ-khưu, Ta tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sinh, tìm cầu cái không sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Ta tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Ta tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Ta tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết- bàn. Ta tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Ta tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết- bàn.

Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sinh nữa”.

(MN 26, Kinh Thánh cầu)

  1. Chứng đạt Tam minh
  1. [Saccaka Aggivessana hỏi Thế Tôn] – Phải chăng Tôn giả Gotama không bao giờ có một lạc thọ nào khởi lên, có thể xâm chiếm tâm và tồn tại? Phải chăng Tôn giả Gotama không bao giờ có một khổ thọ nào khởi lên, có thể xâm chiếm tâm và tồn tại?
  1. – Này Aggivessana, sao có thể không như vậy được? Ở đây, này Aggivessana, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ðời sống gia đình bị gò bó, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia như sống giữa hư không. Thật rất khó sống tại gia đình mà có thể sống hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh đời sống phạm hạnh thuần tịnh. Hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.

13-16. Rồi này Aggivessana, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dù cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình....

[như Kinh văn II,3(1), đoạn 14-17]...

Và này các tỳ-khưu, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Thật đáng cố gắng tinh tấn ở nơi đây”.

  1. Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe. Ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?
  • Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì cành cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.
  • Cũng vậy, này Aggivessana, những tôn giả sa-môn hay

những bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những tôn giả sa-môn hay bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những tôn giả sa-môn hay bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Đó là ví dụ thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

  1. Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra”. Này Aggives- sana, ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?
  • Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống, dầu được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.
  • Cũng vậy, này Aggivessana, những tôn giả sa-môn hay bà- la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những tôn giả sa- môn, hay bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những tôn giả sa-môn hay bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Đó là ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
  1. Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Ví như có một khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, lửa nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?
  • Thưa được, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy khô, không nhựa, lại được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô.
  • Cũng vậy, này Aggivessana, những tôn giả sa-môn hay bà- la-môn sống xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn trừ. Nếu những tôn giả sa-môn hay bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những tôn giả sa-môn hay bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Đó là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
  1. Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm”. Rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Như thể một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy; ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Dù cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  1. Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thiền nín thở”. Rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi. Khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thì một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Ví như tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bệ đang thổi của người thợ rèn; cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thời một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Dù cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị kích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  2. Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở”. Rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc; cũng vậy, khi ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Dù cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  1. Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở”. Rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu, một cách kinh khủng. Ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết mạnh; cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Dù cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn tận lực, dù cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  2. Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm Thiền nín thở”. Rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Dù cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dẫu cho niệm được an trú, không dao động nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  3. Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở”. Rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Dù cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù cho niệm được an trú, không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, khổ thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  1. Chư thiên thấy vậy nói như sau: “Sa-môn Gotama đã chết rồi”. Một số chư thiên nói như sau: “Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng sa-môn Gotama sắp sửa chết”. Một số chư thiên nói như sau: “Sa-môn Gotama chưa chết. sa-môn Gotama, cũng không phải sắp chết. Sa-môn Gotama là bậc A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy”.
  2. Ta suy nghĩ như sau: “Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực”. Rồi chư thiên đến Ta và nói như sau: “Này thiện hữu, hiền giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Này thiện hữu, nếu hiền giả có hoàn toàn tuyệt thực, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư thiên ngang qua các lỗ chân lông cho hiền giả và nhờ vậy hiền giả vẫn sống”. Ta suy nghĩ: “Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư thiên này đổ các món ăn chư thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, thì như vậy Ta tự dối mình”. Ta bác bỏ chư thiên ấy và nói: “Như vậy là đủ”.
  3. Ta suy nghĩ: “Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ”. Trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta

 

 

nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.

  1. Có người thấy vậy nói như sau: “Sa-môn Gotama có da đen”. Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama, da không đen, sa-môn Gotama da màu xám”. Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám”. Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm”. Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.
  2. Ta suy nghĩ: “Thuở xưa có những sa-môn hay bà-la-môn, thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những sa-môn hay bà-la-môn, thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những sa-môn hay bà-la- môn, thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?”

 

 

  1. Ta suy nghĩ: “Ta nhớ, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ. Như vậy, đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?” Tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: “Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ”.
  2. Ta suy nghĩ: “Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?”. Ta suy nghĩ: “Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện”.
  3. Ta suy nghĩ: “Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm và cháo”. Rồi Ta ăn thô thực, ăn cơm và cháo. Lúc bấy giờ, năm tỳ-khưu đang hầu hạ Ta suy nghĩ: “Khi nào sa-môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết”. Khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm và cháo, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ đi và nói: “Sa-môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui về đời sống sung túc”.
  4. Sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  5. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  6. Ly hỷ trú xả, niệm và tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  7. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
  2. Đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sinh, ám diệt, ánh sáng sinh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  3. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sinh tử của chúng sinh – thiên nhãn minh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sinh. Ta biết rõ rằng chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sinh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sinh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo

 

 

chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sinh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sinh. Ta biết rõ rằng chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

  1. Đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sinh, ám diệt, ánh sáng sinh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.
  2. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận minh. Ta biết như thật: “Ðây là khổ. Ðây là nguyên nhân của khổ. Ðây là sự diệt khổ. Ðây là con đường đưa đến diệt khổ”. Ta biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc. Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc. Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc. Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
  3. Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Ta đã biết: “Sinh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.
  4. Đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sinh, ám diệt, ánh sáng sinh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Tuy vậy, lạc thọ ấy dù khởi lên nơi Ta, đã không chi phối tâm Ta và tồn tại.

(MN 36, Đại kinh Saccaka)

  1. Thành phố cổ xưa

Thuở xưa, này các tỳ-khưu, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ: “Thật sự

 

 

thế giới này bị giam hãm trong khổ não, bị sinh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sinh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly khỏi già và chết. Từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến xuất ly khỏi già và chết?”

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Do cái gì, già chết sinh khởi?”

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sinh có mặt nên già chết hiện hữu. Do duyên sinh, nên già chết sinh khởi”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì có mặt, sinh hiện hữu?... Hữu hiện hữu?... Thủ hiện hữu?... Ái hiện hữu?... Thọ hiện hữu?... Xúc hiện hữu?... Sáu xứ hiện hữu?... Danh sắc hiện hữu? Do duyên cái gì, danh sắc sinh khởi?”

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức có mặt nên danh sắc hiện hữu. Do duyên thức nên danh sắc sinh khởi”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì có mặt, thức hiện hữu. Do duyên cái gì, thức sinh khởi?”

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau : “Do danh sắc có mặt nên thức hiện hữu. Do duyên danh sắc nên thức sinh khởi”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Thức này trở lui, không đi xa hơn danh sắc. Xa đến như vậy, chúng ta bị sinh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, bị tái sinh, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sinh khởi. Do duyên thức, danh sắc sinh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sinh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sinh khởi

...”. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

“Tập khởi, tập khởi”. Này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì không có mặt, già chết không hiện hữu? Do cái gì diệt, già chết diệt?”

 

 

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sinh không có mặt, nên già chết không hiện hữu. Do sinh diệt, nên già chết diệt”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì không có mặt, sinh không hiện hữu? Hữu không hiện hữu? Thủ không hiện hữu? Ái không hiện hữu? Thọ không hiện hữu? Xúc không hiện hữu? Sáu xứ không hiện hữu? Danh sắc không hiện hữu? Do cái gì diệt, danh sắc diệt?”

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức không có mặt, danh sắc không hiện hữu. Do thức diệt nên danh sắc diệt”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Do cái gì không có mặt, thức không hiện hữu? Do cái gì diệt, nên thức diệt ?”

Rồi này các tỳ-khưu, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do danh sắc không có mặt, thức không hiện hữu. Do danh sắc diệt nên thức diệt”.

Rồi này các tỳ-khưu, Ta suy nghĩ: “Ta đã chứng đắc con đường này đưa đến giác ngộ, tức là do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt”.

“Ðoạn diệt, đoạn diệt”. Này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ví như, này các tỳ-khưu, một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Người ấy đi theo con đường ấy, trong khi đi theo con đường ấy, người ấy thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao với thành lũy đẹp đẽ.

Rồi này các tỳ-khưu, người ấy báo cáo với vua hay vị đại thần: “Chư tôn hãy biết, trong khi đi ngang một khu rừng, một chặng núi, tôi thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao, với thành lũy đẹp đẽ. Thưa các tôn giả, hãy xây dựng lại ngôi thành ấy”. Vị vua hay vị đại thần cho xây dựng lại ngôi thành ấy. Và ngôi thành ấy, sau một thời gian lớn lên và trở thành một thành phố phồn vinh, thịnh vượng, đông đúc, tràn đầy người ở.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là Bát Chi Thánh Đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Con đường ấy, này các tỳ-khưu, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết, thấy rõ già chết tập khởi, thấy rõ già chết đoạn diệt, thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt.

Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ sinh... Ta thấy rõ hữu... Ta thấy rõ thủ... Ta thấy rõ ái... Ta thấy rõ thọ... Ta thấy rõ xúc... Ta thấy rõ sáu xứ... Ta thấy rõ danh sắc... Ta thấy rõ thức... Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

Những gì được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết. Này các tỳ-khưu, đó tức là phạm hạnh này, phồn vinh, thịnh vượng, quảng đại, phổ quát, truyền rộng và được khéo léo trình bày cho chư thiên và loài người.

(SN 12:65)

4. QUYẾT ĐỊNH TRUYỀN GIẢNG

19. – Này các tỳ-khưu, rồi Ta suy nghĩ: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy được duyên khởi (idapaccayatā patic- casamuppada, y tánh duyên khởi pháp). Sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!” Rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Sao Ta nói Chánh pháp, Ðược chứng ngộ khó khăn? Những ai còn tham sân, Khó chứng ngộ Pháp này.

Ði ngược dòng, thâm diệu, Khó thấy, thật tế nhị,

Kẻ ái nhiễm vô minh, Không thấy được Pháp này.

Với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

Này các tỳ-khưu, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp”. Rồi Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co hay co cánh tay đang duỗi, vị ấy biến mất từ thế giới phạm thiên và hiện ra trước mặt Ta. Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: “Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sinh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu được nghe, những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp”. Sau khi nói như vậy, Phạm thiên Sahampati lại nói thêm như sau:

Xưa tại Magadha, Hiện ra pháp bất tịnh, Pháp do tâm cấu uế, Do suy tư tác thành. Hãy mở tung mở rộng, Cánh cửa bất tử này.

Hãy để họ nghe Pháp,

Bậc Thanh Tịnh chứng ngộ.

Như đứng trên tảng đá, Trên đỉnh núi tột cao

Có người đứng nhìn xuống, Ðám chúng sinh quây quần. Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,

Bậc Biến Nhãn cùng khắp, Leo lên ngôi lâu đài,

Xây dựng bằng Chánh pháp Bậc Thoát Ly sầu muộn, Nhìn xuống đám quần sinh, Bị sầu khổ áp bức,

Bị sinh già chi phối,

Ðứng lên vị Anh Hùng,

Bậc Chiến Thắng chiến trường. Vị trưởng đoàn lữ khách,

Bậc Thoát Ly nợ nần. Hãy đi khắp thế giới,

Bậc Thế Tôn Chánh Giác! Hãy thuyết pháp vi diệu, Người nghe sẽ thâm hiểu!

Sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Ta nhìn quanh thế giới với Phật nhãn. Với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Rồi Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:

Cửa bất tử rộng mở, Cho những ai chịu nghe. Hãy từ bỏ tín tâm,

Không chính xác của mình. Tự nghĩ đến phiền toái,

Ta đã không muốn giảng, Tối thượng vi diệu pháp, Giữa chúng sinh loài người. (Ôi Phạm thiên)

Rồi Phạm thiên Sahampati suy nghĩ: “Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp”, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Ta suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?” Rồi Ta lại nghĩ: “Nay có Ālāra

Kāḷāma là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Ālāra Kāḷāma, vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này”. Rồi chư thiên đến và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Ālāra Kāḷāma đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: “Ālāra Kāḷāma đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Ālāra Kāḷāma. Nếu nghe Pháp này, Ālāra Kāḷāma sẽ mau thâm hiểu”.

Rồi Ta lại nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?” Rồi Ta lại nghĩ: “Nay có Uddaka Rāmaputta là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Rāmaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này”. Rồi chư thiên đến và nói như sau: “Bạch Thế Tôn Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua”. Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: “Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung hôm qua”. Ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Uddaka Rāmaputta. Nếu nghe Pháp này, Uddaka Rāmaputta sẽ mau thâm hiểu”.

Rồi Ta suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?” Ta lại nghĩ: “Nhóm năm tỳ-khưu này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần, nhóm ấy thật giúp ích nhiều. Vậy ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho nhóm năm tỳ-khưu”. Rồi Ta lại nghĩ: “Nay nhóm năm tỳ-khưu ở tại đâu?” Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy nhóm năm tỳ-khưu hiện ở Bārāṇasī (Ba-la-nại), tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các tỳ-khưu, sau khi ở tại Uruvelā lâu cho đến khi mãn ý, Ta lên đường đi đến Bārāṇasī.

Này các tỳ-khưu, một tà mạng ngoại đạo tên là Upaka, đã thấy Ta khi Ta còn đi trên con đường giữa Gayā và cây Bồ-đề. Sau khi thấy, vị ấy nói với Ta:

– Các căn của hiền giả thật sáng suốt. Da sắc của hiền giả thật thanh tịnh, thật thanh khiết. Này hiền giả, vì mục đích gì, hiền giả xuất gia? Ai là bậc đạo sư của hiền giả? Hiền giả hoan hỷ thọ trì pháp của ai?

Này các tỳ-khưu, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng ngoại đạo Upaka bài kệ như sau:

“– Ta, bậc Thắng tất cả, Ta, bậc Nhất Thiết Trí.

Hết thảy pháp, không nhiễm, Hết thảy pháp, xả ly.

Ta sống chân giải thoát, Ðoạn tận mọi khát ái.

Như vậy Ta tự giác, Còn phải y chỉ ai?

Ta không có Ðạo Sư, Bậc như Ta không có.

Giữa thế giới nhơn, thiên, Không có ai bằng Ta.

Bậc Ứng Cúng trên đời, Bậc Ðạo Sư vô thượng.

Tự mình Chánh Ðẳng Giác, Ta an tịnh, thanh thoát.

Ðể chuyển bánh xe Pháp. Ta đến thành Kāsi.

Gióng lên trống bất tử, Trong thế giới mù lòa”.

  • Như hiền giả đã tự xưng hiền giả xứng đáng là bậc Chiến thắng Vô tận.

“– Như Ta, bậc Thắng giả, Những ai chứng lậu tận, Ác pháp, Ta nhiếp phục, Do vậy,  Ta vô  địch”. (Này Upaka)

Này các tỳ-khưu, sau khi được nói vậy, tà mạng ngoại đạo Upaka nói với Ta:

 

 

“– Này hiền giả, mong rằng sự việc là vậy”.

Nói xong, Upaka lắc đầu rồi đi theo một ngã khác.

Này các tỳ-khưu, rồi Ta tuần tự đi đến Bārāṇasī (Ba-la-nại), Isipatana (chư tiên đọa xứ), Lộc Uyển (vườn nai), đi đến chỗ nhóm năm tỳ-khưu ở. Nhóm năm tỳ-khưu khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: “Này các hiền giả, nay sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Nhưng khi Ta đi đến gần, năm tỳ-khưu ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ “hiền giả” (āvuso).

Này các tỳ-khưu khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ-khưu:

“– Này các tỳ-khưu, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ ‘hiền giả’. Này các tỳ-khưu, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các ông sẽ an trú. “

Này các tỳ-khưu, khi nghe nói vậy, nhóm năm tỳ-khưu nói

Ta:

“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, hiền giả đã không chứng được pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc thánh, thì này làm sao hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?”

Khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ-khưu:

“– Này các tỳ-khưu, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các tỳ-khưu, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ-khưu, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các ông sẽ an trú”.

Này các tỳ-khưu, lại lần thứ hai, nhóm năm tỳ-khưu nói với

Ta:

“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?”

Này các tỳ-khưu, lần thứ hai, Ta nói với nhóm năm tỳ-khưu: “– Này các tỳ-khưu, Như Lai không sống sung túc ... các ông

sẽ an trú”.

Này các tỳ-khưu, lại lần thứ ba, nhóm năm tỳ-khưu nói với

Ta:

“– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?”

Này các tỳ-khưu, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ- khưu:

“– Này các tỳ-khưu, từ trước đến nay, các ông có chấp nhận là Ta chưa bao giờ nói như vậy chăng?”

“– Bạch Thế Tôn, chưa bao giờ như vậy. “

“– Này các tỳ-khưu, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các ông không bao lâu, sau khi tự tri, tư chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các ông sẽ an trú”.

Này các tỳ-khưu, Ta đã làm cho nhóm năm tỳ-khưu chấp nhận. Này các tỳ-khưu, Ta thuyết giảng cho hai tỳ-khưu. Ba tỳ-khưu kia đi khất thực. Ðồ ăn mà ba tỳ-khưu này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các tỳ-khưu, Ta thuyết giảng cho ba tỳ-khưu. Hai tỳ-khưu kia đi khất thực. Ðồ ăn mà hai tỳ-khưu này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người.

Này các tỳ-khưu, chúng năm tỳ-khưu, sau khi được Ta thuyết giảng, sau khi được Ta khuyến giáo, tự mình bị sinh, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị sinh, tìm cầu cái không sinh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không sinh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái không chết... tự mình bi sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn.

Tri kiến khởi lên nơi họ: “Sự giải thoát của chúng ta không bị dao động, đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sinh nữa”.

(MN 26, Kinh thánh cầu)

5. BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Bārāṇasī (Ba-la- nại), tại Isipatana (chư tiên đọa xứ), chỗ vườn nai. Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm tỳ-khưu:

  • Có hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục (kāmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng  bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và thế nào là con đường Trung đạo, này các tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là Bát Chi Thánh Đạo, tức là: Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các tỳ-khưu. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các tỳ-khưu, chính là ái này đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các tỳ-khưu, chính là ly tham, đoạn diệt, không có tàn dư khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các tỳ-khưu, chính là Bát Chi Thánh Đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các tỳ- khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các tỳ- khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các tỳ- khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

Cho đến khi nào, này các tỳ-khưu, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thì cho đến khi ấy, trong thế giới này với thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người, Ta không chứng tri được chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và cho đến khi nào, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, trong thế giới này với thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người, Ta mới chứng tri được chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sinh nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm tỳ-khưu hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Koṇdañña (Kiều-trần-như) khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: “Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt”.

Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư thiên cõi đất này lớn tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư tiên đọa xứ, tại vườn nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời”. Sau khi được nghe tiếng chư thiên ở cõi đất, Tứ đại thiên vương thiên lên tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư tiên đọa xứ, tại vườn nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời”.

Sau khi được nghe tiếng của chư thiên ở Tứ đại Thiên vương thiên, thời chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba... chư thiên Yāma... chư thiên Tusita... chư Hóa lạc thiên... chư Tha hóa tự tại thiên... chư thiên ở Phạm thiên giới lớn tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư tiên đọa xứ, tại vườn nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời”.

Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng ấy lên đến phạm thiên giới. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư thiên.

Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng sau đây: “Koṇdañña chắc chắn đã giác hiểu! Koṇdañña chắc chắn đã giác hiểu!” Do đó, Tôn giả Koṇdañña được gọi là Aññā Koṇdañña (A-nhã Kiều- trần-như, Kiều-trần-như đã giác hiểu).

(SN 56:11)

 

]

 

 

 

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state