Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P18] TIỂU KINH ĐOẠN TẬN ÁI (CŪḶATAṆHĀSAṄKHAYA SUTTA)
Sau một thời gian chương trình bị gián đoạn vì bận Phật sự, hôm nay chúng ta trở lại với chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật số 12. Bài kinh mà chúng ta cùng chia sẻ hôm nay ở trong Trung Bộ kinh, bài kinh thứ 37, có tên là Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái, tên Pāḷi là Cūḷataṇhāsaṅkhaya sutta. Giới thiệu bài kinh Địa điểm: bài kinh được thuyết tại thành phố Sāvatthī, Đông Viên, giảng đường Migāramātu (thường được dịch là Lộc Mẫu). Tên của giảng đường có liên quan đến đại tín nữ Visākhā, người đã đứng ra cúng dường giảng đường này. Migāramātu nghĩa là “mẹ của Migāra”. Migāra chính là tên cha chồng của bà và từ “miga” nghĩa là lộc (con nai), cho nên Việt dịch là Lộc Mẫu. Lý do có tên này là vì bà Visākhā đã khéo léo giúp cho cha chồng được gặp đức Phật, được nghe đạo và hiểu đạo. Để cảm niệm ân tình đó, cha chồng của bà đã xem bà như người mẹ về mặt tinh thần, đã sinh ra ông dưới ánh sáng giác ngộ.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3470

Các tên gọi khác

Sau một thời gian chương trình bị gián đoạn vì bận Phật sự, hôm nay chúng ta trở lại với chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật số 12. Bài kinh mà chúng ta cùng chia sẻ hôm nay ở trong Trung Bộ kinh, bài kinh thứ 37, có tên là Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái, tên Pāḷi là Cūḷataṇhāsaṅkhaya sutta. Giới thiệu bài kinh Địa điểm: bài kinh được thuyết tại thành phố Sāvatthī, Đông Viên, giảng đường Migāramātu (thường được dịch là Lộc Mẫu). Tên của giảng đường có liên quan đến đại tín nữ Visākhā, người đã đứng ra cúng dường giảng đường này. Migāramātu nghĩa là “mẹ của Migāra”. Migāra chính là tên cha chồng của bà và từ “miga” nghĩa là lộc (con nai), cho nên Việt dịch là Lộc Mẫu. Lý do có tên này là vì bà Visākhā đã khéo léo giúp cho cha chồng được gặp đức Phật, được nghe đạo và hiểu đạo. Để cảm niệm ân tình đó, cha chồng của bà đã xem bà như người mẹ về mặt tinh thần, đã sinh ra ông dưới ánh sáng giác ngộ.
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P18] TIỂU KINH ĐOẠN TẬN ÁI (CŪḶATAṆHĀSAṄKHAYA SUTTA)

TIỂU KINH ĐOẠN TẬN ÁI

(CŪḶATAṆHĀSAṄKHAYA SUTTA)

Trung Bộ kinh, bài số 37

 
   
 

 

 

Sau một thời gian chương trình bị gián đoạn vì bận Phật sự, hôm nay chúng ta trở lại với chương trình Soi sáng lời dạy của đức Phật số 12. Bài kinh mà chúng ta cùng chia sẻ hôm nay ở trong Trung Bộ kinh, bài kinh thứ 37, có tên là Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái, tên Pāḷi là Cūḷataṇhāsaṅkhaya sutta.

Giới thiệu bài kinh

  • Địa điểm: bài kinh được thuyết tại thành phố Sāvatthī, Đông Viên, giảng đường Migāramātu (thường được dịch là Lộc Mẫu). Tên của giảng đường có liên quan đến đại tín nữ Visākhā, người đã đứng ra cúng dường giảng đường này. Migāramātu nghĩa là “mẹ của Migāra”. Migāra chính là tên cha chồng của bà và từ “miga” nghĩa là lộc (con nai), cho nên Việt dịch là Lộc Mẫu. Lý do có tên này là vì bà Visākhā đã khéo léo giúp cho cha chồng được gặp đức Phật, được nghe đạo và hiểu đạo. Để cảm niệm ân tình đó, cha chồng của bà đã xem bà như người mẹ về mặt tinh thần, đã sinh ra ông dưới ánh sáng giác ngộ.

 

  • Người thuyết bài kinh: đức Phật.
  • Người nghe: đầu tiên là Thiên chủ Sakka khi ông đặt câu hỏi trực tiếp cho đức Phật. Sau đó, ngài Mahā Moggallāna (Mục-Kiền-Liên) được nghe đức Phật giảng lại.
  • Duyên khởi: Thiên chủ Sakka, vị lãnh đạo của cõi trời Ba Mươi Ba (Đao Lợi) hỏi Đức Phật về mức độ như thế nào thì một vị tỳ-khưu được xem là hoàn thành tất cả những điều cần phải làm, bổn phận và chấm dứt được tất cả các phiền não, ràng buộc; thật sự là một vị giải thoát và tối thắng giữa chư thiên và loài người? Sau khi Đức Phật đã trả lời vắn tắt cho vị Thiên chủ. Ngài Moggallāna muốn tìm hiểu liệu sau khi được nghe câu trả lời của Thế Tôn thì vị này có hoan hỷ tín thọ hay không nên đã lên cung trời Đao Lợi tìm gặp. Sau đó, ngài trở về lại giảng đường Lộc Mẫu gặp đức Phật, thỉnh vấn đức Thế Tôn về vị Thiên chủ Sakka vừa đến thăm và xin đức Phật giảng lại những gì Ngài đã nói với vị này.

Bây giờ chúng ta đi trực tiếp vào bài kinh để tìm hiểu nội dung pháp thoại này.

Nội dung kinh văn và giảng giải

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ), Đông Viên (Pubbārāma), giảng đường Lộc Mẫu (Migāramātu).

 

  1. Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một tỳ-khưu ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người?

Trong câu hỏi này có nhiều từ Phật học và từ Hán Việt, có thể khó hiểu đối với một số vị. Chúng tôi xin giảng giải lại ý nghĩa các từ này như sau:

  • Ái tận giải thoát: có nghĩa là chấm dứt được ái dục, tham ái. Người đã “ái tận giải thoát” là người đã thoát khỏi, chấm dứt mọi trói buộc, ràng buộc của ái dục, tham ái.
  • Cứu cánh thành tựu: là thành tựu được cái đích cuối cùng, đến được nơi cuối cùng cần đến. Mục đích của “cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách” là chấm dứt tất cả mọi khổ nạn, mọi đau khổ, mọi tai ách mà Khổ mang đến, xuất phát từ ái dục.
  • Cứu cánh phạm hạnh: là đích đến cuối cùng của đời sống thanh tịnh, giải thoát.
  • Cứu cánh viên mãn: là mục đích đạt được tròn đầy, tròn đủ, trọn vẹn.

 

  • Bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người: một vị đã giải thoát và ái tận là vị xứng đáng hơn hẳn, vị trí cao hơn hẳn loài trời và loài người.

Cả câu hỏi nên được hiểu như thế này: Đến mức độ như thế nào thì một vị tỳ-khưu hoàn toàn giải thoát được ái dục, thành tựu các mục đích, thoát mọi thống khổ, hoàn thành đời sống xuất gia một cách đầy đủ, là vị cao quý giữa chư thiên và nhân loại?

  1. - Ở đây, này Thiên chủ, tỳ-khưu được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu tỳ-khưu được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”, vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một  tỳ-khưu ái tận giải

 

thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người.

Câu hỏi của Thiên chủ Sakka được đức Phật giải thích, trình bày bằng cách tóm tắt nhưng đầy đủ. Chúng tôi xin được diễn giải lại đơn giản như thế này cho mọi người nắm.

Ở đây, vị tỳ-khưu biết rõ tất cả pháp cho nên không bên trọng, bên khinh bất kỳ pháp nào. Vì sao biết tất cả pháp mà không bên trọng, bên khinh? Khi các pháp hiện khởi, tất cả đều có lý do của nó, do nhân, do duyên mà hình thành. Nhưng vì không biết rõ bản chất của nó cho nên chúng sanh đa phần thích cái gì thì trọng bên đó (thiên ái), không thích cái gì thì khinh bên này (thiên chấp). Từ chỗ ái luyến và không thích phân ra làm hai thái cực khác nhau. Do đó, khi vị tỳ-khưu biết rõ bản chất của pháp do duyên sinh, do duyên khởi và biết chúng sinh, trụ rồi diệt cho nên không thiên vị pháp nào.

Ví dụ: Cảm thọ là cảm giác đối với thân hoặc đối với tâm. Thân thì có lạc thọ, khổ thọ, bất khổ, bất lạc thọ. Tâm thì có hỷ thọ, ưu thọ và vô ký. Trong pháp thoại này, đức Phật đề cập chính về các cảm thọ của thân cho nên nói lạc thọ, khổ thọ, bất khổ, bất lạc thọ. Khi khởi sinh một cảm thọ nào, vị ấy soi sáng chúng, thấy rõ tính chất của pháp là sinh rồi diệt. Một

 

khi mình ái luyến cái gì, bị cột trói cái gì thì khổ đau xuất hiện. Từ trải nghiệm đó, vị ấy buông xả tham về mặt cảm thọ và không bám víu bất kỳ đối tượng nào ở thế gian. Do không bị trói buộc cho nên không bị phiền não. Do không phiền não nên vị ấy chứng đạt Niết-bàn và vị ấy biết chắc rằng “Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa.”

Chúng ta đi tiếp.

  1. Rồi Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết giảng, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.
  2. Lúc bấy giờ, Tôn-giả Mahā Moggallāna (Đại Mục-Kiền-Liên) ngồi cách Thế Tôn không xa. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna suy nghĩ: “Không hiểu Dạ-xoa (Yakkha) kia sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không? Ta hãy tìm biết Dạ-xoa kia, sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không?”
  3. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất ở Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường và hiện ra ở giữa chư thiên cõi trời Ba Mươi Ba.

Ngài Mahā Moggallāna khi ấy ở gần hai vị nên chứng kiến mọi sự. Ngài khởi tâm thắc mắc không biết vị trời này có chấp nhận và thực hành theo lời

 

dạy của đức Phật không? Để làm rõ vấn đề, ngài lập tức xuất hiện ở cung trời Ba Mươi Ba bằng thần lực của mình.

  1. Lúc bấy giờ Thiên chủ Sakka, với năm trăm nhạc khí chư thiên, đang vui chơi tại vườn Nhất bạch liên. Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Mahā Moggallāna từ xa đến, bảo năm trăm nhạc khí chư thiên dừng nghỉ, đi đến Tôn giả Mahā Moggallāna, sau khi đến, thưa với Tôn giả Mahā Moggallāna: “Hãy đến đây, thiện hữu Moggallāna! Thiện lai thiện hữu Moggallāna! Này Thiện Hữu Moggallāna, lâu lắm thiện hữu mới có dịp đến đây. Hãy ngồi, thiện hữu Moggallāna, trên chỗ đã soạn sẵn”.

Tôn giả Mahā Moggallāna, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Còn Thiên chủ Sakka lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna nói với Thiên chủ Sakka đang ngồi xuống một bên:

  1. - Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

Kosiya là tên của vị Thiên chủ này trong kiếp quá khứ, khi còn ở nhân gian làm thiện sự với nhóm bạn gồm ba mươi hai người của mình.

 

Lúc ấy, Thiên chủ Sakka đang vui chơi cùng thiên chủng ở khu vườn Nhất Bạch Liên. Khi nhìn thấy ngài Mahā Moggallāna liền ra lệnh dừng các trò vui để đón tiếp ngài. Thiên chủ kính cẩn tiếp đón, mời ngài ngồi lên một chiếc ghế cao rồi lấy một chiếc ghế thấp khác để ngồi. Ngài Đại Mục-Kiền-Liên lập tức hỏi thẳng vấn đề, yêu cầu vị Thiên chủ này kể lại nội dung buổi nói chuyện giữa ông và đức Phật.

Ý của ngài Mục-Kiền-Liên rất rõ, nếu thật sự vị này có niềm tin vững chắc và phụng hành lời đức Phật rốt ráo thì chắc chắn sẽ không quên lời dạy của Ngài. Đây là một cách thử.

Và Thiên chủ Sakka đã trả lời:

  • Thiện hữu Moggallāna, chúng tôi bận nhiều công việc, chúng tôi có nhiều việc phải làm, việc làm cho chúng tôi và việc làm cho chư thiên ở cõi trời Ba Mươi Ba. Lại nữa, này thiện hữu Moggallāna, lời thuyết giảng ấy được khéo nghe, khéo nắm vững, khéo suy tư, khéo thẩm lự nên không thể mau quên được. Này thiện hữu Moggallāna, xưa kia phát khởi chiến tranh giữa chư thiên và chúng Asura (A-tu-la). Này thiện hữu Moggallāna, trong trận chiến này, chư thiên thắng, chúng Asura bại. Này thiện hữu Moggallāna, sau khi thắng trận chiến ấy và nhân dịp thắng trận, chúng tôi, sau khi trở về, cho xây dựng một lâu đài tên là Vejayanta (Tối Thắng Điện). Này

 

thiện hữu Moggallāna, lâu đài Vejayanta có đến một trăm vọng tháp, trong mỗi vọng tháp có bảy ngôi nhà có hình tam giác, trong mỗi nhà tam giác có bảy tiên nữ, và mỗi tiên nữ có đến bảy thị nữ. Này thiện hữu Moggallāna, thiện hữu có muốn xem những điều khả ái của lâu đài Vejayanta không?

  1. Tôn giả Mahā Moggallāna im lặng nhận lời. Rồi Thiên chủ Sakka cùng với đại vương Vessavaṇa để tôn giả Mahā Moggallāna đi trước và đi đến lâu đài Vejayanta. Các thị nữ của Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Mahā Moggallāna đi từ xa đến, sau khi thấy, liền hổ thẹn, bẽn lẽn, rồi bước vào phòng của mình. Ví như cô dâu khi thấy cha chồng liền hổ thẹn, bẽn lẽn; cũng như vậy, các thị nữ của Thiên chủ Sakka, khi thấy Tôn giả Mahā Moggallāna liền hổ thẹn, bẽn lẽn, vào phòng riêng của mình.
  2. Rồi Thiên chủ Sakka và đại vương Vessavana đưa Tôn giả Mahā Moggallāna đi thăm và xem khắp lâu đài Vejayanta: “Này Thiện hữu Moggallāna, xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta; xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa; và loài Người, khi thấy cái gì khả ái liền nói: 'Thật sự, cái này chói sáng từ chư thiên cõi trời Ba Mươi Ba. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa”.

 

Thiên chủ Sakka quanh co giải thích và giới thiệu rồi cùng với đại vương Vessavaṇa (một trong bốn vị Tứ Đại Thiên Vương) đưa ngài đến thăm lâu đài có tên là Tối Thắng (Vejayanta), được xây dựng sau trận chiến với chúng Asura, như một công trình kỷ niệm, và là niềm hãnh diện của chư thiên cõi Ba mươi ba vì tính chất mỹ lệ, hoành tráng và xa hoa.

  1. Rồi Tôn giả Maha Moggallāna suy nghĩ: “Dạ-xoa này sống phóng dật một cách quá đáng. Ta hãy làm cho vị này hoảng sợ”. Tôn giả Mahā Moggallāna liền thị hiện thần thông lực, dùng ngón chân cái làm cho lầu Vejayanta rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Thiên chủ Sakka, đại vương Vessavaṇa và chư thiên ở cõi trời Ba Mươi Ba, tâm cảm thấy kỳ diệu, hy hữu: “Thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay đại thần thông lực, đại oai lực của tôn giả Sa-môn! Với ngón chân cái, vị này làm cho thiên cung này rung động, chuyển động, chấn động mạnh!”
  2. Tôn giả Mahā Moggallāna sau khi biết Thiên chủ Sakka đã hoảng sợ, lông tóc dựng ngược liền nói với Thiên chủ Sakka:
  • Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

Thấy vị Thiên chủ này rõ ràng đang ham vui thú, không tinh tấn tu tập, ngài Đại Mục-Kiền-Liên

 

khởi ý cảnh tỉnh vị ấy nên vận thần lực bấm ngón chân cái làm rung chuyển, chấn động, chao đảo cả tòa lâu đài. Phép lạ này khiến vua trời và thiên chúng lông tóc dựng ngược, khiếp đảm. Và một lần nữa ngài Đại Mục-Kiền-Liên nhắc lại câu hỏi về nội dung đức Phật đã dạy cho vua trời là những gì? Lần này thì Thiên chủ Sakka không dám chần chừ thêm, đã kể lại đầy đủ những gì đức Phật giảng vắn tắt cho ông nghe.

  • Ở đây, này thiện hữu Moggallāna, tôi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Này thiện hữu Moggallāna, sau khi đứng một bên, tôi bạch với Thế Tôn như sau:

“- Bạch Thế Tôn, một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một tỳ-khưu là ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người?”

Khi nghe nói vậy, này thiện hữu Moggallāna, Thế Tôn nói với tôi như sau:

“- Ở đây, này Thiên chủ, Tỳ-khưu được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp”. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly

 

tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não; do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. “Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một tỳ-khưu ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người”.

Như vậy, này thiện hữu Moggallāna, Thế Tôn nói một cách tóm tắt cho tôi về ái tận giải thoát.

  1. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna, sau khi hoan hỷ, tin tưởng lời Thiên chủ Sakka nói, như một nhà lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất giữa chư thiên ở cõi trời Ba Mươi Ba, và hiện ra tại Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường.

Sau hai lần ngài Mục-Kiền-Liên yêu cầu, vị Thiên chủ cõi trời Ba Mươi Ba đã tường thuật đầy đủ lời dạy tóm tắt của đức Phật về câu hỏi của ông ta. Sau khi lắng nghe, thấy vị vua trời này tuy vẫn còn phóng dật nhưng tín tâm đối với đức Phật và khả năng

 

lãnh hội lời đức Phật của ông vẫn rất tốt nên ngài Mục-Kiền Liên liền từ giã trở về trần gian.

  1. Sau khi Tôn giả Mahā Moggallāna đi chẳng bao lâu, các thị nữ của Thiên chủ Sakka nói với Thiên chủ Sakka như sau:
  • Thưa Thiên chủ, có phải vị ấy là Thế Tôn, bậc Đạo sư của Thiên chủ?
  • Không, vị ấy không phải là Thế Tôn, bậc Đạo Sư của ta không phải là vị ấy. Vị ấy là đồng phạm hạnh với ta, Tôn giả Mahā Moggallāna.
  • Thưa Thiên chủ, thật là điều tốt lành cho Thiên chủ, có một vị đồng phạm hạnh có đại thần thông, có đại oai lực như vậy. Chắc chắn vị ấy là Thế Tôn, bậc Đạo sư của Thiên chủ.

Tại cõi Đao-Lợi, sau khi ngài Mục-Kiền-Liên đi rồi, các thị nữ của Thiên chủ Sakka vây quanh ông hỏi han về ngài. Thiên chủ Sakka đã thật thà cho biết, vị sa-môn ấy là pháp hữu của ông, không phải là thầy của ông. Nhưng các cô tiên này có lẽ xưa nay chưa từng gặp vị sa-môn nào có năng lực khiến cả tòa lâu đài kỳ vỹ như thế bị lay chuyển, tưởng sắp đổ sụp đến nơi, và khiến cho vị Thiên chủ uy nghiêm của các cô phải khiếp sợ đến thế, nên vẫn nghĩ vị sa-môn ấy đích thực là thầy của Thiên chủ rồi.

 

Ở đây, nếu “đồng phạm hạnh” được dịch đúng thì vị Thiên chủ này có hơi lạm dụng từ này. Vì đây là từ chỉ dùng cho người xuất gia cùng tu tập thanh tịnh, ly dục, ly ác pháp. Còn vị này chỉ là một vị thiên thần, mặc dù cùng tu tập trong giáo pháp của đức Phật nhưng vị ấy không phải là bậc xuất gia; cho nên dùng chữ “đồng phạm hạnh” ở đây không được ổn, mà nên gọi là đạo hữu hoặc pháp hữu thì đúng hơn.

Như vậy, phần ngài Mục-Kiền-Liên lên thăm, tìm hiểu vua trời Đế Thích Sakka đã kết thúc. Sau khi biết được vị ấy có ghi nhớ lời dạy của đức Phật thì ngài Mục-Kiền-Liên cũng tán thán. Tuy nhiên, như ngài nhận định trước đó, vị Dạ-xoa đó vẫn còn đắm say dục lạc, chưa thoát ra được.

  1. Rồi tôn giả Mahā Moggallāna đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Maha Moggallāna bạch Thế Tôn:
  • Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết chăng, Thế Tôn vừa mới nói về ái tận giải thoát một cách tóm tắt cho một Dạ-xoa có đại oai lực?
  • Này Moggallāna, Ta biết. Ở đây, Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Ta ở, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, này Moggallāna, Thiên chủ Sakka bạch với Ta:

 

“- Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một tỳ-khưu ái tận, giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người?”

Khi nghe nói vậy, này Mahā Moggallāna, Ta nói với Thiên chủ Sakka:

“Ở đây, này Thiên chủ, tỳ-khưu được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu tỳ-khưu được nghe như sau: “Thật không xứng đáng nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời. Do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một tỳ-khưu ái tận, giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các

 

khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người”.

Như vậy, này Moggallāna, Ta biết Ta vừa nói một cách tóm tắt về ái tận giải thoát cho Thiên chủ Sakka.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahā Moggallāna hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Sau khi từ giã cung trời, ngài Mục-Kiền-Liên trở về Lộc Mẫu giảng đường để gặp đức Phật thỉnh vấn đức Thế Tôn về vị Thiên chủ Sakka vừa đến thăm ngài. Đức Phật xác nhận rằng có việc đó và thuật lại câu hỏi cũng như câu trả lời cho ngài Mục-Kiền-Liên. Mặc dù chỉ là một câu trả lời tóm tắt, ngắn gọn, nhưng tất cả tiến trình tu học đều được diễn tả đầy đủ ở đây.

Vị tỳ-khưu phải nhận thức đúng bản chất của tất cả pháp. Khi biết được bản chất của tất cả pháp thì sẽ không có thiên vị bất kỳ pháp nào nữa vì biết tánh chất của chúng là vô thường, vô ngã. Do vậy, khi lục căn tiếp xúc với lục trần, bất kỳ một cảm thọ nào khởi lên, dù lạc thọ, khổ thọ hay bất lạc, bất khổ thọ, vị ấy đều soi sáng chúng, thấy rõ bản chất của chúng sinh diệt. Từ đó, vị ấy không tham ái bất kỳ cảm thọ nào, cũng không chống đối với bất kỳ cảm thọ nào mà chỉ ghi nhận chúng đúng như bản tánh, bản chất của chúng như khi chúng xuất hiện.

 

Vì không có phản ứng với các cảm thọ hay pháp diễn ra, vị ấy không bị cột trói, không bị chấp trước, không dính mắc nên vị ấy không có phiền não. Một khi tâm không bị phiền não ràng buộc, vị ấy chứng đạt trạng thái an tịnh, vắng lặng phiền não, tức là Niết-bàn. Điều đó có nghĩa là mục đích đời sống tu hành đạt được, cứu cánh phạm hạnh đã thành tựu và vị ấy biết chắc mình không còn trở lại các trạng thái trước kia hoặc bị luân hồi sinh tử nữa.

Đó là toàn bộ nội dung pháp thoại về Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái mà chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu.

Soi sáng lời dạy của đức Phật số 12, năm 2020

 

 

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications