Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P21] KINH LỬA CHÁY (ĀDITTA SUTTA) - Tương Ưng Bộ 28
Hôm nay là buổi học đầu tiên của khóa học ngắn ngày bù lại cho khóa Xuất gia gieo duyên không thực hiện được do tình hình dịch hiện nay. Ở tại chùa chúng ta thì mọi người hiện diện trực tiếp học. Còn với các vị học viên và Phật tử ở xa, không về đây được vì tình hình dịch bệnh thì cũng có thể lãnh hội được ít nhiều thông qua bài giảng trực tuyến này. Bài kinh được giảng hôm nay có tên là kinh Lửa Cháy. Bài kinh này hiện nay có rất nhiều bản dịch, và có tên tiêu đề được dịch có hơi khác nhau một chút, tuy nhiên ý nghĩa đều liên quan đến lửa và sự cháy. Ví dụ tiêu biểu là hai bản dịch này: Bản thứ nhất, bản dịch mà chúng ta sẽ dựa vào để học, là bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Minh Châu và được đặt tên là “Bị Bốc Cháy” (tên Pāḷi là Āditta), nằm trong Tương Ưng Bộ kinh, chương 35, bài kinh số 28; bản thứ hai do Thượng tọa Chánh Thân dịch, có tên là “Bị Cháy Rực” (tên Pāḷi là Ādittapariyāyaṃ), trong tạng Luật, Đại Phẩm, chương Trọng Yếu.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3473

Các tên gọi khác

Hôm nay là buổi học đầu tiên của khóa học ngắn ngày bù lại cho khóa Xuất gia gieo duyên không thực hiện được do tình hình dịch hiện nay. Ở tại chùa chúng ta thì mọi người hiện diện trực tiếp học. Còn với các vị học viên và Phật tử ở xa, không về đây được vì tình hình dịch bệnh thì cũng có thể lãnh hội được ít nhiều thông qua bài giảng trực tuyến này. Bài kinh được giảng hôm nay có tên là kinh Lửa Cháy. Bài kinh này hiện nay có rất nhiều bản dịch, và có tên tiêu đề được dịch có hơi khác nhau một chút, tuy nhiên ý nghĩa đều liên quan đến lửa và sự cháy. Ví dụ tiêu biểu là hai bản dịch này: Bản thứ nhất, bản dịch mà chúng ta sẽ dựa vào để học, là bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Minh Châu và được đặt tên là “Bị Bốc Cháy” (tên Pāḷi là Āditta), nằm trong Tương Ưng Bộ kinh, chương 35, bài kinh số 28; bản thứ hai do Thượng tọa Chánh Thân dịch, có tên là “Bị Cháy Rực” (tên Pāḷi là Ādittapariyāyaṃ), trong tạng Luật, Đại Phẩm, chương Trọng Yếu.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P21] KINH LỬA CHÁY (ĀDITTA SUTTA) - Tương Ưng Bộ 28

KINH LỬA CHÁY

(ĀDITTA SUTTA)

Tương Ưng Bộ kinh, bài kinh số 28

 
   
 

 

 

 

Hôm nay là buổi học đầu tiên của khóa học ngắn ngày bù lại cho khóa Xuất gia gieo duyên không thực hiện được do tình hình dịch hiện nay. Ở tại chùa chúng ta thì mọi người hiện diện trực tiếp học. Còn với các vị học viên và Phật tử ở xa, không về đây được vì tình hình dịch bệnh thì cũng có thể lãnh hội được ít nhiều thông qua bài giảng trực tuyến này.

Bài kinh được giảng hôm nay có tên là kinh Lửa Cháy. Bài kinh này hiện nay có rất nhiều bản dịch, và có tên tiêu đề được dịch có hơi khác nhau một chút, tuy nhiên ý nghĩa đều liên quan đến lửa và sự cháy. Ví dụ tiêu biểu là hai bản dịch này: Bản thứ nhất, bản dịch mà chúng ta sẽ dựa vào để học, là bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Minh Châu và được đặt tên là “Bị Bốc Cháy” (tên Pāḷi là Āditta), nằm trong Tương Ưng Bộ kinh, chương 35, bài kinh số 28; bản thứ hai do Thượng tọa Chánh Thân dịch, có tên là “Bị Cháy Rực” (tên Pāḷi là Ādittapariyāyaṃ), trong tạng Luật, Đại Phẩm, chương Trọng Yếu. Các bản dịch dù

 

dùng từ có hơi khác nhau, nhưng mà ý nghĩa chung vẫn là một và cùng nội dung.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu duyên khởi của bài kinh.

Giới thiệu bài kinh

  • Địa điểm: bài kinh được giảng ở vùng Gayā (ngày nay gọi là Bodhigayā - Bồ-đề Đạo Tràng), tại đỉnh đồi Gayāsīsa.
  • Thời gian: đây là bài pháp thoại thứ ba sau khi đức Phật thành đạo được vài tháng.
  • Người giảng: đức Phật.
  • Người nghe: nhóm một nghìn vị tỳ-khưu mới xuất gia, đã từng là tu sĩ bện tóc thờ lửa.
  • Duyên khởi: bài kinh do đức Phật tự thuyết, không do ai thỉnh mời. Qua lối giảng siêu việt, đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng này, toàn thể thính chúng đều đắc quả A-la-hán.

Giới thiệu nhân duyên của đức Phật và nhóm tỳ khưu này.

Đạo thờ lửa ở Ấn Độ này còn được gọi là Bái hỏa giáo, du nhập từ Ba Tư, theo nghiên cứu lịch sử, giáo phái này đã có từ khoảng 600 - 700 năm trước

 

Công nguyên, Tài liệu nghiên cứu cho biết, hiện nay phái này có khoảng hai triệu rưỡi tín đồ trên thế giới.

Các đạo sĩ bện tóc thờ lửa trong pháp thoại này sống dọc theo bờ sông Hằng. Họ có một nghìn người, chia làm ba nhóm, cư trú ở ba khu vực dọc bờ sông. Thủ lĩnh của họ là ba anh em ruột. Người anh cả là Uruvelakassapa, anh thứ là Nadikassapa và người em là Gayakassapa. Họ sống thờ lửa. Biểu tượng của các đạo sĩ này là bện tóc. Tóc họ được bện thành lọn, thành sợi.

Đức Phật có ý muốn nhiếp độ hội chúng tu sĩ bện tóc thờ lửa này nên Ngài tìm đến nơi cư trú của vị đạo trưởng lớn nhất là Uruvelakassapa và xin lưu trú ở đó một thời gian vì Uruvelakassapa là người có uy tín nhất và đứng đầu trong hội chúng thờ lửa. Khi đã ở đây, Thế Tôn đã thi triển nhiều phép thần thông để nhiếp phục các đạo sĩ này khiến họ tâm phục khẩu phục. Tất cả một ngàn môn đệ cùng ba vị thủ lĩnh quyết định cạo bỏ râu tóc, xuất gia thành tỳ-khưu tu học theo Ngài. Đức Phật đã dẫn họ lên đỉnh Gayā và giảng bài kinh này tại đây. Sau pháp thoại này, toàn bộ một nghìn vị tỳ-khưu đều giác ngộ được Bốn Sự thực về Khổ.

Nội dung kinh văn và giảng giải

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Gayā, tại Gayāsīsa, cùng với một ngàn tỳ-khưu.

 

  1. Tại đấy, Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

- Tất cả, này các tỳ-khưu, đều bị bốc cháy. Và này các tỳ-khưu, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?

Đức Phật đã mượn biểu tượng lửa cháy, liên hệ đến tín ngưỡng thờ lửa mà các vị tỳ-khưu này đã theo trước đó để bắt đầu bài pháp. Và Ngài tuyên bố tất cả đều bốc cháy, vậy cái gì bốc cháy? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

  1. Mắt, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Như vậy, ta có bốn thành phần liên hệ đến con mắt bị bốc cháy. Thứ nhất đó là con mắt. Thứ hai là đối tượng của con mắt, gọi là sắc (đối tượng bên ngoài mà mắt có thể nhìn thấy). Thứ ba là nhãn thức, là cái biết của con mắt hướng về đối tượng. Và thứ tư là nhãn xúc, tức va chạm giữa con mắt và đối tượng của nó. Cả bốn thành phần này, mỗi thành phần đều bị bốc cháy, nên khi chúng tụ lại với nhau thì sẽ gây ra một đám cháy to hay nhỏ? Tất nhiên là to! Đó là ý nghĩa mà đức Phật muốn nói đến.

 

Khi mắt nhìn thấy đối tượng của nó, sau khi nhận biết đối tượng thì cảm thọ sẽ xuất hiện. Cảm thọ là cách dùng trong từ cổ, cảm giác là từ hiện đại. Có ba loại cảm giác là: lạc, khổ hay bất khổ bất lạc. Khi nói đến ba loại cảm giác này là nói đến cảm giác thuộc về thân vật lý, không phải cảm giác thuộc về tâm lý. Lạc là những tiếp xúc mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, sung sướng, hoan hỷ cho năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Ngược lại, những cảm giác khó chịu, đau đớn, chán ghét, bực bội,… thuộc về ngũ căn thì là khổ. Loại cảm giác thứ ba là những tiếp xúc không mang lại một cái ấn tượng rõ ràng, không tạo được phản ứng gì về cảm giác thì gọi là bất khổ bất lạc thọ. Và các cảm thọ này đều bốc cháy.

Chúng bị đốt cháy bởi ba ngọn lửa là lửa tham, lửa sân và lửa si. Khi mắt nhìn thấy những đối tượng nào từ màu sắc, từ hình dáng, từ đường nét, dù là một phần, nhiều phần hay toàn thể tạo nên tham ái nơi mình, tạo nên thích thú, vừa lòng,… thì lúc đó là lúc mắt bị đốt cháy bởi lửa tham. Ngược lại, cái gì làm cho mình không thích, mình ghét, mình vừa nhìn thấy muốn quay lưng đi liền,… cái đó là lửa sân. Khi mà tham, sân xuất hiện là do mình không sáng suốt, tỉnh táo, không làm chủ được nên bị tham lôi đi, bị sân lôi đi; điều đó đồng nghĩa là si đang có mặt. Bất cứ khi nào có tham hoặc có sân, là có si.

 

Và đức Phật tóm tắt cuộc đời của một người chỉ tóm gọn trong mấy chữ sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Tất cả chúng đều bị thiêu đốt hằng ngày, hằng giờ. Sầu, bi, khổ, ưu, não thuộc về mặt tâm lý, còn sanh, già, bệnh, chết thuộc về mặt vật lý. Do không nhận biết đúng mức, hoặc không tỉnh táo, cho nên, chúng sinh bị tham, bị sân, bị si thiêu đốt từng ngày, từng giờ thông qua con mắt của mình khi tiếp xúc với đối tượng. Và đó cũng là đầu mối của tất cả sầu, bi, khổ, ưu, não trong cuộc đời của mỗi chúng sinh, hết kiếp này đến kiếp khác, khởi đầu bằng sanh, rồi già, rồi đau, rồi chết.

Trước đây, các vị tỳ-khưu - đang nghe pháp đức Phật giảng, thờ lửa nhưng không biết ý nghĩa của lửa theo lối này. Họ chỉ biết lửa về mặt thực dụng giúp ích cho con người như nấu nướng, sưởi ấm, tạo ra nhiệt, ánh sáng,… Với những công dụng đặc biệt như vậy, họ thờ lửa, cung phụng nó và xem nó như một vị thần cần phải kính trọng, thờ cúng và nuôi dưỡng. Nay mới được đức Phật mở ra một góc nhìn mới, về ba loại lửa ngấm ngầm thiêu đốt chúng sinh, làm chúng sinh đau khổ, quằn quại, trôi lăn trong sinh tử bấy lâu.

  1. Tai, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các tiếng bị bốc cháy. Nhĩ thức bị bốc cháy. Nhĩ xúc bị bốc cháy. Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc

 

cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Tương tự như con mắt, lỗ tai cũng có đối tượng âm thanh của nó khi nghe. Khi tai tiếp xúc với âm thanh, âm thanh nào mang đến sự thoải mái, vui thích, phù hợp, thống khoái thì thuộc về tham. Những âm thanh làm cho mình khó chịu, bực bội, muốn xa lánh,… là sân. Mỗi thành phần của lỗ tai đều là nhiên liệu để đốt cháy. Khi chúng kết hợp với nhau thành một khối thì sẽ thành một đám cháy lớn. Chúng bị đốt cháy bởi lửa tham, lửa sân và lửa si. Như đức Phật đã nói, tất cả chúng đều bị bốc cháy bởi bởi hai loại khổ, là khổ về vật lý (sanh, già, bệnh, chết) và khổ về tâm lý (sầu, bi, khổ, ưu, não).

  1. Mũi, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các hương bị bốc cháy. Tỷ thức bị bốc cháy. Tỷ xúc bị bốc cháy. Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Lỗ mũi và đối tượng của lỗ mũi (mùi) là đối tượng tiếp theo được đề cập. Lỗ mũi, các mùi, cái biết của lỗ mũi và tiếp xúc của lỗ mũi đối với đối tượng - cả bốn thành phần này đều khi chúng liên kết với nhau sẽ tạo thành một đám cháy lớn. Lửa bị nhen lên

 

bởi điều gì? Là do sau khi chúng tiếp xúc với đối tượng, ta khởi lên các cảm giác. Các cảm giác này sẽ bị thúc đẩy, bị trói buộc, bị sai khiến bởi tham ái, sân hận, si mê. Tham, sân, si - ba nguồn lực này đều có ở trong mỗi chúng sinh. Tùy đối tượng mà chúng sinh khởi. Và tất cả cảm giác đều bị bốc cháy bởi sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

  1. Lưỡi, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
  2. Thân, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các xúc bị bốc cháy. Thân thức bị bốc cháy. Thân xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
  3. Ý, này các tỳ-khưu, bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

 

Tuơng tự như thế với lưỡi, thân và ý.

Khi lưỡi bị bốc cháy thì đối tượng của nó là các vị, cái biết của lưỡi và tương tác giữa lưỡi và đối tượng sẽ khởi lên các cảm giác lạc hay khổ, sung sướng hay đau đớn. Thân bị bốc cháy bởi cái biết của thân đối với đối tượng khi đụng chạm cũng tương tự như các giác quan ở trên. Và ý, ý thì tinh tế hơn, khó hiểu hơn, nhưng mà nó vẫn nằm trong quy trình như vậy. Ý cũng là một thành phần thuộc loại nhiên liệu cho lửa tham, lửa sân, lửa si. Khi bắt đầu vận hành tư duy, nó liền bị thúc đẩy bởi tham, sân, si hoặc trong tiến trình của nó, sẽ khởi lên các cảm giác về lạc, khổ hoặc bất khổ bất lạc. Và toàn bộ lưỡi, thân, ý như đức Phật nói, đều bị bốc cháy bởi sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Vậy, sáu giác quan, sáu đối tượng tiếp xúc của giác quan, sáu cái biết của sáu giác quan đối với các đối tượng này, sáu xúc chạm của sáu giác quan, chúng đều bị đốt cháy và mỗi thành phần của chúng đều là nhiên liệu sẵn sàng để bị đốt cháy. Do sáu xúc chạm của sáu giác quan khi tương tác với các đối tượng nên khởi sinh các loại cảm giác thuộc về vật lý (lạc, khổ, bất khổ bất lạc). Các cảm giác ấy bị đốt cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si vì nguồn gốc của những cảm giác ấy là do tham, sân, si. Đó chính là lửa gốc đang thiêu đốt chúng sinh. Nó chi phối toàn bộ đời sống của tất

 

cả chúng sinh, tiếp tục đốt cháy họ trong Khổ đế (sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não).

Tiếp theo, đức Phật hướng đến vị đệ tử Phật trên con đường tầm cầu giác ngộ.

  1. Thấy vậy, này các tỳ-khưu, vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc; do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

Từ “đa văn” này thầy đã dịch trong một số lần trước, đó là vị đệ tử của một bậc Giác Ngộ mà có tâm cầu học, ham học hỏi. Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, chỉ có duy nhất một cách học là nghe, nghe để mà tiếp thu, có nền tảng hiểu biết sau đó mới qua tự thân tư duy và vận động tạo thành các nhiên liệu khác cho hiểu biết của cá nhân. Do đó, đa văn tức là người học nhiều, biết nhiều, người có tâm cầu học.

Vị đệ tử của đức Phật có tâm cầu học, ham học hỏi thì nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Vị đó nhàm chán đối với giác quan, từng thành phần và đối tượng liên hệ đến giác quan. Nhàm chán ở đây là khi thấy rõ bản chất của nó ở đó. Bắt đầu từ con mắt, đến đối tượng của con mắt, đến cái biết của con mắt và đến tiếp xúc giữa con mắt và đối tượng. Vị

 

đó sẽ bắt đầu không còn luyến ái, tham ái, thích thú với con mắt và những thành phần liên hệ đến con mắt nữa vì vị ấy đã thấy được sự liên kết của nó chỉ mang tới khổ đau, sinh tử luân hồi.

Vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với các tiếng, nhàm chán đối với nhĩ thức, nhàm chán đối với nhĩ xúc; do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

Tiếp theo là sự nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với âm thanh, nhàm chán đối với cái biết của lỗ tai, nhàm chán đối với tiếp xúc giữa tai và đối tượng của nó. Vị tỳ-khưu nhàm chán với các cảm giác vui, buồn,… do các điều kiện khi tai tiếp xúc với âm thanh khởi lên.

Vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với tỷ thức, nhàm chán đối với tỷ xúc; do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

Vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với thiệt thức, nhàm chán đối với thiệt xúc; do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

 

Vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với thân thức, nhàm chán đối với thân xúc; do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

Vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc; do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.

Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa.”

Cũng vậy, đối với mũi, đối với lưỡi, đối với thân, cũng vậy đối với ý, vị ấy đều cảm thấy nhàm chán. Vị ấy nhàm chán đối với sáu giác quan, nhàm chán đối với sáu đối tượng của sáu giác quan, nhàm chán đối với sáu xúc chạm của sáu giác quan đối với các đối tượng. Và do duyên xúc chạm gì khiến khởi lên các cảm giác lạc, khổ, bất lạc bất khổ, thì vị ấy đều nhàm chán các cảm giác ấy. Do nhàm chán, vị ấy từ bỏ tham, sân; nhờ từ bỏ tham, sân nên không còn si nữa. Vị ấy được giải thoát, không còn bị trói buộc bởi

 

bất kỳ cảm giác gì. Trong trạng thái giải thoát, vị ấy biết, hiểu một cách rõ ràng là đã được giải thoát. Vị ấy biết rõ sinh đã tận; mục đích tu hành đã thành; việc cần làm, nên làm đã làm xong; không còn trở lui trạng thái ấy nữa. Và đây là kết luận của đức Phật khi nói đến kết quả của sự nhàm chán.

Khi ta thấy nhàm chán thì sao? Khi nhàm chán thì người ta không còn ham muốn gì nữa! Cảm giác nhàm chán thường thể hiện đối với: những đồ vật hoặc công việc thường xuyên, lặp đi lặp lại; những thứ không tạo được niềm vui, phấn khởi, thích thú nữa mà cứ phải lặp đi lặp lại hoài sẽ nhàm chán. Và khi mà cả nhàm, cả chán rồi thì có muốn nữa không? Không muốn! Cho nên mới gọi là ly tham (“ly” là rời ra). Khi không còn tham muốn nữa thì mới buông ra được. Còn muốn thì làm sao có thể buông được! Do mệt mỏi, do thấy rõ bản chất của nó, do thấy rõ nguy hại của nó hoặc là thấy được tiến trình đau khổ lặp đi lặp lại này quá mệt mỏi, phiền phức thì mình mới chán nản, không ham muốn nữa. Và khi đó, sẽ không có tham ái đối với đối tượng. Bao giờ mình khởi lên tham ái thì mình sẽ bị cột trói bởi các đối tượng. Còn bây giờ, khi đã ly tham rồi thì mình không còn bị đối tượng đó cột trói nữa. Cái đối tượng mà trước kia đi đâu cũng nhớ nó, ngồi đâu cũng tưởng nó, nằm đâu cũng suy nghĩ về nó, nhưng giờ chán rồi, buông rồi nên không thèm để ý đến nó nữa. Khi đó mình không bị cột trói, mình đã được giải thoát.

 

Ở đây, đức Phật không nói chuyện giải thoát xa vời nào hết, mà rất cụ thể, rõ ràng. Mọi sanh khởi, mọi hành động tạo nghiệp đều khởi lên từ tâm, khởi lên từ ý. Nếu không có ý thì không có nghiệp nào hình thành hết. Thân nghiệp không thể thành được nếu không có tác động của ý. Khẩu nghiệp không thể thành được nếu không có tác động của ý. Như vậy, ý luôn luôn tồn tại. Cho nên khi mình đã nhận thức, nhìn ra sự thật thì từ đó các hành vi của thân và khẩu sẽ không còn tạo đau khổ nữa.

“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa” là một câu rất quan trong. Mỗi sự sống trên đời là một sinh thể. Khi thấy rõ bản chất của Khổ, không còn bị cột trói, nên vị ấy không còn tạo tác nghiệp thiện ác, không còn nhân tái sanh, nên gọi là sanh đã tận. Mục đích tu hành cuối cùng là để thấy ra sự thật về Khổ và thoát Khổ, thoát khỏi mọi trói buộc. Việc ấy nay đã hoàn tất cho nên nói Phạm hạnh đã thành. Trước đây vị ấy bị tham ái chi phối, bị sân hận chi phối, bị si mê chi phối; bây giờ, khi đã nhận thấy bản chất của Khổ, vị ấy không còn bị tham, sân, si chi phối, cột trói và sẽ không để nó kiểm soát mình lần nữa, không để bản thân rơi vào tình trạng tham ái, si mê ngày xưa. Giống như một người đi qua một vũng bùn, hay vượt qua một cơn bệnh nặng, và đã thấy rõ lý do vì sao mình phải lội xuống bùn, lý do vì sao

 

mình bị bệnh nặng,… Khi thấy rõ như vậy, vị ấy, từ bỏ tất cả những thói quen cũ, những lầm lẫn cũ, và quyết tâm không để bản thân rơi vào tình trạng đó nữa. Do đó gọi là “không trở lui trạng thái này nữa”.

Và khi giải thoát thì lập tức vị ấy tự biết ngay. Ở đây, xác nhận một điều, một vị giải thoát thì có thể tự mình biết được, không cần được người khác công nhận. Vì người giải thoát là người tự mình thực sự giải thoát, tự mình biết rõ tình trạng của mình. Trước mình không biết nguyên nhân sinh khổ là gì, giờ biết rồi thì mình từ bỏ nó, không để bị lôi vào cái vòng luẩn quẩn của nó nữa.

  1. Thế Tôn thuyết như vậy. Các tỳ-khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
  2. Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn tỳ-khưu ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Và đức Phật kết thúc bài giảng tại đây, các vị tỳ- khưu hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Một ngàn tu sĩ này trước đó họ không biết ý nghĩa thực sự của lửa. Bây giờ, khi được đức Phật khai thị, họ mới hiểu rằng hóa ra lâu nay mình vẫn luôn bị lửa tham ái đốt cháy sáu căn của mình, cần buông nó ra được thì mình mới thoát khổ được. Các vị ấy cũng đã thấy được nguyên nhân của khổ từ đâu

 

và làm thế nào để thoát khổ từ lời dạy đức Phật. Khi thấy rõ điều ấy, tâm của các vị được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn vướng mắc gì nữa.

Bài kinh này có gì ghê gớm không? Không, rất là bình thường! Những ý nghĩa sâu sắc mà đức Phật dạy ở bài kinh rất đơn giản, nhưng chứa đựng những điều phi thường. Đó là bấy lâu nay mình sống trong ảo tưởng quá nhiều. Trong đời sống mắt thấy, tai nghe, hoặc mũi, lưỡi, thân, ý trong cái tương quan với các đối tượng, đã tạo ra cho mình biết bao khổ đau, phiền muộn. Thông qua bài giảng này, đức Phật chỉ ra cho chúng ta thấy chính lửa tham, lửa sân, lửa si thường xuyên thiêu đốt chúng ta. Nếu chúng ta không đủ tỉnh táo, sáng suốt thường xuyên sẽ bị nó đốt cháy, thiêu rụi và làm ta luôn luôn ở trong tình trạng sầu, bi, khổ, ưu, não. Và tất nhiên, một điều không thể tránh khi có thân này là có sinh thì có già, có bệnh, có chết. Đó là điều đương nhiên!

Chùa Huyền Không, 19/02/2021

 

 

 

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications