Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P20] KINH KĀLĀMA (KĀLĀMA SUTTA) ( Tăng chi bộ 65)
Thưa tất cả quý vị, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài kinh Kālāma, nằm trong Tăng Chi Bộ kinh, chương 3, phẩm số 7, bài kinh số 65. Tựa đề gốc của bài kinh được đặt là “Các vị Kesaputta – Kesamutti sutta”. Còn cái tên Kālāma có lẽ do người ta quen gọi, dựa vào đối tượng được nghe đức Phật thuyết giảng là người Kālāma, ở thị trấn Kesaputta, nước Kosala. Hiện nay các bài kinh thường được trích dẫn những câu nói để chứng minh lời dạy của đức Phật thường thấy trên mạng, theo chủ ý của một số cá nhân để làm nổi bật quan điểm của họ. Khi tìm hiểu bài kinh này, chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi những gì chúng ta được nghe hoặc nhìn thấy các đoạn trích dẫn này, chúng ta nếu vội vàng cả tin đó là lời đức Phật mà không suy xét, tìm hiểu kỹ toàn bộ nội dung hay nguyên nhân bài kinh được thuyết thì dễ bị hiểu sai vấn đề. Đa phần những trích dẫn này là chủ ý, góc nhìn, quan điểm cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3472

Các tên gọi khác

Thưa tất cả quý vị, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài kinh Kālāma, nằm trong Tăng Chi Bộ kinh, chương 3, phẩm số 7, bài kinh số 65. Tựa đề gốc của bài kinh được đặt là “Các vị Kesaputta – Kesamutti sutta”. Còn cái tên Kālāma có lẽ do người ta quen gọi, dựa vào đối tượng được nghe đức Phật thuyết giảng là người Kālāma, ở thị trấn Kesaputta, nước Kosala. Hiện nay các bài kinh thường được trích dẫn những câu nói để chứng minh lời dạy của đức Phật thường thấy trên mạng, theo chủ ý của một số cá nhân để làm nổi bật quan điểm của họ. Khi tìm hiểu bài kinh này, chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi những gì chúng ta được nghe hoặc nhìn thấy các đoạn trích dẫn này, chúng ta nếu vội vàng cả tin đó là lời đức Phật mà không suy xét, tìm hiểu kỹ toàn bộ nội dung hay nguyên nhân bài kinh được thuyết thì dễ bị hiểu sai vấn đề. Đa phần những trích dẫn này là chủ ý, góc nhìn, quan điểm cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng

General Information

Danh sách : Liên quan
:
SOI SÁNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT [P20] KINH KĀLĀMA (KĀLĀMA SUTTA) ( Tăng chi bộ 65)

KINH KĀLĀMA

(KĀLĀMA SUTTA)

Tăng Chi Bộ kinh, bài kinh số 65

 
   
 

 

 

Thưa tất cả quý vị, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài kinh Kālāma, nằm trong Tăng Chi Bộ kinh, chương 3, phẩm số 7, bài kinh số 65. Tựa đề gốc của bài kinh được đặt là “Các vị Kesaputta – Kesamutti sutta”. Còn cái tên Kālāma có lẽ do người ta quen gọi, dựa vào đối tượng được nghe đức Phật thuyết giảng là người Kālāma, ở thị trấn Kesaputta, nước Kosala.

Hiện nay các bài kinh thường được trích dẫn những câu nói để chứng minh lời dạy của đức Phật thường thấy trên mạng, theo chủ ý của một số cá nhân để làm nổi bật quan điểm của họ. Khi tìm hiểu bài kinh này, chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi những gì chúng ta được nghe hoặc nhìn thấy các đoạn trích dẫn này, chúng ta nếu vội vàng cả tin đó là lời đức Phật mà không suy xét, tìm hiểu kỹ toàn bộ nội dung hay nguyên nhân bài kinh được thuyết thì dễ bị hiểu sai vấn đề. Đa phần những trích dẫn này là chủ ý, góc nhìn, quan điểm cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng

 

mọi người vì trong bài kinh Kālāma này cũng có một câu trích dẫn khá nổi tiếng được nhiều người sử dụng. Khi trình bày bài kinh này, chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ vấn đề.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu bối cảnh bài kinh này được thuyết.

Giới thiệu bài kinh

  • Địa điểm: bài kinh được thuyết giảng tại thị trấn Kesaputta, nước Kosala.
  • Người thuyết: đức Phật.
  • Người nghe: toàn bộ cư dân Kālāma có mặt hôm đó.
  • Duyên khởi: cư dân bộ tộc Kālāma thường được nhiều vị đạo sư bà-la-môn, đạo sư sa-môn có những quan điểm dị biệt đến thăm. Mỗi vị hoặc đồ chúng của họ thường đề cao giáo lý của mình và chê bai giáo lý của người khác. Sự việc này gây hoang mang, nghi ngại cho cư dân tại đây cho đến khi sa- môn Gotama, người được số đông ca ngợi là bậc Giác ngộ đặt chân đến vùng đất này. Dân chúng ở đây tìm đến gặp Ngài, viếng thăm và xin Ngài giải tỏa sự nghi ngờ, lo lắng, hoang mang của họ.

(Lưu ý, đây là lần đầu cư dân bộ tộc này gặp đức Phật nên họ chưa phải là đệ tử của Ngài.)

 

Bây giờ chúng ta đi vào nội dung bài kinh.

Nội dung kinh văn và giảng giải

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng tỳ-khưu, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kālāma.
  2. Các người Kālāma ở Kesaputta được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy cho chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp cao diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng Cúng như vậy”.

Đây là phần giới thiệu mở đầu của bài pháp thoại. Khi đức Phật đang đi du hành cùng với đại chúng tỳ- khưu đến thị trấn Kesaputta, nước Kosala, người dân Kālāma sống ở đây đã được nghe những điều tốt đẹp về đức Phật, cho nên, họ ao ước được gặp Ngài, được yết kiến một vị Ứng Cúng (Arahaṃ) như vậy.

 

  1. Rồi các người Kālāma ở Kesaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Đoạn này cho thấy thái độ ứng xử của người dân Kālāma khi đến gặp đức Thế Tôn lần đầu gặp được trong kinh thuật lại như: có người đảnh lễ, có người im lặng ngồi xuống, có người cất tiếng chào, có người hỏi han như bạn,... Qua cách diện kiến này, ta có thể chắc chắn lúc này họ chưa phải là đệ tử của Ngài.

  1. Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kālāma ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
  • Có một số sa-môn, bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số sa-môn, bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: “Trong những tôn giả sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?”

 

Đoạn này cho thấy những ưu tư, hoang mang, nghi ngại của người dân Kālāma khi được gặp những vị sa-môn, bà-la-môn đạo sư từ nhiều nơi ghé qua thị trấn này. Và khi gặp người dân thị trấn, mỗi một vị đều tung hô, phô trương giáo pháp của họ; mặt khác, họ bài xích, chê bai, khinh miệt, xem thường hoặc đả phá các quan điểm không giống hay không đi theo họ. Trước những thái độ của những vị này, dân cư Kālāma nảy sinh những hoang mang, nghi ngại vì không biết lời nói nào là thực và những người này có thực sự là những người đã chứng đạt không? Họ có những khả năng như họ nói không? Hoặc trong số những người đó, ai thực, ai láo? Vì vậy, họ đem những thắc mắc, ưu tư của mình đến để gặp đức Phật.

  • Ðương nhiên, này các Kālāma, các ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kālāma, các ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe báo cáo; chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị sa-môn là bậc đạo sư của mình.

 

Nhưng này các Kālāma, khi nào tự mình biết rõ: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh, khổ đau”, thời này các Kālāma, hãy từ bỏ chúng!

Trước những thắc mắc, nghi ngại của người dân Kālāma, đức Phật đã trấn an họ, xác định với họ những nghi ngờ, thắc mắc, phân vân của họ là đúng vì chưa có một chứng cứ, dữ kiện cụ thể nào cho thấy những vị thầy bà-la-môn hoặc sa-môn đó khi đến thuyết giảng những giáo thuyết của họ được cụ thể hóa giống như họ nói. Và đức Phật đã chỉ cho người dân Kālāma cần có thái độ như thế nào khi mình nảy sinh phân vân, nghi ngờ trước những điều mình không biết chắc như trên.

Như đầu bài giảng đã đề cập, đây chính là đoạn trích dẫn phổ biến được sử dụng rất nhiều, cũng là vấn đề của bài kinh này. Đoạn kinh này được xem như là tuyên ngôn của Phật giáo, hay quan điểm của đức Phật về thái độ tiếp nhận, xử lý và xác định thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; từ đó, người ta suy diễn đức Phật là người chủ trương thực nghiệm, bác bỏ mọi giáo thuyết, niềm tin. Giáo pháp của Ngài là công cụ của một người tư duy tự do để đạt chân lý, do đó mỗi người có quyền chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì theo sở thích của họ. Và người ta đã trích dẫn để biện minh cho cách nhìn nhận đó.

 

Nhưng ở đoạn kinh này, cũng như các bài kinh khác, khi được đức Phật giảng đều xuất hiện trong các tình huống, bối cảnh đặc thù, với đối tượng nghe giảng đặc thù. Muốn hiểu đúng ý nghĩa, mục đích của chúng thì cần phải hiểu toàn bộ vấn đề trên. Cho nên, phần tiếp theo của bài kinh là làm sáng tỏ cho đoạn văn này, đức Phật diễn giải rõ ràng, cụ thể cách xác định thông tin như thế nào. Nhưng xưa nay người ta không dẫn chứng hết, mà chỉ cắt ngang đó để chứng minh các quan điểm mà họ không chấp nhận, không phù hợp,... theo quan kiến cá nhân.

  1. Các ông nghĩ thế nào, này Kālāma! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
  • Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
  • Người này có tham, này các Kālāma, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.

Đầu tiên, đức Phật nói đến tâm tham. Khi tham khởi lên trong nội tâm của một người, nó được nuôi dưỡng và sai khiến người ấy hành động theo tham ấy, thì hành động đó chắc chắn đưa lại bất hạnh, khổ đau.

 

Vì tâm tham là mầm mống của bất hạnh, đau khổ. Người bị tâm tham tác động sẽ có các hành động bất thiện thuộc về thân như sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; về khẩu như nói dối, ngụy trá; và còn xúi giục người khác cùng làm với họ. Đức Phật đặt cho họ câu hỏi và để họ xác nhận loại hành vi nào sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau lâu dài.

Rồi đức Phật tiếp tục làm rõ.

  1. - Các ông nghĩ thế cần phải thế nào, này các Kālāma, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
  • Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
  • Người này có sân, này các Kālāma, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.

Sau khi nói về tâm tham xong đức Phật mở rộng đến tâm sân. Khi sân khởi lên trong tâm của một người, nó cũng là mầm mống của bất hạnh, đau khổ. Và người này do sân tác động, do sân thúc đẩy, sân khiến họ làm những việc bất thiện như sát sinh, trộm cắp, lang chạ với vợ hoặc chồng người, nói láo, khích

 

lệ, ủng hộ người khác làm những việc tương tự,… thì việc đó chắc chắn đem lại bất hạnh, đau khổ. Sự thực này cũng được người dân Kālāma xác nhận.

  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
  • Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
  • Người này có si, này các Kālāma, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh, đau khổ lâu dài hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.

Loại nghiệp thứ ba là si. Một người có si khởi lên trong tâm thì đã có mầm mống bất hạnh, đau khổ tiềm ẩn trong người ấy. Người đó bị si che ám nên có những hành động ác, hành động bất thiện về thân, khẩu, ý, do vậy kết cục đau khổ sẽ chờ đón người ấy. Người dân Kālāma cũng xác nhận điều này.

Vậy các pháp bất thiện đều liên hệ đến tham, sân, si. Khi nó sinh khởi trong tâm một người và xâm chiếm người đó, người đó sẽ có những hành vi, hành động về thân, khẩu bất thiện.

 

  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, các pháp này là thiện hay bất thiện?
  • Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này là đáng chê trách hay không đáng chê trách?
  • Là đáng chê trách, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này có bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
  • Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh, đau khổ không? Hay ở đây là như thế nào?
  • Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

Đức Phật đã chất vấn người dân Kālāma hai vấn đề về các hành vi bất thiện khởi sinh từ tâm tham, sân, si như sau: Thứ nhất là cần xác định các hành vi là thiện hay bất thiện. Thứ hai, các hành vi như vậy thì đáng chê trách hay là được tán dương. Và cư dân Kālāma đều xác nhận đây là những việc đáng chê trách, sẽ mang lại quả bất hạnh, đau khổ.

 

  1. - Như vậy, này các Kālāma, điều ta vừa nói với các ông: “Chớ có tin vì nghe báo cáo; chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị sa-môn là bậc đạo sư của mình.”

Nhưng này các Kālāma, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị các người có trí quở trách; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kālāma, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

Trong đoạn này, đức Phật lặp lại điều đầu tiên mà Ngài gợi ý cho người dân Kālāma. Khi nghe hay biết một điều khiến mình nghi ngại, phân vân đúng sai thì chớ tin ngay dù là từ báo cáo, truyền thuyết, truyền thống, kinh điển,... hay thậm chí nó là lời từ vị thầy của mình. Chúng ta phải tự mình làm rõ các vấn đề ấy bằng cách sau:

  • Thứ nhất, suy xét về tinh hợp lý. Bằng đầu óc suy nghĩ, suy luận, phán đoán, cân nhắc của mình để tìm ra sự thật.

 

  • Thứ hai, nếu được áp dụng các điều ấy vào đời sống thì hiệu quả của nó như thế nào? Đưa đến bất hạnh hay hạnh phúc? Vì một số vấn đề cần phải thực nghiệm mới biết nó đi đến đâu. Sau khi thử nghiệm và thấy kết quả là bất thiện, sẽ bị xã hội lên án, người trí chê trách thì một người sáng suốt, tỉnh táo, chắc chắn sẽ từ bỏ chúng.
  1. Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe báo cáo; chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kālāma, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không đáng chê; các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kālāma, hãy tự đạt đến và an trú!

  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
  • Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

 

  • Người này không tham, này các Kālāma, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.
  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
  • Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
  • Người này không sân, này các Kālāma, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.
  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
  • Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

 

  • Người này không si, này các Kālāma, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
  • Thưa có, bạch Thế Tôn.
  1. - Các ông nghĩ thế nào, này các Kālāma, các pháp này là thiện hay bất thiện?
  • Là thiện, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này là đáng chê trách hay không đáng chê trách?
  • Không đáng chê trách, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này có bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?
  • Được người có trí tán thán, bạch Thế Tôn.
  • Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?
  • Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc, ở đây, đối với chúng con là vậy.

 

Đức Phật tiếp tục mở rộng vấn đề, đưa ra các hành động ngược lại với những ác pháp trước đó, đó là các hành vi tốt đẹp, tốt lành. Khi tự mình tìm hiểu, trải nghiệm và xác nhận các hành vi không tham, không sân, không si là thiện, không bị người đời chê trách, được các bậc trí khen ngợi và khi thực hành sẽ mang đến hạnh phúc, an lạc, thì rõ ràng những người có hiểu biết sẽ tự mình thực hiện và sống theo những thiện pháp như thế.

Để làm rõ vấn đề này hơn, đức Phật đã đưa ra các ví dụ cụ thể của người không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm si. Do không bị tham, sân, si chi phối, xâm chiếm, ám ảnh cho nên người đó sẽ không có những hành vi, hành động bất thiện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối,… Mặt khác, họ còn khích lệ những người xung quanh mình cùng thực hiện các hành vi tốt đẹp này. Đời sống của người ấy vì thế được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Đó cũng là quan điểm chung của người dân Kālāma về vấn đề này.

  1. - Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe báo cáo; chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

 

Nhưng này các Kālāma, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kālāma, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

Đoạn này, đức Phật đã lặp lại các nội dung về thái độ cần có của một người sáng suốt khi nhận một nguồn thông tin.

  1. Này các Kālāma, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Từ, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Bi, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, đại hành , vô biên, không hận, không sân.

 

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Hỷ, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, đại hành , vô biên, không hận, không sân.

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Xả, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, đại hành , vô biên, không hận, không sân.

Như vậy, sau khi đã làm rõ thái độ cần phải ứng xử đối với một thông tin mà mình hoàn toàn chưa biết, thì cần có những ứng xử thế nào thì Đức Phật giới thiệu thêm về công hạnh cần có của một vị đệ tử bậc Giác ngộ.

Vị đệ tử của bậc Giác Ngộ cần phải tu tập bốn phương diện về tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Đây là bốn nội hàm cần phải được khởi lên, phát triển, hướng đến và nuôi dưỡng. Ở đây, có thể diễn đạt như thế này cho dễ hiểu:

 

  • Đệ tử của bậc Giác ngộ buông bỏ tham, buông bỏ sân, buông bỏ si như vậy, sáng suốt biết rõ, có tâm Từ không hạn chế với với chúng sinh tất cả phương xứ cùng khắp thế giới, không hận, không sân.
  • Đệ tử của bậc Giác ngộ buông bỏ tham, buông bỏ sân, buông bỏ si như vậy, sáng suốt biết rõ có tâm Bi không hạn chế với chúng sinh tất cả phương xứ cùng khắp thế giới, không hận, không sân.
  • Đệ tử của bậc Giác ngộ buông bỏ tham, buông bỏ sân, buông bỏ si như vậy, sáng suốt, biết rõ có tâm Hỷ không hạn chế với chúng sinh tất cả phương xứ cùng khắp thế giới, không hận, không sân.
  • Đệ tử của bậc Giác ngộ buông bỏ tham, buông bỏ sân, buông bỏ si như vậy, sáng suốt, biết rõ có tâm Xả không hạn chế với chúng sinh tất cả phương xứ cùng khắp thế giới, không hận, không sân.
  1. Thánh đệ tử ấy, này các Kālāma, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được bốn sự an ổn:
  1. “Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

 

  1. “Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”. Đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
  2. “Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”. Đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.
  3. “Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”. Đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

Thánh đệ tử ấy, này các Kālāma, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này.

Xin nhắc lại với mọi người, đối tượng chính trong bài kinh này là cư dân Kālāma, và trong giây phút tính đến đoạn kinh này, họ vẫn chưa phải là đệ tử của đức Phật. Niềm tin của họ lúc này có thể đặt ở những nơi khác nhau, vì họ chưa có một tín ngưỡng nhất định. Cho nên họ có thể tin là có đời sau hoặc không có đời sau. Vì thế, đức Phật đã đưa ra kết quả thiết thực hiện tại cho một người được nuôi dưỡng bởi bốn tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả đầy đủ sẽ có được bốn an ổn ngay trong đời sống hiện tại, đó là:

 

1/ An ổn thứ nhất: nếu có đời sau (nếu họ tin là có đời sau, có kết quả của hành vi thiện ác), thì với hành vi tốt đẹp trong đời sống có đủ bốn tâm tốt lành này sau khi chết, vị ấy chắc chắn sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này.

2/ An ổn thứ hai: nếu không có đời sau (nếu họ không tin nhân quả, có kiếp sau), thì ít nhất trong đời sống hiện tại, người có đủ bốn tâm tốt lành này sẽ sống với tâm không oán, không sân, không phiền não. Tức là nội tâm an lạc, mát mẻ, không xung đột bất kỳ ai, bất kỳ điều gì trên cuộc đời này.

3/ An ổn thứ ba: nếu việc ác có làm nhưng ta không có tâm ác dù nhìn bên ngoài thì thấy ác. Chẳng hạn pháp tội ngộ sát, vô tình làm chết người do tự vệ là hành vi làm ác, nhưng người trong cuộc lại không có tâm ác. Do không có tâm làm ác cho nên trong tâm người đó không có chút bâng khuâng, lo nghĩ, ân hận, hối hận nào đối với làm đó, hoặc là không có tâm thù oán với ai. Nhờ vậy, vị ấy được an ổn, an lạc ngay hiện tại.

4/ An ổn thứ tư: nếu ta không làm việc ác dù vô ý hay cố ý, thì vị ấy khi tự phán xét bản thân sẽ thấy là mình hoàn toàn thanh tịnh. Nhờ đó, vị ấy có được sự an vui.

Quả thật, theo lời dạy của đức Phật, người an trú với bốn đối tượng Từ, Bi, Hỷ, Xả, không sân, không

 

hận, không uế nhiễm thì chắc chắn sẽ có được bốn quả lành đúng như vậy!

  1. - Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn:

“Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

“Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”. Đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.

“Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”. Đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.

“Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”. Đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

 

Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị ấy có được bốn an ổn này.

  1. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Chúng con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng tỳ-khưu. Mong Thế Tôn nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.

Bằng cách lặp lại nội dung mà đức Phật vừa thuyết cùng lời phát nguyện như vậy, người dân Kālāma bày tỏ niềm tin, bày tỏ lòng hoan hỷ của mình đối với lời dạy của đức Phật. và sau khi đã hiểu rõ đời sống của vị đệ tử Phật, thấy rõ lợi ích từ lời dạy của đức Phật, cũng như có câu trả lời hợp lý cho vấn đề khiến họ trăn trở suốt thời gian qua, người dân Kālāma đã quy phục đức Phật. Họ xin được quy y và trở thành đệ tử cư sĩ của Tam bảo đến trọn đời. Đây cũng là phần kết thúc của bài kinh.

 

Đến đây xin kết thúc pháp thoại Kālāma. Hy vọng qua những chia sẻ này, mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn, đầy đủ hơn đối với nội dung lời dạy đức Phật, chứ không phải chỉ từ một chiều như lâu nay chúng ta thường biết do một số người đã trích dẫn đoạn kinh theo chủ kiến cá nhân.

Xin cảm ơn tất cả mọi người.

 

Soi sáng lời dạy của đức Phật số 13, năm 2020

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications