Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Kho tàng pháp học : Một Pháp || Hai Pháp || Ba Pháp || Bốn Pháp|| Năm Pháp|| Sáu Pháp|| Bảy Pháp|| Tám Pháp|| Chín Pháp|| Mười Pháp|| Trên 10 Pháp

# Nội dung Tài liệu
KTPH [072] Ba pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā)

[72] Ba pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā).

 

Đây là ba pháp tiến hóa (Vuḍḍhi), cũng gọi là ba pháp tăng trưởng tuệ (Paññāvuḍḍhi):

 

1. Thân cận bậc chân nhân (Sappurisasaṃse-va), thường gần gũi giao tiếp với các bậc thiện trí thức.

 

2. Nghe diệu pháp (Saddhammassavana), là được nghe chánh pháp, được học hỏi chánh pháp.

 

3. Thực hành pháp tuần tự và thuần thục (Dhammānudhammapaṭipatti), là nhiệt tâm hành pháp tùy theo trình độ và thực hành thường xuyên. A.II.245; D.III. 275. 

- 3phap
KTPH [073] Ba pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā)

[73] Ba pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā).

 

Đây là ba pháp định (Samādhi):

 

1. Định hữu tầm hữu tứ (Savitakkasavicāro samādhi), là một trạng thái định thiền có tầm có tứ. Tức là Định trong sơ thiền.

 

2. Định vô tầm hữu tứ (Avitakkavicāramatto samādhi), là một trạng thái định thiền không còn tầm nhưng có tứ. Tức là Định trong nhị thiền.

 

3. Định vô tầm vô tứ (Avitakkāvicāro samādhi), là một trạng thái định thiền không tầm cũng không tứ. Tức là Định trong tam thiền trở lên. D.III.275. Dasuttarasutta

- 3phap
KTPH [074] Ba pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā)

[74] Ba pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā).

 

Đây chỉ cho ba cảm thọ (Vedanā):

 

1. Thọ lạc (Sukhavedanā), sự cảm thọ dễ chịu thoải mái của thân và tâm. Tức là thân lạc và tâm hỷ.

 

2. Thọ khổ (Dukkhavedanā), sự cảm thọ khó chịu bức xúc của thân và tâm. Tức là thân khổ và tâm ưu.

 

3. Thọ phi khổ phi lạc (Adukkhamasukhaveda-nā), sự cảm thọ không khổ không lạc, cảm giác không vui, buồn, sướng, khổ. Tức là thọ xả. D.III.216, 275; S.IV.331 

- 3phap
KTPH [075] Ba pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā)

[75] Ba pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā).

 

Ở đây chỉ cho ba ái (Taṇhā):

 

1. Dục ái (Kāmataṇhā), sự khát vọng, mong muốn hưởng ngũ dục lạc; sự tham ái duyên theo cảnh sắc, thinh, hương, vị và xúc.

 

2. Hữu ái (Bhavataṇhā), sự khát vọng, mong muốn cõi tái sanh; sự ái luyến thiền lạc; và sự tham ái có liên hệ với hữu kiến hoặc thường kiến (Sassa-tadiṭṭhi).

 

3. Phi hữu ái (Vibhavataṇhā), sự khát vọng, ái tham có liên hệ đến tà kiến đoạn diệt, tức là ái vô hữu kiến hoặc đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi) . D.III. Dasuttarasutta; A.III.445;Vbh.365

- 3phap
KTPH [076] Ba pháp thuộc phần hạ liệt (Hāna-bhāgiyadhamma).

[76] Ba pháp thuộc phần hạ liệt (Hāna-bhāgiyadhamma).

 

 

Đây là ba bất thiện căn (Akusalamūla):

 

1. Tham bất thiện căn (Lobha akusalamūlaṃ), gốc tham ái tạo ra tâm tham muốn nhiễm đắm…

 

2. Sân bất thiện căn (Doso akusalamūlaṃ), gốc sân hận tạo ra tâm sân giận, thù oán…

 

3. Si bất thiện căn (Moho akusalamūlaṃ), gốc si mê tạo ra tất cả tâm bất thiện; đây là vô minh, là giềng mối của ác bất thiện pháp. D.III.275,It.45. 

- 3phap
KTPH [077] Ba pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā)

[77] Ba pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā).

 

Đây là ba thiện căn (Kusalamūlā):

 

1. Vô tham thiện căn (Alobho kusalamūlaṃ). Sự không tham luyến là gốc tạo ra tâm thiện, tâm tịnh hảo.

 

2. Vô sân thiện căn (Adoso kusalamūlaṃ). Sự không nóng bức là gốc tạo ra tâm thiện, tâm tịnh hảo.

 

3. Vô si thiện căn (Amoho kusalamūlaṃ). Sự hiểu biết, sự sáng suốt là gốc tạo ra các tâm thiệntương ưng trí, tâm tịnh hảo hợp trí. D.III.275.It.45

- 3phap
KTPH [078] Ba pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā).

[78] Ba pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā).

 

 

Đây là ba xuất ly giới (Nissāraṇīyadhātu):

 

1. Sự xuất ly các dục (Kāmānaṃ nissaraṇaṃ), là pháp ly tham dục, là định trong thiền sắc giới, vì câu nói sơ thiền là định sanh do ly dục ly bất thiện pháp, nhưng theo chú giải nói sự xuất ly các dục một cách tuyệt đối phải là A-na-hàm đạo (Anāgāmimaggo), vì thánh đạo này dứt tuyệt dục ái (Kāmarāga).

 

2. Sự xuất ly các sắc (Rūpānaṃ nissaraṇaṃ), là pháp ly tất cả sắc ái, sắc tưởng, là chỉ cho thiền vô sắc, nhưng theo chú giải nói sự xuất ly các sắc một cách tuyệt đối đó là A-la-hán đạo (Arahattamaggo), vì thánh đạo này tuyệt trừ sắc ái (rūparāga) v.v…

 

3. Sự xuất ly hành (Saṅkhatassa nissaraṇaṃ), là pháp lìa sự hiện khởi của pháp hữu vi. Theo chú giải nói sự xuất ly hành là pháp đoạn diệt (nirodha) mọi duyên khởi pháp hữu vi, tức là Níp-bàn, cũng ám chỉ đó là A-la-hán quả (Arahattaphala), vì khi thánh quả này khởi lên thì níp-bàn hiển lộ. D.III.257; D.A & Tīkā. 

- 3phap
KTPH [079] Ba pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā).

[79] Ba pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā).

 

Đây nói đến ba loại trí (Ñāṇa):

 

1. Trí phần quá khứ (Atītaṃsañānaṃ), là trí biết cảnh thuộc quá khứ, tức là trí diễn tiến dựa trên Uẩn, Xứ, Giới đã sanh khởi, đã diệt rồi.

 

2. Trí phần vị lai (Anāgataṃsañānaṃ), là trí biết cảnh thuộc vị lai, tức là trí diễn tiến dựa trên Uẩn, Xứ, Giới sẽ sanh khởi.

 

3. Trí phần hiện tại (Paccuppannaṃsañāṇaṃ), là trí biết cảnh thuộc hiện tại, tức là trí diễn tiến dựa trên Uẩn, Xứ, Giới đang sanh khởi. D.III.27; .A & Tīkā. 

- 3phap
KTPH [080] Ba pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā).

[80] Ba pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā).

 

Đây nói đến ba loại giới hay bản chất (dhātu):

 

1. Dục giới (Kāmadhātu), là ngũ uẩn trong các cõi dục.

 

2. Sắc giới (Rūpadhātu), là ngũ uẩn trong các cõi sắc.

 

3. Vô sắc giới (Arūpadhātu), là bốn danh uẩn trong các cõi vô sắc D.III.275

- 3phap
KTPH [081] Ba pháp cần tác chứng (Sacchikātab-bā dhammā).

[81] Ba pháp cần tác chứng (Sacchikātab-bā dhammā).

 

 

Đây nói đến ba minh (Vijjā):

 

1. Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa), là trí thông nhớđược các đời sống quá khứ của mình.

 

2. Sanh tử minh (Cutūpapātañāṇa), là trí thông biết rõ sự sanh tử của chúng sanh theo duyên nghiệp. Minh này có tên gọi khác nữa là Thiên nhãn minh (Dibbacakkhuñāṇa).

 

3. Lậu tận minh (Āsavakkhayañāṇa), là trí thông đoạn trừ các lậu hoặc, đắc chứng lậu tận minh, là thành tựu quả vị A-la-hán. D.III.220, 275; A.V.211. 

- 3phap
KTPH [082] Ba thiện tầm (Kusalavitakka), sự suy nghĩ tốt, tư duy thiện

[82] Ba thiện tầm (Kusalavitakka), sự suy nghĩ tốt, tư duy thiện:

 

1. Xuất ly tầm (Nekkhammavitakka), sự suy nghĩ ly dục, sự suy nghĩ không dính mắc, không tham muốn.

 

2. Vô sân tầm (Abyāpādavitakka), sự suy nghĩ không bực phiền, sự suy nghĩ với tâm từ.

 

3. Bất hại tầm (Avihiṃsāvitakka), sự suy nghĩ không mưu hại người, sự suy nghĩ liên hệ tâm bi. A.III.446. 

- 3phap
KTPH [083] Ba bất thiện tầm (Akusalavitakka), sự suy nghĩ quấy, suy nghĩ không tốt

[83] Ba bất thiện tầm (Akusalavitakka), sự suy nghĩ quấy, suy nghĩ không tốt:

 

1. Dục tầm (Kāmavitakka), sự suy nghĩliên hệ phiền não dục, sự suy nghĩtham muốn dục lạc.

 

2. Sân tầm (Byāpādavitakka), sự suy nghĩ liên hệ sân hận bực phiền.

 

3. Hại tầm (Vihiṃsāvitakka), sự suy nghĩ ác độc, mưu hại chúng sanh. A.III.446. 

- 3phap
KTPH [084] Ba hữu vi tướng (Saṅkhatalakkhaṇa), trạng thái của pháp hữu vi

[84] Ba hữu vi tướng (Saṅkhatalakkhaṇa), trạng thái của pháp hữu vi:

 

1. Sanh hiển hiện (Uppādo paññāyati), pháp hữu vi hiện bày trạng thái bị tạo sanh.

 

2. Diệt hiển hiện (Vayo paññāyati), pháp hữu vi hiện bày trạng thái tiêu họai, sanh rồi diệt.

 

3. Trụ biến đổi (Ṭhitassa aññathattaṃ paññā-yati), pháp hữu vi dù đang thời trụ vẫn thay đổi khác, biến dạng già cũ (jarā). A.I.152. 

- 3phap
KTPH [085] Ba vô vi tướng (Asaṅkhatalakkhaṇa), trạng thái của pháp vô vi hay níp-bàn

[85] Ba vô vi tướng (Asaṅkhatalakkhaṇa), trạng thái của pháp vô vi hay níp-bàn:

 

1. Không sanh (Na uppādo paññāyati), níp-bàn vì không bị tạo bởi duyên hệ, không có hiện tượng sanh.

 

2. Không diệt (Na vayo paññāyati), níp-bàn vì không có hiện tượng sanh nên không có hiện tượng diệt.

 

3. Không đổi khác (Na ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati), níp-bànkhông có hiện tượng sanh trụ diệt nên không có trạng thái biến đổi. A.I.152. 

- 3phap
KTPH [086] Ba tướng phổ thông (Sāmaññalakkhaṇa), trạng thái chi phối pháp hữu vi

[86] Ba tướng phổ thông (Sāmaññalakkhaṇa), trạng thái chi phối pháp hữu vi:

 

1. Trạng thái vô thường (Aniccatā), sanhdiệt, biến đổi.

 

2. Trạng thái khổ não (Dukkhatā), bức xúc, khó chịu, bất kham vì biến diệt.

 

3. Trạng thái vô ngã (Anattatā), rỗng không, chẳng phải do chủ quyền sắp đặt.

 

Ba pháp này gọi tóm tắt là tam tướng (tilakkhaṇa). S.W.1; Dhp.277,278,279. 

- 3phap
KTPH [087] Ba hành (Saṅkhāra), nói theo pháp thực tính tạo tác

[87] Ba hành (Saṅkhāra), nói theo pháp thực tính tạo tác:

 

1. Thân hành (Kāyasaṅkhāra), tức là hơi thở là sở hành của thân.

 

2. Khẩu hành (Vacīsaṅkhāra), tức là tầm và tứ, sở hành của lời nói.

 

3. Tâm hành (Cittasaṅkhāra), tức là thọ và tưởng, sở hành của ý nghĩ.

 

Đối với một vị nhập thiền diệt, khi ấy tâm hành này đoạn diệt, trước là diệt khẩu hành (tầm, tứ), kế là diệt thân hành (hơi thở), cuối cùng là diệt ý hành (thọ và tưởng). Chính vì vậy thiền diệt (Nirodhasamāpatti) được gọi là thiền diệt thọ, tưởng định (Saññāvedayitanirodhaṃ). M.I.301; S.IV.293. 

- 3phap
KTPH [088] Ba hành (Saṅkhāra), nói theo nghiệp lý

[88] Ba hành (Saṅkhāra), nói theo nghiệp lý:

 

1. Thân hành (Kāyasaṅkhāra), hay còn gọi là thân tư niệm (Kāyasañcetanā), là sự cố ý hành động.

 

1. Khẩu hành (Vacīsaṅkhāra), hay còn gọi là khẩu tư niệm (vacīsañcetanā), là sự cố ý ngôn.

 

2. Tâm hành (Cittasaṅkhāra) hoặc ý hành (manosaṅkhāra), còn gọi là ý tư niệm (manosañcetanā), là sự cố ý suy nghĩ.

 

Ba loại hành này có ý nghĩa liên quan đến hành trong y tương sinh (paṭiccasamuppāda). M.I.54.390; S.II.4; Vbh.135. 

- 3phap
KTPH [089] Ba hữu (Bhava), cõi tái sanh

[89] Ba hữu (Bhava), cõi tái sanh:

 

1. Dục hữu (Kāmabhava), gồm 11 cõi dục giới là: 4 cõi khổ, cõi nhân loại và 6 cõi trời như Tứ thiên vương, Đạo lợi v.v…

 

2. Sắc hữu (Rūpabhava), gồm 16 cõi Phạm thiên sắc giới là: 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và 7 cõi ngũ thiền.

 

3. Vô sắc hữu (Arūpabhava), gồm 4 cõi Phạm thiên vô sắc giới như cõi không vô biên xứ v.v… D.III. 215; M.I.294. 

- 3phap
KTPH [090] Ba loại định (Samādhi)

[90] Ba loại định (Samādhi):

 

1. Sát na định (Khaṇikasamādhi), là tâm định thoáng chốc; định của sát na tâm thiện dục giới trú trên đối tượng.

 

2. Cận hành định (Upacārasamādhi), là tâm định gần như kiên cố; cũng là định của tâm thiện dục giới nhưng trụ vững chắc hơn sát na định.

 

3. An chỉ định (Appanāsamādhi), là tâm định kiên cố trên đề mục, đây là định thuộc thiền chứng như tâm thiền đáo đại và thiền siêu thế. Dhs A.117; Vism.144. 

- 3phap
KTPH [091] Ba loại định (Samādhi)

[91] Ba loại định (Samādhi):

 

1. Không tánh định (Suññatāsamādhi), tức là an trú với đề tài vô ngã (Anatta), là đường lối dẫn đến không tánh giải thoát.

 

2. Vô tướng giải thoát (Animittasamādhi), tức là an trú với đề tài vô thường (anicca), là đường lối dẫn đến vô tướng giải thoát.

 

3. Vô nguyện định (Appaṇihitasamādhi), tức là an trú với đề tài khổ não (dukkha), là đường lối dẫn đến vô nguyện giải thoát.

 

Xem [92] ba giải thoát (Vimokkha). D.III.219 ; A.I.299; Ps.I.119. 

- 3phap
KTPH [092] Ba sự giải thoát (Vimokkha)

[92] Ba sự giải thoát (Vimokkha):

 

1. Không tánh giải thoát (Suññatavimokkha), sự giải thoát do nương đề mục vô ngã quán – anattānu-passanā – do thấy danh sắc qua hiện trạng vô ngã mà đoạn trừ ngã chấp thủ, tỏ ngộ níp-bàn.

 

2. Vô tướng giải thoát (Animittavimokkha), sự giải thoát do nương đề mục vô thường quán – anic-cānupassanā – do thấy danh sắc biến diệt nên đoạn trừ điên đảo thường kiến, tỏ ngộ níp-bàn.

 

3. Vô nguyện giải thoát (Appaṇihitavimokkha) sự giải thoát do nương đề mục khổ não quán – dukkhānupassanā – do thấy danh sắc phiền lụy bức xúc nên đoạn trừ khát ái, tỏ ngộ níp-bàn. Ps.II. 35; Vism.657; comp. 211. 

- 3phap
KTPH [093] Ba sự thành tựu (Sampatti), nói theo nghĩa đen là tài sản hay lợi đắc

[93] Ba sự thành tựu (Sampatti), nói theo nghĩa đen là tài sản hay lợi đắc:

 

1. Thành tựu ở cõi người (Manussasampatti); cũng gọi là tài sản nhân loại, như được sanh làm người sung mãn thể lực, sung túc tài sản.

 

2. Thành tựu ở cõi trời (Devasampatti); cũng gọi là tài sản chư thiên. Ở đây nói chung là được sanh làm chư thiên, phạm thiên, có thân hảo tướng, đầy đủ uy lực, sung mãn hạnh phúc.

 

3. Thành tựu níp-bàn (Nibbānasampati); cũng gọi là tài sản thánh nhân, tức là thành tựu hạnh phúc giải thoát.

 

Ba sự thành tựu này là những kết quả tốt đẹp mà bậc hiền trí hằng mong mỏi. Kh.7; DhA.III.183. 

- 3phap
KTPH [094] Ba sự thành tựu (Sampatti), nói theo nghĩa yếu tố thành tựu quả bố thí

[94] Ba sự thành tựu (Sampatti), nói theo nghĩa yếu tố thành tựu quả bố thí:

 

1. Thành tựu ruộng phước (Khettasampatti), tức là có được đối tượng thí, thọ thí thanh tịnh, như cúng dường đến tứ phương tăng, hay cúng dường đến vị thánh vô lậu.

 

2. Thành tựu vật thí (Deyyadhammasampatti), tức là có vật lễ bố thí tốt đẹp, vật thí ấy là nhu cầu thiết thực, có được do chánh mạng.

 

3. Thành tựu tâm lý (Cittasampatti), tức là có tâm bố thí thanh tịnh, đủ tam tư (hoan hỷ trước khi làm, đang khi làm và sau khi làm). UdA.199. 

- 3phap
KTPH [095] Ba thiện hạnh (Sucarita), sở hành tốt, hành vi thiện

[95] Ba thiện hạnh (Sucarita), sở hành tốt, hành vi thiện:

 

1. Thân thiện hạnh (Kāyasucarita), sở hành tốt đẹp về thân, thân hành kiêng tránh sát sanh, trộm cắp, và tà dâm.

 

2. Khẩu thiện hạnh (Vacīsucarita), sở hành tốt đẹp về lời nói, khẩu hành kiêng tránh nói dối, nói độc ác, nói ly gián, nói vô ích.

 

3. Ý thiện hạnh (Manosucarita), sở hành tốt đẹp về ý, sự suy nghĩ hiền thiện, tư duy không tham ác, không sân ác, không tà kiến ác, tức là có chánh kiến.

 

Xem mười thiện nghiệp đạo [448, 459] . D.III.220; A.I.229.

- 3phap
KTPH [096] Ba ác hạnh (Duccarita), sở hành xấu, hành vi bất thiện

[96] Ba ác hạnh (Duccarita), sở hành xấu, hành vi bất thiện:

 

1. Thân ác hạnh (Kāyaduccarita), sở hành ác xấu về thân, thân làm ác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

 

2. Khẩu ác hạnh (Vacīduccarita), sở hành ác xấu về lời nói, miệng nói ác như nói dối, nói độc ác, nói ly gián, nói vô ích.

 

3. Ý ác hạnh (Manoduccarita), sở hành ác xấu về tư tưởng, ý suy nghĩ quấy như tham ác, sân ác, tà kiến.

 

Xem mười bất thiện nghiệp đạo [447]. D.III.214; Dhs. 1305. 

- 3phap
KTPH [097] Ba thứ lửa (Aggi), lửa phiền não, lửa đốt nóng nội tâm

[97] Ba thứ lửa (Aggi), lửa phiền não, lửa đốt nóng nội tâm:

 

1. Lửa tham (Rāgaggi), ái tham phiền não, sự vương vấn dục tình là lửa nóng đốt.

 

2. Lửa sân (Dosaggi), sân phiền não, sự giận hờn, thù oán là lửa nóng đốt.

 

3. Lửa si (Mohaggi), si phiền não, sự si mê thiếu hiểu là gốc phát sinh các ác bất thiện pháp ví như lửa.

 

Ba thứ lửa này là lửa phiền não cần phải dập tắt. D.III 217; It.92. 

- 3phap
KTPH [098] Ba thứ lửa (Aggi), thứ lửa phải quan tâm chăm nom (Pāricariyaggi)

[98] Ba thứ lửa (Aggi), thứ lửa phải quan tâm chăm nom (Pāricariyaggi):

 

1. Lửa đáng cung phụng (Āhuneyyaggi), ám chỉ cha và mẹ; cha mẹ đáng được con cái phụng dưỡng.

 

2. Lửa gia đình (Gahapataggi), ám chỉ những người quan hệ trong gia đình như vợ con, kẻ giúp việc ..ḷà những người cần được đối đãi tử tế, chu cấp.

 

3. Lửa đáng cúng dường (Dakkhiṇeyyaggi), ám chỉ các hạng Sa-môn, Bà-la-môn, các vị tu hành đáng cho người tín ngưỡng cúng dường. D.III.217; A.IV.44. 

- 3phap
KTPH [099] Ba sự lợi ích (Attha)

[99] Ba sự lợi ích (Attha):

 

1. Sự lợi ích hiện tại, lợi ích ngay trong đời này (Diṭṭhadhammikattha).

 

2. Sự lợi ích tương lai, lợi ích trong đời sau (Samparāyikattha).

 

3. Sự lợi ích tối cao, lợi ích cùng tột (Paramattha), tức là níp-bàn giải thoát. Nd2.26.

- 3phap
KTPH [100] Ba sự lợi ích (Attha)

[100] Ba sự lợi ích (Attha):

 

1. Lợi ích cho mình, tự lợi (Attattha).

 

2. Lợi ích cho người khác, lợi tha (Parattha).

 

3. Lợi ích cho cả hai, mình và người khác, lợi song phương (Ubhayattha). Nd2.26.

- 3phap
KTPH [101] Ba chuẩn mực (Adhipateyya), ba tiêu chuẩn để hành động, để thực thi

[101] Ba chuẩn mực (Adhipateyya), ba tiêu chuẩn để hành động, để thực thi:

 

 

1. Lấy mình làm chuẩn (Attādhipateyya). Nghĩa là hành động thực thi việc gì cũng dựa vào bản thân mà quyết đoán.

 

2. Lấy đời làm chuẩn (Lokādhipateyya). Nghĩa là giải quyết sự việc dựa vào mọi người, lấy ý kiến tập thể mà thực thi.

 

3. Lấy pháplàm chuẩn (Dhammādhipateyya), nghĩa là hành động dựa theo nguyên tắc luật lệ, y cứ vào pháp mà thi hành.

 

Trong sớ giải nói rằng, đối với người quyết đoán lấy mình làm chuẩn (Attādhipateyya), thì nên có chánh niệm và nghiêm khắc để hành động không sai lạc. Với người quyết đoán lấy đời làm chuẩn (Lokā-dhipateyya), thì phải có trí tuệ cân nhắc, không thiên vị, như thế mới hành động không sai lạc. Với người quyết đoán lấy pháp làm chuẩn (Dhammādhipateyya) thì nên dùng trí phán đoán so sánh và biết uyển chuyển.

 

Đối với người lãnh đạo, người cai trị thì nên lấy pháp làm chuẩn (Dhammādhipateyya). D.III.220; A.I.147.

- 3phap

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications