Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Kho tàng pháp học : Một Pháp || Hai Pháp || Ba Pháp || Bốn Pháp|| Năm Pháp|| Sáu Pháp|| Bảy Pháp|| Tám Pháp|| Chín Pháp|| Mười Pháp|| Trên 10 Pháp

# Nội dung Tài liệu
KTPH [132] Ba luân trong duyên sinh (Vaṭṭa), vòng xoay, pháp luân hồi:

[132] Ba luân trong duyên sinh (Vaṭṭa), vòng xoay, pháp luân hồi:

 

 

1. Phiền não luân (Kilesavaṭṭa). Trong duyên sinh có ba chi phần thuộc phiền não luân hồi là vô minh, ái và thủ.

 

2. Nghiệp luân (Kammavaṭṭa). Trong duyên sinh có hai chi phần thuộc nghiệp luân hồi là hành và hữu (nghiệp hữu).

 

3. Quả luân (Vipākavaṭṭa). Trong duyên sinh có bảy chi phần thuộc quả luân hồi là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh và lão tử.

 

Ba luân duyên sinh này mãi mãi xoay vòng, tương quan phát sinh. Phiền não trợ duyên cho nghiệp, nghiệp trợ sanh quả, quả thành môi trường sanh phiền não. Thí dụ: Vô minh (phiền não) duyên Hành (nghiệp), Hành duyên Thức (quả) v.v… Thọ (quả) duyên Ái (phiền não), Thủ (phiền não) duyên Hữu (nghiệp), Hữu duyên Sanh (quả) v.v…

 

Nói tóm lại, quả luân hồi có mặt do nghiệp, nghiệp luân hồi có mặt do phiền não, phiền não sanh khởi do kiếp sống quả luân hồi. Cứ như thế mãi cho đến khi nào đoạn diệt phiền não thì chấm dứt nghiệp, không tạo nghiệp thì không có quả. Sự phá vỡ bánh xe luân hồi là vậy. Vism.581 

- 3phap
KTPH [133] Ba pháp chướng ngại (Kiñcana)

[133] Ba pháp chướng ngại (Kiñcana):

 

1. Tham chướng (Lobhakiñcana), phiền não ái luyến là pháp chướng ngại tinh thần.

 

2. Sân chướng (Dosakiñcana), phiền não sân hận là pháp chướng ngại tinh thần.

 

3. Si chướng (Mohakiñcana), phiền não si mê là pháp chướng ngại tinh thần. Vbh.368, D.III.217, M.I.298, S.IV.297.

- 3phap
KTPH [134] Ba thế giới (Loka)

[134] Ba thế giới (Loka):

 

 

1. Hữu vi thế giới (Saṅkhāraloka), tức là tất cả sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, là pháp bị duyên tạo thành.

 

2. Chúng sanh thế giới (Sattaloka), là tất cả loài hữu tình noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

 

3. Không gian thế giới (Okāsaloka), là giới hạn phạm vi của cõi sống, phạm vi vận hành của thái dương hệ, của các hành tinh, hay địa phận quốc độ v.v… Vism.204; D.A.I.173; M.A.I.397. 

- 3phap
KTPH [135] Ba thế giới hữu tình (Loka), thế giới chúng sanh an lạc:

[135] Ba thế giới hữu tình (Loka), thế giới chúng sanh an lạc:

 

1. Nhân loại thế giới (Manussaloka), là thế giới của loài người.

 

2. Chư thiên thế giới (Devaloka), là thế giới của các vị trời cõi dục.

 

3. Phạm thiên thế giới (Brahmaloka), là thế giới của các vị phạm thiên cõi sắc và vô sắc.

 

Ba thế giới này chỉ nói đến phạm vi chúng sanh hữu phước, không nói đến các loại người khổ như địa ngục, ngạ quỉ v.v… D.A.I.173; M.A.I. 397

- 3phap
KTPH [136] Ba thế giới không gian (Okāsaloka), ba cõi sống của chúng sanh

[136] Ba thế giới không gian (Okāsaloka), ba cõi sống của chúng sanh:

 

 

1. Cõi dục giới (Kāmaloka), gồm 11 cõi là 4 cõi khổ và 7 cõi vui dục.

 

2. Cõi sắc giới (Rūpaloka), gồm 16 cõi phạm thiên hữu sắc.

 

3. Cõi vô sắc giới (Arūpaloka), gồm 4 cõi phạm thiên vô sắc.

 

Ba thế giới này có chỗ gọi là ba hữu (Bhava). xem [89] . D.III.215;M.I.294

- 3phap
KTPH [137] Ba ước lệ bậc chân nhân (Sappuri-sapaññatti), hạnh kiểm mà bậc chân nhân tán thành

[137] Ba ước lệ bậc chân nhân (Sappuri-sapaññatti), hạnh kiểm mà bậc chân nhân tán thành:

 

 

1. Bố thí (Dāna), là sự xả tài giúp đỡ kẻ khác.

 

2. Xuất gia (Pabbajjā), là sự thoát ly điều bận rộn phiền não, thọ trì pháp không não hại, sống chế ngự, điều phục và hòa hợp.

 

3. Phụng dưỡng mẹ cha (Mātāpitu-upaṭṭhāna), là sự hiếu đạo đáp ân sanh thành; cung phụng nuôi dưỡng cha mẹ khiến cha mẹ sống an lạc. A.I.151 

- 3phap
KTPH [138] Ba sự tri túc (Santosa), sự bằng lòng với những gì đã có, sự biết đủ trong bốn món vật dụng

[138] Ba sự tri túc (Santosa), sự bằng lòng với những gì đã có, sự biết đủ trong bốn món vật dụng:

 

1. Tri túc với thứ có được (Yathālābhasantosa), tức là bằng lòng với những vật đã phát sanh có được, không đòi hỏi thêm nữa.

 

2. Tri túc theo sức mình (Yathābalasantosa) tức là chỉ thọ dụng vừa đủ với khả năng của mình hấp thụ, hoặc cất giữ, ở đây gọi là biết tiết độ.

 

3. Tri túc theo sự thích hợp (Yathāsāruppa-santosa), tức là chỉ chấp nhận những gì phù hợp với cương vị của mình, phù hợp với giới luật, phù hợp với pháp luật.

 

Ba sự tri túc này chỉ có trong chú giải Atthakathā và ṭīkā, do các vị A-xà-lê trình bày.

 

Nếu nói rộng thì có đến 12 sự tri túc, tức là ba sự tri túc với bốn món vật dụng nên thành 12 sự. Ā.I.45; KHA.145; UDA. 229 v.v .. 

- 3phap
KTPH [139] Ba thiên sứ (Devadūta), sứ giả của trời, hiện tượng báo tin

[139] Ba thiên sứ (Devadūta), sứ giả của trời, hiện tượng báo tin:

 

1. Sự già (Jiṇṇa)

 

2. Sự bệnh (Byādhita)

 

3. Sự chết (Mata). A I. 138.

 

Các thiên sứ này là điềm báo nguy hiểm của đời sống, là tín hiệu đánh thức bậc trí tuệ thức tỉnh tu hành. Có chỗ trong kinh Đức Phật dạy có 4 thiên sứ, hoặc 5 thiên sứ. Xem [308]. 

- 3phap
KTPH [140] Ba hạng chư thiên (Deva)

[140] Ba hạng chư thiên (Deva):

 

1. Chư thiên định danh (Sammatideva), là chư thiên định đặt danh xưng, ám chỉ các vị vua chúa, như vua được gọi thiên tử v.v…

 

2. Chư thiên hóa sanh (Upapattideva), là chỉ cho các vị trời, những chúng sanh do nhờ phước lớn mà sanh trong các cõi an lạc hơn cõi nhân loại.

 

3. Chư thiên thanh tịnh (Visuddhideva), là chỉ cho bậc A-la-hán Toàn giác, Độc giác và Thinh văn giác, là những bậc thanh cao, sống an lạc không phiền lụy như chư thiên. Nd2 307; Kh A.123.

- 3phap
KTPH [141] Ba hạng con (Putta)

[141] Ba hạng con (Putta):

 

 

1. Con hơn cha mẹ (Atijātaputta), tức là hạng con giỏi hơn cha mẹ về tài năng, tốt hơn về đức hạnh. Cũng gọi là abhijātaputta.

 

2. Con bằng cha mẹ (Anujātaputta), tức là hạng con có tài đức ngang bằng cha mẹ.

 

3. Con thua cha mẹ (Avajātaputta), tức là hạng con kém hơn cha mẹ về tài đức. It.62

- 3phap
KTPH [142] Ba phước nghiệp sự, ba việc tạo phước (Puññakiriyāvatthu)

[142] Ba phước nghiệp sự, ba việc tạo phước (Puññakiriyāvatthu):

 

 

1. Bố thí thành (Dānamaya) bằng cách bố thí tạo ra phước vật chất.

 

2. Trì giới thành (Sīlamaya) bằng cách giữ giới tạo ra phước đức.

 

3. Tu tiến thành (Bhāvanāmaya) bằng cách tu tập tâm theo pháp thiền định mà tạo ra phước trí.

 

Phước nghiệp sự giải theo chánh tạng có ba điều như thế nhưng giải theo tập sớ thì có được mười điều. Xem [469] mười phước nghiệp sự. D.III.218; A.IV.239; It.51 

- 3phap
KTPH [143] Ba sự phân phối tài sản hợp lý (Bhogavibhāga)

[143] Ba sự phân phối tài sản hợp lý (Bhogavibhāga):

 

1. Một phần để chi dụng (Ekena bhoge bhuñjeyya), tức là một phần tư tài sản dùng để nuôi sống bản thân, nuôi gia đình và giúp đỡ quyến thuộc.

 

2. Hai phần để thực hiện cuộc sống (Dvīhi kammaṃ payojage), tức là dùng hai phần tư tài sản để làm vốn đầu tư mua bán hoặc kinh doanh nghề nghiệp.

 

3. Một phần dùng để dự phòng (Catutthañca nidhāpeyya), tức là một phần tư tài sản còn lại cất giữ để phòng hữu sự, hoặc để làm các công đức. D.III.188.

- 3phap
KTPH [144] Ba pháp thương nhân (Pāpaṇikadhammā)

[144] Ba pháp thương nhân (Pāpaṇikadhammā):

1. Có mắt (Cakkhumā), nghĩa là người buôn bán phải có cái nhìn tinh tế, biết xem hàng hóa tốt xấu, biết mặt hàng tiêu thụ nhanh chậm trên thị trường.

2. Quán xuyến (Vidhūro), nghĩa là người buôn bán phải rành cách mua bán vào ra, biết rõ nhu cầu của thị trường, nắm vững những biến động kinh tế để kịp thời đối phó.

3. Được tín nhiệm (Nissayasampanno), nghĩa là người buôn bán phải có uy tín với khách hàng, phải được sự tín nhiệm và sự ủng hộ của người có thế lực.

 

Người buôn bán phải có đủ ba chi phần này nhất định sẽ thành đạt trong việc thương mãi.

 

Đức Phật thí dụ ba chi phần này với ba chi phần giúp vị tỳ-kheo tu tập thành đạt:

 

a) Tỳ-kheo có mắt (Cakkhumā), tức là phải có trí tuệ thấy rõ bốn thánh đế.

 

b) Tỳ-kheo quán xuyến (Vidhūro), tứclà phải chuyên cần tinh tấn, bất thối trong thiện pháp.

 

c) Tỳ-kheo được tín nhiệm (Nissayasampanno), tứclà phải có uy tín về khả năng hướng dẫn pháp luật, được các bạn đồng phạm hạnh y chỉ để nhờ chỉ dạy giải nghĩa những nghi vấn liên quan giáo lý. A.I.116.

- 3phap
KTPH [145] Ba sự kiêng tránh, sự ngăn chặn điều ác (Virati)

[145] Ba sự kiêng tránh, sự ngăn chặn điều ác (Virati):

 

 

1. Kiêng tránh do đối đầu (Sampattavirati), tức là do hoàn cảnh không thể làm ác; hoặc khi gặp cảnh ngộ bèn suy xét đến danh dự bản thân hay danh tự gia tộc mà không làm điều quấy. Sự kiêng tránh này không phải trì giới hạnh, vì không có tác ý trước.

 

2. Kiêng tránh do tuân thủ (Samādānavirati), tức là do thọ trì giới luật, mà ngăn chận điều ác, sự kiêng tránh có tác ý trước.

 

3. Kiêng tránh do đoạn trừ (Samucchedavirati), cũng gọi là sự kiêng tránh do nhổ bỏ (Setughātavi-rati), tức sự ngăn trừ ác hạnh của bậc đã chứng thánh đạo, các vị ấy đã đoạn tuyệt điều ác, nhổ bứng gốc phiền não nên không còn làm điều ác nữa.

 

Hai điều kiêng tránh 1và 2 là sự kiêng trừ không chắc chắn, chỉ có điều thứ ba là sự kiêng tránh chắc chắn. DA.I.305; KhA.142; Dhs A.103. 

- 3phap
KTPH [146] Ba sự viễn ly (Viveka), sự tách lìa, sự độc cư

[146] Ba sự viễn ly (Viveka), sự tách lìa, sự độc cư:

 

1. Thân viễn ly (Kāyaviveka), tức là sự tách biệt hội chúng, sống xa lìa sự ồn ào, sống ở nơi vắng vẻ, sống đơn độc.

 

2. Tâm viễn ly (Cittaviveka), tức là tâm vắng lặng, tâm lìa khỏi triền cái, tâm ly khai phiền não. Tâm thiền chứng và tâm thánh đạo, thánh quả được gọi là tâm viễn ly.

 

3. Sanh y viễn ly (Upadhiviveka), tức là sự tách ra khỏi sanh hữu, đoạn trừ tái sanh. Sanh y viễn ly là trạng thái níp-bàn. Nd1. 26,140,157,314. 

- 3phap
KTPH [147] Ba lý do để nhiệt tâm (Ātappakaraṇīyaṭhāna)

[147] Ba lý do để nhiệt tâm (Ātappakaraṇīyaṭhāna):

 

1. Cần nhiệt tâm để làm không sanh pháp bất thiện (Akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya ātap-paṃ karaṇīyaṃ).

 

2. Cần nhiệt tâm để làm cho sanh các thiện pháp (Kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya ātappaṃ karaṇīyaṃ).

 

3. Cần nhiệt tâm để chịu đựng các khổ thọ (Vedanānaṃ dukkhānaṃ adhivasanāya ātappaṃ ka-raṇīyaṃ). A.I.153 

- 3phap
KTPH [148] Ba yếu tố thiết thực để tạo phước thí (Puññasammukhībhāva)

[148] Ba yếu tố thiết thực để tạo phước thí (Puññasammukhībhāva):

 

1. Có mặt niềm tin (Saddhāya sammukhī bhāvā), tức là khi đang xuất hiện đối tượng thí, người ấy phải có niềm tin như lý nghiệp báo, tịnh tín tam bảo v.v… như vậy mới sẵn sàng để tạo phước cúng dường.

 

2. Có sẵn vật thí (Deyyadhammassa sammukhī bhāvā), tức là lúc muốn làm phước thí phải có trong tay vật để bố thí cúng dường như thức ăn, thứ uống y phục v.v… như vậy mới thực hiện việc bố thí được.

 

3. Có hiện diện đối tượng thí (Dakkhiṇeyyānaṃ sammukhī bhāvā), tức là lúc bố thí phải có người thọ thí. Ở đây khi nói đến công đức cúng dường thì đối tượng thí nên hiểu là bậc đáng cúng dường: như có vị tỳ-kheo, hay tăng chúng, hay bậc thánh nhân v.v… như thế mới thành tựu phước thí được. A.I.150 

- 3phap
KTPH [149] Ba dấu hiệu người ngu (Bālanimitta)

[149] Ba dấu hiệu người ngu (Bālanimitta):

 

1. Suy nghĩ với tư tưởng xấu (Duccintitacintī hoti).

 

2. Nói lời nói xấu (Dubbhāsitabhāsī hoti).

 

3. Làm việc làm xấu (Dukkatakammakārī hoti). M.III. Bālapaṇḍita sutta,163.

- 3phap
KTPH [150] Ba dấu hiệu người trí (Paṇḍitani-mitta)

[150] Ba dấu hiệu người trí (Paṇḍitani-mitta):

 

 

1. Suy nghĩ với tư tưởng thiện (Sucintitacintī hoti).

 

2. Nói lời nóithiện (Subhāsitabhāsī hoti).

 

3. Làm việc làm thiện (Sukatakammakārī hoti). M.III.Bālapaṇḍitasutta,170. 

- 3phap
KTPH [151] Ba sự kiện biết người có lòng tin (Saddhaṭhāna)

[151] Ba sự kiện biết người có lòng tin (Saddhaṭhāna):

 

1. Muốn gặp bậc giới hạnh (Sīlavantānaṃ das-sanakāmo hoti).

 

2. Muốn nghe chánh pháp (Saddhammaṃ sotu- kāmo hoti).

 

3. Vui thích phân chia bố thí (Dānasaṃvibhāga-rato hoti). A.I.150

- 3phap
KTPH [152] Ba danh hiệu gọi cha mẹ (Mātāpitu-adhivacanaṃ)

[152] Ba danh hiệu gọi cha mẹ (Mātāpitu-adhivacanaṃ):

 

 

1. Danh hiệu Phạm thiên (Brahmā’ti adhivacanaṃ), vì cha mẹ luôn luôn có tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả với con cái như vị trời Phạm thiên có 4 vô lượng tâm.

 

2. Danh hiệu Tiên sư (Pubbācariyā’ti adhivacanaṃ), vì cha mẹ là người dạy dỗ con cái trước tiên trong cuộc đời của chúng.

 

3. Danh hiệu bậc Ưng cúng (Āhuneyyā’ti adhivacanaṃ), vì cha mẹ có công sanh thành, rất xứng đáng được con cái cúng dường phụng dưỡng. A.I.132 

- 3phap
KTPH [153] Ba sự kiêu mạn (Mada)

[153] Ba sự kiêu mạn (Mada):

 

1. Kiêu mạn tuổi trẻ (Yobbanamado)

 

2. Kiêu mạn sức khỏe, vô bệnh (Ārogyamado).

 

3. Kiêu mạn sự sống (Jīvitamado).

 

Do kiêu mạn như vậy nên chúng sanh không biết thức tỉnh tu tập, chỉ làm điều ác hạnh. A.I.146

- 3phap
KTPH [154] Ba loại tịnh chỉ (Samatha), pháp vắng lặng, diệt tắt

[154] Ba loại tịnh chỉ (Samatha), pháp vắng lặng, diệt tắt:

 

 

1. Tâm tịnh chỉ (Cittasamatha), là trạng thái vắng lặng của tâm, trạng thái tâm thiền định, vì tịnh chỉ năm triền cái, hoặc đây là sự an trú trong bát định (Samāpatti). Xem [417] tám thiền nhập.

 

2. Tranh sự tịnh chỉ (Adhikaraṇasamatha), là sự diệt tắt các vụ tố tụng, có 7 pháp tịnh chỉ tranh sự. Xem [395] bảy pháp diệt tranh.

 

3. Chư hành tịnh chỉ (Sabbasaṅkhārasamatha), là sự vắng lặng pháp hữu vi, làm cho đoạn diệt ngũ uẩn không còn sanh khởi nữa. Đây chỉ cho níp-bàn.

 

Atthasalinī. 

- 3phap
KTPH [155] Ba cảnh cận tử (Āsannārammaṇa), đối tượng tiềm thức khởi lên lúc gần chết

[155] Ba cảnh cận tử (Āsannārammaṇa), đối tượng tiềm thức khởi lên lúc gần chết:

 

1. Cảnh nghiệp (Kammārammaṇa), là gần lâm chung trạng lại cảnh hành động mà bình sinh người ấy quen làm.

 

2. Cảnh nghiệp tướng (Kammanimittāramma-ṇa), là gần lâm chung có thể hiện lên cảnh tượng đồ vật liên quan đến hành vi đã làm. Như thợ săn thấy cung tên, người Phật tử thấy tượng Phật, nhang đèn v.v…

 

3. Cảnh thú tướng (Gatinimittārammaṇa), là gần lâm chung có thể bị ám ảnh bởi cảnh tượng liên quan cõi tái sanh. Như người ác sẽ thấy lửa địa ngục, người thiện thấy đền đài thiên cung v.v… Comp.397 

- 3phap
KTPH [156] Ba sự tầm cầu (Esanā), sự tìm kiếm

[156] Ba sự tầm cầu (Esanā), sự tìm kiếm:

 

1. Dục cầu (Kāmesanā), tức là sự tìm kiếm năm món dục lạc để hưởng thụ.

 

2. Hữu cầu (Bhavesanā), tức là sự mong tìm cảnh giới tái sanh.

 

3. Phạm hạnh cầu (Brahmacariyesanā), tức là sự mong mỏi giải thoát, tầm cầu níp-bàn. D.III.277;Vbh.936. 

- 3phap
KTPH [157] Ba gánh nặng (Bhāra)

[157] Ba gánh nặng (Bhāra):

 

1. Gánh nặng ngũ uẩn (Khandhabhāra), gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức là quả luân hồi hằngbị áp bức bởi vô thường, khổ não và vô ngã, nên được xem là gánh nặng.

 

2. Gánh nặng phiền não (Kilesabhāra), gồm tất cả phiền não, nhất là phiền não luân hồi trong duyên sinh: vô minh, ái, thủ. Là yếu tố dẫn đi luân hồi, tạo ra sự phiền toái, nên được xem là gánh nặng.

 

3. Gánh nặng thắng hành (Abhisaṅkhārabhāra), là phúc hành, phi phúc hành và bất động hành, thuộc nghiệp luân hồi, là pháp tạo ra quả luân hồi, nên được xem là gánh nặng.

 

Ps. Mahāvigūhasuttaniddesa.

- 3phap
KTPH [158] Ba loại dục (Chanda), sự mong muốn, sự ước mong

[158] Ba loại dục (Chanda), sự mong muốn, sự ước mong:

 

1. Ái dục (Taṇhāchanda), tức là sự mong muốn dính mắc, sự mong muốn thuộc về tham ái.

 

2. Pháp dục (Dhammachanda), tức là sự mong muốn thuộc thiện pháp, sự mong mỏi làm điều lành, mong mỏng việc tu tập.

 

3. Tác dục (Kattukamyatāchanda), tức là sự mong muốn thuộc duy tác, sự muốn không thiện, không bất thiện, như vị A-la-hán muốn đi, muốn đứng, muốn nằm, muốn ngồi, muốn thuyết pháp v.v…

 

Comp. 112. 

- 3phap
KTPH [159] Ba nghiệp uy lực (Mahiddhikakamma)

[159] Ba nghiệp uy lực (Mahiddhikakamma)

 

1. Bố thí (Dāna), là một nghiệp công đức tạo ra quả có uy lực lớn.

 

2. Điều phục (Dama), là một nghiệp công đức tạo ra quả có uy lực lớn.

 

3. Chế ngự (Saññama), là một nghiệp công đức tạo ra quả có uy lực lớn.

 

IT.14. 

- 3phap
KTPH [160] Ba sự kiện khuất lấp (Paṭicchanna)

[160] Ba sự kiện khuất lấp (Paṭicchanna):

 

1. Nữ nhân (Mātugāmo). Người nữ thường có cử chỉ kín đáo, lời nói kín đáo, không lộ liễu như người nam.

 

2. Chú thuật của Bà-la-môn (Bramaṇamantā). Bùa chú thường là huyễn hoặc, bí mật, không được giải thích làm sáng tỏ.

 

3. Tà kiến (Micchādiṭṭhi). Tà kiến là sự chấp sai phi lý, không căn cứ, không thể luận giải trình bày để làm minh bạch. A.I.282 

- 3phap
KTPH [161] Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta)

[161] Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta):

 

1. Cho vật khó cho (Duddadaṃ dadāti), tức là bố thí cao thượng.

 

2. Làm điều khó làm (Dukkharaṃ karoti), tức là làm được điều cao quí mà khó ai làm được.

 

3. Nhẫn việc khó nhẫn (Dukkhamaṃ khamati), tức là có nghị lực chịu đựng nghịch cảnh mà khó ai chịu đựng được. A.I.286 

- 3phap

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications