Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Kinh Trung Bộ 31.Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò (Cūlagosinga sutta)

2023-10-26 18:40:14

(P. Cūḷagosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林小經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.35 Từ gương hạnh sống hòa hợp như nước với sữa của 3 Tôn giả, Anuruddha, Nandiya và Kimbila, đứcPhật xác định giá trị của đời sống hòa hợp, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự, sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.

127

157

Kinh Trung Bộ 32.Ðại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahāgosinga sutta)

2023-10-26 18:42:28

(P. Mahāgosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林大經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.36 Bài kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp môn hành trì của một số Tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giả chói sáng và pháp môn chói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả nhổ sạch gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất. Pháp môn chói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hóa toàn bộ lậu hoặc, giúp cho người phàm chứng đắc Thánh quả.

128

156

Kinh Trung Bộ 33.Ðại Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālaka sutta)

2023-10-26 18:43:52

(P. Mahāgopālakasuttaṃ, H. 牧牛者大經).37 Nhân sự kiện mô tả các yêu cầu của một người chăn bò thành công, đức Phật giới thiệu các đức hạnh cần thiết để giúp người tu chân chính được trưởng thành trong Phật pháp, gặt hái hạnh phúc và an vui, trở thành Đạo sư khai sáng cho đời.

129

169

Kinh Trung Bộ 34.Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūlagopālaka sutta)

2023-10-26 18:45:26

(P. Cūḷagopālakasuttaṃ, H. 牧牛者小經).38 Nhân dịp mổ xẻ 2 tình huống chăn dắt đàn bò đúng phương pháp và sai phương pháp, đức Phật phân tích 2 nghệ thuật tu tập có hiệu quả của người huấn luyện tinh thần, thực hành theo Chánh pháp (tùy pháp hành) và thực hành theo chánh tín (tùy tín hành) nhằm đạt được sự chấm dứt 5 trói buộc thấp (gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân) và 5 trói buộc cao (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh).

130

153

Kinh Trung Bộ 35.Tiểu Kinh Saccaka (Cūlasaccaka sutta)

2023-10-26 18:46:26

(P. Cūḷasaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦小經).39 Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, lõa thể Saccaka cho rằng có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố. Đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông ta thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.

131

159

Kinh Trung Bộ 36.Ðại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka sutta)

2023-10-26 18:47:43

(P. Mahāsaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦大經).40 Sau khi quan sát các vị lõa thể, Saccaka cho rằng người tu thân sẽ đau khổ về thân và điên loạn tâm. Người tu tâm mà không tu thân cũng bị tương tự. Ông cho rằng đệ tử Phật thuộc nhóm hai. Nhân đó, đức Phật giải thích cách tu tập thân và tu tập tâm nhằm chuyển hóa khổ đau, đạt được giác ngộ trong đời.

132

157

Kinh Trung Bộ 37.Tiểu Kinh Ðoạn Tận Ái (Cūlatanhāsankhaya sutta)

2023-10-26 18:48:45

(P. Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡小經).41 Nhân dịp tình cờ nghe pháp thoại ngắn do đức Phật giảng cho Thiên chủ Sakka về cách chuyển hóa tính dục, vượt mọi khổ ách trong đời, Ngài Mahāmoggallāna giúp Thiên chủ Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt qua tính dục, trải nghiệm Niết-bàn an vui.

133

149

Kinh Trung Bộ 38.Ðại Kinh Ðoạn Tận Ái (Mahātanhāsankhaya sutta)

2023-10-26 18:49:40

Một tỳ kheo tên Sati tuyên bố tà kiến cho rằng cũng một tâm thức ấy lưu chuyển đời này sang đời khác. Phật quở trách ông với một bài thuyết giảng dài về lý duyên sinh, chỉ rõ tất cả pháp hiện hữu [hiện tượng] đều sinh và diệt do những điều kiện.

134

143

Kinh Trung Bộ 39.Ðại Kinh Xóm Ngựa (Mahā-Assapura sutta)

2023-10-26 18:52:39

(P. Mahāassapurasuttaṃ, H. 馬邑大經) tương đương Mã ấp kinh.43 Nhân dịp có mặt tại ấp Assapura của dân Aṅga (Ương-già) vốn xa lạ với Phật giáo, đức Phật phân tích bản chất và phẩm hạnh của người xuất gia và những phương pháp vượt qua tâm lý tự mãn với các thành quả tu tập.

135

151

Kinh Trung Bộ 40.Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cūla-Assapura sutta)

2023-10-26 18:54:03

(P. Cūḷaassapurasuttaṃ, H. 馬邑小經) tương đương Mã ấp kinh.44 Tại ấp Assapura của dân chúng Aṅga, đức Phật dạy về nghệ thuật chánh danh và chánh hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trị hạnh phúc trong tu tập và độ sanh. Chánh hạnh này không thể được đồng hóa đơn thuần với chủ nghĩa hình thức của người tu cũng như các phương pháp thực tập khổ hạnh ép xác sai lầm.

136

148

Kinh Trung Bộ 41.Kinh Sàleyyaka (Sāleyyaka sutta)

2023-10-26 19:00:34

(P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

137

161

Kinh Trung Bộ 42.Kinh Veranjaka (Veranjaka sutta)

2023-10-26 19:03:10

(P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

138

152

Kinh Trung Bộ 43.Ðại Kinh Phương Quảng (Mahāvedalla sutta)

2023-10-26 19:04:23

(P. Mahāvedallasuttaṃ, H. 有明大經) tương đương Đại Câu-hy-la kinh.47 Tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika, Jetavana, Sāvatthi, Tôn giả Sāriputta (vị Trí tuệ đệ nhất) và Tôn giả Mahākoṭṭhita (vị Phân tích lý luận đệ nhất), luận đàm về các pháp vi tế: Liệt tuệ và trí tuệ; sự khác nhau giữa tuệ tri và thức tri; thọ hành và quan hệ giữa thức, tưởng, thọ; 5 căn và ý thức biệt lập của chúng; các duyên cho chánh tri kiến; có bao nhiêu hữu; chết và tái sinh; 4 thiền; 4 tâm giải thoát

139

149

Kinh Trung Bộ 44.Tiểu Kinh Phương Quảng (Cūlavedalla sutta)

2023-10-26 19:05:35

(P. Cūḷavedallasuttaṃ, H. 有明小經) tương đương Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni kinh.48 Tại Kalandakanivāpa, Veḷuvana, Rājagaha, Ni sư Dhammadinnā (Vị Thuyết pháp đệ nhất trong Ni đoàn) đã giải thích cho cư sĩ Visākha (trước đây là chồng của Ni sư) về các quan điểm: Tự thân, thủ và uẩn, thân kiến, 8 Thánh đạo và 3 uẩn, định, định tướng, định tư cụ và định tu tập, 3 hành, nhập và xuất Diệt thọ tưởng định, 3 thọ, minh và vô minh, giải thoát và Niết-bàn

140

155

Kinh Trung Bộ 45.Tiểu Kinh Pháp Hành (Cūladhammasamādāna sutta)

2023-10-26 19:06:45

(P. Cūḷadhammasamādānasuttaṃ, H. 得 法小經) tương đương Thọ pháp kinh.49 Kinh này kêu gọi mọi người trở thành loại thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai cũng khổ; (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lực vượt qua tham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt được trí tuệ và tiếp tục hạnh phúc ở kiếp sau

141

151

Kinh Trung Bộ 46.Ðại Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādāna sutta)

2023-10-26 19:28:22

(P. Mahādhammasamādānasuttaṃ, H. 得法大經) tương đương Thọ pháp kinh.50 Chi tiết hơn kinh 45, trong 4 lốisống: (i) Hiện tại khổ, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iii) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại vàtương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham lam, giận dữ, tà kiến. Đồng thời, tu thiền định, phát triển trí tuệ, nhờ đó,người đó trở nên hữu ích và giá trị trong đời

142

170

Kinh Trung Bộ 47.Kinh Tư Sát (Vīmamsaka sutta)

2023-10-26 19:30:11

(P. Vīmaṃsakasuttaṃ, H. 思察經) tương đương Cầu giải kinh.51 Bằng cách quan sát, có thể nhận biết tập tánh (cetopariyāyaṃ) của bậc Chân nhân, Thánh nhân như sau: (i) Không bị ô nhiễm do thấy, nghe trong thời gian dài; (ii) Không bị thoái chuyển khi đã nổi tiếng; (iii) Với tâm không sợ hãi, từ bỏ những điều xấu ác; (iv) Vượt qua tham ái; (v) Có đạo đức và trí tuệ. Phật tử tại gia nên nương tựa các bậc Chân nhân để tu học Phật pháp

143

156

Kinh Trung Bộ 48.Kinh Kosambiya (Kosambiya sutta)

2023-10-26 19:31:18

(P. Kosambiyasuttaṃ, H. 憍賞彌經).52 Để vượt qua các bất hạnh do lối sống bất hòa, tranh chấp, hơn thua, đức Phật hướng dẫn 6 kỹ năng từ bi và tương kính, tương ái đối với bạn đồng Phạm hạnh, cộng sự, trước mặt và sau lưng: (i) Thân hành từ bi; (ii) Khẩu hành từ bi; (iii) Ý hành từ bi; (iv) Chia sẻ phẩm vật cúng dường; (v) Giữ giới hạnh thanh tịnh, không tỳ vết; (vi) Có chánh tri kiến. Đức Phật phân tích lợi ích của chánh tri kiến có khả năng hướng thượng, kết thúc khổ đau, chứng đắc Thánh quả.

144

159

Kinh Trung Bộ 49.Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh (Brahmanimantanika sutta)

2023-10-26 19:32:24

(P.Brahmanimantanikasuttaṃ, H.梵天請經) tương đương Phạm thiên thỉnh Phật kinh.53 Cuộc đối thoại thú vị giữa đức Phật, Thiên chủ Baka và Ác ma. Ác ma cho rằng Baka là đấng Sáng thế. Baka biểu diễn thần thông, cho rằng cõi trời của Ông là thiên đường vĩnh hằng. Đức Phật lần lượt phân tích các sai lầm của Baka và Ác ma. Đức Phật hướng dẫn mọi người thực tập Chánh pháp, chuyển hóa phiền não, vượt qua khổ đau.

145

144

Kinh Trung Bộ 50.Kinh Hàng Ma (Māratajjanīya sutta)

2023-10-26 19:33:38

(P. Māratajjanīyasuttaṃ, H. 魔訶責經) tương đương Hàng ma kinh.54 Tôn giả Mahāmoggallāna điều phục Ác ma đang quấy nhiễu Ngài bằng cách kể cho Ác ma nghe câu chuyện tương tự xảy ra ở kiếp quá khứ đối với Tôn giả Vidhura và Tôn giả Sañjīva, đệ tử của đức Phật Kakusandha (Câu-lưu-tôn). Thực tập tâm từ bi, không chấp lỗi và tha thứ, 2 vị Tôn giả đã thoát khỏi ma nghiệp. Do nghiệp ác, Ác ma vẫn bị đọa lạc.

146

145

Kinh Trung Bộ 51.Kinh Kandaraka (Kandaraka sutta)

2023-10-27 15:15:22

(P. Kandarakasuttaṃ, H. 乾達羅迦經).55 Phật phân tích 4 hạng người: (i) Người tự làm khổ mình qua cách tu khổ hạnh; (ii) Người làm khổ người khác qua nghề tà, nghiệp xấu; (iii) Người vừa tự làm khổ mình vừa làm khổ người khác do phi đạo đức và phạm pháp; (iv) Người mang hạnh phúc cho mình và người khác do lối sống thánh thiện. Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu tập 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền và 3 minh, trở thành bậc Chân nhân và Thánh nhân

181

164

Kinh Trung Bộ 52.Kinh Bát Thành (Atthakanāgara sutta)

2023-10-27 15:16:19

(P. Aṭṭhakanāgarasuttaṃ, H. 八城經) tương đương Bát thành kinh.56 Tôn giả Ānanda nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm 4 thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 Phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).

182

144

Kinh Trung Bộ 53.Kinh Hữu Học (Sekha sutta)

2023-10-27 15:17:18

(P. Sekhasuttaṃ, H. 有學經). Thay lời đức Phật, Tôn giả Ānanda giới thiệu các hạnh tu của bậc Hữu học, khích lệ mọi người tu học, kết thúc khổ đau, chứng đạt Thánh quả gồm: (i) Giới hạnh; (ii) Làm chủ 6 giác quan; (iii) Tiết độ trong tiêu thụ; (iv) Chánh niệm trong các oai nghi; (v) Tu 7 diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm, tuệ); (vi) Chứng 4 thiền.

183

145

Kinh Trung Bộ 54.Kinh Potaliya (Potaliya sutta)

2023-10-27 15:18:12

(P. Potaliyasuttaṃ, H. 哺多利經) tương đương Bô-lợiđa kinh.57 Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo; nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời, người tu tập thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt, cầm đuốc đi ngược gió, hố than hừng, cơn mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín để không bị nhiễm đắm vào dục

184

149

Kinh Trung Bộ 55.Kinh Jīvaka (Jīvaka sutta)

2023-10-27 15:19:08

(P. Jīvakasuttaṃ, H. 耆婆迦經). Đức Phật giải thích lợi ích của đạo đức và nguyên nhân không nên ăn thịt động vật. Ba trường hợp thịt thanh tịnh thì ăn được: (i) Không thấy cảnh con vật đang bị giết; (ii) Không nghe tiếng kêu của con vật đang bị giết; (iii) Không có hoàinghi về con vật ấy chết vì mình. Đồng thời, đức Phật khuyên mọi người phát triển tâm từ bi, thương yêu con người, động vật và bảo vệ môi trường

185

148

Kinh Trung Bộ 56.Kinh Ưu-ba-ly (Upāli sutta)

2023-10-27 15:19:59

(P. Upālisuttaṃ, H. 優婆離經) tương đương Ưubà-ly kinh.58 Sau khi luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upāli, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, và thay vào đó, nên tu tứ Thánh đế, kết thúc khổ đau

186

142

Kinh Trung Bộ 57.Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika sutta)

2023-10-27 15:21:14

(P. Kukkuravatikasuttaṃ, H. 狗行者經).58 Sau khi khẳng định pháp tu hạnh con chó và hạnh con bò làm người tu khổ hạnh đầu thai làm chó, làm bò, bị đọa lạc khổ đau, đức Phật phân tích 4 loại nghiệp và quả báo: (i) Nghiệp đen, quả báo đen; (ii) Nghiệp trắng, quả báo trắng; (iii) Nghiệp nửa đen nửa trắng, quả báo nửa đen nửa trắng; (iv) Nghiệp không đen không trắng, quả bảo không đen không trắng. Phật khuyên mọi người tu nghiệp trắng, tức sống đời đạo đức thanh cao để đạt hạnh phúc và thành công.

187

145

Kinh Trung Bộ 58.Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumāra sutta)

2023-10-27 15:22:30

(P. Abhayarājakumārasuttaṃ, H. 無畏王子經).59 Đại diện đạo Lõa thể, Vương tử Vô Úy gài bẫy đức Phật phải trả lời “có” hoặc “không” hầu bắt bí Ngài. Đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ, và khẳng định rằng Ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích.

188

153

Kinh Trung Bộ 59.Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedanīya sutta)

2023-10-27 15:23:40

(P. Bahuvedanīyasuttaṃ, H. 多受經).60 Để giúp mọi người dừng sự tranh cãi về phân loại cảm thọ là 2 hay 3, đức Phật giải thích rằng tùy tình huống, cảm thọ có thể phân loại: 2 thọ, 3, 5, 6, 18, 36 và 108 thọ. Nhân đó, đức Phật phân tích các cấp độ cảm giác hạnh phúc, thấp nhất là khoái lạc giác quan, cao hơn là hạnh phúc trong thiền định và cao nhất là Niết-bàn.

189

165

Kinh Trung Bộ 60.Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apannaka sutta)

2023-10-27 15:24:38

(P. Apaṇṇakasuttaṃ, H. 無戲論 經).61 Đức Phật phân tích tác hại của 5 tà thuyết đương thời, gồm (i) Hư vô luận; (ii) Thuyết không có đời sau; (iii) Thuyết không có quả báo sau khi chết; (iv) Thuyết định mệnh; (v) Thuyết không có các cõi vô sắc. Theo đó, đức Phật khuyên dù chủ trương điều gì, đi theo học thuyết nào, cũng không nên làm khổ bản thân và làm khổ tha nhân; nên sống đạo đức, dứt các trói buộc tâm, tu thiền định để chứng đắc trí tuệ, giải phóng khổ đau.

190

138

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications