Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Kinh Trung Bộ 122.Kinh Ðại Không (Mahāsunnata sutta)
(P. Mahāsuññatasuttaṃ, H. 空大經) tương đương Đại không kinh.120 Kinh dạy kỹ năng vượt qua ngã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chánh niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, người tu tập dù gặp nghịch cảnh, không chán nản, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao; với mọi người, không có tâm thù nghịch; đề cao lòng bi mẫn mang lại lợi lạc cho mọi người.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:252

Các tên gọi khác

(P. Mahāsuññatasuttaṃ, H. 空大經) tương đương Đại không kinh.120 Kinh dạy kỹ năng vượt qua ngã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chánh niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, người tu tập dù gặp nghịch cảnh, không chán nản, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao; với mọi người, không có tâm thù nghịch; đề cao lòng bi mẫn mang lại lợi lạc cho mọi người.
Kinh Trung Bộ 122.Kinh Ðại Không (Mahāsunnata sutta)

 

 

I. Nội dung kinh

(Mahāsunnata sutta)
Dịch giả: Thích Minh Châu

 


(Download file MP3 – 3.94 MB – Thời gian phát: 22 phút 57 giây.)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về [email protected] để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: “Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?”

Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghataya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghataya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

— Này Ananda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?

— Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.

— Này Ananda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.

Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoái mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy có xảy ra.

Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.

Nhưng sự (an) trú này, này Ananda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ananda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.

Do vậy, này Ananda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: “Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú”, vị Tỷ-kheo ấy, này Ananda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ananda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… Tam thiền… chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.

Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samadhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ananda, vị Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đi kinh hành, vị ấy đi kinh hành (cankamati), và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đi kinh hành, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đứng lại, vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đứng lại thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang ngồi, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta sẽ không nói những câu chuyện hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn, như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ nói các luận như vậy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: “Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ananda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này.

Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng”. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng… “. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng…”. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng… Ðây là hành… Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.

Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Những pháp này, này Ananda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.

— Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?

— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

— Này Ananda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.

Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.

Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư? Ở đây, này Ananda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.

Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này Ananda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của đệ tử.

Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ananda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.

Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.

Và như thế nào, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.

Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Source link

II. Phần lược giảng

III. Video giảng giải

https://www.youtube.com/watch?v=zjccEkkmTqY

.

Toát yếu Kinh Trung Bộ

Ni sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt & chú giải

 

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 121

Tiểu không
(Culasunnata Sutta)

I. TOÁT YẾU

The Shorter Discourse on Voidness.

The Buddha instructs Ananda on the "genuine, undistorted, pure descent into voidness."

[Bản kinh ngắn về Không tính. Phật dạy A nan về sự chứng nhập Tánh Không thuần túy không bị cong quẹo]

II. TÓM TẮT

Phật xác nhận với tôn giả A nan rằng không những ngày xưa mà hiện tại, Ngài vẫn thường an trú trong Không tính [1], và giải thích ý nghĩa của sự trú Không như sau.

Như trong giảng đường không có voi ngựa, vàng bạc, đàn ông đàn bà… nhưng có một cái không phải không, đó là chúng tỷ kheo. Cũng vậy, tỷ kheo khi ở rừng không tác ý đến các tưởng về thôn xóm, về người, chỉ tác ý duy nhất đến tưởng rừng [2]. Khi ấy những phiền hà do thôn tưởng, nhân tưởng không có mặt, chỉ có sự phiền hà do duyên lâm tưởng [3]. Vị ấy nhận rõ là không, những gì không hiện hữu, và nhận cái gì hiện hữu là có hiện hữu. Ðây là sự thực hiện Tính không hoàn toàn chân thật, không cong quẹo. Lại nữa, tỷ kheo không tác ý đến cái tưởng Rừng, mà tác ý tưởng Ðất [4]. Tâm vị ấy thích thú, hân hoan, an trú, giải thoát trong địa tưởng, như một tấm da bò căng thẳng trên trăm cọc gỗ, không để ý đến chỗ lồi lõm hay cây cối núi sông ở trên đất. Vị ấy biết các ưu phiền do nhân tưởng, lâm tưởng không có mặt, chỉ còn một ưu phiền là sự nhất trí do duyên địa tưởng. Ðối với cái còn lại, vị ấy biết (do duyên sinh): Cái kia có, cái này có. Ðây là sự thực hiện Tính không hoàn toàn, chân thật, không cong quẹo. Kế tiếp, vị tỷ kheo không tác ý địa tưởng mà tác ý Không vô biên xứ tưởng [5].

Tâm vị ấy thích thú, hân hoan trong tưởng này, và biết ở đây chỉ có thuần một tưởng về Hư không vô biên, không có các ưu phiền do duyên lâm tưởng, địa tưởng. Cái gì không có mặt, vị ấy nhận là không có mặt, và cái còn lại thì biết do duyên sinh. Kế tiếp, vị ấy tác ý Thức vô biên xứ tưởng, thì các tưởng về rừng, đất, hư không không có mặt, chỉ có độc nhất một ưu phiền về tưởng Thức vô biên. Kế tiếp, tác ý Vô sở hữu xứ tưởng rồi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng như trên. Cuối cùng là tác ý Vô tướng tâm định [6].

Vị ấy biết các ưu phiền do duyên tưởng Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng không có mặt, chỉ còn một ưu phiền là sáu nhập duyên mạng y cứ thân này là không phải không; và thấy nó cũng duyên sinh như trên. Và vị ấy thấy rõ cái gì do ý tạo ra, do duyên sinh thì phải vô thường, hoại diệt [7].

Nhờ vậy tâm giải thoát khỏi dục hữu vô minh lậu; tự biết tâm đã giải thoát, sinh tận, phạm hạnh thành, sau đời này không còn đời nào khác nữa. Ðây gọi là an trú tối thượng Không tính [8].

III. CHÚ GIẢI

1. Sunnatàvihàra, Không trú. Kinh sẽ làm rõ dần rằng đây ám chỉ quả chứng về Tánh không, quả A la hán do tập trung quán tưởng khía cạnh Không của Niết bàn.

2. MA: Vị ấy tác ý đến lâm tưởng do căn cứ vào một khu rừng, nghĩ: Ðây là một khu rừng, đây là một gốc cây, một hòn núi, một hang động.

3. MA và MT đều giải thích đoạn này như sau: Sự phiền hà của ưa và chán khởi lên do nhận thức về con người, không hiện hữu ở đây; song vẫn còn có phiền hà gây nên bởi sự sinh khởi các pháp thô do vì thiếu sự an tịnh cần thiết.

4. MA: Vị ấy từ bỏ tác ý về rừng và chuyên chú đến địa đại, vì người ta không thể đạt được gì, cận hành hay an chỉ, khi thiền quán về rừng. Nhưng đất thì có thể được dùng làm đề mục để quán kasina, trên căn bản này hành giả phát sinh thiền và tuệ để đắc quả A la hán.

5. Sau khi dùng tưởng về đất để đắc bốn thiền, vị ấy khai triển biến xứ đất rồi bỏ tướng kasina để đắc Không vô biên xứ. Xem TTĐ chương X.

6. Vô tướng tâm định, animitta cetosamàdhi. MA: Ðây là định của tâm có tuệ giác, được gọi vô tướng vì không có tướng thường vân vân.

7. Xem Trung 52. MA gọi đây là tuệ phản quan (pativipassanà) nghĩa là áp dụng các nguyên lý của tuệ vào chính chức năng của tâm làm nhiệm vụ tuệ quán.

8. Ở đây các từ vô thượng, tối cao (paramànuttarà) đã được thêm. MA nói đây là quả chứng Tánh không của A la hán.

IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG

Phật dạy với A nan
Ta thường trú Không tính
Và giải thích ý nghĩa
Của thứ lớp trú Không.
Như ở trong giảng đường
Không voi ngựa các thứ
Nhưng có cái không không
Ấy l
à chúng tỷ kheo.
Cũng thế khi ở rừng
Chỉ có tưởng về rừng
Không có tưởng gì khác
Khi ấy chỉ có mặt
Ưu phiền duyên lâm tưởng.
Những gì không hiện hữu
Biết rõ nó là không
Cái gì có hiện hữu
Nhận là do duyên tưởng.
Ðấy là thực hiện Không
Chân thật, không cong quẹo.
Kế tiếp bỏ tưởng Rừng
Ðể tác ý tưởng Ðất
Tâm vị ấy thích thú,
Hân hoan trong tưởng này,
Biết rõ các ưu phiền
Do duyên các tưởng khác
Bây giờ không có mặt
Chỉ còn lại ưu phiền
Sinh ra do tưởng Ðất.
Kế tiếp bỏ tướng Ðất
Quán Hư không vô biên
Tâm chỉ còn độc nhất
Không vô bi
ên xứ tưởng.
Không có các ưu phiền
Do duyên các tưởng khác.
Cái gì không có mặt,
Nhận là không có mặt,
Cái gì còn có mặt
Biết rõ do duyên sinh.
Khi bỏ tưởng hư không
Quán Thức vô biên xứ
Tâm chỉ còn độc nhất
Thức vô bi
ên xứ tưởng.
Bỏ tưởng Thức vô biên
Quán Vô sở hữu xứ
Tâm chỉ còn độc nhất
Vô sở hữu xứ tưởng.
Bỏ tưởng Vô sở hữu
Quán Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Tâm chỉ c
òn độc nhất
Tưởng Phi tưởng phi phi.
Không để ý tưởng n
ày
Nhập Vô tướng tâm định
Vị tỷ kheo r
õ biết
Chỉ còn một ưu phiền
Là sáu nhập duyên thân
Tồn tại do sinh mạng
Cái gì không có mặt,
Nhận là không có mặt,
Cái gì còn có mặt
Biết rõ do duyên sinh.
Ðấy là thực hiện Không
Chân thật, không cong quẹo.
Vị tỷ kheo thấy rõ
Vô tướng tâm định này
Cũng do duyên mà sinh
Do ý hành tạo nên.
Cái gì do duyên sinh
Tất phải bị hoại diệt
Nhờ thấy rõ như vậy
Tâm vị ấy giải thoát
Dục, hữu, vô minh lậu
Tự biết tâm giải thoát,
Sinh tận, phạm hạnh thành
Sau đời sống hiện tại
Không c
òn đời khác nữa
Ðây gọi là an trú
Trong tối thượng Tính Không.

-ooOoo-

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications