Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Kho tàng pháp học : Một Pháp || Hai Pháp || Ba Pháp || Bốn Pháp|| Năm Pháp|| Sáu Pháp|| Bảy Pháp|| Tám Pháp|| Chín Pháp|| Mười Pháp|| Trên 10 Pháp

# Nội dung Tài liệu
KTPH [164] Bốn pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):

[164] Bốn pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):

 

Tức là 4 pháp Tăng ích (Cakka):

 

1. Cư trú tại xứ thích đáng (Paṭirūpadesavāsa), ở chỗ có điều kiện làm thiện.

 

2. Thân cận bậc chân nhân (Sappurisūpassaya), gần gũi với bậc hiền trí.

 

3. Tự lập trường chân chánh (Attassammāpa-nidhi), hướng mình theo lẽ chánh.

 

4. Từng tạo phước (Pubbekatapuññatā), làm phước để sẵn đó.

 

Bốn điều này cũng được gọi là bốn pháp tăng ích (Cakka), tức là bốn hạnh đức tạo ra nhiều lợi ích tiến hóa. Ở đây danh từ Cakka không dùng theo nghĩa “Bánh xe”, “Vật quay vòng”. D.III.276,A.II.32

- 4phap
KTPH [165] Bốn pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā)

[165] Bốn pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā):

 

 

Tức là bốn niệm xứ (Satipaṭṭhāna):

 

1. Thân quán niệm xứ (Kāyanupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy sắc uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng sắc uẩn, thấy như thật thân này là vô thường – khổ – vô ngã. Thân quán niệm xứ có nhiều cách, là niệm hơi thở, niệm đại oai nghi, niệm tiểu oai nghi, niệm thể trược, niệm yếu tố tứ đại, quán tử thi.

 

2. Thọ quán niệm xứ (Vedanānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy thọ uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng thọ uẩn, thấy như thật các cảm thọ là vô thường – khổ – vô ngã. Thọ quán niệm xứ như là ghi nhận lạc thọ, khổ thọ, hỷ thọ, ưu thọ, và xả thọ, các thọ này liên hệ vật chất hay không liên hệ vật chất.

 

3. Tâm quán niệm xứ (Cittānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy thức uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng thức uẩn, thấy như thật tâm này là vô thường – khổ – vô ngã. Tâm quán niệm xứ như là ghi nhận tâm sanh hữu tham, tâm sanh vô tham, tâm sanh hữu sân, tâm sanh vô sân, tâm sanh hữu si, tâm sanh vô si, tâm an định hay tâm phóng dật, tâm cao thượng hay tâm hạ liệt v.v…

 

4. Pháp quán niệm xứ (Dhammānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy tưởng uẩn và hành uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng tưởng uẩn và hành uẩn, thấy như thật các tính chất pháp hữu vi là vô thường – khổ – vô ngã. Pháp quán niệm xứ như là suy niệm về năm triền cái, năm uẩn, mười hai xứ, bảy giác chi, bốn thánh đế, thấy pháp sanh như thế nào, diệt như thế nào, có như thế nào, không có như thế nào v.v… D.II.290-315

- 4phap
KTPH [166] Bốn pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):

[166] Bốn pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):

 

 

Tức là bốn loại vật thực, tứ thực (Āhārā):

 

1. Đoàn thực (Kabaliṅkārāhāra), là vật thực thô tế mà chúng sanh ăn uống nhai nếm như cơm cháo v.v… để nuôi dưỡng thân sắc pháp. Khi liễu tri đoàn thực cũng sẽ liễu tri tham phát sanh từ ngũ dục.

 

2. Xúc thực (Phassāhāra), là xúc tâm sở, sự hội tụ của căn – cảnh – thức – sẽ làm duyên cho Thọ sanh khởi. Khi liễu tri xúc thực cũng sẽ liễu tri tam thọ.

 

3. Tư niệm thực (Manosañcetanāhāra), là tư tâm sở, sự cố ý hành động tạo ra thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, sẽ làm nhân cho quả tái tục trong các hữu. Khi đạt tri được tư niệm thực cũng sẽ đạt tri ba ái.

 

4. Thức thực (Viññāṇāhāra), là thức uẩn hay tâm thức, pháp làm duyên trợ danh sắc. Khi đạt tri thức thực cũng sẽ đạt tri danh sắc.

 

Đoàn thực là sắc vật thực, còn xúc thực, tư niệm thực và thức thực là danh vật thực. Gọi là vật thực vì các pháp ấy nâng đỡ nuôi dưỡng danh pháp và sắc pháp, làm cho sự sống được phát triển. D.III.228; M.I.48, S.II.101, Vbh.401

- 4phap
KTPH [167] Bốn pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):

[167] Bốn pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):

 

 

Tức là bốn bộc lưu (Ogha):

 

1. Dục bộc lưu (Kāmogha), là ái tham năm món dục lạc.

 

2. Hữu bộc lưu (Bhavogha), là tham muốn cảnh giới tái sanh.

 

3. Kiến bộc lưu (Diṭṭhogha), là chấp tà kiến sai lạc chân lý.

 

4. Vô minh bộc lưu (Avijjogha), là si mê tăm tối, không biết pháp đáng biết.

 

Gọi là bộc lưu vì bốn điều này như nước lũ cuốn trôi chúng sanh, nhận chìm trong biển khổ luân hồi. D.III.230, 276; S.V.59; Vbh.374 

- 4phap
KTPH [168] Bốn pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):

[168] Bốn pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):

 

Tức là bốn ách phược, hay bốn pháp phối (Yoga), là pháp cột buộc chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi:

 

1. Dục phối (Kāmayoga), tham trong dục lạc. Cũng gọi là dục ách.

 

2. Hữu phối (Bhavayoga), tham trong sự tái sanh. Cũng gọi là hữu ách.

 

3. Kiến phối (Diṭṭhiyoga), tà kiến chấp sai. Cũng gọi là kiến ách.

 

4. Vô minh phối (Avijjāyoga), si mê bất ngộ, không biết pháp đáng biết.

 

Bốn chi phối này có chi pháp giống như bốn lậu hoặc (Āsava), bốn bộc lưu (Ogha)… D. III.230, A.II.10, Vbh.374. 

- 4phap
KTPH [169] Bốn pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):

[169] Bốn pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):

 

Tức là bốn pháp ly ách (Visaṃyoga):

 

1. Ly dục ách (Kāmayogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với dục ách phược.

 

2. Ly hữu ách (Bhavayogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với hữu ách phược.

 

3. Ly kiến ách (Diṭṭhiyogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với kiến ách phược.

 

4. Ly vô minh ách (Avijjāyogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với vô minh ách phược. D. III. 276

- 4phap
KTPH [170] Bốn pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā):

[170] Bốn pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā):

 

 

Đây là bốn loại định (Samādhi):

 

1. Thối phần định (Hānabhāgiyasamādhi), tức là thiền định mà không toàn hảo, định ấy làm thành cảnh phiền não cho tâm, làm cho hành giả bị thối thất, bị tổn giảm. Như người đắc sơ thiền sau khi xuất thiền bị dục tưởng chi phối, tham luyến với thiền định đã chứng, đó gọi là thối phần định.

 

2. Trụ phần định (Ṭhitibhāgiyasamādhi), tức là trạng thái thiền định bế tắc, không thối giảm cũng không tiến triển. Như vị hành giả chứng sơ thiền, thấy sơ thiền là thanh tịnh tinh lương rồi hoan hỷ thỏa thích nên dừng lại ở đó, không tiến triển cũng không thối giảm. Đây gọi là trụ phần định.

 

3. Thắng phần định (Visesabhāgiyasamādhi), là thiền định làm cơ sở cho sanh khởi bậc thiền cao hơn. Như vị hành giả chứng sơ thiền rồi tác ý đến nhị thiền vô tầm là thanh tịnh tinh lương lấy đó làm cảnh tác ý tưởng vô tầm, nên khi xuất sơ thiền thì chứng nhị thiền. Vì định sơ thiền ấy làm nền tảng đắc chứng nhị thiền cao hơn, thù thắng hơn, nên gọi đó là thắng phần định.

 

4. Quyết trạch phần định (Nibbedhabhāgiya-samādhi), là thiền định làm cơ sở đắc chứng thánh đạo. Như vị hành giả đắc sơ thiền, xuất thiền an trú với tuệ quán yếm ly (Nibbidāñāṇa), nhàm chán chi thiền vẫn bị hoại, tác ý đến trạng thái ly tham tịch tịnh níp-bàn nhờ vậy mà chứng thánh đạo. Do đó định sơ thiền này được gọi là quyết trạch phần định. D.III. 277. 

- 4phap
KTPH [171] Bốn pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):

[171] Bốn pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):

 

Đây là bốn loại trí (Ñāṇa):

 

1. Pháp trí (Dhammañāṇa), tức là trí trong bốn đạo bốn quả.

 

2. Y lệ trí (Anvayañāṇa), tức là trí nhận thức tánh đồng của các vị thắng tri tứ đế, dù ở quá khứ hay vị lai cũng đường lối giống nhau.

 

3. Biến hành trí (Pariccañāṇa), tức là trí biết rõ tâm tư của chúng sanh khác một cách tường tận.

 

4. Thế tục trí (Sammatiñāṇa), tức là trí tuệ thông thường, trí ngoài ra ba loại trí trên đây. D.III.277, Vbh.825.

- 4phap
KTPH [172] Bốn pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):

[172] Bốn pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):

 

 

Đây là bốn thánh đế (Ariyasaccāni), bốn sự thật kỳ diệu, bốn chân lý mà bậc thánh giác ngộ:

 

1. Khổ thánh đế (Dukkhaṃ ariyasaccaṃ), hay khổ đế (Dukkhasacca). Chân lý về sự khổ, tình trạng khổ hiển nhiên. Như sanh già bệnh chết, oán hội ngộ, ái biệt ly, cầu biết đắc, tóm lại ngũ thủ uẩn là khổ. Xem [331] ngũ uẩn.

 

2. Khổ tập thánh đế (Dukkhasamudayo ariya-saccaṃ), hay tập đế (Samudayasacca). Chân lý về nhân phát sanh khổ, tập khởi của khổ. Tức là lòng tham muốn, ái luyến, bám chấp chỗ này chỗ kia, gồm có dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Xem [75] ba pháp cần đoạn trừ.

 

3. Khổ diệt thánh đế (Dukkhanirodho ariya-saccaṃ), hay diệt đế (Nirodhasacca). Chân lý về sự diệt khổ. Một trạng thái đoạn diệt hoàn toàn khát ái, không còn thủ truớc, vô nhiễm, an tịnh và giải thoát, tức là níp-bàn.

 

4. Khổ diệt đạo lộ thánh đế (Dukkhanirodha-gāminīpaṭipadā ariyasaccaṃ), hay đạo đế (Magga-sacca). Chân lý về con đường đưa đến diệt khổ, pháp thực hành để đạt đến níp-bàn. Tức là bát chánh đạo, con đường trung đạo, gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Xem [400] bát chánh đạo.

 

Bốn thánh đế này được Đức Phật thuyết trong bài pháp đầu tiên khởi điểm công cuộc hoằng hóa, gọi là bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta), bài pháp này cũng gọi là pháp thoại đề cao (Sāmukkaṃsikā dhammadesanā), vì là pháp môn quan trọng hằng được chư Phật xiển dương. D.III.277, S.V.421, Vbh.99, Vin.I.9. 

- 4phap
KTPH [173] Bốn pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā).

[173] Bốn pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā).

 

Đây là bốn Sa môn quả (Sāmaññaphala):

 

1. Dự lưu quả (Sotāpattiphala), hay quả vị Tu-đà-huờn, tầng thánh quả thứ nhất trong bốn thánh quả.

 

2. Nhất lai quả (Sakadāgāmiphala), hay quả vị Tư-đà-hàm, tầng thánh quả thứ hai trong bốn thánh quả.

 

3. Bất lai (Anāgāmiphala), hay quả vị A-na-hàm, tầng thánh quả thứ ba trong bốn thánh quả.

 

4. Ưng cúng quả (Arahattaphala), hay quả vị A-la-hán, tầng thánh quả cao nhất trong bốn thánh quả.

 

Gọi 4 quả vị này là Sa môn quả, nghĩa là quả báo Sa môn, kết quả của việc thực hành Sa-môn pháp. Đây là loại Sa môn quả tối thượng so với Sa môn quả khác như lợi đắc, được cung kính…

 

Bốn Sa môn quả này là Quả siêu thế (Lokuttaraphala), được thành tựu do vô gián nghiệp duyên của tâm Đạo trợ sanh. D.III.227, Vbh.335

- 4phap
KTPH [174] Bốn loại hành (Saṅkhāra), tính chất tạo tác, tính năng động:

[174] Bốn loại hành (Saṅkhāra), tính chất tạo tác, tính năng động:

 

 

1. Hữu vi hành (Saṅkhatasaṅkhāra), là pháp bị cấu tạo bởi duyên hệ, có tính biến diệt đổi thay; như có câu Sabbe saṅkhārā aniccā, chư hành vô thường – Hành trong câu này là tâm, tâm sở, sắc pháp.

 

2. Tối vi hành (Abhisaṅkhatasaṅkhāra), là hành bị cấu tạo bởi nghiệp thủ, tức là chỉ cho sắc nghiệp và tâm quả hiệp thế.

 

3. Tác động hành (Abhisaṅkharaṇakasaṅkhāra), là hành năng tạo tác, hình thành nghiệp chủng tử đào tạo tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp. Đây chỉ cho tư tâm sở tương ưng tâm bất thiện và thiện hiệp thế.

 

4. Cần thắng hành (Payogābhisaṅkhāra), là hành vi hoạt động của thân và tâm. Đây chỉ cho cần tâm sở trợ cho mọi hành động. Vism.527. 

- 4phap
KTPH [175] Bốn phận sự trong tứ đế, việc cần làm đối với tứ thánh đế (Ariyasaccesu kiccāni):

[175] Bốn phận sự trong tứ đế, việc cần làm đối với tứ thánh đế (Ariyasaccesu kiccāni):

 

1. Sự biến tri (Pariññā), là phận sự đối với khổ đế, khổ thánh đế cần phải biến tri (Dukkhaṃ ariya-saccaṃ pariññeyyaṃ), nghĩa là sự khổ ở đời, cần phải hiểu biết tận tường.

 

2. Sự đoạn trừ (Pahāna), là phận sự đối với tập đế, khổ tập thánh đế cần được đoạn trừ (Dukkhasa-mudayo ariyasaccaṃ pahātabbaṃ), nghĩa là ái tham nguồn cội đau khổ, cần phải trừ diệt.

 

3. Sự tác chứng (Sacchikiriyā), là phận sự đối với diệt đế, khổ diệt thánh đế cần được tác chứng (Dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ), nghĩa là níp-bàn, trạng thái vắng lặng sự khổ đau, cần phải chứng ngộ.

 

4. Sự tu tập (Bhāvanā), là phận sự đối với đạo đế, khổ diệt đạo lộ thánh đế cần được tu tập (Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāve-tabbaṃ), nghĩa là bát chánh đạo, con đường đến diệt khổ, cần phải thực hành tu tập. Vin.I.10; S.V.422.

- 4phap
KTPH [177] Bốn thứ Đạo quả (Magga):

[177] Bốn thứ Đạo quả (Magga):

 

 

Đạo (Magga) là thánh trí đoạn trừ phiền não; quả (phala) là thánh trí an tịnh phiền não. Tâm đạo là nhân, tâm quả là thành quả của tâm đạo. Đạo quả là pháp siêu thế có níp-bàn là cảnh sở tri. Gồm bốn thứ:

 

1. Đạo quả Tu-đà-huờn (Sotāpattimagga, Sotāpattiphala), hay Đạo quả dự lưu, cũng gọi là sơ đạo sơ quả. Bậc thánh trí này tuyệt trừ 3 kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.

 

2. Đạo quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmimagga, Sakadāgāmiphala), hay Đạo quả nhất lai, cũng gọi là Nhị đạo Nhị quả. Bậc thánh trí này giảm trừ 2 kiết sử là dục ái và sân.

 

3. Đạo quả A-na-hàm (Anāgāmimagga, Anāgāmiphala), hay là Đạo quả bất lai, cũng gọi là Tam đạo Tam quả. Bậc thánh trí này tuyệt trừ 2 kiết sử đã muội lược là dục ái và sân.

 

4. Đạo quả A-la-hán (Arahattamagga, Arahattaphala), hay Đạo quả ưng cúng, cũng gọi là Tứ đạo Tứ quả. Bậc thánh trí tuyệt trừ 5 thượng phần kiết sử là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật và vô minh. Đây là bậc thánh trí cao tột, hoàn toàn giải thoát. Vbh. 335, Comp.78. 

- 4phap
KTPH [177] Bốn bậc thiền sắc giới (Rūpajhāna):

[177] Bốn bậc thiền sắc giới (Rūpajhāna):

 

1. Sơ thiền (Paṭhamajhāna), là tầng thiền có năm chi: tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Sơ thiền là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh.

 

2. Nhị thiền (Dutiyajhāna), là tầng thiền có ba chi: hỷ, lạc và định. Nhị thiền là một trạng thái hỷ lạc do định sanh.

 

3. Tam thiền (Tatiyajhāna), là tầng thiền có hai chi: lạc và định. Tam thiền là một trạng thái xả niệm lạc trú.

 

4. Tứ thiền (Catutthajhāna), là tầngthiền có hai chi: xả và định. Tứ thiền là một trạng thái xả niệm thanh tịnh.

 

Theo Abhidhamma (Vi diệu pháp) phân loại thiền sắc giới có 5 tầng: Sơ thiền (Tầm, tứ, hỷ, lạc, định); nhị thiền (tứ, hỷ, lạc, định); tam thiền (hỷ, lạc, định) tứ thiền (lạc và định); ngũ thiền (xả và định). M.I.40.

- 4phap
KTPH [178] Bốn bậc thiền vô sắc (Arūpajhāna):

[178] Bốn bậc thiền vô sắc (Arūpajhāna):

 

 

1. Thiền không vô biên xứ (Akāsānañcāyatana), một trạng thái thiền vượt qua mọi sắc tưởng, an trú tâm định, với tác ý tưởng “Hư không không biên giới”.

 

2. Thiền thức vô biên xứ (Viññānañcāyatana), một trạng thái thiền chứng do vượt qua tưởng không vô biên xứ, với tác ý tưởng “Thức tâm không biên giới”.

 

3. Vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatana), một trạng thái thiền chứng do vượt qua tưởng thức vô biên xứ, với tác ý rằng “Không có chi cả”.

 

4. Phi tưởng phi phi tưởng (Nevasaññānāsaññāyatana), một trạng thái thiền chứng do vượt qua tưởng vô sở hữu xứ, với tác ý “Không có tưởng cũng không phải không có tưởng”, cũng là một trạng thái thiền vô sắc vi tế dường như không có tâm nhưng không phải là không có tâm.

 

Thiền vô sắc bốn bậc đều có hai chi thiền là Xả và Định. Do dựa theo đề mục thiền mà phân loại, và cùng lấy tên gọi thiền vô sắc mà định danh cho bốn cõi phạm thiên vô sắc. D.III.224; IV.227.

- 4phap
KTPH [179] Bốn địa vức (Bhūmi), phạm vi hay lãnh vực của danh sắc:

[179] Bốn địa vức (Bhūmi), phạm vi hay lãnh vực của danh sắc:

 

 

1. Địa vức dục giới (Kāmāvacarabhūmi), phạm vi gồm 54 tâm dục giới cùng 52 tâm sở hợp tâm dục giới, và 28 sắc pháp, cũng kể luôn 11 cõi dục.

 

2. Địa vức sắc giới (Rūpāvacarabhūmi), phạm vi gồm 15 tâm sắc giới cùng 35 tâm sở hợp tâm sắc giới, cũng kể luôn 16 cõi phạm thiên sắc giới.

 

3. Địa vức vô sắc giới(Arūpāvacarabhūmi), phạm vi gồm 12 tâm vô sắc giới cùng 30 tâm sở hợp tâm vô sắc giới, cũng kể luôn 4 cõi vô sắc giới.

 

4. Địa vức siêu thế (Lokuttarabhūmi),cũng gọi là địa vức phi hệ thuộc (Apariyapannabhūmi), phạm vi gồm 20 tâm đạo, 20 tâm quả siêu thế, cùng 36 tâm sở hợp tâm siêu thế, kể luôn níp-bàn. Ps.I83 

- 4phap
KTPH [180] Bốn cõi (Bhūmi), cõi chúng sanh, phạm vi tái sanh:

[180] Bốn cõi (Bhūmi), cõi chúng sanh, phạm vi tái sanh:

 

1. Cõi đọa lạc (Apāyabhūmi), là cõi khổ của những chúng sanh bị quả ác nghiệp, những cõi này không có sự tiến hóa, chịu nhiều đau khổ. Gồm 4 cõi là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, Atula.

 

2. Cõi dục thiện thú (Kāmasugatibhūmi), tức là cõi vui dục giới, là những cõi của chúng sanh thọ quả phước do tạo thiện nghiệp như bố thí, trì giới… có sự an vui hưởng dục lạc. Gồm 7 cõi là 6 cõi chư thiên và cõi nhân loại.

 

3. Cõi sắc giới (Rūpāvacarabhūmi), tức là cõi của các Phạm thiên đã từng chứng đắc thiền sắc giới. Gồm có 16 cõi là 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và 7 cõi tứ thiền.

 

4. Cõi vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi), tức là cõi của các Phạm thiên đã chứng thiền vô sắc. Gồm có 4 cõi.

 

Xem [489] ba mươi mốt cõi. Comp. 137 

- 4phap
KTPH [181] Bốn sanh loại (Yoni), chủng loại chúng sanh:

[181] Bốn sanh loại (Yoni), chủng loại chúng sanh:

 

1. Thai sanh (Jalābuja), loài sanh ra từ bào thai mẹ, từ dạ con tử cung. Như là con người và một số động vật bàng sanh (trâu, bò v.v…)

 

2. Noãn sanh (Aṇḍaja), loài sanh ra từ vỏ trứng. Như là loài chim và một số loài bò sát (rắn, rồng, cá v.v…).

 

3. Thấp sanh (Saṃsedaja), loài sanh ra từ chỗ ẩm thấp, nhơ nhớp. Như là các loại côn trùng (ruồi, muỗi, sâu bọ v.v…).

 

4. Hóa sanh (Opapātika), loài sanh ra bằng cách tự nhiên hiện hình có thân tướng đầy đủ, không phải qua môi trường nuôi lớn. Hạng hóa sanh như là chúng sanh chư thiên, ngạ quỉ, Atula, địa ngục và một số loài bàng sanh.

 

Trong bốn sanh loại trên, riêng về loài hóa sanh vì sắc pháp vi tế nên khi mệnh chung thì tự nhiên biến mất. Cũng như lúc sanh ra tự nhiên xuất hiện. D.III.230; M.I.73 

- 4phap
KTPH [182] Bốn pháp siêu lý (Paramatthadhamma):

[182] Bốn pháp siêu lý (Paramatthadhamma):

 

1. Tâm (Citta), là pháp thực tính có trạng thái biết cảnh, nhận thức đối tượng.

 

2. Sở hữu tâm (Cetasika), là pháp thực tính cấu tạo tâm thức, tương ưng với tâm, trên bốn phương diện: đồng sanh, đồng diệt, đồng biết cảnh, và đồng nương sắc vật..

 

3. Sắc pháp (Rūpa), pháp thực tính thuộc vật chất, bất tri cảnh, có tính chất biến động lệ thuộc vào thời tiết, vật thực…

 

4. Níp-bàn (Nibbāna), là pháp thực tính vắng lặng tịch tịnh, đoạn diệt sự hiện hữu uẩn, không có sự đau khổ.

 

Bốn pháp này gọi là pháp siêu lý vì ý nghĩa cùng tột, cảnh của tuệ cao, một sự thật hiển nhiên không đổi khác dù quá khứ hay hiện tại hay vị lai. Do đó cũng gọi là pháp chân đế (Paramatthasacca), cũng còn gọi là pháp thực tính (Sabhāvadhamma) vì là pháp có trạng thái thật.

 

Xem [496] tâm, [494] tâm sở, [488] sắc pháp, [40] níp-bàn. Comp. 81. 

- 4phap
KTPH [183] Bốn nguyên tố vật chất (Dhātu) cũng gọi là sắc đại hiển (Mahābhūta, bhūtarūpa):

[183] Bốn nguyên tố vật chất (Dhātu) cũng gọi là sắc đại hiển (Mahābhūtabhūtarūpa):

 

1. Địa giới (Paṭhavīdhātu), nguyên tố đất, là sắc thực tính có trạng thái cứng hoặc mềm, nguyên tố tạo ra hình thể của các sắc pháp khác.

 

2. Thủy giới (Āpodhātu), nguyên tố nước, là sắc thực tính có trạng thái kết dính, quến tụ… làm cho các sắc pháp bọn được gom lại.

 

3. Hỏa giới (Tejodhātu), nguyên tố lửa, là sắc thực tính có trạng thái nóng hoặc lạnh; có tính năng đốt cháy, làm cho các sắc pháp khác biến đổi.

 

4. Phong giới (Vāyodhātu), nguyên tố gió, là sắc thực tính có trạng thái di động, chuyển động, có tính năng làm cho các sắc pháp khác co giãn chuyển dịch.

 

Bốn nguyên tố sắc này gọi là sắc đại hiển vì là căn bản của vật chất, cấu tạo vật chất, hiện hữu trong mọi vật chất. D.I.214; Vism.443; Comp.154

- 4phap
KTPH [184] Bốn nghiệp xứ giới (Dhātukammaṭ-ṭhāna), đề mục tu tiến phân biệt tứ đại, xác định thân này theo bốn nguyên tố:

[184] Bốn nghiệp xứ giới (Dhātukammaṭ-ṭhāna), đề mục tu tiến phân biệt tứ đại, xác định thân này theo bốn nguyên tố:

 

 

1. Xác định địa giới (Paṭhavīdhātuvavaṭṭhāna), tức là sự xác định thành phần trong thân thuộc nguyên chất đất, có tính thô phù. Như xác là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, trực tràng, bao tử, phẩn, óc.

 

2. Xác định thủy giới (Āpodhātuvavaṭṭhāna), tức là sự xác định thành phần trong thân thuộc nguyên chất nước, tính thể lỏng. Như là mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhờn, nước tiểu.

 

3. Xác định hỏa giới (Tejodhātuvavaṭṭhāna), tức là sự xác định thành phần trong thân thuộc nguyên tố lửa, thể đốt tính nóng. Như thân nhiệt, chất đốt tế bào, chất nóng tiêu hóa vật thực v.v…

 

4. Xác định phong giới (Vāyodhātuvavaṭṭhāna), tức là sự xác định thành phần trong thân thuộc nguyên tố gió, tính chuyển động. Như là hơi thở, gió thổi lên (ợ hơi), gió thổi xuống (đánh rắm), gió di chuyển trong ruột, trong bụng v.v…

 

Bốn nghiệp xứ giới này còn được gọi là Catu-dhātuvavaṭṭhāna (sự xác định bốn chất), cũng gọi là dhātumanasikāra (sự tác ý nguyên tố). Đây là một thiền án tu tập, thuộc cả Chỉ tịnh và Minh sát. D.II. 294; M.I.185; M. III.240; Vism. 347. 

- 4phap
KTPH [185] Bốn đại cứ pháp (Mahāpadesa), bốn cơ sở dựa vào đó mà tuyên bố pháp luật:

[185] Bốn đại cứ pháp (Mahāpadesa), bốn cơ sở dựa vào đó mà tuyên bố pháp luật:

 

1. Y cứ Đức Phật (Buddhāpadesa), dựa vào Đức Phật để tuyên bố pháp luật, như là vị tỳ-kheo nói rằng: “Chính tôi được nghe từ miệng Đức Thế Tôn, thuyết đây là pháp, đây là luật, đây là lời dạy của bậc Đạo Sư”

 

2. Y cứ Tăng chúng (Saṅghāpadesa), tức là dựa vào tăng đoàn để tuyên bố pháp luật, như là vị tỳ-kheo nói rằng: “Tại chỗ kia, tôi được thọ trì với tăng chúng như vầy: đây là pháp, đây là luật, đây là lời dạy của bậc Đạo Sư”

 

3. Y cứ nhiều bậc trưởng lão (Sambahulattherāpadesa), tức là dựa vào nhiều vị trưởng lão là bậc đa văn có danh tiếng để tuyên bố pháp luật, như là vị tỳ-kheo nói rằng: “Tại chỗ kia có nhiều bậc trưởng lão đa văn, tôi được thọ trì từ các bậc ấy dạy: đây là pháp, đây là luật, đây là lời của bậc Đạo Sư”.

 

4. Y cứ một vị trưởng lão (Ekatherāpadesa), tức là dựa vào một vị trưởng lão danh tiếng nào đó để tuyên bố pháp luật, như vị tỳ-kheo nói rằng: “Tại chỗ kia, có vị trưởng lão đa văn làu thông kinh điển, tôi đã được nghe từ miệng vị ấy dạy: đây là pháp, đây là luật, đây là lời dạy của bậc Đạo Sư”.

 

Nếu nghe vị tỳ-kheo tuyên bố pháp luật dựa trên bốn đại cứ pháp này thì chớ vội tín thọ, cũng chớ vội bác bỏ, mà hãy ghi nhận rồi đối chiếu so sánh kinh luật, nếu thấy hợp lý thì thọ trì, bằng không đúng thì bỏ qua. D.II. 123; A. II.167. 

- 4phap
KTPH [186] Bốn đại cứ pháp theo luật (Mahāpadesa):

[186] Bốn đại cứ pháp theo luật (Mahāpadesa):

 

1. Điều mà Đức Phật không ngăn cấm, nhưng nếu điều ấy không thuận lẽ đạo thì không nên làm. (Yaṃ appaṭikkhittaṃ tañce akappiyaṃ anulometi, taṃ na kappati).

 

2. Điều mà Đức Phật không ngăn cấm, nhưng nếu điều ấy thuận lẽ đạo thì làm được (Yaṃ appa-ṭikkhittaṃ tañce kappiyaṃ anulometi, taṃ kappati).

 

3. Điều mà Đức Phật chưa cho phép, nhưng nếu điều ấy không thuận lẽ đạo thì không nên làm (Yaṃ ananuññātaṃ tañce akappiyaṃ anulometi, taṃ na kappati).

 

4. Điều mà Đức Phật chưa cho phép, nhưng điều ấy thuận lẽ đạo thì làm được (Yaṃ ananuññātaṃ tañ-ce kappiyaṃ anulometi, taṃ kappati).

 

Trong bốn điều cứ pháp trên, có hai điều chưa ngăn cấm làm (appaṭikkhittaṃ) và hai điều chưa chophép làm (ananuññātaṃ).

 

Cả bốn điều này có ý nghĩa rằng các sự việc chưa hình thành giới luật mà Đức Phật đã chế định, nhưng vị tỳ-kheo trước khi làm các việc ấy phải nên cân nhắc xem có thích hợp với tinh thần tu tập hay không, rồi mới làm. Nếu nghĩ rằng điều ấy không có trong giới luật, rồi làm hoặc không làm thì ắt bị đời khiển trách (lokavajja).

 

Đức Phật đưa ra bốn đại cứ pháp này để tạo điều kiện cho chư tăng dễ hành xử. Vin.I.250. 

- 4phap
KTPH [187] Bốn điểm tựa trong việc tu tập (Apassenadhamma), pháp cơ sở tu hành:

[187] Bốn điểm tựa trong việc tu tập (Apassenadhamma), pháp cơ sở tu hành:

 

1. Suy xét rồi thọ dụng, (Saṅkhāy’ ekaṃ paṭiseveti), tức là đối với tứ sự (y phục, vật thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh) nên thọ dụng sau khi quán tưởng.

 

2. Suy xét rồi kham nhẫn (Saṅkhāy’ ekaṃ adhivāseti), tức là đối với nghịch cảnh khổ thọ xảy đến phải kham nhẫn bằng cách suy quán.

 

3. Suy xét rồi né tránh (Saṅkhāy’ ekaṃ parivajjeti), tức là những chỗ nguy hại đến tính mạng hay phạm hạnh, cần phải cân nhắc rồi tránh né chỗ ấy.

 

4. Suy xét rồi khử trừ (Saṅkhāy’ ekaṃ paṭivinodeti), tức là đối với phiền não ác bất thiện pháp nên thẩm sát rồi diệt trừ đi.

 

Bốn pháp apassena này cũng được gọi là Upanissaya (y chỉ pháp).

 

Vị hành giả sau khi dùng trí quán xét mới thọ dụng, hoặc kham nhẫn, hoặc né tránh, hoặc trừ khử, như vậy sẽ làm cho không sanh những ác bất thiện pháp chưa sanh, làm cho diệt mất những ác bất thiện pháp đã sanh, làm cho sanh khởi các thiện pháp chưa sanh, và làm cho tăng trưởng các thiện pháp đã sanh.

 

Vị tỳ-kheo có đầy đủ bốn điểm tựa này và năm vũ khí: Tín, tàm, quý, cần, tuệ; Vị ấy được gọi là bậc cụ túc y chỉ (Nissayasampanno). D. III. 224, 270; A.IV.354; A.V.30. 

- 4phap
KTPH [188] Bốn truyền thống bậc thánh (Ariyavaṃsa):

[188] Bốn truyền thống bậc thánh (Ariyavaṃsa):

 

1. Tri túc với y phục (Cīvarasantosa)

 

2. Tri túc với vật thực (Piṇḍapātasantosa)

 

3. Tri túc với sàng tọa (Senāsanasantosa)

 

4. Vui thích tu tập thiện pháp và đoạn trừ ác pháp (Bhāvanāpahānārāmatā).

 

Trong bốn truyền thống này, đối với các món vật dụng thì tri túc (biết đủ), nhưng đối với đức tính tu tập thì không nên biết đủ mà phải vui thích.

 

Tri túc trong vật dụng tức là biết độ lượng khi thọ dụng, không tìm cầu bất chánh, khi có được không tham đắm; không có được cũng không phiền muộn.

 

Trong Cūlaniddesa (Nd2) trình bày bốn truyền thống bậc Thánh trong đó điều thứ tư là “Tri túc với thuốc trị bệnh”. Như vậy pháp truyền thống này là sự tri túc bốn món vật dụng. Nên hiểu là chư thánh đoạn lậu đã viên mãn thiện pháp và đã tuyệt trừ phiền não do đó các ngài không cần vui thích trong sự tu tập và đoạn trừ ác pháp nữa, mới nói rằng bốn pháp truyền thống này là tri túc bốn món vật dụng. D.III.224; A.III.27; Nd2107. 

- 4phap
KTPH [189] Bốn món vật dụng (Paccaya), nhu cầu của đời sống vị xuất gia:

[189] Bốn món vật dụng (Paccaya), nhu cầu của đời sống vị xuất gia:

 

1. Y phục (Cīvara), gồm y ca sa, vải mặc che thân.

 

2. Vật thực (Piṇḍapāta), gồm thức ăn và thức uống nuôi sống thân mạng.

 

3. Sàng tọa (Senāsana), gồm chỗ nằm, chỗ ngồi, luôn cả trú xứ, chỗ ngụ tránh mưa nắng.

 

4. Thuốc trị bệnh (Gilānapaccayabhesajja), gồm các thứ thuốc uống, thuốc thoa.

 

Đối với bốn vật dụng, bậc xuất gia thiểu dục tri túc được Đức Phật khuyên dạy nên nương theo như sau:

 

a) Y phấn tảo (Paṃsukūlacīvara), là y được may bằng vải mà người đời quăng bỏ. Tuy nhiên y cà sa của thí chủ cúng dường cũng cho phép thọ nhận.

 

b) Vật thực hành khất (Piṇḍiyālopabhojana), là thứcăn có được khi đi khất thực theo xóm làng. Tuy nhiên nếu có người mời đến cúng dường trai tăng, vẫn cho phép nhận lời.

 

c) Trú xứ cội cây (Rukkhamūlasenāsana), là chỗ ngụ dưới gốc cây, ngoại trừ thời gian mùa mưa thì phải ở trong mái lợp che kín. Tuy nhiên nếu có người cư sĩ tạo tịnh thất liêu cốc cúng dường, thì vẫn được phép nhận.

 

d) Thuốc nước tiểu (Pūtimuttabhesajja), là dùng nước đái bò để làm thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nếu có thí chủ cúng dường dược phẩm khác, thậm chí là đường sữa… vẫn được phép dùng để làm thuốc. Vin.I.58. 

- 4phap
KTPH [190] Bốn loại tháp thờ (Cetiya):

[190] Bốn loại tháp thờ (Cetiya):

 

1. Xá lợi tháp (Dhātucetiya), tháp thờ xương cốt trà tỳ của Đức Phật.

 

2. Vật dụng tháp (Paribhogacetiya), tháp thờ các di vật mà bình sinh Đức Phật thường dùng hoặc vật có liên hệ đến ngài. Như y bát, tọa cụ, hoặc cây bồ đề, bốn chỗ động tâm.

 

3. Giáo lý tháp (Dhammacetiya), tháp tôn thờ kinh điển Phật ngôn.

 

4. Tượng tháp (Uddesikacetiya), nơi tôn trí hình tượng của Phật. KhA. 222; J.IV. 228. 

- 4phap
KTPH [191] Bốn chỗ động tâm (Saṃvejanīyaṭṭhāna), bốn nơi thánh tính khiến cho rung động tâm, khởi sanh lòng tịnh tín, phát tâm thiện dễ dàng:

[191] Bốn chỗ động tâm (Saṃvejanīyaṭṭhāna), bốn nơi thánh tính khiến cho rung động tâm, khởi sanh lòng tịnh tín, phát tâm thiện dễ dàng:

 

1. Nơi đản sanh (Jātaṭṭhāna), chỗ mà đức Bồ tát kiếp chót sanh ra; tức là tại vườn Lumbini, chỗ Thái tử Siddhattha được hạ sanh.

 

2. Nơi giác ngộ (Abhisambuddhaṭṭhāna), chỗmà đức Siddhattha tọa thiền chứng đắc Chánh Đẳng Giác, tức là cội cây bồ đề tại đạo tràng Bodhigayā.

 

3. Nơi Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappa-vattanaṭṭhāna), chỗ mà Đức Phật thuyết pháp đầu tiên, tại rừng Isipatanamigadāya, gần thành Bāraṇasī.

 

4. Nơi viên tịch (Parinibbutaṭṭhāna), chỗ mà Đức Phật đã níp-bàn, tại rừng cây Sālā của bộ tộc Mallā gầnthành Kusinārā. D. II. 140. 

- 4phap
KTPH [192] Bốn cách cung kính (Gāravavidhī):

[192] Bốn cách cung kính (Gāravavidhī):

 

1. Đảnh lễ (Abhivāda), là quì lạy với năm thể chạm đất.

 

2. Đứng lên tiếp đón (Uṭṭhāna)

 

3. Chắp tay xá chào (Añjalīkamma)

 

4. Lịch sự kính cẩn (Sāmīcikamma), như cử chỉ nhường bước, dở nón, đứng nghiêm v.v… A.II.180

- 4phap
KTPH [193] Bốn lý do kính lễ (Vandanahetu):

[193] Bốn lý do kính lễ (Vandanahetu):

 

 

1. Kính lễ vì lợi lộc (Lābhavandanā)

 

2. Kính lễ vì sợ hãi (Bhayavandanā)

 

3. Kính lễ vì lễ giáo gia phong (Kulācāravan-danā)

 

4. Kính lễ vì cảm đức (Abhivandanā).

 

A.A.289 

- 4phap

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications