Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Kho tàng pháp học : Một Pháp || Hai Pháp || Ba Pháp || Bốn Pháp|| Năm Pháp|| Sáu Pháp|| Bảy Pháp|| Tám Pháp|| Chín Pháp|| Mười Pháp|| Trên 10 Pháp

# Nội dung Tài liệu
KTPH [041] Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu

[41] Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu:

1. Nghĩa chế định (Atthapaññatti), làkhái niệm về ý nghĩa sự kiện, sự vật, như vuông,tròn,trời, người, mùa xuân, mùa hạ v.v… cũng gọi là paññāpiyapaññatti.

Nói rộng ra, nghĩa chế định có 7 sự kiện như sau:

a) Hình thức chế định (Saṇṭhānāpaññatti), là khái niệm hình thể sự vật, như vuông, tròn, gò, trũng, cao, thấp v.v..

b) Hợp thành chế định (Samūhapaññatti), là khái niệm một sự vật có nhiều yếu tố hiệp thành, như cái nhà, chiếc xe, ngôi làng v.v…

c) Phương hướng chế định (Disāpaññatti), là khái niệm về vị trí, như hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc v.v …

d) Thời gian chế định (Kālapaññatti), là khái niệm về thời gian, như buổi sáng, buổi chiều, ban ngày, ban đêm v.v…

e) Hư không chế định (Ākāsapaññatti), là khái niệm về khoảng trống, như giếng, ao, hầm, hố, lỗ, hang v.v…

f) Tướng biểu chế định (Nimittapaññatti), là khái niệm về ký hiệu, như chữ viết, bảng hiệu, màu sắc v.v… các đề mục làm ấn tượng để tu thiền chỉ cũng được gọi là tướng biểu chế định.

g) Chúng sanh chế định (Sattapaññatti), là khái niệm về loài hữu tình, như con người, thú vật, chư thiên, phạm thiên v.v…

2. Danh chế định (Nāmapaññatti), là khái niệm về tên gọi, các sự kiện, sự vật. Đây cũng gọi là Paññāpanapaññatti hay Saddapaññatti.

Nói rộng ra, danh chế định gồm có 6 cách:

a) Danh chơn chế định (Vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi pháp bản thể thật, như gọi sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v…

b) Phi danh chơn chế định (Avijjamānapañ-ñatti), làđặt tên gọi một sự vật, một khái niệm không thật, như con sông, ngọn núi, chó, mèo, đàn ông, đàn bà v.v..

c) Danh chơn phi danh chơn chế định (Vijja-mānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp bản thể vừa chỉ cho pháp giả lập. Thí dụ: tâm người ta, tiếng đàn bà v.v…

d) Phi danh chơn danh chơn chế định (Avijja-mānena vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp giả lập vừa chỉ cho pháp bản thể. Thí dụ: người thiện, người khổ v.v…

e) Danh chơn danh chơn chế định (Vijja-mānena vijjamānapaññatti), làđặt tên gọi một sự kiện mà trong đó đều chỉ cho pháp thực tính cả. Thí dụ: nhãn thức, tâm tham, sắc nghiệp v.v…

f) Phi danh chơn phi danh chơn chế định (Avijjamānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện hoàn toàn với các từ ngữ chỉ cho pháp giả định. Thí dụ: cô bạn gái, anh bạn trai v.v Pug. A.171; Comp.198. 

- 2phap
KTPH [042] Hai loại sắc pháp (Rūpa)

[42] Hai loại sắc pháp (Rūpa):

1. Sắc đại hiển (Mahābhūtarūpa hay bhūtarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất hiện bày đa dạng rộng lớn, tức là bốn nguyên tố vật chất căn bản: đất, nước lửa, gió.

2. Sắc y sinh (Upādārūpa hay upādāyarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất phụ thuộc vào sắc đại hiển mà sanh ra, gồm 24 sắcnhư là sắc thần kinh, sắc cảnh giới v.v… M.II.262; Ps.I.183. 

- 2phap
KTPH [043] Hai loại sắc pháp khác (Rūpa)

[43] Hai loại sắc pháp khác (Rūpa):

1. Sắc thủ (Upādinnakarūpa), tức sắc pháp do nghiệp thủ tạo. Gồm có 18 sắc nghiệp: 4 sắc đại hiển, 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh giới, 2 sắc tính, sắc ý vật, sắc mạng quyền, và sắc vật thực.

2. Sắc phi thủ (Anupādinnakarūpa), tức loại sắc pháp không do nghiệp thủ tạo ra. Gồm 10 thứ sắc phi nghiệp: Sắc giao giới, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 sắc tướng trạng. Vbh, 14 ; Vism.450 ; comp.159. 

- 2phap
KTPH [044] Hai sự thật (Sacca)

[44] Hai sự thật (Sacca):

1. Tục đế (Sammatisacca), sự thật theo qui ước, theo sự chế định. Như nói con người, thú vật, xe, thuyền, bàn ghế v.v…

2. Chân đế (Paramatthasacca), sự thật theo bản thể, theo chân lý, siêu lý. Như là pháp thực tính: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Níp-bàn. Ā.I.95; Kvu A.34. 

- 2phap
KTPH [045] Hai loại định (Samādhi)

[45] Hai loại định (Samādhi):

1. Cận định (Upacārasamādhi), là trạng thái tâm an trú vắng lặng gần đạt đến tâm thiền định.

2. Kiên cố định (Appanāsamādhi), là trạng thái tâm thiền chứng, an trụ kiên cố trên đề mục thiền. Cũng gọi là thiền định. Vism.58, 371.

- 2phap
KTPH [046]Hai loại giáo lý (Sāsana), lời giảng dạy của Đức Phật

[46] Hai loại giáo lý (Sāsana), lời giảng dạy của Đức Phật:

1. Giáo lý pháp học (Pariyattisāsana), là Phật ngôn trong cửu phần giáo lý, như khế kinh (sutta) ứng tụng (geyya)… Xem [440]. Phần giáo lý này là lý thuyết, cần phải học, cần phải thông thuộc.

2. Giáo lý pháp hành (Paṭipattisāsana), là sự tu tập thực hành như trì giới, thu thúc lục căn, ăn uống tiết độ, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác, và ba mươi bảy bồ-đề phần – Xem [383, 491]. Pháp hành gồm có năm là – Sammāpaṭipatti (Sự thực hành chân chánh), Anulomapaṭipadā, (Sự thực hành thuận lý) – Apaccanīkapaṭipadā, (Sự thực hành bất nghịch) – Anvatthapaṭipadā, (Sự thực hành tùy mục đích), Dhammānudhammapaṭipadā (Sự thực hành pháp trình tự, thứ lớp). Nd1. 143.

- 2phap
KTPH [047] Hai loại cảm thọ (Vedanā)

[47] Hai loại cảm thọ (Vedanā):

1. Thân thọ (Kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thọ khổ, thọ lạc, tức là thân đau đớn, thân thoải mái.

2. Tâm thọ (Cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là thọ ưu (tâm buồn bực), thọ hỷ (tâm vui mừng), thọ xả (tâm thản nhiên). S.IV. 231. 

- 2phap
KTPH [048] Hai sự khổ (Dukkha)

[48] Hai sự khổ (Dukkha):

1. Khổ thân (Kāyikadukkha), sự khổ thuộc thân thọ, như thân đau đớn, khó chịu.

2. Khổ tâm (Cetasikadukkha), sự khổ thuộc tâm thọ, như tâm ưu phiền, buồn bực, bất an trong lòng. D. II. 306; S.V. 209. 

- 2phap
KTPH [049] Hai sự an lạc (Sukha)

[49] Hai sự an lạc (Sukha):

1. Lạc thân (Kāyikasukha), sự an lạc thuộc về thân thọ, như thân thoải mái, dễ chịu.

2. Lạc tâm (Cetasikasukha), sự an lạc thuộc về tâm thọ, như tâm vui mừng, tâm hân hoan. A. I. 80 

- 2phap
KTPH [050] Hai sự an lạc khác (Sukha)

[50] Hai sự an lạc khác (Sukha):

1. Lạc vật chất (Sāmisasukha), là sự an lạc từ xúc hưởng ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc.

2. Lạc phi vật chất (Nirāmisasukha), là sự an lạc sanh không nhờ ngũ dục, mà do tư duy, như một vị an vui do tu thiền định hay tuệ quán v.v… A.I.80. 

- 2phap
KTPH [051] Hai phận sự trong giáo pháp (Dhura)

[51] Hai phận sự trong giáo pháp (Dhura):

1. Phận sự pháp học (Ganthadhura), là học hỏi nghiên cứu giáo lý phật ngôn, thông suốt cả về pháp về nghĩa.

2. Phận sự pháp hành (Vipassanādhura), là chuyên thực hành thiền định,áp dụng giáo lý để tu luyện thân, khẩu, ý nhằm mục đích đạt đến giải thoát. Dh A I.7. 

- 2phap
KTPH [052] Hai sự tiếp đãi (Paṭisanthāra)

[52] Hai sự tiếp đãi (Paṭisanthāra):

 

1. Tiếp đãi vật chất (Āmisapaṭisanthāra), là đối đãi với người bằng cách cho, biếu, tặng những vật phẩm như thức ăn, nước uống v.v…

 

2. Tiếp đãi pháp (Dhammapaṭisanthāra), cũng gọi là tiếp đãi tinh thần, tức là đối đãi với người bằng cách san sẻ niềm vui tinh thần, đặc biệt là san sẻ những tri kiến Phật pháp. A. I.93; Vbh.360. 

- 2phap
KTPH [053] Hai sự bố thí (Dāna)

[53] Hai sự bố thí (Dāna):

 

1. Tài thí (Āmisadāna), là sự cho, biếu, tặng phẩm vật như thức ăn, thức uống, tài sản vật chất v.v..

 

2. Pháp thí (Dhammadāna), là sự cho kiến thức, như thuyết pháp, dạy đạo, nói cho nghe lời hữu ích v.v.. A .I. 90. 

- 2phap
KTPH [054] Hai sự bố thí khác (Dāna)

[54] Hai sự bố thí khác (Dāna):

 

1. Cá nhân thí (Pāṭipuggalikadāna), sự bố thí chọn mặt, bố thí riêng biệt đối tượng. Cũng gọi là Pāṭipuggalikā dakkhinā.

 

2. Tập thể thí, hay tăng thí (Saṅghadāna), sự bố thí đến hội chúng, tăng chúng không chọn mặt. Cũng gọi là Saṅghagatā dakkhinā. M.III.254 ; A.III.392. 

- 2phap
KTPH [055] Hai sự sung mãn (Vepulla)

[55] Hai sự sung mãn (Vepulla):

 

1. Sung mãn tài vật (Āmisavepulla), tức là dồi dào về tài sản của cải.

 

2. Sung mãn pháp (Dhammavepulla), tức là dồi dào kiến thức, học nhiều hiểu rộng, nhất là đa văn giáo pháp. A.I.93

- 2phap
KTPH [056] Hai pháp nhiếp, pháp thu phục, pháp tế độ (Saṅgaha)

[56] Hai pháp nhiếp, pháp thu phục, pháp tế độ (Saṅgaha):

 

 

1. Tài vật nhiếp (Āmisasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng vật chất, giúp đỡ vật chất, cho, biếu, tặng v.v…

 

2. Pháp nhiếp (Dhammasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng pháp, giảng dạy, thuyết giáo, giáo huấn v.v…

 

A.I.91. 

- 2phap
KTPH [057] Hai duyên sanh chánh kiến (Sammā diṭṭhipaccaya) và duyên sanh tà kiến (Micchā diṭṭhipaccaya)

[57] Hai duyên sanh chánh kiến (Sammā diṭṭhipaccaya) và duyên sanh tà kiến (Micchā diṭṭhipaccaya):

 

1. Nhờ nghe pháp âm của người khác (Paratoghosa), là do nghe các vị Sa môn hiền trí chỉ dạy nên phát sanh chánh kiến. Ngược lại, nếu nghe học từ nơi các vị tri kiến sai lệch, nói pháp sai lệch, do duyên đó nên mình sanh khởi tà kiến.

 

2. Nhờ khéo tác ý (Yonisomanasikāra), tức là dùng trí tuệ suy xét, nhận định theo lý nhân quả… nên sanh chánh kiến. Ngược lại, duyên sanh tà kiến là không khéo tác ý (Ayonisomanasikāra), không dùng trí tuệ suy xét.

 

M.I.294, A.I.87.

- 2phap
KTPH [058] Hai sự thanh tịnh (Suddhi)

[58] Hai sự thanh tịnh (Suddhi):

 

1. Sự thanh tịnh nhờ phương tiện (Pariyāyasuddhi), hạng phàm phu nhờ tu tập giữ giới, tạo phước nên được thanh tịnh, hạng thánh hữu học nhờ tu học, nhờ thánh trí đoạn trừ hạ phần kiết sử nên được thanh tịnh. Sự thanh tịnh thứ nhất này chỉ là tương đối, chưa hoàn hảo, còn giới hạn.

 

2. Sự thanh tịnh không nhờ phương tiện (Nippariyāyasuddhi), vị thánh A-la-hán đã đoạn tận hoàn toàn các lậu hoặc phiền não là nhân sanh cấu uế, do vậy vị ấy tự nhiên thanh tịnh. Sự thanh tịnh này là tuyệt đối, hoàn hảo. Ā.I.293, 294 

- 2phap
KTPH [059] Hai pháp làm xinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma)

[59] Hai pháp làm xinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma):

 

1. Tính kham nhẫn (Khanti), tức là đức tính nhẫn nại, chịu đựng với mọi nghịch cảnh.

 

2. Hạnh nghiêm tịnh (Soracca), tức là tư cách hành vi đoan trang hòa nhã. Vin.I.349; AI.94. 

- 2phap
KTPH [060] Hai hạng người khó kiếm (Dullabhapuggala)

[60] Hai hạng người khó kiếm (Dullabhapuggala):

 

1. Người thi ân (Pubbakārī), người làm lợi ích cho kẻ khác mà không vụ lợi, làm ơn mà không cần báo đáp.

 

2. Người tri ân đáp ân (Kataññūkatavedī), là hạng người có tâm nhớ ơn của người đã giúp mình và tìm dịp đáp trả. A.I.87. 

- 2phap
KTPH [061] Hai cách thuyết giảng (Desanā):

[61] Hai cách thuyết giảng (Desanā):

 

1. Thuyết chủ ý đến người nghe (Puggalādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng tùy theo đối tượng, tùy duyên người nghe mà trình bày, dễ dẫn dắt.

 

2. Thuyết chủ ý đến pháp (Dhammādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng theo đề tài pháp, thuyết tuần tự pháp môn.

 

Ps A.449. 

- 2phap
KTPH [062] Hai cách thuyết giảng khác (Desanā kathā)

[62] Hai cách thuyết giảng khác (Desanā kathā):

 

1. Thuyết theo khái niệm (Sammatidesanā hay sammatikathā), là giảng thuyết theo lý pháp chế định, lấy pháp tục đế mà thuyết cho dễ nghe hiểu.

 

2. Thuyết theo siêu lý (Paramatthadesanā hay Paramatthakathā), là thuyết theo lý pháp thực tính, lấy pháp chân đế mà thuyết.

 

Đức Phật thuyết pháp, Ngài dùng cả hai cách thuyết này tùy duyên của người nghe và tùy trường hợp. Ā.194

- 2phap
KTPH [063] Hai sự tinh cần (Padhāna)

[63] Hai sự tinh cần (Padhāna):

 

 

1. Sự tinh cần của người tại gia (Gihipadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người cư sĩ, như siêng năng bố thí, siêng năng trì giới, siêng năng làm nghề nghiệp v.v…

 

2. Sự tinh cần của bậc xuất gia (Pabbajitapadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người ly gia cắt ái, như nhiệt tâm thiền định, tinh tấn hành pháp đầu đà v.v…

 

Tùy lĩnh vực mà có pháp tinh cần đáng khen hay đáng trách. Thí dụ: người cư sĩ siêng năng làm nghề nghiệp để mưu sinh thì đáng khen, nhưng vị xuất gia mà siêng năng làm nghề nghiệp thì đáng trách. A.I.119, Netti.159. 

- 2phap
KTPH [064] Hai sự tầm cầu (Pariyesanā)

[64] Hai sự tầm cầu (Pariyesanā):

 

1. Phi thánh cầu (Anariyapariyesanā), là sự tìm kiếm, mong cầu thấp hèn không cao thượng. Như là tìm cầu tài sản của cải, tìm cầu vợ con, tìm cầu gia súc… thân giả tạm lại tầm cầu cái giả tạm khác …

 

2. Thánh cầu (Ariyapariyesanā), sự tìm kiếm mong cầu cao thượng, hướng đến thoát ly đau khổ. Như tầm cầu sự giải thoát, tầm cầu mục đích Níp-bàn. M.I.161; A.I.93; A.II.247. 

- 2phap
KTPH [065] Hai loại kinh điển (Pāvacana), giáo lý Phật ngôn

[65] Hai loại kinh điển (Pāvacana), giáo lý Phật ngôn:

 

1. Pháp (Dhamma), Phật ngôn dạy về điều nên biết, dạy về nghĩa lý pháp, dạy về các pháp môn tu hành. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Kinh tạng (Sutta-piṭaka), và Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).

 

2. Luật (Vinaya), Phật ngôn chế định về những phép tắc, những qui củ, những luật lệ học giới để ổn định sinh hoạt tăng chúng. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Luật tạng (Vinayapiṭaka). D.II.154 

- 2phap
KTPH [066] Hai sự cúng dường (Pūjā)

[66] Hai sự cúng dường (Pūjā):

 

1. Cúng dường vật chất (Āmisapūjā), là sự cúng dường bằng lễ vật đến Đức Phật và Chư Tăng. Như cúng hương hoa, bốn món vật dụng v.v…

 

2. Cúng dường pháp (Dhammapūjā), là noi theo, hành theo lời dạy của Đức Phật và Tăng chúng. Đây cũng gọi là cúng dường thực hành (Paṭipattipūjā). A. I. 93; D.II.138. 

- 2phap
KTPH [067] Hai Phật ân, ân đức của Phật (Buddhaguṇa)

[67] Hai Phật ân, ân đức của Phật (Buddhaguṇa):

 

1. Thành tựu tự lợi (Attahitasampatti), là Đức Phật đã thực hành viên mãn hạnh Ba-la-mật và đạt được cứucánh giải thoát cho bản thân Ngài. Nói cách khác là Ngài đã thành tựu trí tuệ, là yếu tố giác ngộ làm chỗ nương cho chính Ngài.

 

2. Hành sự lợi tha (Parahitapaṭipatti), là Đức Phật luôn luôn hành năm Phật sự (Xem [311]) vì lợi ích cho đời, cho chúng sanh khác. Đây ám chỉ tâm đại bi của Đức Phật, là yếu tố thành tựu Phật sự làm chỗ nương cho thế gian. Vism Ṭīkā.I.8. 

- 2phap
KTPH [068] Hai pháp tu tiến (Bhāvanā)

[68] Hai pháp tu tiến (Bhāvanā):

 

1. Tu chỉ (Samathabhāvanā), sự tu tiến thiền chỉ tịnh để đạt đến tâm định đáo đại, sự tu tiến này dựa theo đề mục nghiệp xứ (Kammaṭṭhāna).

 

2. Tu quán (Vipassanābhāvanā), sự tu tiến thiền minh sát để đạt đến Đạo Quả, sự tu tiến này dựa theo đề mục niệm xứ (Satipaṭṭhāna).

 

Hai pháp tu tiến này còn được gọi là pháp cần tu tập (Bhāvetabbadhamma) và pháp thuộc phần minh (Vijjābhāgiyadhamma). D.III.273; A.I.60. 

- 2phap
KTPH [069] Hai pháp hộ trì thế gian (Lokapāladhamma); cũng gọi là bạch pháp (Sukkadhamma)

[69] Hai pháp hộ trì thế gian (Lokapāladhamma); cũng gọi là bạch pháp (Sukkadhamma):

 

1. Tàm (Hiri) là lòng hổ thẹn với điều tội lỗi, hổ thẹn với các ác bất thiện pháp.

 

2. Quý (Ottappa), là lòng kinh sợ với các ác bất thiện pháp, kinh sợ hậu quả của tội lỗi, kinh sợ người khác khiển trách nếu phạm lỗi lầm.

 

Hai pháp này ngăn chặn sự hành động ác xấu, ngăn chặn chúng sanh vi phạm tội lỗi, do đó khiến cho thế gian được an ổn tốt đẹp, không rối loạn.

 

Hai pháp này cũng gọi là bạch pháp, hay pháp trắng (Sukkadhamma). A.I.51; It .36. 

- 2phap
KTPH [070] Hai sự giải thoát (Vimutti)

[70] Hai sự giải thoát (Vimutti):

 

1. Tâm giải thoát (Cetovimutti), tức là tâm thiền định, một sự giải thoát khỏi mãnh lực ái tham bằng định thiền chỉ.

 

2. Tuệ giải thoát (Paññāvimutti), tức là tâm đạo quả, một sự giải thoát khỏi mãnh lực phiền não bằng tuệ quán. A.I.60. 

- 2phap

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications