Yet another one, at 15:00 PM
- 04/19/2025 08:06:16- 700 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 662 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 463 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 405 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 393 Lượt xem
Giới
thiệu Tương ưng bộ kinh
Bình Anson
Tham khảo
* * *
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Ngài Luận sư Buddhaghosa trong các bản Chú giải ghi rằng có 7,762 bài kinh trong Tương ưng bộ, nhưng theo ngài Bhikkhu Bodhi, dịch giả bản tiếng Anh, chỉ có 2,904 bài kinh trong bộ kinh này.
Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng, 271 bài kinh.
2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 286 bài kinh.
3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng, 716 bài kinh.
4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 434 bài kinh.
5. Thiên Ðại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng, 1,197 bài kinh.
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16.
Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương đương là Tạp A-hàm (A-cấp-ma, Agama) của Hữu bộ, do ngài Cầu-Na-Bạt-Đà-La dịch sang Hán văn vào đời Tống, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Ðại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20. Bộ này cũng được quý Thượng tọa Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch và ấn hành năm 2011. Tạp A-hàm có tất cả 1,362 bài kinh. Ngài Ấn Thuận (Đài Loan) chỉnh lý mục lục, sắp xếp lại trong 7 Tụng, 51 Tương ưng, và nhờ đó, chúng ta thấy được những tương đồng giữa Tạp A-hàm của Hán tạng và Tương ưng bộ của Pali.
# | Nội dung | Tài liệu |
---|---|---|
Tương Ưng bộ .TU056 - Tập V - Chương Một – Tương Ưng Ðạo | 1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Thắng Lâm, trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) — Khi nào vô minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm, vô quý nối tiếp theo. Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo, tà kiến sanh. Ðối với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh. Ðối với kẻ có tà tư duy, tà ngữ sanh. Ðối với kẻ có tà ngữ, tà nghiệp sanh. Ðối với kẻ có tà nghiệp, tà mạng sanh. Ðối với kẻ có tà mạng, tà tinh tấn sanh. Ðối với kẻ có tà tinh tấn, tà niệm sanh. Ðối với kẻ có tà niệm, tà định sanh. | - |
Tương Ưng bộ .TU057 - Tập V - Chương Hai – Tương Ưng Giác Chi | 1.I. Tuyết Sơn (S.v,63) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi … Thế Tôn nói như sau : 3) — Y cứ vào vua núi Tuyết sơn, này các Tỷ-kheo, các loài rắn lớn tăng trưởng tự thân, thâu hoạch sức mạnh. Ở đấy, khi chúng tăng trưởng tự thân, thâu hoạch sức mạnh, chúng đi xuống các hồ nhỏ. Sau khi xuống các hồ nhỏ, chúng đi xuống các hồ lớn. Sau khi đi xuống các hồ lớn, chúng đi xuống các sông nhỏ. Sau khi đi xuống các sông nhỏ, chúng đi xuống các sông lớn. Sau khi đi xuống các sông lớn, chúng đi ra biển, ra đại dương. Tại đấy, thân của chúng được to lớn và quảng đại hơn. 4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp? | - |
Tương Ưng bộ .TU058 - Tập V - Chương Ba – Tương Ưng Niệm Xứ | 1. I. Ambapāli (Tạp 24,20, Ðại 2,174a) (S.v,141) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại rừng Ambapāli. 2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) — Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? 4) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm… trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. | - |
Tương Ưng bộ .TU059 - Tập V - Chương Bốn – Tương Ưng Căn | 1. I. Thanh Tịnh (Tạp 26,3, Ðại 2,182c) (S.v,193) 1-2) Tại Sàvatthi… Thế Tôn thuyết: 3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn. 2. II. Dự Lưu (1) (Tạp 26,3, Ðại 2,182b) (S.v,193) 1-2) … 3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. 4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. | - |
Tương Ưng bộ .TU060 - Tập V - Chương Năm – Tương Ưng Chánh Cần | I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết 1-12.(I-XII) (S.v,244) 1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn nói như sau : — Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 4) Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 5) Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 6) Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn chánh cần. | - |
Tương Ưng bộ .TU061 - Tập V - Chương Sáu – Tương Ưng Lực | I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết 1.I Viễn Ly (S.v,249) 1) … 2) — Có năm lực này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lực. 3) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tấn lực… niệm lực… định lực… tu tập tuệ lực liên hệ đến viễn ly… hướng đến từ bỏ. 5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. | - |
Tương Ưng bộ .TU062 - Tập V - Chương Bảy – Tương Ưng Như Ý Túc | 1.I. Bờ Bên Kia (Tăng 29. 7 Ðại 2, 658a) (S.v,254) 1) … 2) — Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. | - |
Tương Ưng bộ .TU063 - Tập V - Chương Tám – Tương Ưng Anuruddha | 1.I. Ðộc Cư (1) (S.v,294) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Tôn giả Anuruddha trong khi độc cư Thiền tịnh, tâm tưởng suy tư sau đây được khởi lên: “Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ thì cũng thực hiện được Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau”. 3) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna với tâm của mình biết được tâm của Tôn giả Anuruddha. Như người lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Tôn giả Mahà Moggalàna hiện ra trước mặt Tôn giả Anuruddha. 4) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Tôn giả Anuruddha: | - |
Tương Ưng bộ .TU064 - Tập V - Chương Chín – Tương Ưng Thiền | I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết 1.I. Thanh Tịnh Thứ Nhất (S.v,307) 1-2) Tại Sàvatthi… — Này các Tỷ-kheo, có bốn Thiền này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. 4) Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. 5) Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. 6) Ðoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Thiền. | - |
Tương Ưng bộ .TU065 - Tập V - Chương Mười – Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra | 1) Tại Sàvatthi… 2) Ở đây… nói như sau: 3) — Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo, niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn? 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra. 5) Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”. Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. | - |
Tương Ưng bộ .TU066 - Tập V - Chương Mười Một – Tương Ưng Dự Lưu | 1-2) Sàvatthi. Ở đấy… nói như sau: 3) — Dầu cho, này các Tỷ-kheo, một vị Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; tuy vậy, vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ, và chưa thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. 4) Nhưng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, dầu muốn sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakàni); vị ấy đầy đủ bốn pháp. Và vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. Thế nào là bốn? | - |
Tương Ưng bộ .TU067 - Tập V - Chương Mười Hai – Tương Ưng Sự Thật | I. Phẩm Ðịnh 1.I. Ðịnh (S.v,414) 1) Ở Sāvatthi… 2) — Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì? 3) Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ”. Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ tập”. Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”. Như thật rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”. 4) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”. Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”. Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”. Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”. | - |
Website nghiên cứu về Đức Phật Thích Ca và cuộc đời của ngài qua 2 tạng kinh chính Nikaya và A Hàm
© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học
- 04/19/2025 08:06:16- 40 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 38 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 38 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 457 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 457 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 386 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 308 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 321 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 388 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 362 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 127 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 126 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 120 Lượt xem
- 04/19/2025 08:06:16- 135 Lượt xem