Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tương Ưng Bộ Kinh Tập IV - Thiên Sáu Xứ
--
Tìm kiếm nhanh

 Giới thiệu Tương ưng bộ kinh
Bình Anson

Tham khảo

  1. Thích Minh Châu (1993). Kinh Tương ưng bộ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  2. Bhikkhu Bodhi (2000). The Connected Discourses of the Buddha. Wisdom Publication, Boston, USA.
  3. U Ko Lay (1991). Guide to Tipitaka. Siri Jayanta Buddhist Temple, Kuala Lumpur, Malaysia.  

* * *

Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Ngài Luận sư Buddhaghosa trong các bản Chú giải ghi rằng có 7,762 bài kinh trong Tương ưng bộ, nhưng theo ngài Bhikkhu Bodhi, dịch giả bản tiếng Anh, chỉ có 2,904 bài kinh trong bộ kinh này.

Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):

1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng, 271 bài kinh.
2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 286 bài kinh.
3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng, 716 bài kinh.
4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 434 bài kinh.
5. Thiên Ðại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng, 1,197 bài kinh.

Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16.

Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương đương là Tạp A-hàm (A-cấp-ma, Agama) của Hữu bộ, do ngài Cầu-Na-Bạt-Đà-La dịch sang Hán văn vào đời Tống, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Ðại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20. Bộ này cũng được quý Thượng tọa Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch và ấn hành năm 2011. Tạp A-hàm có tất cả 1,362 bài kinh. Ngài Ấn Thuận (Đài Loan) chỉnh lý mục lục, sắp xếp lại trong 7 Tụng, 51 Tương ưng, và nhờ đó, chúng ta thấy được những tương đồng giữa Tạp A-hàm của Hán tạng và Tương ưng bộ của Pali.

# Nội dung Tài liệu
Tương Ưng bộ .TU046 - Tập IV- Chương Một – Tương Ưng Sáu Xứ 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. 2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “– Này các Tỷ-kheo” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 3) Thế Tôn nói như sau: — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 4) Tai là vô thường… -
Tương Ưng bộ .TU047 - Tập IV- Chương Hai – Tương Ưng Thọ 1. I. Thiền Ðịnh (S.iv,204) 1-2) … 3) — Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ðây, này các Tỷ-kheo, là ba thọ. 1) Vị đệ tử đức Phật, Ðịnh, tỉnh giác, chánh niệm, Hiểu rõ ràng các thọ, Và xuất ly các thọ. 2) Chỗ này, chúng đoạn diệt, Con đường đến đoạn diệt, Tỷ-kheo đoạn các thọ, Không khát ái, tịch tịnh. -
Tương Ưng bộ .TU048 - Tập IV- Chương Ba – Tương Ưng Nữ Nhân 1. I. Khả Ý Và Không Khả Ý (1) (S.iv,238) 1) … 2) — Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Không có nhan sắc, không có tài sản, không có giới hạnh, lười biếng, không sinh con. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông. 3) Và này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Có nhan sắc, có tài sản, có giới hạnh, lanh lợi, không biếng nhác, có sanh con. Ðầy đủ năm đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông. -
Tương Ưng bộ .TU049 - Tập IV- Chương Bốn – Tương Ưng Jambukhādaka I. Nibbàna (Niết-bàn) (S.iv,251) 1) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha (Ma-kiệt-đà), làng Nàlaka. 2) Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi một bên, du sĩ Jambukhàdaka nói với Tôn giả Sàriputta: — “Niết-bàn, Niết-bàn”, này Hiền giả Sàriputta, như vậy được nói đến. Này Hiền giả, thế nào là Niết-bàn? — Này Hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn. -
Tương Ưng bộ .TU050 - Tập IV- Chương Năm – Tương Ưng Sāmandaka I. Niết Bàn (S.iv,261) 1) Một thời Tôn giả Sàriputta ở giữa dân chúng Vajji, trên bờ sông Hằng, tại Ukkavelà. 2) Rồi du sĩ Sàmandaka đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. -
Tương Ưng bộ .TU051 - Tập IV- Chương Sáu – Tương Ưng Moggalāna I. Với Tầm (S.iv,262) 1) Một thời Tôn giả Mahà Moggalàna trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Ở đấy, Tôn giả Mahà Moggalàna gọi các Tỷ-kheo: — Này chư Hiền Tỷ-kheo. — Thưa Hiền giả. -
Tương Ưng bộ .TU052 - Tập IV- Chương Bảy – Tương Ưng Tâm I. Kiết Sử (S.iv,281) 1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikasanda, tại rừng Ambàtaka. 2) Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên: — Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ? 3) Ở đây, một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: — Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ. Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: — Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ. -
Tương Ưng bộ .TU053 - Tập IV- Chương Tám – Tương Ưng Thôn Trưởng I. Canda (Tàn bạo) (S.iv,305) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi thôn trưởng Canda bạch Thế Tôn: — Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì ở đây, có người được gọi tên là tàn bạo? Do nhân gì, do duyên gì ở đây, có người được gọi là hiền lành (sùrato)? -
Tương Ưng bộ .TU054 - Tập IV- Chương Chín – Tương Ưng Vô Vi 1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về pháp vô vi và con đường đưa đến vô vi (asankhata). Hãy lắng nghe. 2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi. 3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Thân niệm (kàyagatà sati), này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi. 4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô vi, Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi. 5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông. -
Tương Ưng bộ .TU055 - Tập IV- Chương Mười – Tương Ưng Không Thuyết A. Nội dung I. Trưởng Lão Ni Khemà (S.iv,374) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. 2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo-ni Khemà đang đi du hành giữa dân chúng Kosala và trú ở tại Toranavatthu, giữa Sàvatthi và Sàketà. 3) Vua Pasenadi nước Kosala cũng đang đi từ Sàketa đến Sàvatthi và trú một đêm ở Toranavatthu, giữa Sàketa và Sàvatthi. 4) Rồi vua Pasenadi nước Kosala gọi một người và nói: -

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications