Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tương Ưng Bộ Kinh Tập II - Thiên nhân duyên
--
Tìm kiếm nhanh

 Giới thiệu Tương ưng bộ kinh
Bình Anson

Tham khảo

  1. Thích Minh Châu (1993). Kinh Tương ưng bộ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  2. Bhikkhu Bodhi (2000). The Connected Discourses of the Buddha. Wisdom Publication, Boston, USA.
  3. U Ko Lay (1991). Guide to Tipitaka. Siri Jayanta Buddhist Temple, Kuala Lumpur, Malaysia.  

* * *

Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Ngài Luận sư Buddhaghosa trong các bản Chú giải ghi rằng có 7,762 bài kinh trong Tương ưng bộ, nhưng theo ngài Bhikkhu Bodhi, dịch giả bản tiếng Anh, chỉ có 2,904 bài kinh trong bộ kinh này.

Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):

1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng, 271 bài kinh.
2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 286 bài kinh.
3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng, 716 bài kinh.
4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng, 434 bài kinh.
5. Thiên Ðại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng, 1,197 bài kinh.

Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16.

Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương đương là Tạp A-hàm (A-cấp-ma, Agama) của Hữu bộ, do ngài Cầu-Na-Bạt-Đà-La dịch sang Hán văn vào đời Tống, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Ðại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20. Bộ này cũng được quý Thượng tọa Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch và ấn hành năm 2011. Tạp A-hàm có tất cả 1,362 bài kinh. Ngài Ấn Thuận (Đài Loan) chỉnh lý mục lục, sắp xếp lại trong 7 Tụng, 51 Tương ưng, và nhờ đó, chúng ta thấy được những tương đồng giữa Tạp A-hàm của Hán tạng và Tương ưng bộ của Pali.

# Nội dung Tài liệu
Tương Ưng bộ .TU012 - Tập II - Chương Một – Tương Ưng Nhân Duyên 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng. — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 3) Thế Tôn nói như sau: — Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi. -
Tương Ưng bộ .TU013 - Tập II - Chương Hai – Tương Ưng Minh Kiến I. Ðầu Ngón Tay (S.ii,133) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các Tỷ-kheo: — Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì nhiều hơn, một ít bụi này Ta lấy lên trên đầu ngón tay, hay là quả đất lớn này? 3) — Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay. -
Tương Ưng bộ .TU014 - Tập II - Chương Ba – Tương Ưng Giới I. Giới (Tạp 16.51 Giới, Ðại 2, 115c) (S.ii,140) 1) … Trú ở Sàvatthi. 2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông giới sai biệt. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng. — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 3) Thế Tôn nói như sau: — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? 4) Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt. -
Tương Ưng bộ .TU015 - Tập II - Chương Bốn – Tương Ưng Vô Thỉ I. Cỏ Và Củi (Tạp, Ðại 2, 24b) (Biệt Tạp, Ðại 2, 486c) (S.ii,178) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. -
Tương Ưng bộ .TU016 - Tập II - Chương Năm – Tương Ưng Kassapa 1) … Trú ở Sàvatthi. 2) — Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ loại y nào, và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại y nào; không vì y làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được y, vị này không có dao động. Và nếu được y, vị này dùng y không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 3) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kasssapa này, với bất cứ đồ ăn khất thực nào, tán thán hạnh tri túc với bất cứ đồ ăn khất thực nào; không vì đồ ăn khất thực, làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được đồ ăn khất thực, vị này không có dao động. Và nếu được đồ ăn khất thực, vị này dùng đồ ăn khất thực ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. -
Tương Ưng bộ .TU017 - Tập II -Chương Sáu – Tương Ưng Lợi Ích Ðắc Cung Kính 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi… tại vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo… Thế Tôn nói như sau: 3) — Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách. -
Tương Ưng bộ .TU018 - Tập II - Chương Bảy – Tương Ưng Rahula 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràahula bạch Thế Tôn: -
Tương Ưng bộ .TU019 - Tập II - Chương Tám – Tương Ưng Lakkhana I. Ðống Xương (Tạp, Ðại 2, 135a) (S.ii,254) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm) chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ Tôn giả Lakkhana và Tôn giả Mahà Moggallàna trú ở núi Gijjhakùta (Linh Thứu). 3) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến Tôn giả Lakkhana. -
Tương Ưng bộ .TU020 - Tập II - Chương Chín – Tương Ưng Thí Dụ 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Ở đây, Thế Tôn nói như sau: 3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có nóc nhọn cao, phàm có những cây kèo xa nào, tất cả chúng đều đi đến góc nhọn, đều quy tựa vào góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc. -
Tương Ưng bộ .TU021 - Tập II - Chương Mười – Tương Ưng Tỷ Kheo 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Tại đấy, Tôn giả Mahà Moggallàna (Ðại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo: — Này các Hiền giả Tỷ-kheo. — Thưa vâng, Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggallàna. -

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications