Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh
# Nội dung Nhân duyên Tài liệu
Trung A Hàm 001. KINH THIỆN PHÁP Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc[2]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh[3], thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì? Đó là biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết sự hơn kém của người[4].

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 002. KINH TRÚ ĐẠC THỌ Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Thắng lâm trong vườn Cấp cô độc.  Lúc bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo:  “Nếu lá cây Trú đạc[2] Tam thập tam thiên úa vàng[3], lúc đó thiên chúng ở Tam thập thiên vui mừng hớn hở, cho rằng lá cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ rụng. Rồi thì lá cây ở Tam thập tam thiên đã rụng. Lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên vui mừng hớn hở cho rằng lá cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ mọc lại. Rồi thì lá cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã mọc lại, lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên vui mừng hớn hở cho rằng cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ kết ra mạng lưới[4]. Rồi thì cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã kết mạng lưới

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 003. KINH THÀNH DỤ Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hành nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Như Vương thành ở biên giới có bảy việc đầy đủ[2] và bốn thứ lương thực sung túc dễ tìm không khó; do đó Vương thành không bị ngoại địch đánh phá, ngoại trừ tự phá hoại từ bên trong. “Những gì là bảy việc mà Vương thành có đầy đủ? Đó là Vương thành ở biên giới xây cất vọng gác[3], đắp đất cho chắc không thể phá vỡ, để bên trong được an ổn, chế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc đầy đủ thứ nhất của Vương thành.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 004. KINH THỦY DỤ Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Ta sẽ giảng cho các ngươi nghe về bảy hạng người ở dưới nước. Các ngươi hãy lắng nghe, lắng nghe, và khéo suy nghĩ”. Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 005. KINH MỘC TÍCH DỤ Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la[2], du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo. Bấy giờ Đức Thế Tôn đang đi giữa đường, chợt thấy có đống cây lớn[3] ở một nơi kia đang bùng cháy dữ dội. Thế Tôn thấy vậy, liền bước xuống bên đường, đi đến một cây khác, trải Ni-sư-đàn[4], kiết già mà ngồi. Đức Thế Tôn ngồi rồi bảo các Tỳ-kheo: “Các ngươi có thấy đống cây lớn đằng kia bùng cháy không?

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 006. KINH THIỆN NHÂN VÃNG Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hành tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ nói cho các ngươi biết về bảy nơi mà bậc thiện nhân đi đến và Vô dư Niết-bàn[2]. Các ngươi hãy lắng nghe và hãy suy nghĩ kỹ”. Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 007. KINH THẾ GIAN PHƯỚC Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa Câu-xá-di[2], ở tại vườn Cù-sa-la[3]. Bấy giờ vào lúc xế chiều[4], Tôn giả Ma-ha Châu-na[5], rời khỏi nơi tĩnh tọa[6] đứng dậy, đi đến chỗ Phật; đến rồi đảnh lễ, lui ngồi một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, có thể thi thiết thế gian phước được chăng?”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 008. KINH THẤT NHẬT Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Bệ-xá-li[2], trong rừng cây Nại thị[3]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa[4]. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải ghê sợ nhờm tởm, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát. Vì sao thế, vì có lúc không mưa[5]. Ngay khi không mưa ấy tất cả cây cối, trăm thứ lúa, thảy đều khô héo, đổ nát, chết cả, không thể thường trụ. Vì thế tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 009. KINH THẤT XA Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá[2], trong tinh xá Trúc lâm[3], cùng an cư mùa mưa với chúng Đại Tỳ-kheo. Tôn giả Mãn Từ Tử[4] cũng an cư mùa mưa tại sinh quán mình. Lúc bấy giờ các Tỳ-kheo địa phương, sau khi đã trải qua ba tháng an cư mùa mưa[5], khâu vá lại các y đã xong, xếp y, cầm bát từ sinh quán đi về phía thành Vương xá. Lần lượt đi về phía trước, đến thành Vương xá, trú ở tinh xá Trúc lâm, tại thành Vương xá.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 010. KINH LẬU TẬN Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa ở Câu-lâu-sấu[2], tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp của Câu-lâu[3]. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Do tri, do kiến[4] mà các lậu bị tận diệt chớ không phải do không tri, không kiến.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 011. Kinh Diêm Dụ Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó; như vậy, không có sự thực hành phạm hạnh, không thể diệt tận khổ[2]. Nếu nói như vậy: ‘Tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó[3]’. Như vậy, có sự tu hành phạm hạnh, có được dự diệt tận được khổ.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 012. Kinh Hòa-phá Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Thích-ki-sấu[2] nước Ca-duy-la-vệ[3], trong vườn Ni-câu-loại[4]. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[5] cùng với chúng Đại Tỳ-kheo sau giờ ăn trưa[6], vì có việc nên tập họp ngồi tại giảng đường. Lúc bấy giờ Ni-kiền[7] có một người đệ tử thuộc dòng họ Thích tên Hòa-phá[8], sau giờ ăn trưa, thong thả đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên; cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi sự việc như thế này: “Này Hòa-phá, ý ông nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này, ông có thấy vị ấy nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng[9]?”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 013. Kinh Độ Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Thắng lâm trong vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Có ba độ xứ[2] khác chủng tánh, khác danh xưng, khác tông chỉ, khác học thuyết, mà dù cho người có trí tuệ khéo nhận lãnh, khéo ghi nhớ[3] để nói cho người khác[4], nhưng cũng không thu hoạch được lợi ích[5]. “Những gì là ba? Hoặc có Sa-môn, Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả hành vi của con người đều nhân túc mạng định sẵn[6]. “Lại có Sa-môn, Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả hành vi của con người đều do Đấng Tôn Hựu[7] định sẵn. “Lại có Sa-môn, Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả hành vi của con người đều vô nhân, vô duyên[8].

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 014. Kinh La-vân Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa[2]. Bấy giờ Tôn giả La-vân[3] cũng ở tại thành Vương xá, trong rừng Ôn tuyền[4]. Lúc đó, Đức Thế Tôn sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, khoác y, cầm bát, đi vào thành Vương xá để khất thực. Khất thực xong, Ngài đi đến rừng Ôn tuyền, trú xứ của Tôn giả La-vân. Tôn giả La-vân từ đàng xa thấy Đức Thế Tôn đến, lập tức đến rước, cầm y bát của Phật, trải tọa cụ và múc nước rửa chân. Đức Phật rửa chân xong, ngồi trên chỗ ngồi của La-vân. Khi đó Đức Thế Tôn liền lấy chậu nước đổ đi, chỉ lưu lại một ít, rồi hỏi: “La-vân, ngươi nay có thấy Ta cầm chậu nước này đổ đi, chỉ lưu lại một ít không?”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 015. Kinh Tư Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng. “Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp[2], Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, Ta nói rằng người ấy không nhất thiết phải thọ quả báo. “Ở đây, thân cố ý tạo ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ khổ quả. Miệng có bốn nghiệp, ý có ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ báo, thọ khổ quả.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 016. Kinh Già-lam Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Già-lam viên[2], cùng đại chúng Tỳ-kheo, đến Ki-xá tử[3], trụ trong vườn Thi-nhiếp-hòa[4], phía Bắc thôn Ki-xá tử. Bấy giờ những người Già-lam ở Ki-xá tử nghe đồn Sa-môn Cù-đàm thuộc dòng họ Thích[5], đã từ bỏ dòng họ Thích, xuất gia học đạo, đang du hóa tại Già-lam viên cùng chúng Đại Tỳ-kheo đến Ki-xá tử này, trụ trong rừng Thi-nhiếp-hòa ở phía Bắc thôn Ki-xá tử. Vị Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, truyền khắp mười phương rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự[6], Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy ở trong thế gian này giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ loài người cho đến loài trời, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Pháp mà vị ấy thuyết, khoảng đầu thiện, khoảng giữa thiện, cứu cánh cũng thiện, có nghĩa, có văn, hiển hiện phạm hạnh thanh tịnh trọn đủ[7]’. Nếu gặp được Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác để tôn trọng, lễ bái cúng dường, thừa sự, thì sẽ được nhiều thiện lợi. Chúng ta hãy cùng nhau đến gặp Sa-môn Cù-đàm để lễ bái, cúng đường”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 017. Kinh Già-di-ni Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Na-lan-đà[2], ở xóm Tường, rừng Nại[3]. Bấy giờ A-tư-la thiên có người con là Già-di-ni[4], sắc tướng uy nghi, chói sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nơi Đức Phật, cúi lạy dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên. Già-di-ni, con trời A-tư-la bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, các người Phạm chí cao ngạo tự cho ngang bằng trời[5]. Họ cho rằng, nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cõi trời[6]. Thế Tôn là Pháp chủ, mong Thế Tôn làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 018. Kinh Sư Tử Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Bệ-xá-li[2], bên bờ ao Di hầu[3], Cao lâu đài quán[4]. Bấy giờ một số đông bộ tộc Lệ-xế[5] ở Bệ-xá-li vân tập nơi thính đường[6], nhiều lần tán thán Phật, nhiều lần tán thán Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Lúc ấy đại thần Sư Tử, đệ tử Ni-kiền[7], cũng ở trong chúng đó. Bấy giờ đại thần Sư Tử muốn đến thăm viếng Đức Phật để cúng dường lễ bái. Đại thần Sư Tử trước hết đi đến chỗ các Ni-kiền, thưa với các Ni-kiền rằng: “Thưa chư Tôn, tôi muốn thăm viếng Sa-môn Cù-đàm”. Khi ấy các Ni-kiền quở Sư Tử rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 019. Kinh Ni-kiền Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Thích-ki-sấu[2], trong Thiên ấp[3]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các Ni-kiền[4] thấy như vậy, nói như vậy: ‘Những gì mà con người cảm thọ[5] đều do nhân đã tạo tác từ trước[6]. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh mà diệt và không tạo tác cái mới nữa, thì các nghiệp ấy dứt sạch. Các nghiệp đã dứt sạch thì các khổ được dứt sạch. Các khổ đã được dứt sạch thì đã đạt đến khổ biên[7]’.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 020. Kinh Ba-la-lao Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa ở Câu-lệ-sấu[2], cùng với chúng Đại Tỳ-kheo, đi đến Bắc thôn[3], trú ở phía Bắc của thôn trong rừng Thi-nhiếp-hòa[4]. Bấy giờ Ba-la-lao Già-di-ni[5] nghe rằng: “Sa-môn Cù-đàm thuộc dòng họ Thích, đã từ bỏ dòng họ Thích, xuất gia học đạo, đang du hóa tại Câu-lệ-sấu cùng chúng Đại Tỳ-kheo đi đến Bắc thôn, trú ở phía Bắc của thôn trong rừng Thi-nhiếp-hòa. Vị Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, truyền khắp mười phương rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy ở trong thế gian này giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ loài người cho đến loài trời, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Pháp mà vị ấy thuyết, khoảng đầu thiện, khoảng giữa thiện, cứu cánh cũng thiện, có nghĩa, có văn, hiển hiện phạm hạnh thanh tịnh trọn đủ’. Nếu gặp được Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, để tôn trọng, lễ bái cúng dường, thừa sự, thì sẽ được nhiều thiện lợi”. Người kia suy nghĩ rằng: “Ta nên đến yết kiến Sa-môn Cù-đàm để lễ bái, cúng dường”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 021. Kinh Đẳng Tâm Tôi nghe như vầy:  Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử[2] cùng chúng Tỳ-kheo vân tập tại giảng đường[3] vào ban đêm, nhân đem các nội kết sử[4] và ngoại kết sử[5] mà phân biệt nghĩa lý cho các Tỳ-kheo.  “Này chư Hiền, trên đời quả thật có hai hạng người. Những gì là hai? Đó là người có nội kết sử, bậc A-na-hàm, không trở lại thế gian này, và người có ngoại kiết sử, không phải là bậc A-na-hàm, sẽ còn trở lại thế gian này.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 022. Kinh Thành Tựu Giới Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu Tỳ-kheo thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu tuệ thì ngay trong đời hiện tại mà ra vào định tưởng tri diệt[2]; tất có trường hợp này. Nếu ngay trong đời hiện tại mà không chứng được cứu cánh trí[3], khi thân hoại mạng chung, vượt qua khỏi trời Đoàn thực[4], sanh lên các cõi trời Ý sanh[5], tại các cõi ấy mà ra vào định tướng tri diệt; tất có trường hợp này”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 023. Kinh Trí Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tỳ-kheo Mâu-lợi-phá-quần-nậu[2] xả giới, bỏ đạo. Tỳ-kheo Hắc Xỉ[3] nghe Tỳ-kheo Mâu-lợi-phá-quần-nậu, xả giới, bỏ đạo, liền đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử, cúi đầu lạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xong, thưa rằng: “Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, ngài nên biết Tỳ-kheo Mâu-lợi-phá-quần-nậu, xả giới, bỏ đạo”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 024. Kinh Sư Tử Hống Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ trong rừng Thắng lâm vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thế Tôn cùng với chúng Đại Tỳ-kheo an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ. Tôn giả Xá-lê Tử cũng an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ. Lúc ấy Tôn giả Xá-lê Tử an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ xong, đã trải qua ba tháng, sau khi vá sửa các y rồi, liền xếp y ôm bát đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua một bên rồi thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con an cư mùa mưa ở nước Xá-vệ vừa xong. Bạch Thế Tôn, bây giờ con muốn du hành trong nhân gian”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 025. Kinh Thủy Dụ Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử bảo các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, hôm nay tôi sẽ nói năm pháp trừ não[2] cho các vị, hãy lắng nghe, hãy khéo suy nghĩ”. Các vị Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Tôn giả Xá-lê Tử nói rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 026. Kinh Cù-ni-sư Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa[2]. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư[3] cũng trú tại thành Vương xá, ở tại Vô sự thất[4], cười đùa kiêu ngạo, tháo động, không chánh niệm như khỉ vượn[5]. Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút việc nên đến thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử cùng với chúng Tỳ-kheo sau giờ ngọ thực, vì có chút việc nên vân tập tại giảng đường. Tỳ-kheo Cù-ni-sư sau khi đã làm xong việc trong thành Vương xá, đi đến giảng đường. Tôn giả Xá-lê Tử từ đằng xa trong thấy Cù-ni-sư đi đến. Nhân Cù-ni-sư mà bảo các Tỳ-kheo rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 027. Kinh Phạm Chí Đà-nhiên Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa, cùng chúng Đại Tỳ-kheo an cư mùa mưa. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử đang ở nước Xá-vệ cũng an cư mùa mưa. Lúc ấy, có một Tỳ-kheo ở thành Vương xá, sau khi trải qua ba tháng an cư mùa mưa xong, vá sửa lại các y, rồi xếp y, ôm bát từ thành Vương xá đi đến nước Xá-vệ, ở trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 028. Kinh Giáo Hóa Bịnh Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc[2]. Bấy giờ Trưởng giả Cấp Cô Độc[3] mang bệnh hiểm nghèo. Lúc ấy Trưởng giả Cấp Cô Độc bảo sứ giả rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 029. Kinh Đại Câu-hi-la Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Tôn giả Xá-lê Tử từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hi-la[2], chào hỏi lẫn nhau, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lê Tử nói với Tôn giả Đại Câu-hi-la như vầy: “Tôi có điều muốn hỏi, mong ngài nghe cho chăng?”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 030. Kinh Tượng Tích Dụ Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, nếu có vô lượng thiện pháp, thì tất cả các thiện pháp ấy đều thu nhiếp vào bốn Thánh đế, đi vào trong bốn Thánh đế[2]. Nghĩa là, trong tất cả pháp, bốn Thánh đế là tối thượng bậc nhất. Vì sao thế? Vì nhiếp thọ tất cả các thiện pháp.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 031. Kinh Phân Biệt Thánh Đế Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc[2]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Đây là sự công bố chánh pháp tối thượng[3], tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng[4].

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 032. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, vào lúc xế chiều[2], Tôn giả A-nan[3] rời tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp[4] bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh. Nếu Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh; con xin thọ trì pháp vị tằêng hữu ấy của Thế Tôn.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 033. Kinh Thị Giả Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá. Bấy giờ, có các đại đệ tử, là các Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, được nhiều người biết đến; đó là Tôn giả Câu-lân-nhã[2], A-nhiếp-bối[3], Tôn giả Thích-ca Vương Bạt-đề[4], Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ[5], Tôn giả Hòa-phá[6], Tôn giả Da-xá[7], Tôn giả Bân-nậu[8], Tôn giả Duy-ma-la[9], Tôn giả Già-hòa-ba-đề[10], Tôn giả Tu-đà-da[11], Tôn giả Xá-lê Tử[12], Tôn giả A-na-luật-đà[13], Tôn giả Nan-đề[14], Tôn giả Kim-tì-la[15], Tôn giả Lệ-ba-đá[16], Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[17], Tôn giả Đại Ca-diếp[18], Tôn giả Đại Câu-hi-la[19], Tôn giả Đại Châu-na[20], Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[21], Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão[22], Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão[23], rất nhiều các vị Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, đại đệ tử, được mọi người biết đến, tương tự như vậy, cũng ở thành Vương xá, tất cả đều trú gần ngôi nhà lá của Phật.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 034. Kinh Bạc-câu-la Tôi nghe như vầy: Một thời, sau khi Phật nhập Niết-bàn không bao lâu, Tôn giả Bạc-câu-la[2] du hóa[3] tại thành Vương xá, trong Trúc lâm vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ có một người dị học[4], vốn là bằng hữu thân thiết với Tôn giả Bạc-câu-la khi ngài chưa xuất gia, vào buổi xế, loanh quanh đi đến chỗ Tôn giả Bạc-câu-la, chào hỏi rồi ngồi sang một bên. Dị học nói rằng: “Hiền giả Bạc-câu-la, tôi có điều muốn hỏi; có thể cho tôi được hỏi chăng?”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 035. Kinh A-tu-la Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Bệ-lan-nhã [2], trong vườn Hoàng lô[3]. Bấy giờ vua A-tu-la là Bà-la-la[4] con trai của Mâu-lê-già A-tu-la[5], sắc tướng uy nghi, ánh sáng chói rực, vào lúc đêm gần sáng, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Thế Tôn rồi ngồi sang một bên.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 036. Kinh Địa Động Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Kim cang[2], thành Viết-địa[3]. Bấy giờ cõi đất kia bị chấn động mạnh[4]. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. Lúc đó, Tôn giả A-nan thấy cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ. A-nan thấy rồi sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng; đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng sang một bên, rồi thưa rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 037. Kinh Chiêm-ba Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[2]. Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát[3], trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng. Bấy giờ có một Tỳ-kheo[4] từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 038. Kinh Úc-già Trưởng Giả (I) Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Bệ-xá-li, trong Đại lâm[2]. Bấy giờ Trưởng giả Úc-già[3], chỉ có một số phụ nữ theo hầu hạ và ông đang ở trước các phụ nữ ấy, từ Bệ-xá-li ra đi. Ở khoảng giữa Đại lâm và Bệ-xá-li[4], chỉ để hoan lạc với các kỹ nữ, như vị quốc vương. Rồi thì, Trưởng giả Úc-già, uống rượu say túy lúy, bỏ các phụ nữ kia ở lại đó, đi vào trong Đại lâm. Đang lúc Trưởng giả Úc-già say rượu lúy túy, từ đàng xa trông thấy Đức Thế Tôn ở giữa rừng cây, đoan chánh đẹp đẽ như vầng trăng giữa đám sao, ánh sáng chói lọi rực rỡ, ánh sáng như tòa núi vàng, đầy đủ tướng tốt, oai thần nguy nga, các căn tịch tĩnh, không bị ngăn che, thành tựu sự điều ngự, tâm vắng lặng tịch mặc. Trưởng giả thấy Đức Phật rồi, lập tức tỉnh rượu. Sau khi tỉnh rượu, Trưởng giả Úc-già liền đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 039. Kinh Úc-già Trưởng Giả (Ii) Tôi nghe như vầy: Một thời sau khi Phật nhập Niết-bàn không bao lâu, có một số đông Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão du hóa tại Bệ-xá-li, ở bên dòng sông Di hầu, tại ngôi lầu cao. Bấy giờ Trưởng giả Úc-già[2] tổ chức đại bố thí như sau: Đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có mời chúng Tỳ-kheo đến ăn. Ông tổ chức đại bố thí như vậy.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 040. Kinh Thủ Trưởng Giả (I) Tôi nghe như vầy: Môt thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la[2], trong Hòa lâm. Bấy giờ Thủ Trưởng giả[3], cùng với năm trăm Đại trưởng giả đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên. Năm trăm Trưởng giả cũng cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên. Đức Thế Tôn bảo rằng:

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 041. Kinh Thủ Trưởng Giả (Ii) Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la, trong Hòa lâm. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằêng hữu. Những gì là tám? Thủ Trưởng giả có thiểu dục, có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 042. Kinh Hà Nghĩa Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ vào lúc xế chiều, Tôn giả A-nan từ chỗ độc cư tĩnh tọa[2] đứng dậy, đến trước Đức Phật, đảnh lễ dưới chân rồi ngồi sang một bên, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, giữ giới có ý nghĩa gì?[3]”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 043. Kinh Bất Tư Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng: “Này A-nan, người giữ giới không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi không có sự hối hận’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy[2] ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 044. Kinh Niệm Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nếu các Tỳ-kheo nào thường lãng quên, không chánh trí thì làm tổn hại chánh niệm, chánh trí. Nếu không chánh niệm, chánh trí thì làm tổn hại các việc gìn giữ[2] các căn, gìn giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn[3].

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 045. Kinh Tàm Quý (I) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh[2]. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 046. Kinh Tàm Quý (Ii) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lê Tử bảo các Tỳ-kheo rằng: “Này các Hiền giả, nếu Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm, chánh trí. Nếu không có chánh niệm, chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 047. Kinh Giới (I) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.  Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào phạm giới thì làm tổn hại gìn giữ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 048. Kinh Giới (Ii) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.  Bấy giờ, Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào phạm giới thì làm tổn hại gìn giữ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. 

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 049. Kinh Cung Kính (I) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.  Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các bậc phạm hạnh. Nếu Tỳ-kheo nào không thực hành hạnh cung kính, không khéo quán sát[2], không kính trọng[3] các bậc phạm hạnh, mà pháp oai nghi[4] đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Pháp oai nghi không đầy đủ mà học pháp đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Học pháp không đầy đủ mà giới thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giới thân không đầy đủ mà định thân đầy đủ[5], điều đó không thể xảy ra. Định thân không đầy đủ mà tuệ thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Tuệ thân không đầy đủ mà giải thoát thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát thân không đầy đủ mà giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát tri kiến thân không đầy đủ mà Niết-bàn đầy đủ, điều đó không thể xảy ra.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 050. Kinh Cung Kính (Ii) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các bậc phạm hạnh.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Trung A Hàm 051. Kinh Bổn Tế Tôi nghe như vầy Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Không thể biết biên tế[2] cùng cực của hữu ái[3]. Trước vốn không có hữu ái, nhưng nay sanh ra hữu ái, do đó mới có thể biết được nhân của hữu ái[4].  “Hữu ái có tập[5] chứ không phải không tập. Tập của hữu ái là gì? Vô minh là tập.  “Vô minh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô minh là gì? Năm triền cái[6] là tập.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state