Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thành Xá Vệ (SAVATTHI)
1. Thành Xá Vệ (Sāvatthī) và tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Khoảng 10 giờ, sau khi ngắm sông Hằng và mua sắm vài thứ cần dùng cho chuyến đi, chúng tôi đã rời khỏi Varanasi (Sarnath) đến Xá Vệ (Sāvatthī) đoạn đường đi bằng xe khoảng 6 tiếng đồng hồ, tương đối xa. Sāvatthī hay thành Xá Vệ là một thuật từ quen thuộc trong nhiều bản kinh Phật giáo Đại thừa, như kinh A Di Đà, kinh Vu Lan Bồn….Bởi vì tại nơi đây, đức Phật đã thuyết nhiều bài pháp rất quan trọng.
Tìm kiếm nhanh

ID:93 Thành Xá Vệ (SAVATTHI)

student dp

ID:93

Class:4

Section:A

General Information

Tên gọi

:

Thành Xá Vệ (SAVATTHI)

Academic Year : 2020
Gender : Không xác định
Religion : Group
blood : B+

Other Information

1. Thành Xá Vệ (Sāvatthī) và tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Khoảng 10 giờ, sau khi ngắm sông Hằng và mua sắm vài thứ cần dùng cho chuyến đi, chúng tôi đã rời khỏi Varanasi (Sarnath) đến Xá Vệ (Sāvatthī) đoạn đường đi bằng xe khoảng 6 tiếng đồng hồ, tương đối xa. Sāvatthī hay thành Xá Vệ là một thuật từ quen thuộc trong nhiều bản kinh Phật giáo Đại thừa, như kinh A Di Đà, kinh Vu Lan Bồn….Bởi vì tại nơi đây, đức Phật đã thuyết nhiều bài pháp rất quan trọng.

https://www.daophatngaynay.com/vn/tap-chi-dao-phat-ngay-nay/Bai-viet-chon-loc/8730-Thanh-Xa-Ve-SAVATTHI-.html

1. Thành Xá Vệ (Sāvatthī) và tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana).

Khoảng 10 giờ, sau khi ngắm sông Hằng và mua sắm vài thứ cần dùng cho chuyến đi, chúng tôi đã rời khỏi Varanasi (Sarnath) đến Xá Vệ (Sāvatthī) đoạn đường đi bằng xe khoảng 6 tiếng đồng hồ, tương đối xa.

Sāvatthī hay thành Xá Vệ là một thuật từ quen thuộc trong nhiều bản kinh Phật giáo Đại thừa, như kinh A Di Đà, kinh Vu Lan Bồn….Bởi vì tại nơi đây, đức Phật đã thuyết nhiều bài pháp rất quan trọng.

Khi đến nơi được cho là thành Xá Vệ, chúng ta không thấy được gì về dáng dấp của một kinh thành nguy nga, trù phú ngày xưa nữa, nếu không có những nền gạch cũ của các thánh tích Phật giáo còn sót lại. Nhờ nền gạch cũ của các tu viện Phật giáo nổi tiếng trong thành Xá Vệ từ thời đức Phật, chúng ta mới đoán chắc được vùng này từng là một kinh thành thời xa xưa.

Sāvatthī là tiếng Pāli được phiên âm là Xá Vệ, là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị. Đất nước Kiều Tát La là một trong những quốc gia cường thịnh bậc nhất về chính trị, kinh tế lẫn quân sự vào thời đức Phật còn tại thế. Dân chúng trong thành đông đúc, hiền lương và rất là giàu có. Cũng trong kinh thành nguy nga tráng lệ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến Phật giáo được diễn ra, mà khi mới nghe qua chúng ta ngỡ ngàng như một câu chuyện huyền thoại. Đặc biệt nhất chính là câu chuyện mua đất xây tinh xá cúng dường đức Phật của một phú gia tên là Cấp Cô Độc (Anāthapin-dika), khởi nguồn cho một đạo Phật thâm nhập vào trong xứ sở vốn nhiều giáo phái ngoại đạo đang ảnh hưởng lớn mạnh tại nơi này. Sau cuộc hội ngộ với đức Phật tại thành Vương Xá (Rājagaha) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) và được đức Phật thuyết pháp giáo hóa, ông Cấp Cô Độc vui mừng khôn tả xiết xin được làm đệ tử của Ngài. Để tỏ lòng cung kính đức Phật, ông Cấp Cô Độc liền trở về thành Xá Vệ nước Kiều Tát La và muốn xây dựng ngôi tịnh xá để thỉnh Phật thuyết pháp. Mặc dù đã tìm kiếm khắp nơi trong thành Xá Vệ nhưng chưa có một khu đất nào vừa với nguyện vọng của ông. Cuối cùng, ông nhớ đến vườn cây của thái tử Kỳ Đà (Jeta), con vua Ba Tư Nặc, là nơi lý tưởng nhất, thích hợp nhất để thực hiện nguyện ước của mình. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để mua được mảnh đất này, vì ông thừa biết rằng, thái tử Kỳ Đà không cần bất cứ gì để đổi lấy khu ngự uyển đẹp đẽ là nơi thư giãn hàng ngày của ông. Bởi quá nôn nóng cho công việc của mình, lại thêm một lòng kính trọng đức Phật đã thúc đẩy trưởng giả Cấp Cô Độc đến tìm gặp thái tử Kỳ Đà để thương lượng. Thái tử Kỳ Đà rất ngạc nhiên và quái lạ cho sự việc buôn bán này. Nhưng vì nể uy đức của ông Cấp Cô Độc, người thường bố thí cho dân nghèo và ủng hộ đắc lực cho ngân khố quốc gia, nên thái tử trả lời đùa cho qua câu chuyện: “Trong khu vườn này, nếu ông trải vàng đến đâu thì tôi bán cho ông đến đó”. Chỉ cần một lời hứa suông của thái tử Kỳ Đà, ông Cấp Cô Độc cho người về kho lấy đủ số vàng để trải khắp khu vườn này, chẳng những thế mà nơi mỗi gốc cây đều có một nhúm vàng tương đương với chu vi của nó. Thái tử Kỳ Đà vô cùng kinh ngạc, khi thấy ông trưởng giả thực hiện theo lời đề nghị của mình mà không một chút do dự, điều này đã kích thích lòng tò mò của thái tử. Qua lời giải bày của ông trưởng giả Cấp Cô Độc, Thái tử Kỳ Đà vô cùng thán phục đức Phật, một con người giác ngộ, một bậc vĩ nhân xuất hiện trên cõi Diêm Phù Đề, chỉ vì lợi ích cho chư thiên và loài người. Do đó, thái tử Kỳ Đà muốn góp phần trong việc xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, bằng cách dâng toàn bộ số cây trong vườn cho đức Phật. Vì là vườn của ông Cấp Cô Độc nhưng cây là của thái tử Kỳ Đà, nên trong kinh điển thường ghi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, để nói lên việc cúng dường hi hữu này.

Trong 45 năm hoằng hóa độ sanh, đức Phật đã trải qua 25 mùa mưa nơi thành Xá Vệ, riêng tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đức Phật đã an cư đến 19 lần. Điều đó đủ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và uy thế của kinh thành Xá Vệ nói chung hay tịnh xá Kỳ Viên nói riêng đối với sự phát triển Phật giáo lớn lao biết dường nào!

2. Vai trò vua Ba Tư Nặc (Pase-nadi) đối với Phật giáo.

Bên cạnh những đại thí chủ ủng hộ Phật pháp như Cấp Cô Độc thì vai trò của vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) trị vì vương quốc Kiều Tát La (Kosala) cũng không kém phần quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo. Được sự hướng dẫn khéo léo của hoàng hậu Phật tử Mạc Lị (Mallika), người rất tin và thâm hiểu Phật giáo, vua Ba Tư Nặc trở thành một vị minh quân, cai trị dân chúng theo con đường của Phật giáo, vì vậy đất nước càng trở nên thịnh trị, thái bình, dân chúng an cư lạc nghiệp.

 Nhờ sự bảo hộ của vua chúa, nên đạo Phật phát triển rất là mạnh mẽ, cơ sở Phật giáo được xây cất lên nhiều, từ vua quan cho đến thứ dân đều thấm nhuần giáo lý Phật Đà. Những lời vàng ngọc của đức Phật dạy cho vua Ba Tư Nặc về cách trị dân được ghi lại tóm tắt như sau: “Những hành động thiện hay ác của chúng ta mãi theo chúng ta như bóng theo hình. Ðiều cần thiết mà chúng ta phải có là tình thương. Hãy xem thần dân như con ruột của mình, đừng áp bức họ, đừng tổn hại họ, trái lại hãy bảo vệ họ như gìn giữ tay chân của người. Hãy sống với Chánh pháp và đi mãi trên con đường lành. Ðừng nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống. Hãy gần gũi và thương yêu những kẻ nghèo khổ.

Ðừng nghĩ nhiều đến địa vị quốc vương và đừng nghe những lời nịnh hót. Không có một sự an lạc nào trong sự làm khổ mình bằng cách ép xác. Nên chú tâm vào Chánh pháp và áp dụng Chánh pháp trong cuộc sống. Chúng sanh đang bị bao quanh bởi những núi thành sầu khổ và chỉ có thể giải thoát bằng cách sống thật với chân lý. Tất cả những bậc trí giả đều ghê tởm những thú vui thấp hèn của xác thịt và trọn sống cho trí tuệ. Thử hỏi: làm sao chim chóc có thể đậu được trên một cây đang bốc cháy dữ dội? Chơn lý cũng vậy, không thể tìm thấy nó trong cuộc sống đầy dục vọng. Không nhận thức được như thế, dầu được xưng tụng là Thánh nhân cũng chỉ là kẻ dốt nát. Nhận thức được như thế là người thật có trí tuệ. Hãy dành nhiều thời giờ cho việc khai sáng tâm trí. Thiếu trí tuệ, cuộc đời trở nên vô nghĩa. Tất cả giáo nghĩa của các tôn giáo phải phụng sự cho trí tuệ loài người. Nếu không chúng không có lý do để tồn tại”.

Đây chính là đạo đức căn bản của người có nhiệm vụ cai trị muôn dân mà suốt đời vua Ba Tư Nặc ứng dụng để đem lại sự phồn vinh và thịnh trị cho đất nước Kosala.

3. Giảng đường Lộc Mẫu

Cách tinh xá Kỳ Viên (Jetavana) khoảng 5 km có một vườn xoài, và một bức tường đổ, được cho là khu giảng đường Lộc Mẫu, do nữ thí chủ Tỳ Xá Khư (Visakha) cúng dường. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư là một Phật tử giàu có đứng hàng thứ nhì ở thành Xá Vệ, chỉ sau Cấp Cô Độc. Bà rất tín mộ Phật và phát tâm làm một ngoại hộ thiện tri thức, cúng dường mọi nhu cầu cho Tăng Ni tu học tại kinh thành này. Có lần bà cầu xin Phật chấp thuận cho bà 8 điều nguyện ước. Nội dung của tám điều ấy đại khái như sau:

1. Trọn đời cúng dường Y trong mùa mưa cho các thầy Tỳ kheo (ngoài 3 bộ Y chính).

2. Được cúng dường thực phẩm cho các thầy Tỳ kheo mới đến.

3. Được cúng dường thực phẩm cho các thầy Tỳ kheo đi xa.

4. Được cúng dường thực phẩm cho các thầy Tỳ kheo bị bệnh.

5. Cúng dường thực phẩm cho những người nuôi các thầy Tỳ kheo bị bệnh.

6. Được trọn đời cúng dường cháo sữa buổi mai cho chư Tăng.

 7. Thuốc men cho các thầy Tỳ kheo bị bệnh.

8. Được cúng dường y tắm cho các Tỳ kheo Ni.

Đức Phật đã hứa khả và nói lên lời tán thán công đức bà: Lành thay! lành thay! Tỳ Xá Khư! Ngươi đã khéo xin Như Lai 8 điều trên với những lý do rất xác đáng và lợi ích. Cúng dường đến những người đáng cúng dường như gieo giống trên đất tốt và sẽ được gặt hái nhiều quả tốt. Trái lại nếu cúng dường cho những kẻ thiếu đạo đức, còn mang nặng dục vọng thấp hèn thì chẳng khác gieo giống trên đất xấu. Nắng dục vọng của người thọ lãnh sẽ làm khô chết giống công đức của người cúng dường.

Bà đã dành một khu vườn xoài lớn, thoáng mát và rộng rãi cho Phật và chúng Tăng. Trong khuôn viên này, bà xây dựng một ngôi đại giảng đường nằm ở phía Đông của khu vườn nên gọi là Đông Viên tịnh xá. Vì bà là người cư sĩ đức hạnh, mẫu mực, yêu thương giúp đỡ mọi người, nên được người dân trong thành tôn xưng là Lộc Mẫu (Migāramāta) nghĩa là tình thương yêu, chăm sóc dành cho mọi người hiền lành như nai mẹ thương con. Và đó là lý do vì sao ngôi đại giảng đường có tên là Lộc Mẫu.

Tại ngôi giảng đường này đức Phật cũng thuyết nhiều bài kinh quan trọng như kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Tiểu Mãn Nguyệt ...  và nhiều đoạn kinh có đề cập đến bà. Bà sống trên 120 tuổi, qua đời sau đức Phật Niết bàn khoảng 60 năm.

4. Cội Bồ đề Ānanda

Từ cổng chính tinh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi vào khoảng 30m, phía bên phải, chúng ta nhìn thấy một cây Bồ đề thật to nằm sát bên lối đi, có hàng rào bao bọc để bảo vệ, đó chính là cây Bồ đề của ngài A Nan Đà (Ānanda) trồng.

Chúng ta thường biết rất rõ về cây Bồ đề linh thiêng tại thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), cội cây mà đức Thế Tôn thiền định 49 ngày đêm và chứng vô thượng giác, nhưng ít người trong chúng ta biết đến cây Bồ đề tại tinh xá Kỳ Viên, do ngài A Nan chiết từ cây Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng. Tại sao lại là cây Bồ đề từ chỗ Phật thành đạo mà không phải là cây Bồ đề khác hay bất cứ loại cây gì để gây bóng mát? Việc này bắt đầu từ một lần nọ, trưởng giả Cấp Cô Độc đến tịnh xá Kỳ Viên thăm viếng đức Phật. Vào lúc đó, đức Phật đang đi du hóa nơi xa nên ông không gặp được đức Phật. Trong thời gian đức Phật không có mặt nơi tịnh xá Kỳ Viên, không riêng gì Cấp Cô Độc mà còn rất nhiều tín chủ đến chiêm bái và cúng dường vật thực đều thất vọng, buồn bã vì không đảnh lễ được đức Thế Tôn. Theo lời đề nghị của trưởng giả Cấp Cô Độc là làm sao đảnh lễ được đức Phật khi Ngài du hóa phương xa? Ngài A Nan đã thưa chuyện này lên đức Phật. Đức Phật dạy ngài A Nan nên trồng một cây Bồ đề lấy từ Bồ Đề Đạo Tràng. A Nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hoan hỷ cho con đem giống Bồ đề từ cây Bồ đề nơi Thế Tôn đã thành đạo mang về đây trồng trước cửa tinh xá”. Đức Phật đồng ý: “Được lắm A Nan! Hãy trồng cây Bồ đề tại đây và hãy nói với chư thiện nam tín nữ là Ta luôn hiện diện dưới cội Bồ đề này”. Sau khi ngài Mục Kiền Liên đem giống Bồ đề về đến tinh xá, tôn giả A Nan mang nó trồng trước cổng tinh xá Kỳ Viên. Đức Phật tọa thiền dưới gốc cây này một đêm, để cây Bồ đề được hấp thụ khí thiêng từ công đức của Phật. Từ đó cây Bồ đề này được đặt tên là Ānanda.

5. Nền tháp tôn giả Vô Não và nền nhà Cấp Cô Độc

Cách tịnh xá Kỳ Viên (Jeta-vana) không xa có hai nền tháp cũ gần nhau khoảng 100m, đó là nền nhà của ông Cấp Cô Độc (Anāthapindika) và nền tháp của tôn giả Vô Não (Angulimala). Riêng nền tháp của tôn giả Anguli-mala không còn nguyên vẹn như nền nhà của Cấp Cô Độc mà nó chỉ là một khối gạch cũ với nhiều đường hầm và lối đi lỏm chỏm đá gạch. Người quanh vùng thường gọi tháp này với tên địa phương là tháp Kacchi Kuti.

Trước khi trở thành sa môn Phật giáo, Anguli-mala là một tên sát nhân hung bạo tại thành Xá Vệ. Vua Ba Tư Nặc rất khổ tâm về tên giết người quái lạ chỉ vì ngón tay này! Thật ra, ban đầu Angulimala là một chàng thanh niên hiền lành chất phác, không làm tổn hại ai nên có tên là Ahimsā nghĩa là Vô Não. Vì bị đầu độc bởi một tà sư ngoại đạo nên Angulimala trở thành kẻ giết người lấy ngón tay làm vòng hoa đeo cổ, hầu mong đạt đạo khi vòng hoa đủ số 100 ngón tay của một ngàn người. Chỉ thiếu một ngón tay thôi là đủ số lượng nhưng ông ta tìm mãi không ra được một người nào ngang qua khu rừng vắng. Do quá nôn nóng cho việc đắc đạo mù quáng của mình nên Angulimala trở về nhà toan giết mẹ cho đủ số một 100 ngón tay. Nhờ duyên lành nhiều kiếp trong quá khứ, đức Phật dùng thần lực nhiếp hóa để ông khỏi mang tội đại nghịch giết mẹ. Sau khi ăn năn tội lỗi của mình nhờ giác ngộ được lời Phật dạy, Angulimala xuất gia theo Phật, tu hành tinh tấn, chẳng bao lâu chứng được thánh quả A la hán, nhưng phải chịu nhiều quả báo do nghiệp ác đã gieo. Toàn bộ nội dung, tình tiết câu chuyện này được ghi lại trong kinh Angulimala, số 86, thuộc Trung Bộ kinh.

.

https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2023/07/21/hnh-huong-dat-phat-11-thnh-x-ve/

 

HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT.

(A PILGRIMAGE TO THE LAND OF BUDDHA).

11. THÀNH XÁ VỆ

(SHRAVASTI)

Nguyễn Xuân Quang.

clip_image002

Trước lều cỏ thơm an cư của Đức Phật tại Vườn Thệ Đà (Kỳ Viên) ở Xá Vệ Thành.

*

Tổng Quát.

clip_image004

Shravasti và các địa điểm Phật giáo khác.

Từ Lumbini, Nepal chúng tôi trở lại Ấn Độ hướng về Thành Xá Vệ (Shravasti). Thời gian đi mất khoảng năm tiếng rưỡi đồng hồ lái xe. Lần này trở lại qua biên giới trở về Ấn Độ khi qua cửa ải mới thật sự là qua… ‘khổ ải’.

Nepal đi dễ khó về. Tại biên giới phải chờ dài người ra. Mấy nước theo Mao-Tập làm khó dễ với người rời nước mình.

Người hướng dẫn phái đoàn hành hương Campuchia đã có kinh nghiệm đưa đoàn của họ tới từ bốn giờ sáng để được ở vị trí đầu tiên đứng chờ mở cửa lúc 8 giờ.

clip_image006

Sở di trú biên giới Nepal-Ấn Độ vào lúc sáng sớm (ảnh của tác giả).

Chỉ có quán bán cà phê, ăn sáng là đông vui. Các bà vui vẻ vì có thì giờ mua sắm giúp đỡ nền kinh tế Nepal. Các con chó què không thể rời được quê hương cũng có những giây phút hạnh phúc được tiếp xúc với các du khách thập phương.

clip_image008

Một người đẹp trong nhóm trong lúc chờ đợi chăm sóc, vỗ về một con chó què với lòng đầy trìu mến (ảnh của tác giả).

Mở cửa từ 8 giờ mà bây giờ 10 giờ hàng hành hương Campuchia đứng đầu vẫn dậm chân tại chỗ. Có một bà cụ đứng lâu quá té xỉu, tác giả phải nhào ra chăm sóc.

Mười giờ quan lớn mới ngồi xe sang tới. Mọi người bắt đầu thực sự làm việc…

Mãi gần 12 giờ mới qua được cửa khổ ải.

Tiện đường chúng tôi ghé thăm Ca-tì-la-vệ (Kapilvastu), nơi Đức Phật trải qua thời thơ ấu tại Cung điện Sudodhan (xem bài viết riêng số tới).

Đến tỉnh Xá Vệ Shravasti đã xế chiều. Shravasti (Phạn ngữ Śrāvastī; Pali Sāvatthī) là một tỉnh của phân khu Shravasti, tiểu bang Uttar Pradesh gần biên giới Nepal, vốn là kinh đô cũ của vương quốc Kosala (Kiều Tát La) của vua Ba Tư Nặc (Prasenajit hay Pasenadi). Kosala trải dài từ đông sang tây khoảng 350 km, từ bắc xuống nam khoảng 270 km. Phía tây quá Lucklow, thủ đô của tiểu bang Uttar Pradesh ngày nay. Phía nam xuống tận sông Hằng.

Nơi đây Đức Phật trải qua gần như phần lớn thời kỳ sau khi thành đạo, qua 25 lần an cư mùa mưa

Vài Dòng Lich Sử

Thủ đô Shravasti là một trong sáu tỉnh thành lớn nhất ở cánh đồng Sông Hằng của nước Kosala. Nằm bên một dòng sông chẩy xuôi về phía đông nam rồi nhập vào Hằng Hà rất tiện việc lưu thông. Thêm nữa Xá Vệ còn ở ngã ba của ba con đường giao thương chính của Ấn Độ xưa nối các miền khác nhau của cận-lục địa Ấn Độ nên Kosala là một trong những quốc gia cường thịnh bậc nhất về chính trị, kinh tế lẫn quân sự vào thời Đức Phật còn tại thế. Dân số đông đúc, hiền lành và rất sung túc.

Vua Ba-tư-nặc nước Kosala là anh em với vua Tần-bà-sa Bimbisara, một cư sĩ thân thiết với Đức Phật của nước Ma-kiệt-đà Magadha nên Xá Vệ thành bang giao mật thiết với Vương Xá Thành, là hai trung tâm thương mại phồn thịnh.

Du Ký Hành Hương của Các Cao Tăng Trung Hoa.

Thầy Pháp Hiển có nói tới Shravasti và cho biết làm thế nào Thầy đến được Kapilavastu từ Shravasti.

Thầy Huyền Trang mô tả Shravasti trong tập 6 của Đường Tăng Du Ký. Thầy nói tới bốn nơi thầy ghé thăm, trong đó Xá Vệ lúc đó hoang vắng tiêu điều. Có hơn trăm tu viện nhiều chỗ đã đổ nát. Đây là các tu viện Phật giáo nguyên thủy. Thầy thấy hoàng cung của vua Ba Tư Nặc hoang phế, ở phía đông có tháp Đại Sảnh Dhama (Great Dhamma Hall), một tháp khác nữa và đền thờ Dì Kế Mẫu của Đức Phật. Cạnh đó theo thầy Huyền Trang là tháp lớn Angulimala (tôn giả Vòng Chuỗi Ngón Tay), không hiểu sao dịch Angulimala là Vô Não. Khoảng chừng năm lí (dậm) (khoảng 2 km vào thế kỷ thứ 7) về phía nam thành phố là Vườn Thệ Đà Jetavana (Jeta: Thệ Đà và vana: vườn, viên) hay Kỳ Viên với hai trụ cao 70 bột (ft) đứng trước một tu viện đổ nát. Một trụ có chạm khắc bánh xe và một trụ có con bò đực.

Thầy Huyền Trang tới thăm tất cả chỗ này và ghi lại cùng với chuyện truyền kỳ về Đức Phật tại Xá Vệ. Thầy cũng viếng thăm một Chùa Phật giáo cao 60 bộ có một tượng Phật ngồi ở Xá Vệ thành và một đền thờ thần (deva temple) cùng cỡ với chùa Phật. Cả hai đều còn trong tình trạng tốt.

Trên 60 lí về hướng bắc Thầy thấy một dẫy tháp xây bởi Hoàng đế Ashoka thờ ngài Ca Diếp (Kasyapa).

Khảo Cổ Học

Các phiến đá có khắc chữ và tượng Phật tìm thấy ở và gần tỉnh Xá Vệ cho thấy đây là địa điểm Phật giáo hoạt động mãnh liệt và thịnh vượng vào thời Đức Phật thế kỷ thứ 5 Trước Dương Lịch cho tới ít nhất thế kỷ thứ 12 Sau Dương Lịch. Về sau bị phá hủy và biến thành các gò đống vào thế kỷ 13 hay sau đó. Đây chính là thời điểm bị quân Hồi giáo tới và tạo nên các vương triều Delhi Sultanate. Các nhà khảo cổ Nhật khai quật giữa năm 1986 và 1996 cho thấy nơi đây tiếp tực xây dựng và bành trướng suốt thiên niên kỷ thứ nhất. Sau đó khám phá các tro than còn lại và đất bị cháy cho thấy phần lớn bị cháy rụi và tổn hại trong khi các phần khác bị hoang phế và bị soi mòn.

Vào cuối thế kỷ 19 di chỉ Xá Vệ được các nhà khảo cổ học Anh và Ấn Độ khám phá ra lại.

Ngày nay Xá Vệ chì còn là một tỉnh lẻ, một trung tâm du lịch và hành hương của các Phật tử khắp thế giới.

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT CỦA THÀNH XÁ VỆ.
Nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến Phật giáo đã diễn ra tại thành Xá Vệ.

Vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) và Phật giáo.

Vua Prasenajit là một cư sĩ của Đức Phật và là một vị bảo trợ đắc lực Phật giáo.

Vua Ba Tư Nặc giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo. Được sự trợ giúp của hoàng hậu Mạc Lị (Mallika), một Phật tử thuần thục và những lời chỉ dậy vàng ngọc của đức Phật về cách trị dân, vua Ba Tư Nặc trở thành một vị minh quân. Nước Kosala là một nước thái bình, thịnh trị, hùng mạnh.

+ Cấp Cô Độc (Anathapindada) và Vườn Thệ Đà hay Kỳ Viên (Jetavana).

Cấp Cô Độc (Anathapindada) hiểu theo nghĩa dân dã là Ông Cả Cô Độc, một trưởng lão không có con hay hiểu theo chữ nghĩa là Người Cấp Dưỡng Kẻ Cô Đơn. Ông giầu nứt đố đổ vách vì là chủ ngân hàng (banker). Ông có vợ người ở Vương Xá (Rajgir) nước Ma Kiệt Đà (Magadha). Ngày nọ tới Vương Xá ở nhà anh vợ, lúc đó đang nhộn nhịp soạn bữa tiệc cho Đức Phật ngày hôm sau. Sáng sớm khi đi dạo trong vườn Trúc Lâm bỗng nghe có người gọi tên cúng cơm của mình là Sudatta, tên này không hề một ai biết cả, ông giật mình. Sau đó ông mới biết đó là Đức Phật. Trong bữa ăn ngày hôm đó ông xin qui y và mời Ngài về Xá Vệ nghỉ trong mùa mưa. Đức Phật nhận lời.

Ông tìm được một khu vườn lý tưởng nhưng chủ của nó là Hoàng tử Jeta (Thệ Đà) con vua Ba Tư Nặc. Dĩ nhiên thái tử đời nào chịu bán ngôi vườn yêu quí của mình. Thái tử nói đùa là nếu ông có đủ tiền vàng phủ kín được quanh các gốc cây trong vườn thì hãy nghĩ tới việc mua vườn (có chỗ nói giá là 100.000 đồng vàng). Cấp Cô Độc làm đúng như lời thái tử nói. Thái tử không chịu bán viện lý do là mình nói đùa. Bị thua kiện theo luật phải bán. Mặt khác thái tử sau đó biết được Cấp Cô Độc mua vườn để dâng tặng Đức Phật. Vốn là con có cha mẹ đều là Phật tử ruột của Đức Phật và ông cũng kính yêu Phật nên cảm kích thấy Cấp Cô Độc hết lòng với Đức Phật và tăng đoàn nên thái tử thay vì bán đã tặng không cho Cấp Cô Độc để xây tu viện, Vì vậy tu viện được đặt tên theo tên thái tử là Vườn Thệ Đà (hay còn gọi là Kỳ Viên và vì có nhiều xoài nên có khi gọi là “rừng xoài”).

Trong 45 năm hoằng pháp, đức Phật đã trải qua 25 mùa mưa nơi thành Xá Vệ, riêng ở tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) này đức Phật đã an cư đến 19 lần.

+ Tu Viện Lộc Mẫu.

Cách tịnh xá Kỳ Viên khoảng 5 km có một vườn xoài là Publarama của tín nữ Tỳ Xá Khư (Visaka) cúng dường tăng đoàn làm tu viện Lộc Mẫu.

Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư là một Phật tử giàu có đứng hàng thứ nhì ở thành Xá Vệ, chỉ sau Cấp Cô Độc. Bà thương yêu dân chúng như mẹ nai thương hươu nai con nên được gọi là Lộc Mẫu (Migāramāta).

Nai biểu tượng cho Mẹ Tổ vĩ đại thấy rõ qua Mẹ Tổ Âu Cơ Việt Nam. Mẹ Âu Cơ có thú biểu là con Nai Sao, là Mẹ Nai Sao của dân Việt Nam, ngày nay người Mường còn thờ phượng.

Bà dành một khu vườn xoài lớn xây dựng một tu viện nên được đặt tên là Tu Viện Lộc Mẫu.

Tại đây Đức Phật đã an cư trong 6 mùa mưa và thuyết giảng nhiều bài kinh quan trọng như kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Tiểu Mãn Nguyệt…  và nhiều đoạn kinh có đề cập đến bà. Bà sống trên 120 tuổi, qua đời sau Đức Phật khoảng 60 năm và nhập Niết bàn.

–Nguồn Cội Phật Giáo (Buddhist sources).
Như đã biết Đức Phật trải qua 25 mùa an cư tại thành Xá Vệ này, một trong những nơi được tôn kính nhất của Phật giáo. Nơi đây có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nơi đây có vũ trụ trời đất thái hòa. Nơi đây có dòng Sông Hằng chẩy từ trời xuống, có Núi Vũ Trụ Himalaya, có ngã ba thông thương đi khắp các nơi của cận-bán đảo Ấn Độ. Nơi đây có vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu là cư sĩ Phật tử hết lòng phụng sự Phật giáo, có cư sĩ Cấp Cô Độc, một mạnh thường quân cùng với thái tử Jeta góp công đức vào tạo dựng Kỳ Viên, có nhân dân an hòa, thịnh vượng…

Vì thế tại đây Đức Phật giảng dậy, giáo huấn rất nhiều kinh gọi là kinh “Xá Vệ Quốc”. Theo Woodward, 871 kinh trong bốn bộ kinh (Nikayas) Phật là có gốc ở Xá Vệ Thành. Trong đó có hai bộ kinh cao cấp về mặt trí tuệ là Kinh Kim Cương và Kinh Hoa Nghiêm. “Hội Hoa Nghiêm” được mở ra 9 lần cho trời và người nghe. Hội thứ chín diễn ra tại Vườn Thệ Đa, do Như Lai và thiện hữu đều là hội chủ, giảng về Quả Pháp giới, gồm 21 quyển, 1 phẩm, là phẩm Nhập Pháp Giới.

Lưu Ý

Xin nói một chút về ngôn ngữ học để hiểu rõ về hai từ Hoa Nghiêm Avatamsaka (Sanskrit) hay còn gọi Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka (Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm). Hoa Nghiêm chữ hán là Hua-yan, chữ Nhật là Kegon. Hoa Nghiêm là một bộ kinh có ảnh hưởng nhất của Phật giáo ở Đông Á. Kinh Hoa Nghiêm dịch qua Anh ngữ là Flower Garland hay Wreath Sutra (Kinh Vòng Hoa), Flower Adornment Sutra (Kinh Trang Hoàng Hoa) hay Flower Ornament Scripture (Thánh Thư Trang Hoàng Hoa).

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, được coi như là vua trong các kinh, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Đức Phật.

Tại sao gọi là Hoa Nghiêm? Dĩ nhiên có các cách giải nghĩa theo giáo lý cao siêu Phật giáo nhưng thường theo nghĩa bóng bẩy, hoa mỹ. Ví dụ như ‘Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Hay ‘Hai ch Hoa Nghiêm dụ cho Phật ở nơi nhân địa mà vạn hạnh như hoa; dùng hoa này mà trang nghiêm quả địa, nên gọi là Hoa Nghiêm’ (Yếu Chí Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Duy Tắc Thiền Sư Lược Giảng
(https://www.chuatulam.net/a230/ye-u-chi-kinh-hoa-nghiem).

Tôi xin đi vào gốc nghĩa mộc mạc của ngôn ngữ học. Hiểu rõ được tên gọi theo gốc nghĩa là ta nắm vững được thành phần, khung sườn và ý nghĩa căn bản của kinh, rồi sau đó hãy mò mẫm cố gắng học hỏi tới ý nghĩa cao siêu của kinh sau.

Từ Avatamsaka (dịch là Hoa Nghiêm) có phần đầu: अवतंस avataMsaear ornament (trang sức ở tai), ear ring (vòng đeo tai, hoa tai), ring-shaped (hình vòng), garland (vòng hoa).

Giải tự Avatamsa có ava-, dưới và -tam-, tai, liên hệ với tai. Avatamsa: dưới tai tức chỉ hoa tai. Phạn ngữ cũng có từ uttaḿsa có nghĩa là “ear-ring” (hoa tai, bông tai). từ uttaḿsa có: ut- là trên, “ut” đẻ ra Anh ngữ “up”, Gothic và Anglosaxon ut, Old High German ûz có nghĩa là trên. Như vậy uttamsa có một nghĩa (vật) ‘trên tai’. Tóm lại tam– liên hệ với Anh ngữ temple, temporall: mang tai, với Chàm ngữ tang (tai), với Mã ngữ těmpeleng, a box on the ear”, một thứ hoa tai hình hộp và với Việt ngữ tầm là hoa tai.

Chúng ta có bài ca dao Tát Nước Đầu Đình rất được ưa chuộng và đã phổ thành nhạc được nhiều ca sĩ nổi tiếng hát.

Ta thường nghe hát:

Đêm qua tát nước đầu đình,

Để quên cái áo trên cành hoa sen.

Em có bắt được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà.

. . . . . .

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi Tầm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo

…..

hay

Gái khôn con đã đến thì,

Để mẹ sắm sửa cho đi lấy chồng.

Mẹ sắm cho con cái yếm nhất phẩm hồng,

Dép cong, nón trẫm với dây thao điều,

Đôi ‘Tầm’ vàng rực con đeo…

Phần lớn thường nói, viết hay hát sai thành ‘đôi tằm’ hay ‘đôi trầm’ (xem thêm Đôi Tầm Em Đeo… ở Categories Tiếng Việt Huyền Diệu).

Như thế theo gốc nghĩa ta thấy ngay Kinh Hoa Nghiêm gồm có ba phần theo ba nghĩa chính:

1. Phần hiểu theo nghĩa là Vòng Hoa (garland) thì vòng hoa do cả trăm, ngàn đóa hoa với cỡ, mầu sắc và hương khác nhau kết lại, cho thấy từ Vòng Hoa Hoa Nghiêm có một nghĩa là ‘một số lớn’, ‘vô số’ hay ‘ một tập hợp bao gộp cả trăm nghìn kinh khác, mỗi kinh một thể, một cỡ. Điểm này tương xứng với tên Tây Tạng của kinh là A Multitude of Buddhas (Vô Vàn Phật) (In Buddhist Hybrid Sanskrit, the term avataṃsaka means “a great number,” “a multitude,” or “a collection.” This is matched by the Tibetan title of the sutra, which is A Multitude of Buddhas (sangs rgyas phal po che).

Các học giả hiện đại coi kinh Phật Hoa Nghiêm (Buddhāvataṃsaka) là một tập lục của nhiều kinh nhỏ hơn, nhiều bộ trong chúng lưu hành độc lập và sau đó kết lại cùng nhau thành bộ Buddhāvataṃsaka trưởng thành. Nhiều bộ kinh độc lập này còn sống sót trong các bản dịch Trung Hoa (Modern scholars consider the Buddhāvataṃsaka to be a compilation of numerous smaller sutras, many of which originally circulated independently and then were later brought together into the larger mature Buddhāvataṃsaka. Many of these independent Buddhāvataṃsaka sutras survive in Chinese translation).

Như thế hiểu theo nghĩa Vòng Hoa thì kinh Hoa Nghiêm là một kinh kết tập muôn nghìn đóa hoa kinh nhỏ độc lập với cỡ, thể dạng, mầu sắc, hương thơm khác nhau…

2. Phần hiểu theo nghĩa ‘hình vòng tròn’ (ring-shaped), theo hình dạng vòng tròn và vành tròn để kết hoa thì cho thấy kinh Hoa Nghiêm là kinh ‘Vòng Tròn”. Vòng tròn có một khuôn mặt là số không, là hư không, khởi nguyên của vũ trụ tạo sinh, của vũ trụ luận.

Vì vậy mà kinh Hoa Nghiêm còn gọi là Kinh Hư KhôngKinh Pháp Giới có khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào trong vũ trụ, trời đất mà không có. Nói một cách khác là Kinh Vũ Trụ. Kinh Phật Hoa Nghiêm mô tả một vũ trụ của thế giơi vô cùng tận trên một thế giới đầy vô lượng Phật (The Buddhāvataṃsaka describes a cosmos of infinite realms upon realms filled with an immeasurable number of Buddhas).

Cho nên khi Phật vừa mới thành đạo, Ngài thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm trong hai mươi mốt ngày. Đức Phật giảng về huyền nghĩa “Nhất Tâm Chân Như, Pháp Giới Duyên Khởi”, tức thuyết minh về sự hình thành vũ trụ vạn vật, muôn sinh (Điều này cho thấy Đức Phật thông suốt một cách siêu việt về vũ trụ tạo sinh, vũ trụ luận của vũ trụ giáo, dịch học).

Phẩm dài nhất và quan trọng nhất của bộ kinh này [Chương 39 “Entry into the Realm of Reality” (skt. Gandhavyuha), dịch qua Anh ngữ 400 trang), về sau được Phật Thích Ca thuyết giảng tại thành Xá-vệ này, tả cảnh Thiện Tài đồng tử (Sudhana: Good Wealth) đi tìm đạo dưới sự hướng dẫn của Văn Thù Sư Lợi (mañjuśrī), một Đại Trí Bồ-tát…

Phẩm này trở thành giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm Tông.

3. Phần hiểu theo nghĩa Hoa Tai (ear ring).

Hoa tai hay vòng hoa đeo tai là một thứ trang sức làm đẹp cho mặt người. Mặt người là ‘phần sáng’ của con người (các vật sáng đều gọi là mặt như mặt trời, mặt trăng, mặt gương, mặt người…). Mặt người là phần sáng, phần trí tuệ (sáng trí, sáng dạ), phần thấy của con người (người sáng là người thấy, người có mắt còn người không thấy, u mê là người mù, ‘vô minh’ ). Ca dao có câu “xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”... Như vậy Hoa tai Hoa Nghiêm làm đẹp cho sự hiểu biết và sự thấy tức giác ngộ. Đây là lý do khi mới giác ngộ Đức Phật nói ngay kinh Hoa Nghiêm.

Một điểm nữa ta cũng thấy Đức Phật đeo vòng tai.

clip_image010

Chân dung Đức Phật do một đệ tử lén vẽ trong lúc ngài thuyết pháp, khi ngài 41 tuổi hiện để tại Bảo Tàng Viện London, Anh Quốc.

Vòng tai của Đức Phật giản dị chỉ là một vòng tròn. Đây chính là Vòng Hoa Tai Hoa Nghiêm, Vòng Giác Ngộ, Vòng Vũ Trụ (xin đừng hiểu theo nghĩa đàn ông đeo hoa tai ngày nay!).

Tóm lại hiểu theo nghĩa Hoa Tai làm đẹp cho mặt người, cho người thì kinh Hoa Nghiêm là một kinh làm đẹp cho loài người, cho trí tuệ, hiểu và thấy tức giác ngộ giúp con người thoát khỏi vô minh.

Nói một cách đơn giản thì kinh Hoa Nghiêm là kinh Vòng Tròn Hư Không, Vũ Trụ. Nếu vòng tròn có kết hoa thì là kinh Hoa Nghiêm Vòng Hoa kết hợp muôn vàn các đóa hoa kinh nhỏ lại. Nếu để vòng tròn làm vòng tai thi kinh Hoa Nghiêm có nghĩa như kinh Hoa Nghiêm Hư Không. Nếu trang sức thêm hoa hay châu báu thì kinh Hoa Nghiêm là kinh Hoa Tai…

Như thế khi hiểu nghĩa gốc của từ Hoa Nghiêm Avatamsaka ta thấy được khung sườn của kinh gồm có ba phần chính và ý nghĩa căn bản của kinh. Rồi từ nghĩa căn bản đó ta mới… triết lý ra (triết là chiết ra, cắt nhỏ ra, bẻ vụn ra, tán rộng ra như chiết cây, chiết cành, chiết suất…) và ta mới hiểu nổi một số cao tăng, các nhà tư tưởng Phật giáo uyên bác luận giải qua các từ ngữ bác học, văn hoa, huyền hoặc, mê hoặc và với ý nghĩa thâm u…

Theo nhà dịch thuật Thomas Cleary kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh vĩ đại, am tường và đẹp nhất của kinh sách Phật giáo.

….

-Phép Mầu Xá Vệ (“Shravasti miracles”).

Khi mới nghe nói tới Đức Phật làm phép mầu ta có cảm tưởng như là một chuyện nghịch lý vì như đã biết Đức Phật là một Phật Người (Nhân Phật), Ngài thường không nhận mình là thần thánh, là đấng tạo hóa… Vì vậy phải hiểu phép mầu của Đức Phật khác với phép mầu của thần linh của các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Phép mầu trong Phật giáo phần lớn là kết quả của khả năng tâm linh phi thường có được qua thiền định siêu đẳng, hơn là qua sức mạnh siêu linh, siêu phàm. Theo các văn bản Phật giáo nhiều đệ tử Phật giáo cũng như các tu sĩ không Phật giáo và du già (yogis) khi đã đạt tới trạng thái thiền định cao siêu cũng có thể có vài người làm được một vài loại phép mầu. Tuy nhiên không phải là không có nguy hiểm nên Đức Phật nhiều lần đã ngăn cấm đệ tử không được làm phép mầu chỉ vì một lý do thách đố của tôn giáo khác hay để tỏ ra ta khác người thường hoặc để đạt được một lợi điểm gì tầm thường. Một lần ở bến đò nọ, Đức Phật và một tu sĩ ngoại đạo cùng chờ đò qua sông. Đò trễ vị tu sĩ nọ bực bội và tỏ ra cho mọi người biết là mình có thể qua sông không cần đò. Tu sĩ làm phép mầu đi trên mặt nước qua sông. Đức Phật khi qua sông gặp lại vị tu sĩ nhỏ nhẹ nói với ông ta rằng ông ta đã phung phí công tu tập mấy mươi năm để đi được trên mặt nước để thay thế đò thì giá trị phép mầu của ông đã dùng cũng chỉ bằng mấy đồng xu tiền đò. Đức Phật thường chỉ làm phép mầu phần lớn là để bảo vệ Phật giáo và có mục đích giáo huấn, giảng pháp. Đức Phật không cho phép các đệ tử mà tự mình nhận đứng ra thực hiện phép mầu tại thành Xá Vệ này vì coi đây là bổn phận của mình. Tại sao Đức Phật chọn nơi đây? Như đã nói ở trên Xá Vệ Thành là nơi có thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nơi có thể lan truyền đi khắp đất Ấn Độ và là nơi Phật giáo còn bị các tôn giáo khác kình chống.

Vua Ba-tư-nặc trước khi gặp Đức Phật vốn theo Bà-la-môn giáo nên thành Xá Vệ cũng là nơi Ấn giáo và Chinh Phục giáo (Janism) phát triển huy hoàng. Một trong những lý do Chính là Đức Phật làm phép mầu để bảo vệ Phật giáo và hoằng Pháp.

Phép mầu nổi tiếng nhất ở Xá Vệ là Phép Mầu Song Đôi (Yamakapratiharya, twin miracle”).

Phép mầu này coi như là một phép mầu vĩ đại nhất của Phật Thích Ca.

Theo văn bản Phật giáo phép mầu này làm trong một cuộc tỉ thí với sáu thầy tu của các tôn giáo đối nghịch khác. Thoạt đầu Đức Phật làm một con đường châu báu giữa không trung rồi Ngài phóng lửa ra từ phần nửa người trên và nước từ nửa người dưới trước khi luân phiên tới các phần khác của cơ thể. Cuối cùng lan tỏa rộng ra khắp nơi rồi bao trùm cả trời đất, vũ trụ. Dông bão, sấm chớp nổi lên làm bay đi lều trại của phe đối nghịch khiến họ bỏ chậy. Trong khi đó ngài vẫn đứng trên con đường châu báu giảng Pháp cho những người đang đứng quan sát.

Một dị bản khác nói thêm rằng Đức Phật tự tạo ra nhiều hình bóng chính mình: đi, đứng, nằm ngồi tràn đầy không trung…

Những phép mầu của Đức Phật thấy ghi lại nhiều trong các văn bản, tháp Phật và các tác phẩm nghệ thuật.

clip_image011

Tượng Đức Phật làm Phép Mầu Song Đôi Lửa-Nước ở Shravasti, thế kỷ tứ 3 (Sau Dương Lịch), Gandhara (Đông Afghanistan ngày nay). Lửa bốc lên ở hai vai và nước chẩy ra ở dưới chân. Áo có vết nhăn như một dòng nước chẩy từ trên xuống.

Trong hệ thống hang động Phật giáo Ajanta có nhiều hang khắc tạc các cảnh Đức Phật thực hiện các phép mầu này: ví dụ ở Tiền phòng hang số 6 có cảnh Phép Mầu Sharavasti với Ngàn Tượng Phật ngồi trên tòa sen.

clip_image012

Tiền phòng: tường bên trái có cảnh Phép mầu Sharavasti (nguồn: Tài liệu Hướng Dẫn Du Lịch).

Tranh diễn tả cảnh Phật biến hóa Phép Mầu Shravasti thành Ngàn Vị Phật.

clip_image013

Tranh Ngàn Vị Phật (ảnh của tác giả).

Nên nhớ con số ngàn vạn là con số dịch học có một nghĩa là muôn ngàn, muôn vàn, vô số kể.

Theo tôi nhìn dưới lăng kính vũ trụ giáo cũng chí lý. Lửa và Nước là hai yếu tố mang tính nòng nọc (âm dương), hai nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học (Lửa mang tính dương nên ở phần dương phía nửa trên thân người và Nước âm nên ở phần âm phía nửa dưới thân người). Lửa vũ trụ Càn (cosmic fire) và nước vũ trụ Khôn (cosmic water) liên tác tạo ra sấm khai thiên lập địa gọi là tiếng nổ Big Bang tức tạo ra vũ trụ, càn khôn, tam thế, muôn ngàn thế giới, muôn sinh… Phật Thích Ca có cốt là Phật Vũ Trụ đội lốt Phật Vũ Trụ Nhật Quang Vairocana, nên làm phép song đôi lửa nước phát ra từ thân Ngài rồi tỏa rạng khắp vũ trụ, tạo ra sấm chớp dông tố là điều hữu lý, hiển nhiên. Nếu muốn ta có thể gọi phép mầu này theo vũ trụ giáo là Phép Mầu Vũ Trụ Tạo Sinh, Phép Mầu Vũ Trụ, Phép Mầu Tạo Hóa. Đây là lý do tại sao phép mầu Song Đôi Nước Lửa Âm Dương này được coi là phép mầu vĩ đại nhất của Đức Phật. Chỉ có Đức Phật có cốt vũ trụ mới làm được phép mẩu Song Đôi Lửa Nước Vũ Trụ này.

Lưu Ý

Có tác giả gọi phép mầu này là Phép Mầu Song Hành. Hai từ Song Hành (đi song song bên nhau) không hoàn chỉnh. Lửa Nước là hai yếu tố có tính nòng nọc (âm dương) trái ngược nhau, nếu đi song hành, không bao giờ gặp nhau thì không tạo ra được một thứ gì cả. Ở diện sinh tạo Lửa Nước phải gặp nhau để liên tác tạo ra vũ trụ muôn sinh như đã nói ở trên.

TỈNH XÁ VỆ NGÀY NAY.

Xá Vệ ngày nay chỉ còn lại những phế tích Phật giáo.

A. Tường Thành

clip_image015

Tường thành phố Xá Vệ cổ với cổng thành.

B. Vườn Thệ Đà.

Vườn Thệ Đà hay Kỳ Viên. Đây là địa điểm hành hương chính.

clip_image017

Bảng thông tin có bản đồ Vườn Thệ Đà (ảnh của tác giả).

Hãy dựa vào bản đồ này tìm đến hai địa điểm chính cần chiêm ngưỡng trong Vườn Thệ Đà này là chỗ căn lều cũ của Đức Phật và cây Bồ-đề Ananda.

clip_image019

Đường vào (ảnh của tác giả).

Căn Lều Cỏ Thơm của Đức Phật.

Phạn ngữ là Gandhakuti (Gandha-, mùi, hương thơm và kuti, lều, chòi): lều cỏ thơm nơi Đức Phật lưu trú. Có tác giả dịch là hương thất (nghe ‘bác học’ và sang trọng quá).

Tại đây Đức Phật an cư trong 19 mùa mưa. Đây là chỗ thiêng liêng nhất của Kỳ Viên. Khởi đầu chỉ là một chiếc lều cây cỏ thơm đơn sơ về sau xây dựng lại bằng gạch.

Ngày nay chỉ là phế tích với nền móng gạch.

clip_image021

Khu lều an cư của Đức Phật Gandhakuti hay Mulagandhakuti (ảnh của tác giả).

Theo khảo cổ học cho biết các viên gạch có tuổi vào thời triều đại Gupta (320-510).

Vào thế kỷ thứ 5 khi Thầy Pháp Hiển tới đây Thầy còn thấy một tháp gỗ bẩy tầng bị cháy, thay vào đó là một tháp gạch hai tầng. Vào thế kỷ thứ 7 khi Thầy Huyền Trang tới thì tháp gạch cũng đã bị đổ nát.

Ngày nay có một tháp nhỏ tạ ơn bằng gạch các Phật tử đã dán kín vàng lá.

clip_image023Tháp nhỏ tạ ơn trước lều an cư của Đức Phật (ảnh của tác giả).

clip_image025

Lối vào lều an cư của Đức Phật (ảnh của tác giả).

clip_image027

Trước cửa lều.

Lều cỏ thơm của Đức Phật giờ đây chỉ còn nền trống không. Nền trống không mở rộng ra cả càn khôn vũ trụ bao la mông lung khôn cùng.

+ Cây Bồ Đề Ananda

Đi sâu thêm vào trong là cây Bồ-đề Ananda.

clip_image029

Cây Bồ-đề Ananda.

Cây Bồ này do ngài Ananda đã chiết một cành từ cây Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng mang về và chính tay cư sĩ Cấp Cô Độc trồng. Đức Phật đã thường ngồi thiền định dưới gốc cây này khi ngài có mặt ở Kỳ Viên. Mục đích trồng cây Bồ-đề là để các đệ tử và tín hữu tưởng nhớ tới Đức Phật khi Ngài đi xa.

Ngày nay tới đây ngồi tĩnh tâm tôi cũng tưởng nhớ cố tìm lại bóng hình Đức Phật từ ngàn xưa. Hôm nay nghe tiếng lá reo trong gió thấy trong lòng mình an tịnh hơn, có lẽ ở đây không bị ô nhiễm bởi những lời cầu nguyện ồn ào quá.

Các Tu Viện và Bảo Tháp Khác.

clip_image031

Tháp số 5, nhóm hành hương Campuchia đang thiền định (ảnh của tác giả).

Phần trên tháp có khắc chữ cho biết tuổi từ thế kỷ thứ 8 tới thứ 10 Sau Dương Lịch.

clip_image033

Nhóm 8 tháp nhỏ (ảnh của tác giả).

Nhóm 8 tháp nhỏ làm vào những thời điểm khác nhau. Một tháp trong đó có ghi hàng chữ có tên Đức Phật cho biết làm vào thế kỷ thứ 5.

C. Tháp Cấp Cô Độc.

Cách tịnh xá Kỳ Viên không xa có hai tháp gần nhau khoảng 100m, đó là Tháp Cấp Cô Độc và ‘Vòng Chuỗi Ngón Tay’ (Angulilama).

Người quanh vùng thường gọi tháp Cấp Cô Độc với tên địa phương là tháp Kacchi Kuti bởi vì trên đỉnh tháp (kuti ngoài nghĩa chòi, lều còn có một nghĩa là chót, chóp, chỏm) có một điện thờ thần Kaccha do một vị thánh Ấn giáo xây.

clip_image035

Bảng thôn tin tháp Cấp Cô Độc (ảnh của tác giả).

clip_image037

Tháp Cấp Cô Độc (ảnh của tác giả).

clip_image039

Phần chính còn lại của tháp là bệ và cầu thang lên đỉnh tháp.

Tháp do Cấp Cô Độc (Sudatta tên cúng cơm, Anathapindika tên hiệu) xây cho Đức Phật khi ngài tới Xá Vệ. Tháp có di tích cấu trúc từ thế kỷ thứ 2 Sau Dương Lịch cho tới thế kỷ 12 Sau Dương Lịch.

D. Tháp Tôn Giả ‘Vòng Chuỗi Ngón Tay (Angulimala).

Ngay bên cạnh Tháp Cấp Cô Độc là Tháp tôn giả Vòng Chuỗi Ngón Tay (Angulimala: có Anguli- có gốc aGgulI ngón tay và mala: vòng chuỗi). Không hiểu sao lại dịch là Vô Não.

clip_image041

(ảnh của tác giả).

clip_image043

Mặt bên cho thấy tháp có nhiều tầng (ảnh của tác giả).

Kacchi Kuti có tuổi từ thời Kushana và được tái thiết nhiều lần. Dựa vào du ký của Thầy Pháp Hiển và Huyền Trang có nhóm khảo cổ học cho rằng tháp này liên kết với Tháp Cấp Cô Độc Sudatta (Anathpindika).

clip_image045

Đường hầm (ảnh của tác giả).

Tháp có nhiều đường hầm nối liền với cổng thành phố gọi là cổng Naushahra và Kandbhari.

Theo truyền thuyết tôn giả ‘Vòng Chuỗi Ngón Tay’ vốn là một tên giết người. Khi còn nhỏ là một chàng trai trẻ ngoan hiền, không làm hại ai nên được đặt tên là Ahimsāka (‘the harmless one’), Người Vô Hại (A: không, -him- là hãm, hại) rất thông minh, học rất giỏi, được thầy thương như con cưng.

Vì vậy bị bạn bè ganh ghét vu cho ông là dan díu với vợ thầy (một dị bản khác nói người vợ thầy mê Ahimsaka nhưng bị từ chối nên mách với chồng là Ahimsaka buông lơi quyến rũ mình). Thầy trả thù bắt Ahimsaka muốn được thành đạt phải đi tìm cho thầy một món quà tốt nghiệp (có dị bản nói là để trả học phí) là một sâu chuỗi một ngàn ngón tay (người hướng dẫn viên nói là 108 ngón). Ahimsaka muốn thành đạt nên trở thành một tên sát nhân khét tiếng đến độ vua Ba Tư Nặc phải lên án tử hình và cho lùng bắt.

Người mẹ nghe tin liền vào rừng báo tin cho con biết để tìm cách cứu con. Lúc này, “Sâu Chuỗi Ngón Tay” đã giết người lấy được 999 ngón và cố tìm giết một người nữa để có đủ số lượng 1.000 ngón tay. Biết mẹ tới, hắn nẩy ra ý định giết mẹ. Đức Phật qua quán chiếu (meditative vision) thấy rõ sự việc, bèn đến khu rừng kia để ngăn chận lại. Khi thấy Đức Phật đi tới tên sát nhân bỗng nhiên bị đổi ý thành muốn giết Đức Phật thay thế mẹ mình. Hắn cầm dao tiến nhanh về phía Đức Phật. Ngài vẫn ung dung, thong thả bước đi. Nhưng lạ thay hắn không làm sao bắt kịp tới sát được bên Ngài. Cuối cùng bực tức hắn hét lớn gọi: ‘tên kia hãy dừng lại’. Đức Phật ôn tồn trả lời: “Ta đã dừng lại rồi chỉ có nhà ngươi là còn tiếp tục”. Hắn không hiếu ý Ngài: “ Người vẫn đi sao bảo là ngừng?” Đức Phật nhỏ nhẹ giảng giải ‘Ta đã ngừng làm hại người, còn nhà ngươi vẫn tiếp tục giết người. Hãy ngưng làm hại người như tên Người Vô Hại của ngươi’. Hắn bỗng hiểu ra, rồi quỳ xuống xin qui y với Đức Phật. Ngài nhận hắn làm sa môn.

Có một văn bản giải thích là Đức Phật dùng lực của mình làm cho đất co lại và dãn ra để giữ khoảng cách với Angulimala (One text states the Buddha used his powers to contract and expand the earth, thus keeping a distance with Aṅgulimāla).

Khi đức vua và quân lính được báo là Angulimala đang ở trong tịnh xá của Đức Phật, tính tới bắt. Vua hiểu ra là Đức Phật đã hoán cải được tên sát nhân nên đồng ý không bắt nữa để hắn tu hành. Angulilama từ đó cố công tu tập và về sau thành một A-la-hán.

Lưu Ý

Cũng nên biết A-la-hán (Phạn ngữ arhat, Pali arahat, Tạng ngữ dgra com pa: dịch nghĩa là sát tặc, là giết hết giặc phiền não, người đã vô sinh, đoạn diệt sinh tử, đạt Niết Bàn, A-la-hán là một bậc thánh nhân. Trong Phật giáo nguyên thủy A-la-hán là hiện thân của giác ngộ, giải thoát cho bản thân mình, khác với Bồ-tát trong Phật giáo Đại thừa giải thoát cho mọi chúng sinh.

Tuy nhiên nghiệp quả trước kia cũng vẫn phải trả theo luật nhân quả. Làm nghiệp ác, nghiệp xấu, có nợ vũ trụ, nợ trời đất, nợ thế gian, nợ đời, nợ người dù có thành chánh quả cũng vẫn phải trả lại cho tất cả cho tới khi hết nợ. Vì thế nhiều lần đi khất thực bị những người có người thân bị giết trước kia trả thù, hành hung có khi bị vỡ đầu, sứt tai, mình mẩy bầm dập, quần áo rách tả tơi, bình bát bị mất… nhưng tôn giả vẫn nhẫn nhục, giữ tâm thái an nhiên của một bậc giác ngộ.

Toàn bộ câu chuyện này được ghi lại trong kinh Angulimala, số 86 thuộc Trung Bộ kinh.

Sau khi tôn giả chết mọi người tranh luận là Angulimala sẽ đi về đâu? Lúc đó Đức Phật nói rằng tôn giả có thể được giải thoát và đạt Niết Bàn sau khi trả hết nợ nhân quả. Mọi người kinh ngạc. Đức Phật nói ngay cả một người sau khi đã phạm những điều ác cũng vẫn có thể sửa đổi, tu tỉnh lại tốt lành hơn và đạt tới giác ngộ.

E. Các Kiến Trúc Thờ Phượng ở Quanh Xá Vệ Thành.

Cũng giống như ở các phế tích Phật khác có nhiều tu viện, chùa của nhiều quốc gia khác xây dựng tại thành Xá Vệ như Thái Lan, Myanmar, Tây Tạng, Tích Lan, Nam Hàn, Đài Loan…

Tóm lại

Xá Vệ Thành có một điểm quan trọng nhất, đây là nơi cuội nguồn Phật giáo, nơi Đức Phật đã trải qua 25 mùa an cư, nơi đây Ngài giảng dậy, giáo huấn rất nhiều kinh gọi là kinh “Xá Vệ Quốc”. Theo Woodward, 871 kinh trong bốn bộ kinh (Nikayas) Phật là có gốc ở Xá Vệ Thành. Trong đó có hai bộ kinh cao cấp về mặt trí tuệ là Kinh Kim Cương và Kinh Hoa Nghiêm. “Hội Hoa Nghiêm” thứ chín diễn ra tại Vườn Thệ Đà, do Như Lai và thiện hữu đều là hội chủ. Nơi đây ngài cũng thực hiện nhiều phép mầu và thu thập nhiều cư sĩ, đệ tử trong đó có nhiều người được nhắc tới là vua Ba-tư-nặc, Cấp Cô Độc, tín nữ Mẹ Nai Tỳ Xá Khư (Visaka), tôn giả “Sâu Chuỗi Ngón Tay Angulimala”…

(còn nữa).

Số tới Ca-tì-la-vệ.


Các sự kiện liên quan đến Đức Phật

Các nhân vật ở đây

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state