Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Kinh trung bộ Nikaya

Giới thiệu Kinh Trung Bộ - Hòa thượng Thích Minh Châu

 

Lời Nói Đầu
(trong bản in lần thứ nhất năm 1973)


Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.

Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.

Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.

Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.

Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.

Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.

Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.

Tỷ kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973

Tìm kiếm nhanh
# Nội dung Nhân duyên Tài liệu
Kinh Trung Bộ 1. Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyāya sutta) Kẻ phàm phu vì không thân cận bậc thánh, lại do tưởng tượng từ 24 vấn đề, nên từ đó sanh khởi thân kiến. Gốc rễ của thân kiến chính là ái, mạn và tà kiến. Bậc Thánh hữu học, không còn tưởng sai biệt, đối với 24 vấn đề trên các ngài tuy chưa thông suốt nhưng tâm không còn tưởng sai biệt dẫn dắt khiến phải rơi vào thân kiến.

Địa điểm : Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương (Kosala)

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 002.Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (Sabbàsava sutta) Nếu bản kinh số 1 giới thiệu các phiền não, lậu hoặc khởi lên là do nhận thức hữu ngã, do không thắng tri, không liễu tri các hiện hữu, thì bản kinh số 2 giới thiệu các phương cách để nhiếp phục, loại trừ các phiền não lậu hoặc ấy.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 3.Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadàyàda sutta) Đức Thế Tôn dạy tất cả hàng đệ tử của Ngài nên đi theo con đường thực hành phạm hạnh, sống viễn ly. Đó là ý nghĩa “thừa tự pháp”, mà không nên thừa hưởng vật chất (thức ăn, sàng tọa, y phục, chỗ ở). Những ai “thừa tự pháp” thì đáng được tán thán; những ai “thừa tự tài vật” thì đáng bị quở trách. Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đã mở rộng ý nghĩa “thừa tự pháp” bằng cách th

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 4.Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava sutta) 3. Sau khi giác ngộ Phật quả, Đức Thế Tôn vẫn tiếp tục đời sống viễn ly trong núi, rừng không phải để đoạn trừ các lậu hoặc mà vì “hiện tại lạc trú” (để có đầy đủ sức khỏe hoằng đạo) và vì “thương tưởng chúng sanh trong tương lai” (nêu cao nếp sống viễn ly).

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 5.Kinh Không Uế Nhiễm (Anangana sutta) Tôn giả Sàriputta phân biệt có 4 hạng người ở đời: a) Hàng thiếu trí tuệ, không biết mình đang có các tâm cấu uế. b) Hạng thiếu trí tuệ, không biết mình đang không có tâm cấu uế. c) Hạng có trí tuệ, biết mình đang có tâm cấu uế . d) Hạng có trí tuệ, biết mình đang không có tâm cấu uế . Hai hạng người có trí tuệ là ưu thắng trong nhũng người có tâm cấu uế, và không có tâm cầu uế. Hai hạng người kia là hạ liệt. – Hạng ưu thắng sẽ hướng tâm về vô tham, vô sân, vô si và nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si. – Hạng hạ liệt tiếp tục đi sâu vào các tâm cấu uế, hay sẽ tiếp tục rơi vào tâm cấu uế . Trong bốn hạng người ấy, trí tuệ thấy rõ tâm là nhân tố quyết định hướng về giải thoát hay quyết định giải thoát.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 6.Kinh Ước Nguyện (Akankheyya sutta) Bản kinh đề cập cụ thể các ước nguyện tốt đẹp của một Tỷ kheo và con đường thành tựu ước nguyện ấy.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 7.Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthūpama sutta) 1.“Vídụ tấm vải” giới thiệu hai giai đoạn công phu giải thoát: a) Giai đoạn đầu và rất là nền tảng là tẩy sạch các tâm cấu uế như “Ngũ cái”, các ác, bất thiện tâm phát sinh do “Ngũ cái”.Đây là bước công phu giữ tâm tịnh như một tấm vải tinh sạch. Định và Tuệ chỉ có thể phát triển tốt từ tâm này. b) Giai đoạn tiếp là nhờ tâm tịnh mà thấy rõ mục tiêu phạm hạnh và thấy rõ sự thật của vạn hữu; từ thành tụu này, hành giả phát khởi lòng tin bất thối vào ngôi Tam bảo; từ tín, hân hoan sinh, hỷ sinh, khinh an sinh, định sinh. Tại đây, ở đệ tứ Sắc định, hành giả hành Tứ vô lượng tâm, vượt qua hết thảy các ngã tưởng, lần lượt đoạn trừ dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, đắc quả A la hán, thành tựu phạm hạnh.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 8.Kinh Ðoạn Giảm (Sallekha sutta) Bản kinh đã phân biệt ý nghĩaĐoạn giảm(hay đối trị, hoặc khởi tâm, tác ý) thì khác với “Hiện tại lạc trú”, khác với “Tịch tịnh trú”. Công phu đoạn giảm bao gồm các việc: a) Chánh quán với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi” để trừ bỏ, xả ly các sở kiến về ngã luận và thế giới luận, vốn thuộc hý luận, không phù hợp với chánh trí. b) Khởi niệm tác ý đến sự từ bỏ các tâm cấu uế, các tà kiến, tà tư duy… tà định, tà giải thoát, từ bỏ 10 tà nghiệp, 5 triền cái, tà hữu (bạn tà). Tác ý cái chánh đểđối trị cái tàcũng gọi là đoạn giảm, cũng gọi là hướng thượng, và cũng gọi là giải thoát khỏi các tà niệm, ác niệm, bất thiện niệm. Công phu đoạn giảm thật sự là công phu tẩy sạch các tâm cấu uế vậy.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 9.Kinh Chánh Tri Kiến (Sammāditthi sutta) 2. Khi hành giả có Chánh tri kiến là khi ấy hành giả đoạn tận tham tùy miên, sân tùy miên và kiến mạn tùy miên “Tôi là” (đoạn tận si), khiến minh khởi, vô minh diệt, dẫn đến đoạn tận khổ đau trong hiện tại.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 10.Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna sutta) Pháp môn Tứ niệm xứ là “con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn”. Tứ niệm xứ là pháp môn căn bản để thành tựu viên mãn 37 phẩm trợ đạo. Tất cả các pháp môn giải thoát đều được thực hiện trên cơ sở thành tựu của Niệm lực và Định lực mà phần căn bản sự thực hành của Tứ niệm xứ đem lại. Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Thánh đạo đều bao gồm công phu của Tứ niệm xứ (xem 37 phẩm trợ đạo ở Tương Ưng Bộ kinh V). Tứ vô lượng tâm cũng thế, chỉ có thể thực hành có kết quả trên sự thành tựu của Định lực (Tứ sắc định). Nói khác đi, Tứ niệm xứ mở ra con đường độc nhất đoạn tận khổ đau.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 11.Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cūlasīhanāda sutta) Bản kinh trình bày sự khác biệt nền tảng giữa Phật giáo và các tôn giáo, triết thuyết khác, qua một số điểm tiêu biểu như: Chỉ ở Phật giáo mới có tứ quả Sa môn (tứ Thánh quả), ngoại đạo không thể có. Các đệ tử Đức Thế Tôn tin tưởng vào lời dạy của Thế Tôn về sự khác biệt này do có “tứ bất hoại tín” (tin Phật, tin Pháp, tin Tăng (giáo đoàn) và tin Giới. Đã là chân lý thì chỉ có một. Giữa khi ngoại đạo chủ trương hữu kiến (chấp thường), hoặc phi hữu kiến (chấp đoạn) thì Phật giáo vượt ra khỏi thường đoạn (không chấp hữu, không chấp vô) mà tuyên bố sự thật là “Trung đạo”, hay Duyên khởi. Ngoại đạo do vì vướng vào chấp thường, đoạn mà không thể có tuệ tri về sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại tri kiến ấy. Họ cũng không thể tuệ tri vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các tri kiến nọ. Ngoại đạo vướng vào chấp thủ kiến nên vướng vào vòng trói buộc của tham, sân, si, ái, thủ, thiếu trí tuệ, bị rơi vào thuận ứng, nghịch ứng, ưa thích hý luận dẫn đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 12.Ðại Kinh Sư Tử Hống (Mahāsīhanāda sutta) Giáo hóa chúng đệ tử, Đức Thế Tôn vận dụng thân giáo và khẩu giáo, mà không hay rất hiếm sử dụng các thần túc thông, vì thế tu sĩ Sunakkhatta chỉ trích Đức Thế Tôn bốn điểm như là lý do khiến ông ta từ bỏ nếp sống phạm hạnh

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 13.Ðại Kinh Khổ Uẩn (Mahādukkhakkhanda sutta) 1. Bản kinh số 11 đã nêu: Ngoại đạo do vì không liễu tri sự thật Duyên sinh, Vô ngã của các hiện hữu nên không thể liễu tri, không thể hiển thị được sự liễu tri về “Ngã luận thủ”. Vì vậy, bản kinh 13 này giới thiệu ngoại đạo không thể liễu tri về các dục, về các sắc, về các cảm thọ. Đây là điểm gốc của sự khác biệt giữa Phật giáo và ngoại đạo bàn về Dục, sắc và cảm thọ.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 14.Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cūladukkhakkhanda sutta) Ngoạiđạo phái Ni Kiền Tử (Nigantha) thì dùng biện pháp hành khổ thân khốc liệt để tiêu trừ ác nghiệp gây ra quả khổ, đồng thời ngưng tạo nghiệp ác mới trong hiện tại. Ni Kiền Tử quan niệm rằng hạnh phúc không thể đem lại hạnh phúc; chỉ có hành khổ (khổ đau) mới đem lại hạnh phúc. Đây là tà kiến nặng! Đức Phật soi sáng tà kiến ấy bằng cách nêu rõ hạnh phúc tối thắng mà Đức Phật đang có là do thực hiện Giới-Định-Tuệ: chỉ có việc thực hiện Giới-Định-Tuệ mới có thể dập tắt nghiệp và khổ.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 15.Kinh Tư Lượng (Anumāna sutta) Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallàna) đề cập hai điểm giáo giới với các vị Tỷ kheo ở vườn Nai: a) Có hai hạng Tỷ kheo: một hạng thì khó nói, khó trao đổi, góp ý; hạng kia thì dễ nói, dễ trao đổi, góp ý. – Hạng khó nói là hạng đang vướng mắc vào các ác, bất thiện tâm như: ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận, cố chấp, phát ngôn do phẫn nộ, chỉ trích người góp ý, chất vấn, tránh né vấn đề, hư ngụy và não hại, tật đố và xan tham, lừa đảo và lường gạt, ngoan cố và quá mạn, chấp trước thế tục, khó hành xả. Với hạng này, các đồng phạm hạnh không muốn trao đổi, không muốn góp ý, không đặt lòng tin. – Hạng dễ nói là hạng không có các điểm tâm lý kể trên. Các đồng phạm hạnh đặt lòng tin, muốn góp ý, muốn trao đổi. b)Biết vậy, mỗi Tỷ kheo nên tự xét mình để tu tập, kiểm soát tâm để trở thành Tỷ kheo dễ nói.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 16.Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhila sutta) Trong bản kinh 16 này, Đức Thế Tôn dạy về hai loại tâm gây chướng ngại cho công phu tu tập Tứ thần túc, và trở ngại sự phát triển tâm và tuệ giải thoát. Hai loại tâm ấy là: a)Năm thứ tâm hoang vu(thuộc Nghi triền cái): Nghi ngờ Bậc Đạo Sư; nghi ngờ về Pháp; nghi ngờ Tăng; nghi ngờ học pháp; tâm chống đối, không hoan hỷ với các đồng phạm hạnh. b)Năm thứ tâm triền phược(thuộc dục triền cái): – Tham ái, dục cầu về các dục; – Tham ái, dục cầu về tự thân; – Tham ái, dục cầu về các sắc; – Tham ái, dục cầu về ăn uống; – Tham ái, dục cầu về sàng tọa, ngủ nghỉ. Với ai đoạn tận được năm tâm hoang vu và năm tâm triền phược, nếu nỗ lực thực hiện dục định, tinh tấn định, tâm định, tư duy định thì có khả năng để chứng đắc vô thượng an ổn thoát ly mọi khổ ách, được Chánh giác.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 17.Kinh Khu Rừng (Vanapattha sutta) Để có ngoại duyên hỗ trợ thuận duyên cho công phu giải thoát, hành giả cần có quyết định đúng đắn về trú xứ và người thân cận, đồng hành. Về trú xứ:Cần chọn lựa dứt khoát hai trú xứ này: a) Ở khu rừng mà tâm không thể định tĩnh, lậu hoặc không thể loại trừ, dù ở đó có các thức ăn, y phục, sàng tọa, y dược tốt, thì hành giả phải từ bỏ khu rừng ấy, đi đến một trú xứ khác thích hợp. Tương tự, đối với trú xứ là làng mạc, thị trấn hay quốc gia. b) Ở tại khu rừng nào hay làng mạc, thị trấn, quốc gia nào mà hành giả phát triển tốt phạm hạnh, dù ở đó khó kiếm thức ăn, y phục, sàng tọa, y dược, thì hành giả cần có quyết tâm ở lại khu rừng đó. Về con người gần gũi: a) Ở cạnh người nào mà sự phát triển công phu thiền định, phạm hạnh được tốt đẹp, thuận duyên, dù ở đó các khó khăn về thức ăn, y phục, sàng tọa, y dược, hành giả nên quyết định ở lại bên cạnh người ấy. b) Ở cạnh người nào mà không phát triển được tâm định tĩnh, không đoạn trừ được lậu hoặc, dù ở đó dễ kiếm thức ăn, y phục, sàng tọa, y dược, thì hành giả cần từ bỏ ra đi ngay không cần từ tạ.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 18.Kinh Mật Hoàn (Madhupindika sutta) Kẻ du hành dòng họ Thích Ca tại vườn Đại Lâm, Kapilavatthu, tìm hiểu quan điểm, chủ thuyết của Đức Thế Tôn, hỏi rằng: “Sa môn Gotama có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?”. Câu hỏi hàm nghĩa đợi chờ câu trả lời về triết lý nhân sinh và vũ trụ. Nhưng Sakka, kẻ du hành, lại nghe Đức Thế Tôn dạy: “… Không có tranh luận với một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh, vị Bà la môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ, do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với Hữu và Phi hữu”. Sakka thất vọng, lắc đầu, bỏ đi do không nắm được nghĩa lý của lời dạy. Tiếp đó, Đức Thế Tôn đã cắt nghĩa cho các Tỷ kheo rằng: “Do bất cứ duyên gì, một số hý luận ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thì như vậy là đoạn tận tham tùy miên, đoạn tận sân tùy miên, đoạn tận kiến tùy miên, đoạn tận nghi tùy miên, đoạn tận mạn tùy miên, đoạn tận hữu tham tùy miên, đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn”.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 19.Kinh Song Tầm (Dvedhāvitakka sutta) Tầm, hay tư tưởng, tư duy, là hoạt động của tâm, sinh khởi ngay khi các căn tiếp xúc các trần. Các tưởng ấy được chia làm hai loại: a) Loại thứ nhất là dục tầm, dục tưởng, sân tầm và hại tầm đưa đến các hành động của thân và khẩu hại mình, hại người, gây nên phiền não tiêu diệt trí tuệ. b) Loại thứ hai là ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không gây ra phiền não, tăng trưởng trí tuệ hướng đến Niết bàn. Hành giả an trú vào loại tưởng thứ hai thì loại tưởng thứ nhất sẽ tiêu biến. Quán sát sự nguy hiểm của loại tầm thứ nhất, thì loại tầm ấy cũng tiêu biến.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 20.Kinh An Trú Tầm (Vitakkasanthāna sutta) Kinh Song Tầm và An Trú Tầm có nội dung tuơng tự, nhưng được triển khai dưới hai hình thức khác nhau dành cho hai hạng căn cơ khác nhau: 1.1 Kinh Song Tầm thuật lại kinh nghiệm loại bỏ dục tầm, sân tầm và hại tầm của Đức Thế Tôn, khi còn là Bồ tát. Do vì tâm của Bồ tát thuần thiện nên chỉ cần tác ý đến mối nguy hiểm của bất thiện tầm thì bất thiện tầm liền tiêu mất. Hoặc giả, Bồ tát chỉ tác ý đến thiện tầm thì bất thiện tầm cũng tiêu biến. 1.2 Hầu hết các căn cơ ở đời có tập khí bất thiện tầm để lại từ quá khứ, và tập quán bất thiện tầm đến từ ảnh hưởng của văn hóa xã hội đương thời quá mạnh nên sự tác ý đến mối nguy hiểm của bất thiện tầm, hoặc sự tác ý đến thiện tầm, không đủ sức mạnh giác tỉnh để tiêu diệt các bất thiện tầm ấy. Do đó, trong kinh An Trú Tầm, Đức Thế Tôn chỉ dạy thêm các phương cách đối trị.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 21.Kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacūpama sutta) (P. Kakacūpamasuttaṃ, H. 鋸喻經) tương đương Mâu-lê-phá-quần-na kinh.²⁵ Đức Phật dạy rằng trong giao tế và ứng xử, dù trong tình huống nào, hành giả phải chế ngự khẩu nghiệp,vượt qua trạng thái bị xúc phạm, chuyển hóa lòng sân, phát ngôn bằng lời từ bi và tha thứ, không để tâm sân cưa nát mình

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 22.Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpama sutta) (P. Alagaddūpamasuttaṃ, H. 蛇喻經) tương đương A-lê-tra kinh.²⁶ Thông qua bài kinh này, đức Phật xác quyết rằng quan điểm sai lầm cho rằng hưởng thụ tính dục không làm chướng ngại Thánh đạo có thể trở thành động cơ làm người xuất gia sống thế tục hóa. Bằng các ảnh dụ sinh động, đức Phật đã phân tích bản chất của Chánh pháp chỉ là phương tiện đưa người sang sông. Hiểu được điều này, hành giả chú tâm vào hành trì hơn là học pháp để thỏa mãn tri thức Phật học. Nhờ hành trì Chánh pháp, hành giả giải phóng được các quan niệm chấp ngã.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 23.Kinh Gò Mối (Vammika sutta) (P. Vammikasuttaṃ, H. 蟻垤經). Tham chiếu: Nghịdụ kinh.²⁷ Với các ẩn dụ, đức Phật sánh ví thân 4 đại như gò mối ban đêm phun khói (nghĩa là những gì ban ngày làm, ban đêm quán chiếu lại), ban ngày chiếu sáng (nghĩa là những gì ban đêm quán chiếu, ban ngày thực hành trên thân, miệng, ý); trí tuệ như thanh gươm; tinh tấn như sự đào lên; vô minh như then cửa; phẫn nộ như con nhái; dục tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử, nghi hoặc như đồ lọc sữa; 5 thủ uẩn như conrùa; 5 dục như con dao phay; hỷ tham như cục thịt; người dứt lậu hoặc như con rắn hổ

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 24.Kinh Trạm Xe (Rathavinīta sutta) (P. Rathavinītasuttaṃ, H. 傳車經) tương đương Thất xa kinh.²⁸ Bài kinh giới thiệu cuộc đối thoại giữa tướng quân Chánh pháp Tôn giả Sāriputta, và nhà hoằng pháp vĩ đại Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta (Phú-lâu-na Mãn-từ-tử), về ý nghĩa của “bước đi và đích đến” hay “phương tiện và cứu cánh.” Niết-bàn là cứu cánh của tu tập, chỉ đạt được khi các bước phương tiện tu tập được thành tựu; tuy nhiên, dừng lại ở phương tiện của các pháp môn thì vĩnh viễn không đạt được cứu cánh.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 25.Kinh Bẫy Mồi (Nivāpa sutta) (P. Nivāpasuttaṃ, H. 撒餌經) tương đương Lạp sư kinh.²⁹ Với ẩn dụ con nai, đức Phật mô tả con người sở dĩ bị khổ đau làdo bị vướng dín h vào các cái bẫy thế gian, đó là dính bẫy do hưởng thụ, dính bẫy do gặp nghịch cảnh mà không đủ sức vượt qua và dính bẫy do lòng tham lam. Để sống vô ngại, thong dong giữa đời, người tu tập cầnđề cao chánh niệm, tỉnh thức, tu 4 thiền định để không bị vướng chấp bất kỳ điều gì trên đời.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 26.Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanā sutta) (P. Ariyapariyesanāsuttaṃ, H. 聖求經) tương đương La-ma kinh.³⁰ Đức Phật đã kể lại kinh nghiệm tìm cầu con đường tâm linh của bản thân và con đường chuyển hóa của Ngài trong 2 tháng đầu sau khi thành đạo. Thông qua đó, Ngài xác định con đường Thánh hóa bắt đầu bằng việc xả ly những gì thuộc về thế gian, thực tập các pháp thuộc tâm linh, để chuyển hóa bản thân và cuộc đời.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 27.Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūlahatthipadopama sutta) (P. Cňḷahatthipadopamasuttaṃ, H.象跡喻小經) tương đương Tượng tích dụ kinh.³¹ Thông qua việc phân tích các dấu hiệu xác định đâu là vết tích của con voi lớn, bài kinh khuyên chúng ta không nên đánh giá sự thành công của đức Phật thông qua việc giáo hóa Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn và gia chủ. Dấu ấn của bậc Giác Ngộ, bản chất giáo pháp của Ngài và đặc điểm Tăng đoàn, chỉ có thể được xác quyết thông qua kinh nghiệm tu tập và chứng nghiệm của bản thân.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 28.Ðại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama sutta) (P. Mahāhatthipadopamasuttaṃ, H.象跡喻大經) tương đương Tượng tích dụ kinh.³² Khởi đầu bằng cách xác định bốn Thánh đế là trái tim Phật pháp, Tôn giả Sāriputta đã phân tích cách buông xả thái độ chấp trước 5 nhóm nhân thể bằng cách quán chiếu, dẫn đến chuyển hóa thái độ chấp trước 4 đại thuộc sắc uẩn, trên nền tảng tính tương thuộc

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 29.Ðại Kinh Thí Dụ Lõi Cây (Mahasaropama-sutta) (P. Mahāsāropamasuttaṃ, H. 心材喻大經).³³ Trên con đường tìm cầu tâm linh, người xuất gia chân chính sẽ lần lượt đạt được các thành tựu. Nếu không biết cách chuyển hóa tâm lý hãnh diện, các thành tựu này nhanh chóng trở thành các cản lực, làm cho hành giả rơi vào phóng dật. Mục tiêu đời sống Phạm hạnh chính là chuyển hóa tâm lý hãnh diện trong những bước đi vừa thành tựu

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 30.Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây (Cūlasāropama sutta) (P. Cūḷasāropamasuttaṃ, H. 心材喻小經).³⁴ Trước sự kiện 6 đạo sĩ cùng thời đức Phật tự xưng là người đạt Nhất thiết trí, đức Phật giảng ẩn dụ “lõi cây”. Người tu cần đạt giá trị lõi cây, xuất gia với chánh tín và lý tưởng thoát khỏi sinh tử, có tinh thần phụng sự nhân sinh, không bị bệnh tự mãn, không khen mình chê người, thành tựu giới hạnh thanh cao, vượt lên trên danh vọng, lợi dưỡng, chứng đạt được 4 thiền, trí tuệ thù thắng, thành tựu hạnh Thánh.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 31.Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò (Cūlagosinga sutta) (P. Cūḷagosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林小經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.35 Từ gương hạnh sống hòa hợp như nước với sữa của 3 Tôn giả, Anuruddha, Nandiya và Kimbila, đứcPhật xác định giá trị của đời sống hòa hợp, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự, sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 32.Ðại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahāgosinga sutta) (P. Mahāgosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林大經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.36 Bài kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp môn hành trì của một số Tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giả chói sáng và pháp môn chói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả nhổ sạch gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất. Pháp môn chói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hóa toàn bộ lậu hoặc, giúp cho người phàm chứng đắc Thánh quả.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 33.Ðại Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālaka sutta) (P. Mahāgopālakasuttaṃ, H. 牧牛者大經).37 Nhân sự kiện mô tả các yêu cầu của một người chăn bò thành công, đức Phật giới thiệu các đức hạnh cần thiết để giúp người tu chân chính được trưởng thành trong Phật pháp, gặt hái hạnh phúc và an vui, trở thành Đạo sư khai sáng cho đời.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 34.Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūlagopālaka sutta) (P. Cūḷagopālakasuttaṃ, H. 牧牛者小經).38 Nhân dịp mổ xẻ 2 tình huống chăn dắt đàn bò đúng phương pháp và sai phương pháp, đức Phật phân tích 2 nghệ thuật tu tập có hiệu quả của người huấn luyện tinh thần, thực hành theo Chánh pháp (tùy pháp hành) và thực hành theo chánh tín (tùy tín hành) nhằm đạt được sự chấm dứt 5 trói buộc thấp (gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân) và 5 trói buộc cao (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh).

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 35.Tiểu Kinh Saccaka (Cūlasaccaka sutta) (P. Cūḷasaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦小經).39 Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, lõa thể Saccaka cho rằng có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố. Đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông ta thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 36.Ðại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka sutta) (P. Mahāsaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦大經).40 Sau khi quan sát các vị lõa thể, Saccaka cho rằng người tu thân sẽ đau khổ về thân và điên loạn tâm. Người tu tâm mà không tu thân cũng bị tương tự. Ông cho rằng đệ tử Phật thuộc nhóm hai. Nhân đó, đức Phật giải thích cách tu tập thân và tu tập tâm nhằm chuyển hóa khổ đau, đạt được giác ngộ trong đời.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 37.Tiểu Kinh Ðoạn Tận Ái (Cūlatanhāsankhaya sutta) (P. Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡小經).41 Nhân dịp tình cờ nghe pháp thoại ngắn do đức Phật giảng cho Thiên chủ Sakka về cách chuyển hóa tính dục, vượt mọi khổ ách trong đời, Ngài Mahāmoggallāna giúp Thiên chủ Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt qua tính dục, trải nghiệm Niết-bàn an vui.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 38.Ðại Kinh Ðoạn Tận Ái (Mahātanhāsankhaya sutta) Một tỳ kheo tên Sati tuyên bố tà kiến cho rằng cũng một tâm thức ấy lưu chuyển đời này sang đời khác. Phật quở trách ông với một bài thuyết giảng dài về lý duyên sinh, chỉ rõ tất cả pháp hiện hữu [hiện tượng] đều sinh và diệt do những điều kiện.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 39.Ðại Kinh Xóm Ngựa (Mahā-Assapura sutta) (P. Mahāassapurasuttaṃ, H. 馬邑大經) tương đương Mã ấp kinh.43 Nhân dịp có mặt tại ấp Assapura của dân Aṅga (Ương-già) vốn xa lạ với Phật giáo, đức Phật phân tích bản chất và phẩm hạnh của người xuất gia và những phương pháp vượt qua tâm lý tự mãn với các thành quả tu tập.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 40.Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cūla-Assapura sutta) (P. Cūḷaassapurasuttaṃ, H. 馬邑小經) tương đương Mã ấp kinh.44 Tại ấp Assapura của dân chúng Aṅga, đức Phật dạy về nghệ thuật chánh danh và chánh hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trị hạnh phúc trong tu tập và độ sanh. Chánh hạnh này không thể được đồng hóa đơn thuần với chủ nghĩa hình thức của người tu cũng như các phương pháp thực tập khổ hạnh ép xác sai lầm.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 41.Kinh Sàleyyaka (Sāleyyaka sutta) (P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 42.Kinh Veranjaka (Veranjaka sutta) (P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 43.Ðại Kinh Phương Quảng (Mahāvedalla sutta) (P. Mahāvedallasuttaṃ, H. 有明大經) tương đương Đại Câu-hy-la kinh.47 Tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika, Jetavana, Sāvatthi, Tôn giả Sāriputta (vị Trí tuệ đệ nhất) và Tôn giả Mahākoṭṭhita (vị Phân tích lý luận đệ nhất), luận đàm về các pháp vi tế: Liệt tuệ và trí tuệ; sự khác nhau giữa tuệ tri và thức tri; thọ hành và quan hệ giữa thức, tưởng, thọ; 5 căn và ý thức biệt lập của chúng; các duyên cho chánh tri kiến; có bao nhiêu hữu; chết và tái sinh; 4 thiền; 4 tâm giải thoát

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 44.Tiểu Kinh Phương Quảng (Cūlavedalla sutta) (P. Cūḷavedallasuttaṃ, H. 有明小經) tương đương Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni kinh.48 Tại Kalandakanivāpa, Veḷuvana, Rājagaha, Ni sư Dhammadinnā (Vị Thuyết pháp đệ nhất trong Ni đoàn) đã giải thích cho cư sĩ Visākha (trước đây là chồng của Ni sư) về các quan điểm: Tự thân, thủ và uẩn, thân kiến, 8 Thánh đạo và 3 uẩn, định, định tướng, định tư cụ và định tu tập, 3 hành, nhập và xuất Diệt thọ tưởng định, 3 thọ, minh và vô minh, giải thoát và Niết-bàn

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 45.Tiểu Kinh Pháp Hành (Cūladhammasamādāna sutta) (P. Cūḷadhammasamādānasuttaṃ, H. 得 法小經) tương đương Thọ pháp kinh.49 Kinh này kêu gọi mọi người trở thành loại thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai cũng khổ; (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lực vượt qua tham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt được trí tuệ và tiếp tục hạnh phúc ở kiếp sau

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 46.Ðại Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādāna sutta) (P. Mahādhammasamādānasuttaṃ, H. 得法大經) tương đương Thọ pháp kinh.50 Chi tiết hơn kinh 45, trong 4 lốisống: (i) Hiện tại khổ, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iii) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại vàtương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham lam, giận dữ, tà kiến. Đồng thời, tu thiền định, phát triển trí tuệ, nhờ đó,người đó trở nên hữu ích và giá trị trong đời

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 47.Kinh Tư Sát (Vīmamsaka sutta) (P. Vīmaṃsakasuttaṃ, H. 思察經) tương đương Cầu giải kinh.51 Bằng cách quan sát, có thể nhận biết tập tánh (cetopariyāyaṃ) của bậc Chân nhân, Thánh nhân như sau: (i) Không bị ô nhiễm do thấy, nghe trong thời gian dài; (ii) Không bị thoái chuyển khi đã nổi tiếng; (iii) Với tâm không sợ hãi, từ bỏ những điều xấu ác; (iv) Vượt qua tham ái; (v) Có đạo đức và trí tuệ. Phật tử tại gia nên nương tựa các bậc Chân nhân để tu học Phật pháp

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 48.Kinh Kosambiya (Kosambiya sutta) (P. Kosambiyasuttaṃ, H. 憍賞彌經).52 Để vượt qua các bất hạnh do lối sống bất hòa, tranh chấp, hơn thua, đức Phật hướng dẫn 6 kỹ năng từ bi và tương kính, tương ái đối với bạn đồng Phạm hạnh, cộng sự, trước mặt và sau lưng: (i) Thân hành từ bi; (ii) Khẩu hành từ bi; (iii) Ý hành từ bi; (iv) Chia sẻ phẩm vật cúng dường; (v) Giữ giới hạnh thanh tịnh, không tỳ vết; (vi) Có chánh tri kiến. Đức Phật phân tích lợi ích của chánh tri kiến có khả năng hướng thượng, kết thúc khổ đau, chứng đắc Thánh quả.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 49.Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh (Brahmanimantanika sutta) (P.Brahmanimantanikasuttaṃ, H.梵天請經) tương đương Phạm thiên thỉnh Phật kinh.53 Cuộc đối thoại thú vị giữa đức Phật, Thiên chủ Baka và Ác ma. Ác ma cho rằng Baka là đấng Sáng thế. Baka biểu diễn thần thông, cho rằng cõi trời của Ông là thiên đường vĩnh hằng. Đức Phật lần lượt phân tích các sai lầm của Baka và Ác ma. Đức Phật hướng dẫn mọi người thực tập Chánh pháp, chuyển hóa phiền não, vượt qua khổ đau.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 50.Kinh Hàng Ma (Māratajjanīya sutta) (P. Māratajjanīyasuttaṃ, H. 魔訶責經) tương đương Hàng ma kinh.54 Tôn giả Mahāmoggallāna điều phục Ác ma đang quấy nhiễu Ngài bằng cách kể cho Ác ma nghe câu chuyện tương tự xảy ra ở kiếp quá khứ đối với Tôn giả Vidhura và Tôn giả Sañjīva, đệ tử của đức Phật Kakusandha (Câu-lưu-tôn). Thực tập tâm từ bi, không chấp lỗi và tha thứ, 2 vị Tôn giả đã thoát khỏi ma nghiệp. Do nghiệp ác, Ác ma vẫn bị đọa lạc.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 51.Kinh Kandaraka (Kandaraka sutta) (P. Kandarakasuttaṃ, H. 乾達羅迦經).55 Phật phân tích 4 hạng người: (i) Người tự làm khổ mình qua cách tu khổ hạnh; (ii) Người làm khổ người khác qua nghề tà, nghiệp xấu; (iii) Người vừa tự làm khổ mình vừa làm khổ người khác do phi đạo đức và phạm pháp; (iv) Người mang hạnh phúc cho mình và người khác do lối sống thánh thiện. Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu tập 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền và 3 minh, trở thành bậc Chân nhân và Thánh nhân

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state