Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Sundarīnandā ( tỳ kheo ni phạm tội pārājika trong luật tạng )
Sundarīnandā ( tỳ kheo ni phạm tội pārājika trong luật tạng ) .. có nhan sắc xinh đẹp bị dục nhiễm , luyến ái với 1 cư sĩ ( cháu trai của Migāra tên là Sāḷha)
Tìm kiếm nhanh

student dp

ID:632

Các tên gọi khác

Sundarīnandā ( tỳ kheo ni phạm tội pārājika trong luật tạng ) .. có nhan sắc xinh đẹp bị dục nhiễm , luyến ái với 1 cư sĩ ( cháu trai của Migāra tên là Sāḷha)

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Khởi tạo : 2025-06-09 14:00:14
Chỉnh sửa gần nhất : 07/08/2025 01:49:56
Sundarīnandā ( tỳ kheo ni phạm tội pārājika trong luật tạng )

I. CHƯƠNG PĀRĀJIKA - Sudhamma.Net

I. CHƯƠNG PĀRĀJIKA
(PĀRĀJIKAKAṆḌAṂ)

ĐIỀU PĀRĀJIKA THỨ NHẤT:

[1] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ), Jetavana (Kỳ Viên), tu viện của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Vào lúc bấy giờ, Sāḷha cháu trai của Migāra [1]

có ý định xây dựng trú xá cho hội chúng tỳ khưu ni. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra đã đi đến gặp các tỳ khưu ni và nói điều này:

– Thưa các ni sư, tôi muốn xây dựng trú xá cho hội chúng tỳ khưu ni. Hãy giao cho tôi vị tỳ khưu ni là vị phụ trách công trình mới.

Vào lúc bấy giờ, có bốn chị em đã xuất gia nơi các tỳ khưu ni là: Nandā, Nandavatī, Sundarīnandā, Thullanandā. Trong số các cô ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā đã xuất gia lúc còn trẻ, đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái, trí tuệ, kinh nghiệm, thông minh, sắc sảo, cần cù, biết cách suy xét tính toán, có khả năng để xây dựng, có khả năng để hoàn thành công việc ấy. Khi ấy, hội chúng tỳ khưu ni đã chỉ định tỳ khưu ni Sundarīnandā làm vị phụ trách công trình mới rồi bàn giao cho Sāḷha cháu trai của Migāra.

Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā thường xuyên đi đến nhà của Sāḷha cháu trai của Migāra (nói rằng):

– Hãy bố thí rìu, hãy bố thí búa, hãy bố thí cuốc, hãy bố thí xẻng, hãy bố thí lưỡi đục.

Sāḷha cháu trai của Migāra cũng thường xuyên đi đến ni viện để biết được việc đã làm xong hoặc chưa làm xong. Do sự thường xuyên gặp gỡ, hai người đã sanh tâm quyến luyến. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra trong khi không có được cơ hội để gần gũi thân mật với tỳ khưu ni Sundarīnandā nên đã làm bữa trai phạn dâng hội chúng tỳ khưu ni nhằm đạt được mục đích ấy. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra trong khi xếp đặt chỗ ngồi ở nhà ăn (nghĩ rằng): “Chừng này vị tỳ khưu ni là thâm niên hơn ni sư Sundarīnandā” rồi đã sắp xếp chỗ ngồi phía bên này, “Chừng này vị là non trẻ hơn” rồi đã sắp xếp chỗ ngồi ở phía bên kia, và đã sắp xếp chỗ ngồi cho tỳ khưu ni Sundarīnandā ở góc tường là nơi đã được che khuất. Như thế, các tỳ khưu ni trưởng lão có thể tin rằng: “Cô ta đang ngồi ở chỗ các tỳ khưu ni mới tu,” còn các tỳ khưu ni mới tu có thể tin rằng: “Cô ta đang ngồi ở chỗ các tỳ khưu ni trưởng lão.” Sau đó, Sāḷha cháu trai của Migāra đã cho người thông báo thời giờ đến hội chúng tỳ khưu ni rằng:

– Thưa các ni sư, đã đến giờ, bữa ăn đã chuẩn bị xong.

Tỳ khưu ni Sundarīnandā đã xét đoán ra rằng: “Sāḷha cháu trai của Migāra đã làm bữa trai phạn dâng hội chúng tỳ khưu ni không phải vì phước báu, anh ta có ý muốn gần gũi thân mật với ta; nếu ta đi thì ta sẽ bị mất thể diện!” nên đã bảo vị tỳ khưu ni học trò rằng:

– Hãy đi và mang về thức ăn cho ta. Và ai hỏi ta thì cho hay rằng: “Cô bị bệnh.”

– Thưa ni sư, xin vâng. Vị tỳ khưu ni ấy đã trả lời tỳ khưu ni Sundarīnandā.

Vào lúc bấy giờ, Sāḷha cháu trai của Migāra đứng ở bên ngoài cánh cổng ra vào hỏi han về tỳ khưu ni Sundarīnandā rằng:

– Thưa ni sư, ni sư Sundarīnandā ở đâu? Thưa ni sư, ni sư Sundarīnandā ở đâu?

Khi được nói như thế, vị tỳ khưu ni học trò của tỳ khưu ni Sundarīnandā đã nói với Sāḷha cháu trai của Migāra điều này:

– Này đạo hữu, (ni sư) bị bệnh. Tôi sẽ mang thức ăn về.

Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra (nghĩ rằng): “Sở dĩ ta đã làm bữa trai phạn dâng hội chúng tỳ khưu ni có nguyên nhân là ni sư Sundarīnandā” nên đã ra lệnh cho mọi người rằng: “Hãy dâng bữa trai phạn đến hội chúng tỳ khưu ni,” nói xong đã đi đến tu viện của các tỳ khưu ni.

Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā đứng ở bên ngoài cổng ra vào của tu viện trông ngóng Sāḷha cháu trai của Migāra. Rồi tỳ khưu ni Sundarīnandā đã nhìn thấy Sāḷha cháu trai của Migāra từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã đi vào tu viện lấy thượng y trùm đầu lại rồi nằm xuống ở chiếc giường. Sau đó, Sāḷha cháu trai của Migāra đã đi đến gặp tỳ khưu ni Sundarīnandā, sau khi đến đã nói với tỳ khưu ni Sundarīnandā điều này:

– Thưa ni sư, có phải ni sư không được khoẻ? Sao lại nằm?

– Này đạo hữu, bởi vì điều ấy là như vậy! Là khi nàng thích chàng mà chàng lại không thích!

– Thưa ni sư, sao tôi lại không thích ni sư được? Ngặt là tôi không có được cơ hội để gần gũi thân mật với ni sư.

Rồi Sāḷha cháu trai của Migāra nhiễm dục vọng đã thực hiện việc xúc chạm cơ thể với tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ yếu đuối già cả bị bệnh ở bàn chân đang nằm không xa tỳ khưu ni Sundarīnandā. Vị tỳ khưu ni ấy đã thấy Sāḷha cháu trai của Migāra nhiễm dục vọng đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng, sau khi thấy mới phàn nàn phê phán chê bai rằng:

– Vì sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?

Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy dã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– Vì sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?

Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các vị tỳ khưu ấy phàn nàn phê phán chê bai rằng:

– Vì sao tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

– Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng, có đúng không vậy?

– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

– Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn đối với tỳ khưu ni Sundarīnandā, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này các tỳ khưu, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Sau đó, khi đã khiển trách tỳ khưu ni Sundarīnandā bằng nhiều phương thức, đức Thế Tôn đã chê trách về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, sự khó khăn trong việc ăn uống, sự tầm cầu quá nhiều, sự không biết đủ, sự kết phe nhóm, sự biếng nhác; và bằng nhiều phương thức ngài đã ngợi khen về sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng, sự dễ dàng trong việc ăn uống, sự ít tầm cầu, sự biết đủ, sự từ khước, sự tiết chế, sự hòa nhã, sự đoạn giảm, sự ra sức nỗ lực. Ngài đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu rồi đã bảo các tỳ khưu rằng:

– Này các tỳ khưu, như thế thì ta sẽ quy định điều học cho các tỳ khưu ni vì mười điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm đem lại sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những tỳ khưu ni ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu ni hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng, vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ sờ phần trên đầu gối.

[2] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào có mối quan hệ như vầy, có giai cấp như vầy, có tên như vầy, có họ như vầy, có giới hạnh như vầy, có trú xứ như vầy, có hành xứ như vầy (yathāgocarā), là vị trưởng lão ni (trên mười năm tỳ khưu ni), mới tu (dưới năm năm), hoặc trung niên (trên năm năm); vị ni ấy được gọi là “vị ni nào.”

[3] Tỳ khưu ni: “Người nữ đi khất thực” là tỳ khưu ni. “Người nữ chấp nhận việc đi khất thực” là tỳ khưu ni. “Người nữ mặc y đã được cắt rời” là tỳ khưu ni. Là tỳ khưu ni do sự thừa nhận. Là tỳ khưu ni do tự mình xác nhận. Là tỳ khưu ni khi được (đức Phật) nói rằng: “Này tỳ khưu ni, hãy đi đến (ehi bhikkhunī).” “Người nữ đã tu lên bậc trên bằng Tam Quy” là tỳ khưu ni. “Người nữ hiền thiện” là tỳ khưu ni. “Người nữ có thực chất” là tỳ khưu ni. “Người nữ thánh hữu học” là tỳ khưu ni. “Người nữ thánh vô học” là tỳ khưu ni. “Người nữ đã được tu lên bậc trên bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư không sai sót, đáng được duy trì với cả hai hội chúng có sự hợp nhất” là tỳ khưu ni. Ở đây, vị tỳ khưu ni đã được tu lên bậc trên bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư không sai sót, đáng được duy trì với cả hai hội chúng có sự hợp nhất; vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

(Nữ) nhiễm dục vọng nghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.

(Nam) nhiễm dục vọng nghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.

Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng thực hiện việc xúc chạm cơ thể.

Từ xương đòn (ở cổ) trở xuống: là phía dưới xương đòn (ở cổ).

Từ đầu gối trở lên: là phía trên đầu gối.

Sự sờ vào nghĩa là việc được cọ xát vào.

Sự vuốt ve nghĩa là sự di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.

Sự nắm lấy nghĩa là việc được nắm lấy.

Sự chạm vào nghĩa là việc được đụng vào.

Hoặc ưng thuận sự ôm chặt: sau khi nắm lấy phần thân thể rồi ưng thuận việc ôm chặt vào.

Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.[2]

Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như người đàn ông bị chặt đứt đầu không thể sống bám víu vào thân thể ấy; tương tợ như thế, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng thì không còn là nữ sa-môn, không phải là Thích nữ; vì thế được gọi “là vị phạm tội pārājika.”

Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là “không được cộng trú.”

[3] Khi cả hai nhiễm dục vọng, (đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, vị[3] dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội pārājika. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[4] (Đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[5] Khi một bên nhiễm dục vọng,[4](đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[6] (Đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[7] Khi cả hai nhiễm dục vọng, đối với dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc thú đực, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[8] (Đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[9] Khi một bên nhiễm dục vọng, (đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[10] (Đối với đối tượng) từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[11] Không cố ý, vị ni thất niệm, vị ni không hay biết,[5] vị ni không ưng thuận, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều pārājika thứ nhất.

*******

ĐIỀU PĀRĀJIKA THỨ NHÌ:

[12] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā đã mang thai do Sāḷha cháu trai của Migāra. Khi bào thai còn non tháng, cô ta đã che giấu. Khi bào thai đã được tròn tháng, cô ta đã hoàn tục và sanh con. Các tỳ khưu ni đã nói với tỳ khưu ni Thullanandā điều này:

– Này ni sư, Sundarīnandā hoàn tục không bao lâu đã sanh con. Chẳng lẽ cô ta đã mang thai ngay khi còn là tỳ khưu ni?

– Này các ni sư, đúng vậy.

– Này ni sư, vì sao cô biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika lại không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm?

– Điều không đức hạnh nào của cô ấy, điều không đức hạnh ấy là của tôi. Điều ô danh nào của cô ấy, điều ô danh ấy là của tôi. Điều không vinh dự nào của cô ấy, điều không vinh dự ấy là của tôi. Điều thất lợi nào của cô ấy, điều thất lợi ấy là của tôi. Này các ni sư, tại sao tôi lại thông báo cho những người khác về điều không đức hạnh của bản thân, điều ô danh của bản thân, điều không vinh dự của bản thân, điều thất lợi của bản thân?

Các tỳ khưu ni ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– Vì sao ni sư Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika lại không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm?

Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy sau khi triệu tập hội chúng tỳ khưu lại đã thuyết Pháp thoại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

– Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm, có đúng không vậy?

– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

– Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này các tỳ khưu, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào dầu biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm khi vị ni kia hãy còn tồn tại, hoặc bị chết đi, hoặc bị trục xuất, hoặc bỏ đi. Sau này, vị ni ấy nói như vầy: ‘Này các ni sư, chính trước đây tôi đã biết rõ tỳ khưu ni kia rằng:—Sư tỷ ấy là như thế và như thế—mà tôi không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm;’ vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ che giấu tội.

[13] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào …(như trên)…

Tỳ khưu ni: …(như trên)… vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là vị tự mình biết, hoặc các người khác thông báo cho cô ấy, hoặc cô kia thông báo.

Đã vi phạm tội pārājika: đã vi phạm một tội pārājika nào trong tám tội pārājika.

Không tự chính mình khiển trách: là không đích thân khiển trách.

Không thông báo cho nhóm: là không thông báo cho các tỳ khưu ni khác.

[14] Khi vị ni kia hãy còn tồn tại: còn tồn tại nghĩa là còn tồn tại trong hiện tướng (tỳ khưu ni) được đề cập đến.

Bị chết đi nghĩa là bị qua đời được đề cập đến.

Bị trục xuất nghĩa là tự mình hoàn tục hoặc bị trục xuất bởi các vị khác.

Bỏ đi nghĩa là chuyển sang sinh hoạt với tu sĩ ngoại đạo được đề cập đến.

[15] Sau này, vị ni ấy nói như vầy: “Này các ni sư, chính trước đây tôi đã biết rõ tỳ khưu ni kia rằng: ‘Sư tỷ ấy là như thế và như thế’ mà tôi không tự chính mình khiển trách: Tôi không đích thân buộc tội.

(Tôi) không thông báo cho nhóm: Tôi không thông báo cho các tỳ khưu ni khác.

[16] Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.

Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như chiếc lá vàng đã lìa khỏi cành không thể xanh trở lại; tương tợ như thế, vị tỳ khưu ni biết vị tỳ khưu ni đã vi phạm tội pārājika (nghĩ rằng): “Ta sẽ không tự chính mình khiển trách cũng sẽ không thông báo cho nhóm.” Khi trách nhiệm đã được buông bỏ thì không còn là nữ sa-môn, không phải là Thích nữ; vì thế được gọi là “vị phạm tội pārājika.”

Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là “không được cộng trú.”

[17] Vị ni (nghĩ rằng): “Sẽ xảy ra sự xung đột, hoặc sự cãi cọ, hoặc sự tranh luận, hoặc sự tranh cãi đến hội chúng” rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): “Sẽ xảy ra sự chia rẽ hội chúng hoặc sự bất đồng trong hội chúng” rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): “Vị ni này hung bạo thô lỗ sẽ gây nguy hiểm đến mạng sống hoặc nguy hiểm đến Phạm hạnh” rồi không thông báo, trong khi không nhìn thấy các tỳ khưu ni thích hợp khác rồi không thông báo, vị ni không có ý định che giấu rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): “Sẽ được nhận biết do hành động của chính cô ấy” rồi không thông báo, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều pārājika thứ nhì.

*******

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications