Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Đức Mục Kiền Liên Manda Galỳayana – Thần Thông Đệ Nhất
Trong thời gian 45 năm Phật giáo hóa, Ngài A Nan làm thị giả, Đức Phật luôn luôn có Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trợ lý, Hai Tôn giả nhiều lần thay Phật đi truyền giáo đó đây. Hai vị là bạn tâm giao, lúc đầu theo phái San Xa Dạ sau ngộ lý duyên sinh trở về với Đức Phật. Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất đứng đầu hàng Thánh chúng nhưng nghị lực dứt kiết sử không nhanh bằng Ngài Mục Kiền Liên. Với các lậu hoặc trong thời gian 7 ngày, Mục Kiền Liên đã dứt sạch và có thần thông số một, đứng hàng thứ hai trong Thánh chúng.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:23

Các tên gọi khác

Dòng Họ Và Chí Khí Ngài Mục Kiền Liên Trong kinh điển và trong sách vở không ghi rõ nguyên quán của Ngài, nhưng qua sự kiện Mục Kiền Liên là bạn tâm giao của Xá Lợi Phất hồi còn thanh niên. Từ đó có thể Mục Kiền Liên sinh trưởng ở phía Bắc Ấn Độ nước Ma Kiệt Đà, thân phụ của Tôn giả tên là Câu Hy La, thân mẫu thuộc dòng họ Mục Kiền Liên, Tôn giả theo họ mẹ nên gọi là Mục Kiền Liên (Manda Galyàyana). Trong kinh có chỗ gọi Tôn giả là Câu Ly Ca hay Câu Luật Đà nhưng hai tên sau không thông dụng bằng tên Mục Kiền Liên. Ngài có hình dáng cao lớn, mặt vuông tai dài, tính cứng rắn lạc quan, khí tiết hùng dũng ít khuất phục việc trái chính nghĩa.

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Khởi tạo : 2023-02-22 18:52:17
Chỉnh sửa gần nhất : 06/06/2024 09:44:58
Đức Mục Kiền Liên Manda Galỳayana – Thần Thông Đệ Nhất

I.Giới thiệu chung

Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, chữ Hán: 目犍連; tên Latinh hóa: MaudgalyayanaMahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (568—484 TCN) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế. Cùng với tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên là một trong 2 đệ tử hàng đầu của Phật Thích-ca và được Đức Phật giao trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn sau khi Ngài chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả. Ông đã đắc quả A-la-hán và trở nên nổi tiếng là bậc "Thần thông đệ nhất" (Manda Galỳayana) trong hàng Thanh văn đệ tử của Đức Phật.

II.Thông tin tổng quát

  1.Tên gọi

  2.Thông tin cá nhân

 

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các ghi chép Phật giáo thì Mục-kiền-liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang BiharẤn Độ. Ông được cho là thuộc dòng dõi Mudgala, tức là "Thiên văn gia".[2] Tầng lớp Mudgala thuộc một giai cấp quý tộc, được tôn kính và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống Bà la môn giáo.

Tuy nhiên, trong một lần cùng người bạn Xá-lợi-phất (Upatissa) đi dự hội "Hội Sơn Thần" (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú), ông chợt ngộ ra và tâm tưởng về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi. Từ đó, hai người quyết định tìm đường Giải thoát, sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà la môn.

 

   3.Lần đầu gặp Phật

   4.Thời gian xuất gia

   5.Vai trò

   6.Chứng đắc

 

III.Thông tin chi tiết

    1.Cuộc đời

 

Cầu đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Trên bước đường cầu đạo, ông cùng Xá-lợi-phất đã thỉnh giáo nhiều đạo sĩ cao nhân, tiếp thu nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết Vô Đạo Đức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Định Mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy vật. Tuy nhiên, cả hai đều tìm ra những khiếm khuyết của các giáo thuyết, vì vậy không để tâm nghiên cứu và tiếp tục tìm kiếm.

Vào khi cả Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất đã khoảng bốn mươi tuổi, bấy giờ, Phật Thích-ca Mâu-ni vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên gồm 60 người, đều là những người biết nhiều hiểu rộng, khai môn thực hiện việc truyền bá giáo lý trong dân chúng[3]. Riêng Đức Phật thì đích thân đến thành Vương Xá (Rājagaha) để tiếp độ vị vua nước Ma-kiệt-đà tên là Tần-bà-sa-la (Bimbisara) và nhận lãnh ngôi Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana Vihàra) do vua dâng cúng.

Khi Phật đang có mặt tại ngôi chùa này thì Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Đạo sĩ Sànjaya. Một lần khi ra phố, Xá-lợi-phất vô tình gặp gỡ với Trưởng lão A-thuyết-thị (tiếng PaliAssajitiếng PhạnAsvajit), một trong những vị đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca. Được Assaji khai ngộ về khái niệm Tứ diệu đế, Xá-lợi-phất liền đắc Pháp nhãn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Tu Đà Hườn (Sotàpatti). Sau khi về nơi trọ, ông thuật lại cho Mục-kiền-liên nghe.

Cũng như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên nhanh chóng giác ngộ con đường đạo mà ông tìm kiếm bấy lâu nay. Từ đó, 2 ông kiên định con đường đạo, gia nhập Tăng đoàn và trở thành một trong những Thánh nhân nổi tiếng bậc nhất được ghi nhận trong Lịch sử Phật giáo.

Kết thúc cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các ghi chép Phật giáo, Mục-kiền-liên nhập diệt nửa tháng sau Xá-lợi-phất, tức là vào ngày mồng 1 sau tháng Kattika theo lịch cổ Ấn Độ (khoảng giữa tháng 10 Dương lịch).

Cái chết của Mục-kiền-liên được diễn tả trong Trung bộ kinh (Majjhima Nikàya) của Phật giáo Nam tông như sau:

Lúc ấy Nàthaputta, Giáo chủ đạo Jaina mà trong kinh điển Pàli gọi là Niganthasàsana (Ni kiền giáo) cũng vừa qua đời.
Có sự tranh luận, xét lại giáo lý của Nàthaputta bỗng xuất hiện trong hàng ngũ những đạo sĩ tu theo tôn giáo này. Kết quả đạo Jaina đã bị mất một số tín đồ và cảm tình viên khá đông, khiến cho các đạo sĩ cầm đầu đâm ra tức giận.
Nhiều sư trưởng đạo Jaina còn nghe đồn rằng: Đại đức Mục Kiền Liên, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đã tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cõi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hưởng hạnh phúc ấy. Trái lại, họ còn bị đoạ vào cảnh khổ và tái sinh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Đây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lý do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Jaina bị sút giảm hậu thuẫn. Đặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Jaina ở vương quốc Magadha đã trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Đại đức Mục Kiền Liên.
Những đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina ấy không chịu điều tra rõ nguyên nhân suy đồi của tôn giáo mình. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Đại đức Mục Kiền Liên. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.
Thuở bấy giờ cũng có bọn chuyên đâm thuê chém mướn, sẵn sàng sát nhân, nếu được trả nhiều tiền như ngày nay. Họ là những kẻ vô cùng tham lam và hung bạo. Đối với họ chỉ có tiền là "cao quý" nhất, nên họ bất chấp việc giết người nào, dù cho nạn nhân là một vị Thánh Tăng! Do đó, một số đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina liền tìm mướn họ đi giết Đại đức Mục Kiền Liên.
Khi ấy, Mục Kiền Liên đang ẩn tu một mình trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kàlasikà, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi đã cảm thắng Quỷ Mẩ (đã thuật trong đoạn trước của kinh) Mục Kiền Liên biết rằng "đoạn chót của đời mình" sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đã được hưởng "hương vị" giải thoát hằng thấy rằng "xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!"
Do đó, Mục Kiền Liên đã không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi Mục Kiền Liên thấy bọn cướp giết mướn lại gần, Ngài chỉ nghĩ "Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!". Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất (do thần thông của một cao thủ A La Hán đầy lòng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay lòng tham sống mà ra).
Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không tìm thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào tình trạng như cũ. Nghĩa là từ xa chúng thấy Đại đức Mahà Moggallàna thấp thoáng, nhưng khi đến gần, chẳng tìm ra Đại đức đâu cả, mặc dù càng lúc chúng càng kéo đồng bọn đông hơn và lục soát kỹ hơn. Chúng cũng khôn ngoan cho bộ hạ mai phục, rình rập xung quanh tịnh cốc để phát giác sự xuất hiện của Đại đức Mục Kiền Liên, rồi vẫn không có kết quả. Sáu ngày liên tiếp như thế, sáu lần bọn cướp xông vào hãm hại Mục Kiền Liên, và sáu lần Mục Kiền Liên vì lòng từ bi, chỉ một niệm "không muốn kẻ ngu muội phạm trọng tội" thân thể Ngài đã biến mất một cách như nhau.
Động lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị Đại Tôn túc A La Hán đã không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Đại đức Mục Kiền Liên đã quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng "bọn cướp vì tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy".
Trong khi Đại đức Mục Kiền Liên sử dụng Tha tâm thông như thế, thì "Di Thần" Thần Công của Ngài tự nhiên biến mất, xác thịt Ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.
Thì ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa (khi tiền kiếp nọ, Mục Kiền Liên vì sợ vợ, đã nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết) nay ác quả đang đuổi kịp. Đại đức Mahà Mục Kiền Liên phải trả xong ác quả ấy thì công hạnh mới hoàn toàn! Giống như đức Phật và Xá-lợi-phất, trước khi nhập Niết Bàn đã trải qua một cơn bệnh vậy!
Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hoà ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.
Khi biết chắc nạn nhân chỉ còn là một thây ma, không cách nào sống lại, và phe mình sắp được lãnh tiền trả công, bọn sát nhân ung dung bỏ đi không thèm quay lại.
Nhưng Đại đức Mục Kiền Liên là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong tình trạng như thế. Mục Kiền Liên trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mục Kiền Liên cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót, khi hiện diện trước mặt Đức Phật, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện.
— theo kinh Majjhima Jàtaka trang 522.

Theo công trình "Pháp Cú Sớ Giải" (Dhammapada Commentary) của Phật Âm (Buddhaghoṣa) – một nhà lý luận Phật giáo Nam Tông thế kỷ thứ 5, vua xứ Ma-kiệt-đà là A-xà-thế sau khi nghe tin Mục-kiền-liên tử nạn đã huy động quân lính truy lùng, bắt giữ nhóm cướp sát hại vị A-la-hán và các đạo sĩ chủ mưu. Toàn bộ số phạm nhân này đều bị thiêu sống.[4]

Truyền thuyết Phật giáo Bắc Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết Phật giáo Bắc Tông, Mục-kiền-liên được cho là đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông qua đó biết mẹ mình đang lâm kiếp ngạ quỷ; ông hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ.

Phật dạy rằng:

Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó

Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Công đức hạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Mục Kiền Liên tại chùa Liên Hoa

Tôn giả Mục Kiền Liên như một vị hộ pháp cứng rắn. Hình ảnh của Ngài khiến kẻ xấu ác không dám làm quấy, những lời dạy răn nhắc nhở của Ngài giúp các Tỳ kheo luôn ý thức giữ sự tu hành nghiêm túc. Ngài thường cương trực mà bày tỏ những quan điểm của giáo đoàn với những nhóm ngoại đạo khác, cũng như thẳng thắng chỉ lỗi khi các vị còn mắc sơ suất. Ngài bảo vệ chúng Tăng khỏi những âm mưu chia rẽ, xây dựng cho đại chúng một môi trường hòa thuận như nước với sữa. Một lần tôn giả Xá Lợi Phất bị nói xấu, Ngài lập tức triệu tập chúng Tăng để làm rõ tới cùng. Lần khác Ngài nghiêm khắc trục xuất nhóm sáu Tỳ kheo bất phục thiện. Thậm chí khi Đề Bà Đạt Đa ly khai lôi cuốn theo rất nhiều Tỳ kheo, cũng chính là Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên tới thuyết phục, tuyên giảng về sự vĩ đại của Đức Thế Tôn là bậc Thánh cao cả nhất trong vũ trụ, mở mắt cho những người đã tin tưởng mù quáng và đưa họ về với chánh Pháp.

    2.Câu chuyện tiền thân

    3.Các kiếp tương lai

IV.Xuất hiện các bài kinh

       1.Nikaya

       2.A Hàm

       3.Khác

V.Các dòng thông tin

1. Phật giáo Đại Thừa

2. Phật giáo nguyên thủy

3. Kim Cương Thừa

4. Khác

VI.Những vấn đề tranh cãi

VII.Khác

.

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT
Thích Minh Tuệ
Sàigòn 1991- Pl 2535


Đức Mục Kiền Liên
Manda Galỳayana – Thần Thông Đệ Nhất

Trong thời gian 45 năm Phật giáo hóa, Ngài A Nan làm thị giả, Đức Phật luôn luôn có Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trợ lý, Hai Tôn giả nhiều lần thay Phật đi truyền giáo đó đây. Hai vị là bạn tâm giao, lúc đầu theo phái San Xa Dạ sau ngộ lý duyên sinh trở về với Đức Phật. Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất đứng đầu hàng Thánh chúng nhưng nghị lực dứt kiết sử không nhanh bằng Ngài Mục Kiền Liên. Với các lậu hoặc trong thời gian 7 ngày, Mục Kiền Liên đã dứt sạch và có thần thông số một, đứng hàng thứ hai trong Thánh chúng.

Dòng Họ Và Chí Khí Ngài Mục Kiền Liên

Trong kinh điển và trong sách vở không ghi rõ nguyên quán của Ngài, nhưng qua sự kiện Mục Kiền Liên là bạn tâm giao của Xá Lợi Phất hồi còn thanh niên. Từ đó có thể Mục Kiền Liên sinh trưởng ở phía Bắc Ấn Độ nước Ma Kiệt Đà, thân phụ của Tôn giả tên là Câu Hy La, thân mẫu thuộc dòng họ Mục Kiền Liên, Tôn giả theo họ mẹ nên gọi là Mục Kiền Liên (Manda Galyàyana). Trong kinh có chỗ gọi Tôn giả là Câu Ly Ca hay Câu Luật Đà nhưng hai tên sau không thông dụng bằng tên Mục Kiền Liên. Ngài có hình dáng cao lớn, mặt vuông tai dài, tính cứng rắn lạc quan, khí tiết hùng dũng ít khuất phục việc trái chính nghĩa.

Vì thế dù đã theo San Xa Dạ, một trong sáu phái lục sư ngoại đạo, Ngài đã cùng với Ngài Xá Lợi Phất lập một học phái riêng. Sau một thời gian mỗi vị đã có 100 đệ tử. Khi thấy thuyết duyên sinh của Phật là siêu tuyệt, cả hai đã tìm về với Phật. Xá Lợi Phất luôn luôn ở bên tay phải còn Mục Kiền Liên luôn luôn ở bên tay trái của Đức Phật. Trong khi các đệ tử của Phật còn đang tu học Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã thay Đức Phật đi truyền bá chánh pháp. Với dũng chí Đại Đức không hề ngại khó khăn, không chịu thỏa hiệp, với sức thần thông sẵn có Ngài không bao giờ chịu khuất phục ngoại đạo.

Đạo Nghiệp Của Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên với phép thần thông

Trong hàng Thánh chúng hay 10 đại đệ tử của Phật, Mục Kiền Liên là vị Thần Thông Đệ Nhất đứng đầu trong hàng Thánh chúng. Trong mọi tình huống Mục Kiền Liên thường hay sử dụng phép thần thông; khi đi truyền giáo Ngài dễ dàng chinh phục được người, nhưng pháp căn bản của đạo giải thoát không phải là thần thông, với nghiệp lực của con người thần thông không thể giải cứu. Với phép thần thông có thể khuất phục được người dễ dàng, nhưng chưa hẳn lòng người đã không oán giận. Dù bị Phật quở Ngài vẫn sử dụng phép thần thông để làm phương tiện. Ngày Tỳ Lưu Ly đến vây hãm thành Ca Tỳ La Vệ Mục Kiền Liên đã dùng thần thông đến cứu dòng họ Thích Ca bị bách hại, thành Ca Tỳ La Vệ vẫn bị hỏa thiêu.

Ngài vẫn không cứu được mẹ bằng phép thần thông. Ngay chính bản thân Ngài cũng đã không thắng được nghiệp báo để thoát chết bởi bọn ngoại đạo, khi Ngài đến truyền đạo tại thành Thất La Phiệt. Đó là chưa kể đến trường hợp người có thần thông sẽ lợi dụng phép đó để làm việc bất chánh. Đề Bà luôn luôn có dự mưu thay Phật lãnh đạo giáo đoàn, vì thấy được lòng dạ đen tối của Đề Bà, Phật đã không dạy cho Đề Bà tu luyện phép thần thông. Giá trị của thần thông là để giúp người tu chứng thấy xuyên suốt thời gian vô cùng và không gian vô tận, để biết được mọi vấn đề, mọi sự kiện, kể cả những gì sâu kín nhất trong lòng nguời. Nhưng Đức Phật đã không đặt nặng vấn đề tu luyện thần thông.

Trong kinh đIển của Phật giáo có kể một mẫu chuyện Phật đánh giá thần thông rằng:

· Một hôm có một vị đạo sĩ Bà La Môn đang trổ tài phép thần thông bên một bờ sông cho quần chúng hiếu kỳ xem, khi thấy Phật từ xa đến đạo sĩ còn biễu diễn nhiều trò hấp dẫn với mục đích khoe khoang. Phật hỏi đạo sĩ phải tu luyện bao lâu mới có được phép thần thông và chứng quả gì, đạo sĩ cho biết là đã tu luyện trên 30 năm, khi đạt được thần thông có thể bay đi tự tại không cần đò. Phật nói: Nếu phải mất một nữa đời người, phải tu luyện để bay qua dòng sông thì giá quá đắt. 

Mục Kiền Liên độ bà lão bán bánh 

Một hôm trên đường đi khất thực, Ngài dừng chân trước nhà một bà lão bán bánh, thấy bà không đem vật thực ra cúng dường, đoán biết là bà này có tâm keo kiết Ngài cố tình đứng lại chờ đợi, để bà gieo công đức phước điền. Không những không cúng dường bà còn xua đuổi Tôn giả, bà nói:

· Làm gì mà sáng sớm ông đứng án nhà tôi thế? Ông có biết rằng tôi đang hông bánh chưa có buôn bán gì được cả chăng? Xin mời ông di mau cho với để sáng sớm tôi khỏi mất hên. 

· Xin bà cho tôi một nắm cơm, nếu không bà cho tôi một cái bánh cũng được, Ngài năn nỉ. 

· Tôi nghèo lắm ông ơi! Ông không thấy nhà tôi đang xiêu vẹo, sau trận cuồng phong chưa sửa được đấy à! Còn xin bánh, tôi đã bảo bánh chưa chín mà, ông này lẩn thẩn thật. 

· Nếu bà không cho tôi hóa phép làm gió thổi sập nhà bà luôn. 

· À! thế ông có biết làm phép ư? Nếu có phép ông thử chết xem nào? Nếu thực sự ông có thể biến hóa chết được, tôi sẽ cho. 

Với thần thông đã chứng, Mục Kiền Liên rùng mình ba lần rồi lăn ra chết. Thấy thây chết khiếp quá nhưng vì tâm keo kiệt, bà nói:

· Đã là xác chết còn ăn uống được gì mà cho, giờ thì ông còn báo đời tôi phải chôn cất thây ma, thật là khổ! 

Mục Kiền Liên đứng dậy và nói:

· Giờ nầy tôi là người bình thường, ăn uống được, xin bà hãy đem vật thực cho tôi. 

· Tôi đã bảo là tôi nghèo rớt mồng tơi mà! xin ông hãy dời gót gấp cho để tôi còn lo sinh kế nữa. 

· Bà đã biết tôi có phép sẵn có tảng đá bên đường, nếu bà không cho vật thực tôi sẽ mang tảng đá thả đè bẹp nhà bà ngay tức khắc. 

Giận quá nhưng lại sợ sập nhà, nhân đang hông bánh bà mở vung chọn một cái bánh nào nhỏ nhất để cho hầu khỏi rắc rối. Lúc nầy bà thấy cái bánh nào cũng to lớn, cho thiệt hại cả vốn và lời. Dù bánh đã được xoa dầu để khỏi dính nhau nhưng bà càng xáo tìm cái bánh nhỏ nhất thì bánh càng dính chùm với nhau. Giận quá bà khuân cả nồi để trước mặt Ngài và nói:

· Ông hại tôi quá, làm bánh tôi dính chùm với nhau hết. Hỏng hết rồi, ông mang luôn cả nồi nầy về mà ăn cho thỏa. 

Thấy ý cho bánh trong sự tức giận, nhưng thiện tâm đã bắt đầu được nhen nhúm, Ngài gắp một cái bánh để vào bình bát, rồi tạ từ bà già và tiếp tục lên đường.

Mục Kiền Liên trước nữ sắc

Một lần khác, nhân đI khất thực ngang qua một khu vườn rất là nên thơ, Mục Kiền Liên gặp một người nữ tuổi trung niên rất là kiều diễm, bà nầy đón Ngài lại và mời vào rừng nói chuyện. Biết có chuyện chẳng lành, Ngài liền từ chối và nói:

· Bà không nên đem sắc đẹp mê hoặc tôi, con người của bà bên ngoài vui tươi ngọt ngào nhan sắc, nhưng chắc chắn lòng bà không khác nào một cuộn chỉ rối, bà đang có một tâm sự uất nghẹn nên mượn sắc đẹp sẳn có để giết thời gian, xin lỗi bà chớ phiền, tôi thẳng thắn khuyên bà không nên chơi với lửa, nguy hiểm lắm! Càng lao vào con đường trụy lạc, tâm hồn càng thêm dơ bẩn. Trong vũng bùn bà càng cố vẫy vùng thì bà càng lún sâu, khó thoát khỏi tội lỗi, thiện tâm của bà chưa hẳn đã mất bà nên quay hướng chưa muộn lắm đâu. 

Nghe nói đúng quá, bà ta giật mình khóc sụt sùi và thưa:

· Thưa Tôn giả tôi vẫn biết thế nhưng không có con đường nào hơn, tôi mượn lạc thú để quên hết uẩn khúc của cuộc đời, quên quá khứ đau thương. 

Mục Kiền Liên bình thản khuyên:

· Thông thường với những điều càng cố quên thì càng nhớ, càng nhớ lại càng thấy đau, càng đau thì lòng càng căm tức, càng oán tức lại có thể phát khùng điên. Ở đời có hai hạng người mạnh nhất là: Người không có tội lỗi. Người có tội lỗi mà biết ăn năn sám hối. Thân thể quần áo dơ bẩn dùng nước giặt rửa, tâm hồn nhiễm đầy trần cấu, Phật pháp có năng lực làm cho trong sạch thánh thiện. Nếu biết sám hối bà sẽ hết tội, tăng phước trở nên con người gương mẫu. 

· Nhưng tội lỗi quá nhiều, sám hối bao giờ mới hết tội… tôi đã mượn tiền tài và sắc đẹp làm lung lạc không biết bao nhiêu người đàn ông nhẹ dạ. Tôi đã phá tan hạnh phúc của nhiều gia đình, rồi tôi cũng bị người cùng phái nguyền rủa, có lần tôi suýt thiệt mạng. Nếu tôi phơi bày hết tâm sự Tôn giả càng khinh ghét tôi bội phần. 

· Với giáo pháp của Phật khi nghe bà bộc lộ tâm hồn, tôi sẽ tăng thêm từ ái, không có khi dễ gì đâu. 

· Tôi là con của Trưởng giả ở thành Đức Xoa Tỳ La, tên là Liên Hoa Sắc, lúc lên 16 tuổi tôi lấy chồng, chẳng may cha chồng chết sớm mẹ chồng tôi còn xinh đẹp và sinh lý còn cường thịnh, do đó bà ta đã khuynh đảo chồng tôi, phạm tội loạn luân. Quá buồn tôi xin ly dị để lại cho chồng tôi một bé gái, rồi tôi đi lang thang như kẻ mất hồn. Sau đó tôi kết bạn với một chàng thương gia trẻ tuổi, tôi ở nhà lo việc quản gia chồng tôi lại đi đó đi đây để buôn bán. Làm ăn phát đạt lắm tiền của lại sinh tật, một chuyến đi buôn xa trở về, chồng tôi đem về một hầu thiếp son trẻ, gởi ở nhà một người bạn thân. Thường muợn cớ đến nhà bạn hàn huyên chồng tôi ít ngủ ở nhà, nghe bà con xì xầm tôi nổi cơn ghen, quyết tìm cho bằng được và ăn thua đủ với kẻ đã phá hại hạnh phúc gia đình tôi; không ngờ khi chạm mặt nhau, hầu thiếp của chồng tôi lại chính là con gái đời chồng trước của tôi. Oan trái gì mà ghê thế! Mẹ chồng tôi lại đi cướp chồng của tôi, rồi con tôi và tôi lại cùng chung một chồng. Xưng hô như thế nào cho phải đạo lý? Uẩn khúc như thế hỏi ai có còn chịu đựng nổi? 

· Khi tỉnh lại, không giữ được thăng bằng của tâm hồn tôi lại bỏ nhà ra đi, mượn những cuộc truy hoan đó đây đùa cợt cho vơi sầu. Chuyện của đời tôi thật quá bi thảm, Tôn giả có đủ năng lực để cứu vớt tôi chăng? 

Nghe tâm sự não nùng của Liên Hoa Sắc, Ngài đem thuyết duyên sinh, thiện ác nghiệp báo, nhân quả luân hồi giảng giải cho Liên Hoa Sắc nghe. Khi thấy Liên Hoa Sắc có thể hồi tâm, Ngài hướng dẫn Liên Hoa Sắc về bái yết Đức Phật. Liên Hoa Sắc hết lòng sám hối, tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán và có thần thông số một bên phái nữ.

Mục Kiền Liên với Lễ Vu Lan Bồn

Trong hàng Thánh chúng, Mục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng động mà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, Ngài vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ. Ngài thấy mẹ đang ở chốn địa ngục, ốm yếu gầy còm và vô cùng đói khát. Ngài đem một bát cơm đến dâng lên mẹ là bà Thanh Đề, mừng quá bà dùng tay trái che bát và tay phải bốc cơm đưa vào miệng. Nhưng than ôi! Cơm thành than đỏ, bà không thể nào ăn được. Mục Kiền Liên rơi nước mắt lòng buồn vô hạn, Ngài vận dụng đủ mọi phương tiện để cứu mẹ nhưng không có kết quả.

Trở về bạch sự tình và hỏi lý do, Đức Phật nói:

· Mục Kiền Liên! Lúc sanh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chư Tăng, bà không tin nhân quả luân hồi. Đặc biệt bà rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bà bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến một hạt gạo. Từ đó sau khi chết bà phải chịu các quả báo như thế. Ông tuy là người con hiếu đạo, muốn đền đáp thâm ân nhưng sức của cá nhân có hạn, dù có thần thông một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực của bà Thanh Đề. Ông hãy đợi đến ngày rằm tháng bảy, ngày chư Tăng mãn hạ thiết lễ Vu Lan nhờ chư Tăng chú nguyện, mẹ ông mới thoát khỏi cảnh địa ngục. 

Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy Ngài sắm sửa trai diên, dâng cúng mười phương Tăng và nhờ thần lực của chư Tăng chú nguyện. Quả như vậy, với đạo nghiệp tấn tu ba tháng, chư Tăng không những giúp cho bà Thanh Đề, mà nhiều người khác trong ngày đó cũng thoát khỏi địa ngục. Kinh Vu Lan và ngày Lễ Vu Lan còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân có từ đó. Vu Lan Bồn có nghĩa là mở sợi dây treo ngược cho nguời có tội, Trung Quốc còn gọi là Giải đảo huyền.

Mục Kiền Liên Nạn Vong

Vào thời Đức Phật, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai cánh tay đắc lực của Phật, cả hai đã làm cho ngoại đạo phải kính sợ. Xá Lợi Phất đã dùng trí huệ biện tài chinh phục ngoại đạo, với dũng khí kiên cường năng động, Mục Kiền Liên dùng thần thông lấn lướt hàng ngoại đạo. Bởi thế ngoại đạo rất oán ghét NgàI và luôn tìm cơ hội bức hại.

Một hôm trên đường đi khất thực tại thành Thất La Phiệt cùng với hai môn đệ là Mã Túc và Mãn Túc, Ngài đã bị bọn lõa hình ngoại đạo vây đánh. Vì bất ngờ và quá đông, Tôn giả bị trận đòn hội đồng mà vong mạng. Về cái chết của Mục Kiền Liên có sách lại chép: Tại núi Y Tư Xa Lê, bọn lõa hình mai phục chờ Mục Kiền Liên đi ngang qua rồi ném đá xuống như mưa. Dù có thần thông nhưng vì bất ngờ quá không kịp đối phó, Ngài đã tử thương.

Một sách khác lại chép: Một hôm trên đường đi du hoá trở về, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bị đồ đệ của phái Ni Kiền Tử thường gọi là phái lõa hình, đem gậy gộc ra chặn đường gây sự. Bọn chúng hỏi Xá Lợi Phất: “Trong chúng chánh mạng (lời tự xưng của phái lõa hình) có sa môn không?” Vốn bậc trí tuệ, đoán biết được ý đồ của bọn chúng Ngài trả lời: “Chúng chánh mạng sa môn không. Chúng thích ca sa môn có, nếu A La Hán còn tham ái là không có kẻ ngu si.” Không hiểu ý, tưởng đó là lời khen mình, họ để cho Xá Lợi Phất đi.

Bọn lõa hình quay qua hỏi Mục Kiền Liên, giọng đanh thép Mục Kiền Liên đáp: “Trong chúng của các ông làm gì có quả sa môn.” Cho là giọng trịch thượng, bọn lõa hình tức giận vác gậy gộc đánh Mục Kiền Liên, không chịu nổi trận đòn, Mục Kiền Liên bất tỉnh, tuởng là địch thủ đã chết bọn chúng bỏ đi. Xá Lợi Phất trở lại tìm xem bạn như thế nào, thấy Mục Kiền Liên bất tỉnh thân thể tím bầm, máu ra lai láng, Xá Lợi Phất lấy cà sa làm võng đưa Mục Kiền Liên về Tinh Xá. Đại chúng hỏi Ngài: “Tôn giả là bậc có thần thông, sao lại chịu thua thiệt đến thế?” Mục Kiền Liên liền đáp: “Vì bất ngờ hơn nữa khi nghiệp lực đến, chỉ một chữ Thần còn chưa thể được, huống là phát Thông.” Nói xong Tôn giả vào Niết Bàn.

Dù các sách chép có phần hơi khác nhau, nhưng các sách đều có ghi là, bọn lõa hình ngoại đạo đã bức hại Mục Kiền Liên. Khi nghe tin Ngài bị ám hại Vua A Xà Thế đã phẩn nộ và hạ lệnh truy nã bọn lõa hình và xử giảo.

Sau khi hỏa táng Mục Kiền Liên, Ngài Xá Lợi Phất Mã Túc và Mãn Túc đã đem hàI cốt của Mục Kiền Liên về trình Phật. Đức Phật tập họp chúng Tỳ kheo lại và dạy:

· Này các vị Tỳ kheo! Hãy chiêm ngưỡng hài cốt của Mục Kiền Liên. Đã mang sắc thân chắc chắn còn nghiệp phải trả, nhục thể phải chịu luật vô thường, do đó sinh tử trả nghiệp là chuyện thường tình, không có gì phải hoang mang lo sợ, khi xả báo thân con người cần giữ tâm hồn không nên mê muội, oán thù, sân giận, trong các nghiệp cận tử nghiệp là nghiệp nặng nhất. Mục Kiền Liên vì tuyên dương giáo pháp mà phải tử nạn đó là một vinh dự, đáng cho tất cả noi gương. Người chiến sĩ phải da ngựa bọc thây, mới xứng đáng là chiến sĩ anh hùng. Chúng ta hãy xây tháp tôn thờ hà cốt của Mục Kiền Liên. Hài cốt của Ngài và hài cốt của Ngài Xá Lợi Phất đều được tôn thờ và giữ gìn nguyên vẹn. Khi đến chiếm Ấn Độ, người Anh đã thỉnh hai hài cốt nầy về trưng bày tại viện bảo tàng Luân Đôn. Năm 1947, sau khi Ấn Độ dược độc lập, chính phủ Anh đã hoàn trả hài cốt của hai Ngài lại cho chính phủ Ấn. 

Nhận Thức và Kết Luận

Đúng là sinh nghề tử nghiệp! Suốt cả cuộc đời hành đạo Mục Kiền Liên đã dùng thần thông làm phương tiện. Bởi thế trong hàng tứ chúng Ngài được suy tôn là bậc thần thông đệ nhất, nhưng vì có thần thông mà Ngài bị hàng ngoại đạo oán thù, và bọn lõa hình đánh Ngài đến tử thương, đó là nghiệp lực còn tồn tại Ngài phải trả để vào vô dư Niết Bàn. Sức thần thông của Ngài vẫn không cưỡng lại được nghiệp lực hữu dư, còn thân ngũ ấm là còn nghiệp lực phải trả. Người đạo sĩ hơn kẻ thường tình là mỉm cười trước cái chết không oán hờn, than khóc, tiếc nuối, mê mờ. Trước mọi biến thiên của cuộc đời, tâm an tịnh là đạt Niết Bàn. Thần thông không phải là một phép huyền bí, đó là một năng lực vô biên sẳn có trong mỗi con người. Khi sáu giác quan của con người được tập luyện phát triển đến chỗ ưu việt, tức là có lục thông.

Xưa có một người khách bộ hành đi qua một khu rừng có nhiều cọp dữ, chiều hôm đó dù trời chưa tối hẳn nhưng cọp đã ra đường mòn. Thấy cọp, khiếp quá người lữ hành nhảy lên cành của một cây cổ thụ cao. Khi cọp đi rồi, người lữ khách không sao xuống được, vì thân cây quá lớn lại cao, cành cây cách mặt đất hơn cả chục thước. Mãi đến sáng hôm sau có người đi qua, người lữ khách mới nhờ khách bộ hành bắt sào cho anh ta tụt xuống. Khách bộ hành hỏi lý do tại sao cành cây cao thế mà anh lại nhảy lên được, người lữ khách bảo là không hiểu được, khi thấy cọp tôi nhảy lên, không ngờ lại lên được cành cây cao. Khi cọp đi rồi tôi hết sợ lại không nhảy xuống được.

Đó là một điều lạ không thể giải thích được, nếu với thời xưa người ta cho là thần linh phù hộ. Thât ra không phải thế, theo đạo Phật đó là khả năng vô biên tiềm ẩn trong mỗi con người, có điều với người tu luyện thì khả năng đó phát triển và luôn luôn sử dụng được. Còn người bình thường khả nămg đó chỉ bộc phát một lần thôi. Người có luyện tập võ nghệ họ nhảy từ mái nhà này sang mái nhà khác được, đó cũng là do họ có triển khai được một phần nào các khả năng tiềm ẩn vô biên đó. Còn người mộng du nhảy hoặc leo tường không cần thang, họ chỉ làm được trong lúc mộng du mà thôi. Từ thực tế đó cho thấy thần thông không có gì là huyền bí, nhưng Phật không cho các Tỳ kheo tu luyện, vì ngại Tỳ kheo chọn phương tiện làm cứu cánh. Hơn nữa người không có phẩm hạnh cao, sẽ sử dụng thần thông vào việc bất chính trở ngại cho con đường giải thoát sinh tử luân hồi.

Qua đạo nghiệp của Mục Kiền Liên, còn có vấn đề tại sao bà Thanh Đề phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng mới siêu thoát? Đây cũng không phải là vấn đề huyền bí, thần quyền trái luật nhân quả. Theo Phật giáo cốt lõi là trí tuệ giải thoát chứ không phải là đức tin thần bí, thần quyền. Tất cả mọi vấn đề đều tùy thuộc vào thuyết duyên sinh, luật nhân quả. Bàn về vấn đề này Hòa thượng Thích Thiện Siêu có viết: 

· Luật nhân quả nằm trong luật nhân duyên, đã là nhân duyên thì dù nhân dù quả đều luôn luôn thay đồi. Nếu một người đã tạo nhân xấu, nhưng may gặp được duyên tốt của Phật lực, pháp lực, tăng lực, thời các nhân xấu của họ cũng thay đổi, hoặc được siêu thoát hoặc bớt chịu khổ hơn, như cái cây đã héo gặp khí mát thổi tới mà được tươi trở lại. Trong Phật giáo sự tạo nghiệp và chuyển nghiệp luôn luôn đi liền với nhau. 

Nhìn chung con người và đạo nghiệp của Mục Kiền Liên có hai điểm ưu việt, đó là dũng khí và hiếu hạnh. Chúng ta nên noi theo gương Ngài để trở thành con người biết đền đáp bốn ân, noi theo chí khí của Ngài để giữ vững niềm tin. Tin phật, tin Pháp, tin Tăng và tự tin để vượt khó khăn trên con đường thực hiện giới, định, huệ và phụng sự đạo pháp, làm lợi cho gia đình, xã hội và nhân loại.

 

Phim hoạt hình

https://www.youtube.com/watch?v=ORkRuEVNy7Q

 

 

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state