Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Bà-la-môn Pokkharasāti và người đệ tử Ambaṭṭha
(Để biết đầy đủ chuyện về vị Bà-la-môn Pokkharasāti, độc giả nên tham khảo phẩm Sīlakkhandha của Trường bộ kinh – Dīgha Nikāya. Ở đây câu chuyện được kể lại một cách tóm gọn.) Một dịp nọ, vào lúc gần sáng, Đức Phật dò xét thế gian và Bà-la- môn Pokkharasāti xuất hiện trong võng trí của Ngài. Sau khi quán xét thêm, Đức Phật nhìn thấy những nghiệp quá khứ của Bà-la-môn có thể giúp ông chứng đắc thánh sotāpatti-magga. Đức Phật cũng thấy trước rằng:
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:97

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Khởi tạo : 2023-02-26 18:29:20
Chỉnh sửa gần nhất : 01/01/1970 00:00:00
Bà-la-môn Pokkharasāti và người đệ tử Ambaṭṭha

Trích trong chương 35 Đại Phật Sử

Câu chuyện về Bà-la-môn Pokkharasāti

(Để biết đầy đủ chuyện về vị Bà-la-môn Pokkharasāti, độc giả nên tham khảo phẩm Sīlakkhandha của Trường bộ kinh – Dīgha Nikāya. Ở đây câu chuyện được kể lại một cách tóm gọn.)

Một dịp nọ, vào lúc gần sáng, Đức Phật dò xét thế gian và Bà-la- môn Pokkharasāti xuất hiện trong võng trí của Ngài. Sau khi quán xét thêm, Đức Phật nhìn thấy những nghiệp quá khứ của Bà-la-môn có thể giúp ông chứng đắc thánh sotāpatti-magga. Đức Phật cũng thấy trước rằng:

“Khi Như Lai đến vùng Icchanangala, giáo sư Bà-la-môn Pokkharasāti sẽ sai Bà-la-môn trẻ Ambattha đi thẩm tra về các tướng chánh và tướng phụ của Như Lai. Ambattha sẽ tranh luận với Như Lai và nói ra những lời đầy ngu xuẩn. Như Lai phải khuyến dạy vị ấy và diệt trừ chất độc ngã mạn của vị ấy.Vị ấy sẽ trình lại vấn đề với thầy của vị ấy. Khi người thầy nghe lời tường trình của vị Bà-la-môn trẻ Ambattha, ông ta sẽ đi đến Như Lai và xem xét những tướng hảo của Như Lai. Khi ấy Như Lai sẽ thuyết độ cho Bà-la-môn Pokkharasāti, và khi thời pháp kết thúc thì ông ta sẽ chứng đắc Thánh quả Nhập lưu.”

Do sự tiên tri của Ngài, Đức Phật đi đến vương quốc Kosala cùng với năm trăm vị tỳ khưu, và trên đường đến ngôi làng của Bà-la- môn Icchanangala ở Kosala, Đức Phật ngụ trong một khu rừng gần đó.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti được vua Pasenadī Kosala bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Ukkattha đông dân, nơi phong phú về cỏ, củi đốt, nước và lúa gạo.

(Khi thành phố sắp được thành lập thì địa điểm của nó được đánh dấu dưới ánh sáng của những ngọn đuốc và lửa củi, vì vậy thành phố có tên là Ukkaṭṭha).

Nói về Bà-la-môn Pokkharasāti, trong thời của Đức Phật Kassapa, ông ta là một Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà. Sau khi cúng dường vật thực và nghe pháp, ông ta được tái sanh vào cõi chư thiên.

Khi ông ta mạng chung từ cõi chư thiên và tái sanh xuống cõi người, ông ta được sanh ra từ một hoa sen Paduma trong một cái hồ lớn gần Himavanta. Một ẩn sĩ, dựng lên một ẩn xá gần hồ và đang sống ở đó. Khi đang đứng gần hồ sen, vị ấy trông thấy nụ sen lớn, nghĩ rằng: “Nụ sen lớn này lớn hơn những nụ sen khác một cách khác thường. Khi nó nở, ta sẽ hái nó.”

Ngay cả sau một tuần, búp sen không nở. Vị ẩn sĩ thiếu kiên nhẫn nên lội xuống hồ hái lấy hoa sen. Vừa khi hoa sen lìa khỏi cọng sen thì nó nở ra. Trước sự ngạc nhiên của vị ẩn sĩ, một đứa bé xuất hiện trong hoa sen, màu trắng bạc và khắp thân đứa bé phủ đầy phấn hoa giống như một pho tượng bạc được rải đầy bụi vàng.

Vị ẩn sĩ suy nghĩ: “Đứa bé này sẽ trở thành con người vĩ đại. Ta sẽ nuôi dưỡng từ hôm nay.” Vị ấy bế đứa bé vào ẩn xá, nuôi dưỡng và khi cậu bé được bảy tuổi, vị này dạy cho cậu bé về Tam phệ đà. Cậu bé đã trở thành một giáo sư Bà-la-môn rất nổi tiếng thông thuộc Tam phệ đà. Sau đó, giáo sư Bà-la-môn này đã thể hiện kiến thức của vị ấy với đức vua Kosala. Vì kính nể kiến thức của vị ấy nên đức vua đã phong cho vị ấy chức vụ thị trưởng của thành phố Ukkattha. Vị ấy được mọi người biết đến qua cái tên Pokkharasāti vì thọ sanh trong hoa sen.

Chàng trai Bà-la-môn này có nước da hoa sen trắng và rực rỡ như cái cột trụ bằng bạc được dựng lên ở cổng thành phố chư thiên. Đầu chàng ta có màu xanh đậm của ngọc saphire. Râu giống như đường viền đậm được vẽ trên mặt trăng. Đôi mắt giống như hoa sen xanh và cái mũi rất sạch và tròn giống như ống bạc. Hai bàn tay, hai bàn chân và đôi môi của vị ấy đẹp như sơn. Thân của chàng trai Bà-la- môn rất xinh đẹp. Vị ấy thích hợp làm vua ở một nơi không có người cai trị. Sự rực rỡ của vị Bà-la-môn như thế. Vì giống như hoa sen trắng nên vị ấy được gọi là Pokkharasāti (từ Chú giải).

Giống như Bà-la-môn Verañja được nêu ra ở phần trước, Pokkharasāti nghe về những ân đức của Đức Phật. Vị ấy sai một  người đệ tử thường trú tên là Ambaṭṭha, một chàng trai trẻ Bà-la-môn cũng thông thuộc Tam phệ đà và nhiều bộ kinh khác xứng đáng là Bà- la-môn.

Pokkharasāti nói với người đệ tử Ambaṭṭha về những ân đức của Đức Phật và nói rằng: “Này con Ambattha! Hãy đi đến Sa-môn Gotama và tìm hiểu xem tin đồn đúng hay không, xem vị ấy có đúng với danh tiếng của vị ấy hay không. 32 tướng hảo của bậc đại nhân đã được nêu ra một cách chính xác trong các bộ Phệ đà của chúng ta. Vì bậc đại nhân có những tướng hảo này thì chỉ có hai khả năng : Nếu sống đời thế tục thì vị ấy sẽ trở thành vị Chuyển luân vương, cai trị bốn châu ; hoặc nếu sống đời Sa-môn thì vị ấy sẽ trở thành một vị Phật. Này con Ambaṭṭha! Ta đã dạy con các bộ Phệ đà và con đã học chúng từ ta.”

(Là một Bà-la-môn thông minh, Pokkharasāti suy nghĩ rằng: “Trong thế gian này có nhiều người giống như Purāna Kassapa và những vị khác thường đi đây đó cho mình là Đức Phật, thế nên thật không khôn ngoan nếu ta kết giao với một ông thầy chỉ từ tin đồn. Chắc chắn, khó tách mình ra khỏi một người nào đó nếu đã kết giao với họ. Ngoài ra, một sự cố gắng như vậy có thể có hại cho lợi ích của người ấy, vì vậy, tốt hơn là nên sai đệ tử của ta đi tìm hiểu xem Sa- môn Gotama có phải là Đức Phật không trước khi chính ta đến yết kiến vị ấy.” Bởi vậy, Pokkharasāti sai đệ tử của vị ấy là Ambaṭṭha đi.) Sau khi làm lễ thầy và đứng dậy, Ambaṭṭha nói rằng: ” Vâng, thưa thầy!” Rồi đi đến khu rừng Icchanangala cùng với nhiều chàng trai trẻ khác trên chiếc xe lừa. Vị ấy đi xe đến tận khu rừng rồi để lại xe gần cổng và đi bộ vào tịnh xá. (Khi ấy trời đã trưa).

Lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu đang đi kinh hành ở ngoài trời. Ambaṭṭha đi đến các vị tỳ khưu và nói rằng: “Thưa các vị, Sa-môn Gotama đang ở đâu? Chúng tôi đến đây để yết kiến Sa-môn Gotama.”

Khi ấy, các vị tỳ khưu tự nghĩ:

“Chàng trai Ambaṭṭha này thuộc một gia đình nổi tiếng. Vị ấy cũng là đệ tử của giáo sư nổi tiếng Pokkharasāti. Đối với Đức Thế Tôn không có gì phiền phức để đàm luận với một thiện nam tử như vậy.” Bởi vậy, họ nói với Ambattha:

“Hãy đi một cách lặng lẽ đến nơi có cánh cửa đóng. Hãy bước đến chầm chậm rồi khe khẽ gõ vào cửa. Đức Thế Tôn sẽ mở cửa cho các vị.”

Rồi Ambaṭṭha đi và gõ cửa theo cách chỉ dẫn của các vị tỳ khưu. Đức Phật mở cửa, Ambaṭṭha đi vào chỗ ngụ có những chàng trai trẻ đi theo. Họ trao đổi những lời chào hỏi thân thiện với Đức Phật rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.

(Chú thích: Đức Phật không tự mình đứng dậy mở cửa. Thực ra, Ngài duỗi bàn tay, nguyện rằng cánh cửa mở ra. Khi ấy cánh cửa tự động mở ra, sự mở cửa tự động này do nguyện lực của  Đức Phật  được diễn tả bằng câu Pāḷi “vivari bhagavā dvāraṃ” mà đơn giản được dịch là “Đức Phật mở cánh cửa”).

Thái độ của Ambaṭṭha

Chàng trai Ambaṭṭha thậm chí không chú ý đến sự rực rỡ trên thân của Đức Phật. Vì muốn đe dọa, vị ấy cởi chiếc khăn quấn trên ngực và vắt nó qua cổ của vị ấy. Tay nắm giữ sợi dây lưng, vị ấy đi đứng vênh váo, và khi thì đi khi thì đứng, khi thì cho thấy bàn tay, khi thì phơi bày bộ ngực, khi thì phơi bày cái lưng, khi thì tạo ra một tư thế thô lỗ bằng đôi tay của vị ấy và khi thì biểu lộ khuôn mặt xấu xí (như nhăn nhó), nói rằng:

“Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có được an vui không? Ngài kiếm được vật thực có dễ dàng không? Điều rõ ràng là Ngài kiếm được vật không mấy khó khăn. Vì những nét đặc biệt từ nơi thân Ngài đều khỏe mạnh và rất ấn tượng. Bất cứ nơi nào Ngài đi đến, dân chúng tôn kính Ngài rất nhiều vì Ngài là một vị Sa-môn thuộc hoàng gia hay một vị Phật và họ cúng dường vật thực thượng vị. Này các bạn! Hãy nhìn vào chỗ ngụ của Sa-môn Gotama, nó giống như một đại sảnh khác thường. Nó giống như một cung điện chư thiên. Hãy nhìn vào chiếc giường và cái gối của vị ấy ! Một người sống trong một nơi xinh đẹp như vậy, làm sao có thể gặp khó khăn trong đời sống Sa-môn !”

Ambaṭṭha chỉ nói ra những lời nhạo báng và bất lịch sự mà sẽ gây cay đắng và chua xót mãi cho những người thường.

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Chàng trai Ambaṭṭha này đã sử dụng sự cố gắng một cách không thích đáng như người đưa ra bàn tay để nắm lấy cõi Phạm thiên cao nhất (Bhavagga) hay người duỗi đôi chân để đi lại trong địa ngục Avīci, hay như người muốn bơi qua đại dương, hay như người muốn trèo lên ngọn núi Tu Di. Bây giờ Như Lai sẽ nói chuyện với vị ấy.” Khi nghĩ vậy, Đức Phật nói với Ambaṭṭha rằng: “Ngươi nói với Như Lai như một cách bất kính và chua chát bằng lối nói mà những người thiện không thể chấp nhận được. Phải chăng ngươi cũng nói với những vị thầy Bà-la-môn lớn tuổi và các thầy của họ theo cách như vậy?”

“Không, này Gotama! Tôi không nói với họ theo cách này. Khi một Bà-la-môn nói với người thầy đang đi thì vị ấy nói trong khi đang

đi. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với người thầy Bà-la-môn đang đứng thì vị ấy đứng nói chuyện. Nếu vị ấy nói chuyện với vị thầy Bà-la- môn đang ngồi thì vị ấy ngồi mà nói. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với vị thầy Bà-la-môn đang nằm thì vị ấy nằm mà nói.”

(Ở đây, vị Bà-la-môn thường nói chuyện với ông thầy của vị ấy chỉ trong khi đang đi, đang ngồi và đang đứng. Nhưng Ambaṭṭha quá ngạo mạn đến nỗi vị ấy kể ra cả oai nghi nằm).

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ nhất

Thế nên, Đức Phật nói rằng: “Này Ambaṭṭha! Một đệ tử Bà-la- môn đang đi có thể nói chuyện với vị thầy Bà-la-môn đang đi. Một học trò Bà-la-môn đang đứng có thể nói chuyện với một vị thầy Bà-la- môn đang đứng. Người học trò đang ngồi có thể nói chuyện với một vị thầy Bà-la-môn đang ngồi. Cách cư xử như vậy, tất cả những người thầy Bà-la-môn đều tán đồng. Nhưng ngươi nói trong khi đang nằm với một vị thầy Bà-la-môn đang nằm. (Trong trường hợp ấy ngươi quả thật giống như con bò). Phải chăng, khi ấy thầy của ngươi là con bò và ngươi cũng là con bò?”

Ambaṭṭha rất tức giận và nói rằng: ” Này Gotama! Với những vị Sa-môn đầu trọc, hèn hạ, cùng đinh và tăm tối, những kẻ sanh lên từ lòng bàn chân của Phạm thiên. Ta nói chuyện bằng cách giống như ta đang nói chuyện với ngươi bây giờ.” Như vậy, vị ấy đã coi thường Đức Phật bằng cách dùng từ ‘cùng đinh’ lần thứ nhất.

(Ở đây, theo Ambaṭṭha, các Bà-la-môn sanh lên từ miệng của Phạm thiên (Brahmā), các hoàng tử sanh lên từ ngực, các thương  nhân sanh lên từ rốn, những người lao động sanh lên từ đầu gối và những Sa-môn sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên. Khi tin như vậy, Ambaṭṭha liệt các vị tỳ khưu là những người thuộc giai cấp thấp nhất và dù vị ấy không nói ra lời là đề cập đến Đức Phật).

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Vì thanh niên Ambaṭṭha đến đây chỉ nói với ta bằng sự nhận xét ngã mạn. Giống như một người nắm vào cổ của con rắn độc hay cầm một khối lửa lớn hoặc cầm cái vòi của con

voi chúa trong thời kỳ sung sức, thanh niên này không biết khả năng của mình. Giờ đây, Như Lai sẽ làm cho chàng ta biết điều đó.” Đức Phật nói rằng:

”   Này Ambaṭṭha, ngươi đến đây vì một số mục đích. (1) Ngươi nên chú ý đến mục đích đưa ngươi đến đây (2) Không thông minh mà ngươi tự cho mình là thông minh. Đối với cách mà ngươi cư xử và nói với Như Lai thì chẳng có gì đáng nói ngoài việc thiếu sự thông  minh.”

(Ở đây, câu nói đầu tiên có nghĩa là “Thầy của ngươi đã sai ngươi đến đây không phải để lăng mạ chúng ta mà vì một mục đích khác. Bởi vậy, hãy chú ý đến công việc mà ngươi được sai đi.” Sau khi nhắc nhở Ambaṭṭha giữ phép xả giao của người khách, Đức Phật nói ra câu thứ hai để hạ thấp sự kiêu mạng của vị ấy).

Đầy phẫn uất và bất mãn với lời ám chỉ của Đức Phật về sự thiếu thông minh của vị ấy nên vị ấy đã quyết định chê trách Đức Phật trước mặt những người bạn của vị ấy, nói rằng:

”   Này Gotama! Các vị vương tôn công tử dòng Thích ca hạ đẳng, đầy kiêu ngạo, cộc cằn, tâm địa hẹp hòi, nói nhiều, họ không kính trọng hay cúi chào các Bà-la-môn.” Như vậy, Ambaṭṭha đã nói những lời xem thường các vị vương tử dòng Thích ca khi dùng từ ‘hạ đẳng’ lần thứ nhất.

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ hai

Đức Phật hỏi Ambaṭṭha là các vị vương tử dòng Thích ca đã xúc phạm vị ấy như thế nào. Ambaṭṭha trả lời : ‘ Này ông Gotama, một lần ta đến kinh thành Kapilavathu để kinh doanh cho thầy Pokkharasāti của ta. Ta đến viếng hội trường của các hoàng tử dòng Thích ca. Lúc đấy, nhiều vị vua dòng Thích ca, một số hoàng tử đã được phong vương, một số chưa được phong vương đang tán gẫu với nhau, họ cười vang và vui chơi náo nhiệt khi đang ngồi trên bục cao của hội trường. Thực vậy, dường như họ đang cười nhạo ta. Không ai mời ta ngồi. Này ông Gotama ! Việc các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca

không tôn kính hay chào một Bà-la-môn là điều hoàn toàn không thích hợp.’ Như vậy, Ambaṭṭha đã chỉ trích Đức Phật lần thứ hai khi dùng từ ‘hạ đẳng.

(Các vị vương tử dòng Thích ca chế nhạo Ambaṭṭha vì họ biết tổ tiên của vị ấy. Vị ấy đến như kẻ say với sự ngã mạn, xương vai của vị ấy uốn cong và một tay cầm chéo dây thắt lưng treo thòng xuống chân của. Họ đùa giỡn với nhau, cười vui một cách náo nhiệt, nói rằng: ” Hãy nhìn gã kia! Ambaṭṭha, con cháu người nô lệ của chúng ta, Kaṇhāyana.”Ambaṭṭha biết tổ tiên của mình và suy xét đúng rằng các vị vương tử dòng Thích ca đang cười nhạo nhằm vào mình).

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cắp hạ đẳng lần thứ ba

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: ” Này Ambaṭṭha! Ngay cả một con chim chiền chiện cũng có thể hót bao nhiêu tùy thích trong chỗ nghỉ của nó. Kapilavatthu là kinh thành của các vị vương tôn dòng Thích ca. Ngươi không nên có ác cảm với một vấn đề không quan trọng như vậy.”

Khi Đức Phật nêu ra ví dụ về con chim chiền chiện, Ambaṭṭha nghĩ rằng Đức Phật đã hết ngã mạn vì Ngài kết quyến thuộc của Ngài với những con chim chiền chiện và các vị Bà-la-môn với Haṃsa, chim sếu hay chim công. Thế nên, Ambaṭṭha tiếp tục nêu ra bốn hạng người: ” Này hiền hữu Gotama! Có bốn hạng người, đó là Vua chúa, Bà-la-môn, thương nhân và những lao công. Trong bốn hạng người này vua chúa, thương nhân và những người lao công thực ra là những người hầu của các Bà-la-môn. Như vậy, này hiền hữu Gotama! Việc các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca không tôn kính hay chào một Bà- la-môn là điều hoàn toàn không thích hợp.”

Như vậy, Ambaṭṭha đã xem thường các vị vương tử dòng Thích ca lần thứ ba bằng cách dùng từ ‘hạ đẳng’.

Bằng chứng về dòng dõi thấp hèn của Ambaṭṭha

Vì Ambaṭṭha cứ mãi chê bai về những vị vương tử dòng Thích Ca là những người hạ đẳng nên Đức Phật quyết định hỏi về dòng dõi của Ambaṭṭha:”Này Ambaṭṭha! Ngươi thuộc dòng dõi nào?” Ambaṭṭha nói to ba lần: “Này Gotama! Ta thuộc dòng họ Kaṇha.”

(Ở đây, Ambaṭṭha biết sự không trong sạch của dòng dõi Kaṇha một cách nông cạn. Vị ấy không biết đời sống trước kia của Kaṇha. Do vô minh, vị ấy nghĩ rằng Đức Phật không thể nói gì và vị ấy nêu ra sự nhận xét trên do tánh kiêu ngạo).

Đức Phật giải thích với Ambaṭṭha về dòng dõi của các vị vương tử Thích ca và dòng dõi Kaṇha: “Này Ambaṭṭha! Nếu ngươi lật lại gia phả của ngươi thì ngươi sẽ thấy rằng những vị vương tử Thích ca là những người con trai của những vị vua chúa, và ngươi là con trai của một nữ nô lệ.”

“Này Ambaṭṭha! Các vị vương tử Thích ca xem vua Okkāka là ông của họ. Việc xảy ra đã lâu, vua Okkāka có một hoàng hậu trẻ mà vị ấy một mực yêu quí. Vì muốn trao vương quốc cho con trai của chánh hậu, nên đức vua cho những đứa con trai lớn đi xa xứ gồm có Okkāmukha, Karakanda, Hatthinika và Sinisura (những người chị và em gái của họ là Piyā, Sappiyā, Ānanda, Vijitā, và Vijitasenā, năm vị công chúa này cũng được đức vua cho phép đi theo các vị hoàng tử). Những vị hoàng tử ấy đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak, gần cái hồ trên vùng Himavanta. Họ đã cưới những chị em gái của họ để duy trì sự thuần khiết của gia tộc.”

“Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka đã hỏi các quan của vị ấy xem các con trai sống ở đâu. Các quan bèn tâu lại với đức vua rằng những hoàng tử đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak, gần hồ Himavanta, và họ đã kết hôn với chị em gái của họ để duy trì huyết thống thuần khiết của gia tộc.”

“Này Ambaṭṭha! Khi ấy vua Okāka đã kêu lên: “Các đứa con trai của trẫm rất có năng lực. Chúng rất có năng lực!” Để ám chỉ đến lời tuyên bố của đức vua, các vị hoàng tử được gọi là Sakyan (Sakya ‘những người có năng lực’). Vua Okāka là người đứng đầu của các vị hoàng tử Sakyan.

Nguồn gốc của dòng họ Kaṇha

Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka có một nữ nô lệ tên là Disā. Nàng sanh ra một đứa con trai đặt tên là Kaṇha. Ngay sau khi được sanh ra, Kaṇha đã biết nói: “Mẹ ơi! Hãy làm sạch cho con. Hãy tắm cho con. Hãy làm cho con được thoát khỏi sự bất tịnh này. Con sẽ là người làm điều tốt lành cho mẹ. ”

Này Ambaṭṭha! Cũng như ngày nay, người ta gọi dạ xoa là pisaca. Cũng vậy, trong thời kỳ ấy, người ta gọi Kaṇha là dạ xoa. Họ bàn về đứa con trai của nữ nô lệ như sau: “Đứa bé này biết nói ngay sau khi mới sanh ra. Bởi vậy, cậu ta là Kaṇha (dạ xoa).” Sau khi có câu nói ấy thì những người trong bộ tộc Kaṇha được gọi là Kaṇhāyana, còn Kaṇha là ông tổ của bộ tộc Kaṇhā.

Này Ambaṭṭha! Vì thế, nếu truy nguyên về gia phả của ngươi, ngươi sẽ thấy rằng những vị hoàng từ dòng Sakyan là những người con trai của vị vua trong khi ngươi là con trai của nữ nô lệ của họ.”

Khi Đức Phật nói như vậy, thì những chàng trai trẻ đã đi chung với Ambaṭṭha cùng nói rằng: “Này ông Gotama! Đừng hạ thấp Ambaṭṭha một cách quá tệ như vậy bằng cách dùng từ ‘con trai cùa một nữ nô lệ’. Này ông Gotama! Đừng hạ thấp Ambaṭṭha một cách quá tệ hại như vậy bằng từ ‘con trai của một nữ nô lệ’. Ambaṭṭha sau khi sanh ra trong một gia đình thiện nam tử tốt lành, kiến thức, thiện xảo trong sự ăn nói và có trí tuệ. Vị ấy có đủ khả năng để thách thức và bác bỏ Ngài liên quan đến việc Ngài dùng từ ‘con trai của nữ nô lệ.’ ”

(Ở đây, sự phản đối kịch liệt của những chàng trai có ý định chỉ để khỏi bị quở trách trước thầy của họ. Theo ý kiến họ, Ambaṭṭha là người đệ tử đứng đầu của thầy họ. Nếu họ không góp lời vào cuộc tranh luận này với Đức Phật thì Ambaṭṭha sẽ về kể lại với thầy khiến ông không hoan hỷ với họ. Khi nghĩ vậy, họ bèn ủng hộ Ambaṭṭha để khỏi bị khiển trách. Tuy nhiên, trong thâm tâm thì họ muốn Ambaṭṭha

bị hạ nhục. Quả thật, do tánh kiêu ngạo của Ambaṭṭha nên chúng vốn đã ghét vị ấy rồi).

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Nếu những chàng trai này ngồi đó mà la hoài thì ta sẽ không kết thúc được bài nói, ta sẽ khiến chúng im lặng và nói với Ambaṭṭha. ” Bởi vậy, Đức Phật nói với họ rằng:

“Này các chàng trai! Nếu các người tin rằng vì Ambaṭṭha thuộc dòng dõi thấp hèn, không thuộc gia đình tốt, thiếu kiến thức, không rành mạch trong việc ăn nói và không có trí tuệ, vị ấy không đủ khả năng để biện luận với Sa-môn Gotama thì hãy bỏ vị ấy ở lại một mình. Các ngươi có đồng ý với Như Lai về vấn đề này không tùy các người. Nhưng nếu các người nghĩ rằng Ambaṭṭha thuộc gia đình tốt, thiện nam tử, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong lãnh vực ăn nói, có trí tuệ và có khả năng tranh luận với Như Lai về vấn đề này thì các ngươi hãy giữ im lặng. Hãy để một mình Ambaṭṭha tranh luận với Như Lai.” Khi ấy những chàng trai nghĩ rằng: “Ambaṭṭha (không dám ngẩng đầu lên nữa) khi nghe nói rằng vị ấy là con trai của một nữ nô lệ. Nếu Sa-môn Gotama nói với một người nào đó rằng vị ấy là nô lệ thì ai có thể thách thức và tranh luận với Sa-môn Gotama. Hãy để Ambaṭṭha tự mình bỏ đi gánh nặng do vị ấy tạo ra.” Khi muốn phủi tay của họ và đặt trách nhiệm lên Ambaṭṭha, họ nói lời thân thiện với

Đức Phật.

“Này hiền hữu Gotama! Ambaṭṭha là thiện sanh, thuộc gia đình tốt, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong việc ăn nói và thông minh. Vị ấy có khả năng để bác bỏ việc Ngài đã dùng từ ‘con trai của nữ nô lệ’. Chúng tôi sẽ im lặng để Ambaṭṭha tranh luận với Ngài.”

Bấy giờ, Đức Phật hỏi Ambaṭṭha rằng:

“Này Ambaṭṭha! Đây là câu hỏi hợp lý dành cho ngươi. Ngươi phải trả lời câu hỏi ấy dù ngươi không muốn. Nếu ngươi không trả lời câu hỏi đầy đủ hay nói lời thoái thác hoặc làm thinh hoặc bỏ đi thì cái đầu của ngươi sẽ vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ.

Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền

nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”

Khi Đức Phật hỏi như vậy, Ambaṭṭha làm thinh (sự làm thinh của vị ấy là kết luận của ý nghĩ như vầy “Sa-môn Gotama muốn ta thừa nhận rằng ta là con trai của một nữ nô lệ. Nếu ta làm như vậy thì chắc chắn ta là nô lệ. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta hai lần hoặc ba lần và ta từ chối không trả lời vị ấy thì vị ấy sẽ không nói gì và khi ấy ta sẽ bỏ đi.”)

Lần thứ hai, Đức Phật hỏi vị ấy: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?” Nhưng vị ấy vẫn làm thinh.

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: ” Này Ambaṭṭha! Bây giờ không phải là lúc để ngươi làm thinh. Nếu một người từ chối không trả lời câu hỏi hợp lý mà Đức Phật hỏi vị ấy ba lần thì đầu của người ấy sẽ vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ.”

Lúc bấy giờ, Sakka (vua của chư thiên) đi đến và đứng giữa hư không trên đầu của Ambaṭṭha mang hình tướng của một vị Dạ xoa tay cầm cái chùy sắt cháy đỏ và đang đe dọa sẽ đập vỡ cái đầu của Ambaṭṭha ra thành bảy mảnh ngay tại chỗ nếu vị ấy từ chối không trả lời câu hỏi hợp lý mà Đức Phật đã hỏi đến ba lần. Sakka mang hình tướng dạ xoa mà chỉ Đức Phật và Ambaṭṭha trông thấy.

(Ở đây, có thể nêu ra câu hỏi là tại sao Sakka đến? (Câu trả lời là) vị ấy đến là để làm cho Ambaṭṭha bỏ đi tà kiến. Khi Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu Đức Phật tuyên thuyết Giáo pháp, Sakka đi vùng với Phạm thiên, nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp, chúng con sẽ khiến cho những người cứng đầu, không tuân phục phải nghe theo lời Ngài. Hãy để uy quyền của Ngài là Giáo pháp (Dhamma), còn uy quyền của chúng con là mệnh lệnh.” Để thực hiện lời hứa của mình, Sakka đã đến để đe dọa Ambaṭṭha và buộc vị ấy  phải trả lời câu hỏi của Đức Phật).

(Liên quan đến câu nói “Sakka, trong hình tướng của một dạ xoa chỉ hiện trước Đức Phật và Ambaṭṭha.” Điều cần giải thích là nếu vị ấy cũng được người khác nhìn thấy thì họ sẽ có ấn tượng không tốt về Đức Phật. Họ sẽ nói lời khinh thường rằng Đức Phật đem dạ xoa ra dọa Ambaṭṭha, vì Ambaṭṭha không chấp nhận giáo lý của Đức Phật, và chàng trai Bà-la-môn đã bị cưỡng ép nói lời miễn cưỡng).

Khi Ambaṭṭha vừa nhìn thấy dạ xoa, thân của vị ấy toát mồ hôi. Vị ấy cảm thấy cả cái bụng đang chuyển động lên xuống phát ra tiếng kêu khủng khiếp. Vị ấy nhìn những người bạn đi chung với mình nhưng không thấy dấu hiệu nào trong họ cả, vị ấy nghĩ: “Ta là người duy nhất bị dạ xoa đe dọa. Nếu ta nói cho họ biết có dạ xoa thì họ sẽ nói rằng ‘Phải chăng chỉ bạn mới có đôi mắt để thấy dạ xoa? Trước kia bạn không thấy dạ xoa. Bạn trông thấy dạ xoa chỉ khi bạn thấy mình bị bí lối trong cuộc tranh luận với Sa-môn Gotama?’ Bây giờ không có ai khác để ta nương tựa ngoài Sa-môn Gotama.” Lòng đầy sợ hãi với lông tóc dựng đứng, Ambaṭṭha đi đến Đức Phật, ngồi ở một chỗ thấp hơn và nói rằng: “Tôn giả Gotama đã nói gì? Xin tôn giả hãy nói lại.”

Khi ấy, Đức Phật bèn hỏi vị ấy lần cuối cùng:

“Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”

Khi ấy, Ambaṭṭha thú nhận: “Thưa Sa-môn Gotama! Tôi đã nghe điều mà tôn giả đã nói từ những vị thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ. Dòng họ Kaṇha có nguồn gốc từ Kaṇha, con trai của nữ nô lệ. Rằng Kaṇha là tổ tiên của họ.”

Tổ tiên của Ambaṭṭha

Sự thú nhận của Ambaṭṭha gây ra tiếng xì xào trong các Bà-la- môn trẻ khác. Họ la lên: “Này bạn! Nghe nói rằng Ambaṭṭha là hạ sanh, không thuộc gia đình tốt, và con trai nữ nô lệ của những hoàng

tử Thích ca. Những hoàng tử Thích ca được xem là các con trai của những ông chủ của Ambaṭṭha. Chúng tôi đã hiểu lầm Sa-môn Gotama và đã chê bai vị ấy, trong khi sự thật thì vị ấy nói lời chân thật (Dhammavādi).”

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Những chàng trai này đang hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Tốt hơn ta nên làm cho Ambaṭṭha thoát khỏi mọi hạ nhục như vậy”.

Thế nên, Đức Phật nói:

“Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Vị Kaṇha là một vị ẩn sĩ có oai lực,vị ấy đi đến vùng đất ở phía nam của sông Hằng và sau khi học các Mantras đầy linh nghiệm, vị ấy đi đến vị vua Okkāka và xin cưới con gái Maddarūpi của nhà vua.”

Vua Okkāka nói rằng: ” Ồ! Ẩn sĩ Kaṇha này là con trai của nữ nô lệ, thế mà muốn cưới con gái của ta. Hắn là loại người gì?” Đầy phẫn nộ, đức vua lắp tên vào cung nhưng vị ấy không thể bắn cây tên ra, cũng không thể rút lại.

Khi ấy, các vị quan đi đến vị ẩn sĩ và xin vị ấy hãy cứu đức vua. Kaṇha nói rằng đức vua sẽ được an toàn nhưng vị ấy đe dọa rằng nếu đức vua thả cây tên thì vùng đất trong khắp vương quốc của vị ấy sẽ bị tiêu diệt.

(Ở đây, ẩn sĩ Kaṇha đi đến vùng đất phía nam của sông Hằng, là một người tục gia và sau khi hầu hạ vị ẩn sĩ Bà-la-môn, vị ấy học được Mantra để vô hiệu hóa cây tên. Vị ấy mặc vào chiếc y của vị ẩn sĩ, đi đến vua Okkāka để xin cưới công chúa Maddarūpi và khi đức vua nổi giận lấy cung tên bắn giết vị ấy. Vị ấy vô hiệu hóa cây tên bằng câu thần chú. Câu thần chú chỉ có năng lực làm cản trở cây tên. Còn câu nói của Kaṇha rằng vùng đất sẽ bị huỷ diệt là lời đe dọa trống rỗng, chỉ là lời nói dối. Những lời đe dọa khác của vị ấy cũng vậy thôi).

Các vị quan cầu xin vị ấy hãy cứu lấy đức vua và vương quốc. Vị ấy nói rằng đức vua và vương quốc sẽ được yên ổn, nhưng vị ấy lại

nói dối rằng nếu đức vua thả cây tên xuống đất thì trong bảy ngày cà vương quốc sẽ không có mưa.

Các vị quan khẩn cầu vị ấy miễn xá cho đức vua và vương quốc và làm cho mưa rơi xuống. Vị ấy nói rằng cả đức vua và vương quốc sẽ được an ổn và trời sẽ mưa rằng nếu cây tên ấy được hướng về người con trai lớn thì vị ấy sẽ được an toàn mà không một sợi lông nào dựng đứng. Kaṇha nói điều này chỉ sau khi khiến đức vua hứa gả con gái của vị ấy.

“Này các chàng trai! Khi ấy các quan đã tâu lại với đức vua Okkāka. đức vua hướng cây tên đến người con trai lớn và thái tử được an toàn mà không một sợi tóc dựng đứng. Bị đe dọa bằng khí giới của Mantra, vua Okkāka trở nên sợ hãi, lông tóc dựng đứng (sau khi cho người tắm đầu của Kaṇha và giải bỏ tình trạng nô lệ của vị ấy). Đức vua đã gả con gái Maddarūpi của mình cho Kaṇha.

Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai của nữ nô lệ’. Kaṇha ấy là một ẩn sĩ có quyền lực.”

Đức Phật đã kể lại câu chuyện về Kaṇha và khi nói rằng Ambaṭṭha có đôi phần thân thuộc với các hoàng tử dòng Thích ca. Và như vậy, Thế Tôn đã an ủi Ambaṭṭha. Giống như người được dội lên gáo nước, Ambaṭṭha cảm thấy nguôi ngoai nhiều vì sự lo lắng (về địa vị xã hội của vị ấy) đã được rửa sạch. Vị ấy trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng: “Đức Phật đã khẳng định mối quan hệ bà con của vị ấy với dòng tộc Sát-đế-lỵ (Khattiya) về phía bên mẹ của vị ấy.”

Tính chất cao quý của những vị Sát-đế-lỵ

Ambaṭṭha tự cho mình là thành viên của giai cấp thống trị mà không biết rằng vị ấy chẳng phải là một hoàng tử thực sự. Bởi vậy, Đức Phật quyết định giải mê cho vị ấy và giải thích ý nghĩa của chữ Khattiya. Ngài tiếp tục cuộc đàm đạo vấn đáp với Ambaṭṭha.

“Này Ambaṭṭha! Bây giờ ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của Như Lai sắp hỏi ngươi? Giả sử trong thế gian này có một người đàn ông thuộc gia đình quý tộc lấy một người đàn bà thuộc dòng dõi Bà-la-

môn. Kết quả là họ sanh ra một đứa con trai. Vậy đứa con trai của đôi vợ chồng ấy có được ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước uống không?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có, thưa Ngài, người ấy được ưu

tiên.”

Đức Phật hỏi lại: “Có thể chăng các Bà-la-môn hầu hạ người đàn ông ấy ở bữa đám giỗ, tiệc cưới, lễ tế và tiệc đãi khách?”

Khi Ambaṭṭha trả lời là: “Có thể, thưa Sa-môn Gotama! Họ có thể hầu hạ vị ấy.”

Đức Phật hỏi: “Các Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam

phệ đà cho vị ấy?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có thể, thưa Ngài, họ có thể dạy cho vị ấy.”

Đức Phật hỏi: “Có thể cấm vị Bà-la-môn hoặc không thể cấm vị ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn không?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể cấm.”

Để giải quyết tranh luận này, Đức Phật nói rằng: ” Dòng dõi vua chúa có thể phong vương cho vị ấy được không?”

“Không, thưa Ngài Gotama!” Ambaṭṭha trả lời một cách đúng đắn “Họ không thể làm lễ phong vương cho vị ấy vì mẹ của vị ấy không phải là thành viên của dòng tộc Khattiya.”

(Ở đây, trong phần này Ambaṭṭha trả lời rằng con trai của người cha Khattiya và người mẹ là Bà-la-môn thì không được phong vương do bởi dòng dõi thấp hơn của người mẹ. Cũng vậy, con trai của người cha Bà-la-môn và người mẹ Khattiya cũng không được phong vương bởi vì dòng dõi thấp hơn của người cha. Đức Phật tiếp tục cuộc đàm thoại với Ambaṭṭha để làm sáng tỏ điều này).

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có một người đàn ông Bà-la-môn kết hôn với một người đàn bà Sát-đế-lỵ và một đứa con trai được sanh ra từ sự kết hôn này. Vậy đứa con trai của họ có nhận được sự ưu tiên trong số các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, vị ấy có thể.”

Đức Phật: “Có thể chăng có các vị Bà-la-môn hầu hạ vị ấy

trong lễ đám giỗ?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”

Đức Phật: “Họ có thể hay không thể dạy Tam phệ đà cho vị ấy?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”

Đức Phật: “Họ có thể cấm vị ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn chăng?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Các vị Sát-đế-lỵ có thể phong vương cho vị ấy

không?”

Ambaṭṭha: “Không, Thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Như vậy, này Ambaṭṭha! Nếu ngươi so sánh một người đàn bà với một người đàn ông, ngươi sẽ thấy rằng chỉ có những vị Khattiya mới giữ địa vị cao hơn, còn nói rằng: ” Những vị Bà-la-môn giữ địa vị thấp hơn.”

Sau đây là cuộc đàm thoại khác giữa Đức Phật và Ambaṭṭha để cho thấy tánh ưu việt của các vị Khattiya và địa vị thấp hơn của các vị Bà-la-môn.

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có vị Bà-la-môn với cái đầu bị cạo nhẵn và bị bôi đầy tro lên đó, bị các vị Bà-la-môn khác trục xuất ra khỏi xứ hoặc thành phố vì một tội nào đó. Có thể rằng vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy nhận được sự ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước uống chăng?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Vị ấy không thể.”

Đức Phật: ‘Có thể chăng các vị Bà-la-môn hầu hạ vị bị trục xuất ấy trong lễ cúng giỗ, lễ cưới, lễ cúng tế và tiệc đãi khách?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể”.

Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam phệ đà cho vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể cấm vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn chăng?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể”.

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Các vị Khattiya có thể trục xuất một vị Khattiya với cái đầu bị cạo nhẵn và bị phủ đầy tro vì một tội nào đó và do bị đối xử như vậy, vị ấy rất nhục nhã. Nhưng dầu vị ấy rất nhục nhã, vị Khattiya ấy cũng giữ địa vị cao hơn và vị Bà-la-môn giữ địa vị thấp hơn.

Này Ambaṭṭha! Sannankumāra Brahmā cũng nói lên câu kệ này:

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ ye gotttapatisārino

vijjā-caraṇa sampanno so seṭṭho deva-mānuse.

Trong số những người tin tưởng nhiều về tổ tiên, thì những người Khattiya đáng được tán dương và cao quý hơn. Trong chư thiên và nhân loại, có người trí tuệ và đã thực hành trí tuệ ấy thì đáng tán dương và cao quý hơn.

Này Ambaṭṭha! Câu kệ này được khéo nói bởi Phạm thiên Sanankumāra. Nó không phải không khéo nói: nó liên quan đến lợi lạc, nó không phải không liên quan đến lợi lạc.

Này Ambaṭṭha! Như Lai cũng đồng ý với câu kệ này, Như Lai cũng như Phạm thiên Sanankumāra Brahma, đã đọc lên câu kệ này:

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ

so seṭṭha devamānusse.

Giải thích Minh và Hạnh (Vijjā & Caraṇa)

Trong câu kệ có nhóm chữ ‘Vijjā-caraṇa sampanno’ nghĩa là ‘Minh hạnh túc’. Đối với Ambaṭṭha thì Minh (vijjā) ám chỉ Tam phệ đà, trong khi Hạnh (caraṇa) chỉ ngũ giới. Ambaṭṭha nghĩ rằng nếu một người có Minh và Hạnh thì người ấy được tán dương và cao quý hơn, chỉ những Bà-la-môn mới đáng được tán dương và cao quý. Vì muốn biết hai đức tánh này, vị ấy hỏi rằng: “Này hiền hữu Gotama! Thế nào là caraṇa và thế nào là vijjā?”

Khi ấy, Đức Phật vì muốn chỉ ra trí tuệ và pháp hành tối cao và siêu việt, Ngài không bàn tới Tam phệ đà và Ngũ giới liên quan đến hệ thống giai cấp, v.v… của Bà-la-môn giáo, Ngài nói rằng:

“Này Ambaṭṭha! Về vấn đề Minh hạnh túc, ngươi đừng bao giờ nói lời nào như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với tôi’, những từ phát sanh từ chấp thủ vào dòng dõi, họ hàng và sự ngã mạn.

Này Ambaṭṭha! Chỉ trong xã hội loài người với những tục lệ về hôn nhân liên quan đến việc gả hoặc cưới con gái, ngươi mới dùng những từ phát sanh từ sự chấp thủ dòng dõi, bộ tộc và sự ngã mạn, những từ như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với tôi’.

Này Ambaṭṭha! Những người bám chấp vào những từ sanh lên từ dòng dõi (jāti-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào bộ tộc (gotta-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào ngã mạn (manā- vāda) và những từ phát sanh lên từ sự chấp thủ vào những sự hôn  nhân liên quan đến việc cưới gả con gái thì hoàn toàn khác xa với Minh hạnh túc.

Này Ambaṭṭha! Một người có thể giác ngộ Minh hạnh túc chỉ khi nào người ấy khắc phục được sự chấp thủ vào dòng dõi, sự chấp thủ vào bộ tộc, sự chấp thủ vào ngã mạn, sự chấp thủ vào những cuộc hôn nhân liên quan đến việc gả con gái.”

Khi ấy, Ambaṭṭha nghĩ rằng: “Niềm tin của chúng ta vốn là xưa nay chúng ta vốn có Minh và Hạnh. Nhưng cũng như con gió mạnh thổi sạch những vỏ thóc, Sa-môn Gotama đã rọi sáng cho chúng ta những từ Minh và Hạnh ấy. Sa-môn Gotama chỉ nhấn mạnh và tán

dương Minh Hạnh tối cao này mà chúng ta không thể hiểu được. Chúng ta nên biết về Minh và Hạnh mà Sa-môn Gotama nói đến.” Suy nghĩ như vậy, Ambaṭṭha bèn hỏi Đức Phật về chúng: “Thưa hiền hữu Gotama! Thế nào là Hạnh và thế nào là Minh?”

Khi ấy, cũng như trong bài kinh Samañña-phala, Đức Phật bèn ban ra pháp thoại về Minh Hạnh tối cao và siêu việt, phần này đến phần khác bắt đầu từ sự xuất hiện của Đức Phật và kết thúc bằng sự chứng đắc Đạo Quả A-la-hán.

Bốn nguyên nhân hoại diệt Minh và Hạnh

(Giải thích tóm tắt:) Đức Phật chỉ cho Ambaṭṭha thấy bốn nguyên nhân của sự hoại diệt Minh và Hạnh (hay của Dhamma). Bốn nguyên nhân ấy là:

(1)   Đời sống của Sa-môn mà không thể sống theo Giáo Pháp để chứng đắc Minh và Hạnh, đi vào rừng và bắt đầu ăn những trái cây đã rụng.

(2)   Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành dầu chỉ bấy nhiêu, đi vào rừng và bắt đầu ăn những loại củ và những trái cây.

(3)   Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành như thế, bèn dựng lên một cái chòi đốt lửa ở gần thị trấn hay gần làng mạc và thờ cúng lửa.

(4) Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành ngay cả bấy nhiêu, bèn dựng lên một cái giả ốc có lối vào từ bốn hướng tại ngã tư đường, để kiếm tiến bằng cách cung cấp nước uống cho tất cả mọi người đến từ bốn hướng.

Đức Phật mô tả bốn loại Sa-môn này tạo thành những Bà-la-môn và Sa-môn mà xã hội gọi là những người hầu của vị Sa-môn có Minh và Hạnh. Ambaṭṭha và thầy của vị ấy thiếu Minh và Hạnh như vậy. Họ thuộc về bốn loại Sa-môn và Bà-la-môn thoái hóa, không bàn về những hạng Sa-môn chân chánh có hai đức tánh này, Đức Phật luận ra những sự thật này từ Ambaṭṭha qua câu hỏi của vị ấy và rồi phê bình vị ấy lần thứ nhất.

“Này Ambaṭṭha! Ngươi và thầy của ngươi không có Minh và Hạnh tối cao. Ngươi thậm chí không có phẩm chất thấp hơn của những hạng Sa-môn mà cách sống của họ là nguyên nhân dẫn đến sự hoại diệt của Minh và Hạnh.

“Này Ambaṭṭha! Thầy của ngươi là Bà-la-môn Pokkharasāti không có những phẩm chất thấp hơn (dẫn đến sự hoại diệt như vậy), tuy nhiên vị ấy nói một cách xấc xược: “Những vị Sa-môn đầu trọc hạ đẳng, vô dụng, sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên là loại người gì? Làm sao những người Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà có thể bàn luận với họ được? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý đến khuyết điểm này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”

Sau đó Đức Phật nói thêm rằng:

“Này Ambaṭṭha! Thầy Bà-la-môn Pokkharasāti của ngươi, thọ hưởng những đặc ân của đức vua Pasenadī Kosal. Tuy nhiên, đức vua không cho ông ấy cơ hội diện kiến. Cũng vậy, khi hỏi ý kiến của Bà- la-môn Pokkharasāti thì đức vua hỏi từ sau bức màn. Này Ambaṭṭha! Tại sao đức vua không cho vị ấy đến diện kiến, ngươi là người nhận lãnh những đồ trữ một cách hợp pháp do đức vua ban cho, (ngươi hãy suy nghĩ về lý do của vấn đề này)? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý khuyết điểm này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”

Đây là lời chỉ trích lần thứ hai do Đức Phật nói ra.

(Ở đây, vị Bà-la-môn biết mantra (chú) để lừa gạt trước mặt người khác (summukhā avaṭṭaṁ). Khi đức vua đeo một vật trang sức rất đắc giá, vị ấy đứng gần đức vua, đọc chú và thì thầm tên của vật trang sức khiến đức vua phải cho vật trang sức ấy mà không thể nói ‘Ta sẽ không cho’. Rồi vào một ngày hội, đức vua ra lệnh: “Hãy đem vật trang sức mahāraha đến cho trẫm.” Những người hầu bèn tâu rằng đức vua đã cho nó đến Bà-la-môn Pokkharasāti. Đức vua bèn hỏi tại sao vua lại cho và các quan trả lời rằng vị Bà-la-môn biết mantra đã gạt đức vua và lấy vật trang sức mahāraha.

(Các quan khác cũng vậy, họ ganh tỵ với Bà-la-môn kia vì quan hệ thân mật với đức vua, nói rằng: “Tâu đại vương! Bà-la-môn Pokkharasāti có một bệnh cùi mang tên là bệnh bạch bì. Loại bệnh này

lan truyền do tiếp xúc từ thân. Vì vậy xin đừng ôm và vuốt ve Bà-la- môn như bệ hạ làm khi gặp ông ta.” Từ dạo ấy, đức vua không cho phép vị Bà-la-môn được đến yết kiến).

Tuy bị mất ân huệ này nhưng Bà-la-môn Pokkharasāti là một học giả uyên bác về luật pháp và chính trị; không một điều gì bị sai lầm nếu nó được thi hành sau khi tham khảo ý kiến của vị ấy. Thế nên, đức vua ngồi đằng sau bức màn và hỏi ý kiến của vị Bà-la-môn ngồi ở bên ngoài bức màn.

(Điều này không ai biết ngoài đức vua và vị Bà-la-môn. Đức Phật tiết lộ bí mật này (không phải để hạ nhục vị Bà-la-môn ) vì Ngài biết rằng sự phơi bày như vậy chắc chắn sẽ thuyết phục những người khác tin vào Nhất thiết trí của Ngài).

Rồi Đức Phật lại hỏi Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng không thể nào một người bình dân hay nô lệ của ông ta trở thành vua hay vị quan chỉ bằng cách ngồi vào chỗ mà vua của nước Kosala đã ngồi nói chuyện với các quan hay các công chúa, hay bằng cách lập lại những gì mà họ đã nói ra trong những cuộc hội họp. Như vậy, Đức Phật chỉ ra rằng cũng dường thế ấy, không thể nào để Ambaṭṭha hay thầy của vị ấy trở thành một ẩn sĩ chỉ bằng cách tụng đọc hay giảng dạy Tam phệ dà mà đã được tụng đọc hay giảng dạy bởi những ẩn sĩ xưa như Aṭṭhaka, Vāmaka và những ẩn sĩ khác.

Đức Phật hỏi lại Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng không giống như Amaṭṭha và ông thầy của vị ấy, Aṭṭhaka, Vāmaka và những ẩn sĩ khác thời cổ xưa không mặc y tốt, ăn vật thực ngon, đi lại có nữ nhân bên cạnh, ngồi trong những chiếc xe ngựa tốt, ở trong những tòa nhà đẹp có canh phòng cẩn mật và say đắm trong dục lạc. Sau đó để kết luận, Đức Phật nói rằng:

“Này Ambaṭṭha! Như vậy, ngươi và thầy của ngươi không phải là những ẩn sĩ hay những người sẽ trở thành ẩn sĩ. Ngươi có hoài nghi về địa vị Phật của ta thì nên đoạn trừ hoài nghi ấy bằng cách hỏi Ta, Ta sẽ diệt trừ hoài nghi ấy của ngươi bằng cách trả lời những câu hỏi. (Đức Phật nói như vậy vì không thể có việc Ambaṭṭha chứng đắc Đạo Quả trong kiếp hiện tại. Ngày cứ thế trôi qua. Chàng trai Bà-la-môn

đến xem xét những tướng hảo của Đức Phật. Bấy giờ đã quên mục đích chuyến viếng thăm của vị ấy và vì vậy Đức Phật quyết định nhắc nhở vị ấy một cách gián tiếp.

Không ai có thể xem xét tướng hảo của Đức Phật khi Ngài  đang ngồi hoặc nằm. Sự xem xét chỉ có thể thực hiện được khi Ngài đang đứng hoặc đang đi. Thông lệ của chư Phật là đứng lên và đi khi có người đến quan sát các tướng hảo. Vì lý do này, Đức Phật bèn ra khỏi tịnh xá và bước đi. Ambaṭṭha theo sát Đức Phật.

Hai tướng hảo hiển thị

Khi đang đi phía sau Đức Phật, Ambaṭṭha tìm xem 32 tướng hảo của bậc đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy được 30 tướng. Tuy nhiên, vị ấy không thấy hai tướng còn lại, đó là (1) tướng Mã âm tàng và (2) tướng cái lưỡi dài, dẹp và rộng. Do đó vị ấy có những hoài nghi.

Đức Phật biết rõ điều này, Ngài dùng năng lực thần thông hiển thị tướng Mã âm tàng để chàng trai Ambaṭṭha thấy. Rồi Đức Phật thè cái lưỡi của Ngài ra và đưa nó qua cả hai bên lỗ tai (hiển thị bề dài của nó), đưa nó vào trong cả hai lỗ mũi ( để cho thấy tánh chất mềm dẻo của nó) và che cái trán bằng cái lưỡi của Ngài (để cho thấy bề rộng của nó).

Khi ấy, Ambaṭṭha kết luận rằng Đức Phật thực sự có những tướng hảo ấy và từ giả Đức Phật nói rằng: ” Thưa Ngài Gotama! Chúng tôi đi đây. Chúng tôi có nhiều việc phải làm.” Khi ấy, Đức Phật nói rằng: “Này Ambaṭṭha! Ngươi có thể đi nếu ngươi muốn.” Ambaṭṭha bước vào cỗ xe được kéo bằng con la và rời đi.

Việc Ngài thè lưỡi và đưa nó qua hai tai phải và trái

Lúc bấy giờ, giáo sư Bà-la-môn Pokkharasāti đã rời khỏi thành phố Okkattha và cùng với nhiều vị Bà-la-môn đang chờ đợi Ambaṭṭha trong khu vườn của vị ấy. Ambaṭṭha đi xe đến khu vườn. Sau khi đảnh

lễ thầy, vị ấy ngồi xuống ở một chỗ nọ. Tiếp theo là cuộc đàm thoại giữa ông thầy và Ambaṭṭha.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi đã thấy Sa-môn Gotama chưa? Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Chúng con đã thấy Sa-môn Gotama rồi.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn Gotama đúng hay sai? Tiếng đồn về danh tiếng của Sa- môn Gotama có cơ sở hay không có cơ sở?

Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn Gotama là thật. Danh tiếng của Sa-môn Gotama là có cơ sở. Sa-môn Gotama thực sự có 32 tướng hảo của bậc đại nhân và những tướng ấy hoàn toàn có thật.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi có nói chuyện với Sa-môn Gotama không?

Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Có, con có nói chuyện với Sa-môn Gotama.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi nói chuyện với Sa-môn Gotama

như thế nào?

Ambaṭṭha kể lại với ông thầy của về cuộc đàm thoại giữa vị ấy với Đức Phật. Khi ấy, giáo sư Pokkharasāri nói rằng:

“Ồ! Bậc hiền trí trẻ của ta thật đáng kinh ngạc. Ôi! Khả năng chuyên môn về Tam phệ đà của các ngươi thật rất kỳ diệu. Với một người trợ lý như vậy (như Ambaṭṭha), người ta chắc chắn sẽ đi vào một trong bốn khổ cảnh sau khi thân hoại mạng chung.”

Vị ấy quở trách Ambaṭṭha, giận dữ và bất mãn, vị ấy đá chàng trai khiến chàng trai ngã lăn. Vị ấy tức giận Ambaṭṭha nhưng trong phút chốc cũng sanh khởi ước muốn đi gặp Đức Phật (về phần Ambaṭṭha, ân huệ mà trước kia vị ấy có được là làm người đánh xe đi chung với ông thầy của vị ấy này đã bị mất và kể từ đó vị ấy phải đi bộ trước cỗ xe).

Pokkharasāti viếng thăm Đức Phật

Bà-la-môn Pokkharasāti rất nóng lòng muốn gặp Đức Phật nhưng các vị Bà-la-môn khác bảo vị ấy hãy hoãn lại chuyến đi ấy cho đến ngày hôm sau vì đã quá trễ để lên đường vào ngày hôm ấy.

Rồi sau khi sửa soạn vật thực thượng vị, vị ấy để vật thực vào trong xe, cho đốt lên những ngọn đuốc và ra khỏi thành phố Okkattha, đi đến khu rừng Icchanāngala. Vị ấy đi bằng xe đến chỗ có thể đi được, rồi bước xuống xe và đi bộ đến Đức Phật. Vị ấy chào Đức Phật, trao đổi những lời hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.

Sau khi đã an tọa, Bà-la-môn Pokkharasāti bắt đầu cuộc đàm đạo với Đức Phật.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Người đệ tử Ambaṭṭha của tôi có đến chỗ này không?

Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Người đệ tử của ông có đến đây.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có nói chuyện với Ambaṭṭha không?

Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Ta có nói chuyện với Ambaṭṭha.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài đã nói chuyện với Ambaṭṭha như thế nào?

Khi ấy Đức Phật nói cho Bà-la-môn Pokkharasāti biết về cuộc trò chuyện giữa Ngài với Ambaṭṭha. Bà-la-môn Pokkharasāti xin lỗi Đức Phật, nói rằng: “Thưa Sa-môn Gotama! Chàng trai Ambaṭṭha là một kẻ ngu. Xin Ngài hãy xá lỗi cho nó.” Đức Phật nói: “Này ông Bà- la-môn! Cầu mong cho Ambaṭṭha được hạnh phúc.” Như vậy là đã xá lỗi cho chàng trai.

Sự dò xét của Pokkharasāti

Khi ấy Bà-la-môn Pokkharasāti tìm kiếm 32 tướng hảo của bậc đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy 30 tướng hảo như Ambaṭṭha đã thấy, nhưng không thấy hai tướng kia là tướng Mã âm tàng và tướng lưỡi dài và rộng, vị ấy khởi tâm hoài nghi.

Biết rõ điều này, Đức Phật dùng thần thông hiện ra tướng Mã âm tàng khiến cho vị Bà-la-môn trông thấy. Rồi Đức Phật thè cái lưỡi của

Ngài và đưa nó đến cả hai bên lỗ tai phải và trái (để cho thấy bề dài của nó), đưa nó vào trong hai lỗ mũi trái và phải (để cho thấy tánh mềm dẻo của nó), và che cái trán bằng cái lưỡi (để cho thấy bề rộng của nó).

Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti thực sự tin rằng Đức Phật chắc chắn sở hữu tất cả 32 tướng hảo của bậc đại nhân và nói rằng: “Xin thỉnh Thế Tôn và chúng Tăng đến thọ thực tại nhà con vào ngày hôm nay vì lợi ích của con.”

Đức Phật im lặng nhận lời.

Khi biết được Đức Phật đã nhận lời, Bà-la-môn Pokkharasāti bèn thông báo với Ngài rằng bữa ăn đã được sẵn sàng, đã đến giờ để Đức Phật thọ thực. Rồi Bà-la-môn Pokkharasāti và những đệ tử của vị ấy bắt tay làm những phận sự và đích thân hầu hạ Đức Phật và chúng Tăng bằng vật thực thượng vị. Khi Bà-la-môn biết rằng Đức Phật đã độ thực xong, vị ấy lấy ghế và ngồi xuống ở một nơi phải lẽ.

Đức Phật bèn thuyết tuần tự Pháp đến Bà-la-môn Pokkharasāti, là pháp dẫn đến Đạo Quả, (1) bố thí, (2) trì giới, (3) sự đạt đến cõi chư thiên, (4) Thánh Đạo dẫn đến Đạo, Quả và Niết bàn. Khi theo dõi những pháp thoại này, tâm của vị Bà-la-môn trở nên an tịnh, lắng dịu, thoát khỏi các chướng ngại, hoan hỉ và trong sáng, rồi Đức Phật  thuyết Tứ Diệu Đế mà Ngài đã chứng ngộ (sāmukkaṁsika) và Bà-la- môn chứng đắc Quả thánh Nhập lưu.

Lời thỉnh cầu đặc biệt của Pokkharasāti

Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti, người đã trở thành bậc Thánh Nhập lưu bạch với Đức Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Giáo pháp của Ngài khả ái như một vật bị úp lại được lật lên, như một vật bị che đậy được mở ra, như một người bị lạc đường được chỉ đúng đường, như những cây đuốc được thắp sáng trong đêm tối để những ai có mắt sáng có thể thấy các cảnh vật. Thế Tôn đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng cho con bằng nhiều cách.

Bạch Đức Thế Tôn! Cùng với con trai con gái, vợ, tùy tùng và những người cố vấn của con, con xin được quy y nơi Đức Thế Tôn, quy y nơi Giáo Pháp, quy y nơi chúng Tăng. Từ nay trở đi, xin Ngài hãy xem con là cận sự nam quy y Tam bảo đến trọn đời.

Khi Đức Thế Tôn đến viếng nhà của những cận sự khác tại Okkaṭṭha, xin Thế Tôn bi mẫn viếng thăm nhà của con. Những chàng trai và những cô gái trong nhà của con sẽ đảnh lễ Ngài; họ sẽ tiếp đón Ngài; họ sẽ dâng chỗ ngồi và nước uống đến Ngài; họ sẽ khởi sanh nhiều đức tin. Sự viếng thăm của Ngài sẽ dẫn họ đến lợi lạc và sự phát đạt trong một thời gian dài.”

Như vậy, sau khi đã quy y Phật, Pháp, Tăng ở mức độ siêu thế, vị ấy thỉnh Đức Phật về nhà của ông ta. Sự quy y của Bà-la-môn Pokkharasāti đến Đức Phật, v.v… khác với sự quy y của những cận sự khác ở chỗ (1) nó bao gồm con trai, con gái, vợ, tùy tùng và những vị cố vấn của vị ấy và (2) qua đoạn cuối vị ấy giải thích những lý do về sự quy y của vị ấy.

Đức Phật tán dương vị Bà-la-môn: “ Này ông Bà-la-môn! Ông

đã khéo nói” và nhận lời mời.

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state