Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Trung A Hàm 220. Kinh Kiến
<p>Kinh Kiến, Kinh Tiễn Dụ, Phật luôn luôn nói hữu thường, vô thường, nhưng không phải bao giờ cũng nói thế gian hữu thường.</p>
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:2976

Các tên gọi khác

Tôi nghe như vầy: Một thời sau khi Phật Niết-bàn không lâu, Tôn giả A-nan trú tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Lúc bấy giờ có một Phạm chí dị học, vốn là bạn của Tôn giả A-nan trước khi xuất gia, sau giữa trưa, thong dong tản bộ đi đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên nói với Tôn giả A-nan rằng: "A-nan, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?”

General Information

Danh sách : Liên quan
:

3657.53_Pham 19_220-221_KinhKien_KinhTienDu_KHanh_721-734
Trung A Hàm 220. Kinh Kiến

Tôi nghe như vầy:

Một thời sau khi Phật Niết-bàn không lâu, Tôn giả A-nan trú tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Lúc bấy giờ có một Phạm chí dị học, vốn là bạn của Tôn giả A-nan trước khi xuất gia, sau giữa trưa, thong dong tản bộ đi đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên nói với Tôn giả A-nan rằng:

"A-nan, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?”

Tôn giả A-nan đáp:

"Phạm chí, muốn hỏi cứ hỏi, Tôi nghe xong sẽ suy nghĩ."

Dị học Phạm chí bèn hỏi:

"Sự kiện như vầy. Những quan điểm[2] này bị gác lại  [3]  , bị loại bỏ, không được giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thườngthế giới hữu biên hay vô biên[4] ; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt [5] ; Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt; hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt duyệt?’ Sa-môn Cù-đàm có biết rõ các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết chăng?”

Tôn giả A-nan đáp:

“Phạm chí, sự kiện như vầy. Đối với những quan điểm này, Thế Tôn là Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏkhông giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường, hay vô thườngthế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Thế Tôn là Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, biết các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết.”

Phạm chí dị học lại hỏi:

"Sự kiện như vầy. Những quan điểm này Sa-môn Cù-đàm gác qua một bên, loại bỏkhông giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu thường, hay thế giới vô thườngthế giới hữu biên hay thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Sa-môn Cù-đàm biết rõ các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết như thế nào?"

 
 

Tôn giả A-nan đáp:

"Phạm chí, sự kiện như vầy. Những quan điểm này được Đức Thế TônNhư Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏkhông giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay thế giới vô thườngthế giới hữu biên hay thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Này Dị học Phạm chí, kiến như vậy, thủ như vậy, sanh như vậy, đến đời sau như vậy, những vấn đề như vậy là điều mà Thế TônNhư LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏkhông giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu biên hay thế giới vô biênthế giới hữu thường hay thế giới vô thường; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Những quan điểm ấy được biết như vậy. Các quan điểm ấy phải được biết như vậy.”

Dị học Phạm chí bạch rằng:

"A-nan, nay tôi tự quy A-nan."

Tôn giả A-nan đáp:

“Phạm chí, ông đừng tự quy nơi tôi. Cũng như tôi tự quy y nơi Phật ông cũng nên tự quy như vậy."

Dị học Phạm chí nói:

"A-nan, nay tôi tự quy Phật, Pháp, và Tỳ-kheo Tăng. ‘Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay, trọn đời tự quy cho đến tận mạng’.”

Tôn giả A-nan thuyết như vậy. Dị học Phạm chí nghe Tôn giả A-nan thuyết, hoan hỷ phụng hành.


1. Tương đương Pāli, A.7.51. Avyākata. Hán, biệt dịch, No.93. 

2.Kiến 見. Pāli: diṭṭhigata, thường được dịch là kiến thú, xu hướng của kiến chấp

3. Xả trí 捨 , chỉ những vấn đề thuộc bất khả thuyết. Xem ý nghĩa, kinh 222 ở sau. Pāli avyākāta, vô ký

4. Nguyên Hán: thế hữu để, thế vô để 世     , dịch sát: “thế gian có đáy hay không có đáy”. 

5. Nguyên Hán: Như Lai chung, bất chung 如    

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications