Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Kinh Tạp A Hàm-TA 785 - kINH 785. QUẢNG THUYẾT BÁT THÁNH ĐẠO[49]
kINH 785. QUẢNG THUYẾT BÁT THÁNH ĐẠO[49]
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4288

Các tên gọi khác

kINH 785. QUẢNG THUYẾT BÁT THÁNH ĐẠO[49]

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Kinh Tạp A Hàm-TA 785 - kINH 785. QUẢNG THUYẾT BÁT THÁNH ĐẠO[49]

kINH 785. QUẢNG THUYẾT BÁT THÁNH ĐẠO[49]
Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt.

“Thế nào là chánh kiến? Chánh kiến có hai: Có chánh kiến thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ[50], chuyển hướng cõi thiện [51]; có chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ[52].

“Thế nào là chánh kiến hữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện? Nếu người nào thấy có bố thí, có chú thuyết… cho đến biết thế gian có A-la-hán, không tái sanh đời sau[53]. Đó gọi là chánh kiến thế tục thuộc về thế gianhữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện.

“Thế nào là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, tương ưng với tư duy vô lậu, ở nơi pháp mà tuyển trạchphân biệt, suy cầu, giác tri, hiệt tuệquán sát tỏ ngộ. Đó gọi là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh chí? Chánh chí có hai loại: Có chánh chí thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh chí thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện? Chánh chí giác tri về xuất yếu, giác tri về vô nhuế, giác tri về bất hại; đó gọi là chánh chí thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện.

“Thế nào là chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậuphân biệt, tự quyết, ý giảisuy tính, lập y. Đó gọi là chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ có hai loại: Có loại chánh ngữ thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có loại chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh ngữ thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành? Lời nói đúng, xa lìa lời nói dối, hai lưỡi, ác khẩulời nói thêu dệt. Đó gọi là chánh ngữ thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành.

“Thế nào là chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, trừ tà mạng, niệm tưởng xa lìa bốn ác hạnh của miệng và các ác hạnh khác của miệng, xa lìa các ác hành ấy; vô lậuviễn ly, không dính trước, giữ chặt, nhiếp trì không phạm; không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp có hai loại: Có loại chánh nghiệp thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có loại chánh nghiệp thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh nghiệp thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện? Xa lìa sát, đạo, dâm. Đó gọi là chánh nghiệp thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện.

“Thế nào là chánh nghiệp thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, trừ tà mạng, nhớ đến ba ác hạnh nơi thân và các thứ ác hạnh khác nơi thân; vô lậuviễn ly, không dính trước, giữ chặt, nhiếp trì không phạm; không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh nghiệp thuộc về xuất thế gianvô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh mạng? Chánh mạng có hai loại: Có loại chánh mạng thuộc thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có loại chánh mạng thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, bất thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ.

“Thế nào là chánh mạng thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện? Tìm cầu y, thực, ngọa cụ, thuốc thang theo bệnh đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Đó gọi là chánh mạng thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện.

“Thế nào là chánh mạng thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; đối với các tà mạngvô lậu, không thích đắm trước cố thủ, giữ gìn không phạm, không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh mạng thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh phương tiện? Chánh phương tiện có hai loại: Có chánh phương tiện thuộc thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có chánh phương tiện thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh phương tiện thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện? Dục, tinh tấnphương tiện siêu xuất, xác lập vững chắc, có khả năng tạo tác, tinh tấnnhiếp thọ tâm pháp, thường không dừng nghỉ. Đó gọi là chánh phương tiện thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện.

“Thế nào là chánh phương tiện thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với ức niệm vô lậu, dục, tinh tấnphương tiện siêu xuất, xác lập vững chắc, có khả năng tạo tác, tinh tấnnhiếp thọ tâm pháp, thường không dừng nghỉ. Đó gọi là chánh phương tiện thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh niệm? Chánh niệm có hai loại: Có chánh niệm thuộc thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có chánh niệm thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh niệm thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành? Hoặc niệm, hoặc tùy niệm, hoặc trùng niệm, hoặc ức niệm, không quên lãng, không hư. Đó gọi là chánh niệm thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành.

“Thế nào là chánh niệm thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậu, hoặc niệm, hoặc tùy niệm, hoặc trùng niệm, hoặc ức niệm, không quên lãng, không hư. Đó gọi là chánh niệm thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh định? Chánh định có hai: Có chánh định thuộc thế tụchữu lậuhữu thủchuyển hướng cõi thiện; có chánh định thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ. 

“Thế nào là chánh định thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành? Tâm trụ không loạn, không động, nhiếp thọ, tĩnh chỉ, chánh địnhnhất tâm. Đó gọi là chánh định thuộc về thế tụchữu lậuhữu thủ, hướng đến đường lành.

“Thế nào là chánh định thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậu, an trụ không loạn không tán, nhiếp thọ, tĩnh chỉ, chánh địnhnhất tâm. Đó gọi là chánh định thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổchuyển hướng đến thoát khổ.” 

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications