Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA TC175T01 : Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế
Khi Đức Phật nói ra điều này, thì đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật như sau: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin Thế Tôn vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!” Nhân đó Đức Phật bèn nói rằng: “ Đủ rồi, này Ānanda, bây giờ đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa. Thời gian để thỉnh cầu như vậy đã qua rồi.” Lần thứ hai đại đức Ānanda lập lại lời thỉnh cầu và Đức Phật cũng từ chối như vậy. Đến lần thứ ba, đại đức Ananda lập lại lời thỉnh cầu thì Đức Phật bèn nói với vị ấy rằng:
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:5131

Các tên gọi khác

Khi Đức Phật nói ra điều này, thì đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật như sau: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin Thế Tôn vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!” Nhân đó Đức Phật bèn nói rằng: “ Đủ rồi, này Ānanda, bây giờ đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa. Thời gian để thỉnh cầu như vậy đã qua rồi.” Lần thứ hai đại đức Ānanda lập lại lời thỉnh cầu và Đức Phật cũng từ chối như vậy. Đến lần thứ ba, đại đức Ananda lập lại lời thỉnh cầu thì Đức Phật bèn nói với vị ấy rằng:

General Information

Danh sách : Liên quan
:
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA TC175T01 : Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế

Từ Đại Phật Sử https://tamhoc.org/2022/06/25/chuong-40-p8-dai-duc-ananda-thinh-cau-duc-phat-tru-the/

 

Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế

Khi Đức Phật nói ra điều này, thì đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật như sau:

“Bạch Đức Thế Tôn! Xin Thế Tôn vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

Nhân đó Đức Phật bèn nói rằng: “ Đủ rồi, này Ānanda, bây giờ đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa. Thời gian để thỉnh cầu như vậy đã qua rồi.”

Lần thứ hai đại đức Ānanda lập lại lời thỉnh cầu và Đức Phật cũng từ chối như vậy. Đến lần thứ ba, đại đức Ananda lập lại lời thỉnh cầu thì Đức Phật bèn nói với vị ấy rằng:

“Này Ānanda, ngươi có tin vào trí Giác ngộ (Bodhi-ñāṇa) của Đức Như lai không ?”

“Bạch Đức Thế Tôn, con có tin.”

“Vậy thì tại sao ngươi vẫn khăng khăng thỉnh cầu Như Lai đến ba lần?”

“Bạch Đức Thế Tôn, con đã được Thế Tôn đích thân dạy rằng: “Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương

tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.

Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa (Bạch Đức Thế Tôn, chính vì những lời nói ấy của Đức Thế Tôn mà con thỉnh cầu Thế Tôn ba lần).”

“Này Ananda, ngươi có tin tưởng điều ấy không?” “Bạch Đức Thế Tôn, con có tin.”

“Này Ānandā, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn cho thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!” Do đó, này Ānanda, việc ngươi không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà ngươi thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.”

Đức Thế Tôn kể lại những ví dụ tương tự về sự thiếu sót của đại đức Ānanda trong quá khứ để làm nguôi ngoai sự sầu muộn của vị ấy

  • “Này Ānandā, vào một dịp nọ, Như Lai đang ngụ trên ngọn đồi Gijjhakuṭa trong kinh thành Rājagaha (nt). Lúc bấy giờ Như Lai

đã nói với người rằng: ‘Này Ānanda, khả ái thay thành Vương Xá. Này Ānanda, khả ái thay ngọn đồi Gijjhakuta. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānandā , mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānandā, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānandā, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

“Này Ānandā, vào một dịp nọ, …

  • khi Như Lai ngụ dưới cội cây Gotama trong thành Vương Xá… (Lập lại (ntnhư trên).
  • khi Như Lai ngụ ở trên sườn núi Corapapata gần thành Vương xá… (nt)
  • khi Như Lai ngụ tại hang động Sattapaṇṇi ở một bên của ngọn núi Vebhāra gần thành vương xá… (nt)
  • Như Lai ngụ tại Kaḷasia ở một bên của núi Isigili gần thành vương xá… (nt)
  • Tại rừng cây gỗ mun trong rặng núi Sappasoṇḍika gần thành Vương xá… (nt)
  • Tại tịnh xá Tapodārāma trong thành Vương xá … (nt)
  • Tại tịnh xá Veḷuvana nơi nuôi ăn của những con sóc đen… (nt)
  • Tại khu rừng xoài của Jīvaka… (nt)
  • Tại rừng Migadāya trong xứ Maddakucahi gần thành Vương xá… (nt)

Này Ānanda, trong khi Như Lai trú ngụ tại những chỗ ấy cũng vậy, Như Lai đã nói với ngươi rằng: (1) Này Ānanda, khả ái thay kinh thành Vương Xá… (2) Này Ānanda, khả ái thay cây đa Gotama… (3) Khả ái thay sườn núi Corapapata… (4) Khả ái thay hang động Sattapaṇṇi … (5) Khả ái thay Kaḷasia ở bên ngọn núi Isigilii… (6) Khả ái thay rừng gỗ Mun trong rặng núi Sappasoṇḍika … (7) Khả ái thay   tịnh xá Tapodārāma … (8) Khả ái thay tịnh xá Veḷuvana nơi nuôi ăn của những con sóc đen… (9) Khả ái thay khu rừng xoài của Jīvaka … (10) Khả ái thay khu rừng Migadāya trong xứ Maddakuccahi. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānanda, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

  • “Này Ānanda, trong khi Như Lai đang trú ngụ tại điện thờ Udena trong thành Vesāli (nt) khi ấy Như Lai cũng nói với ngươi rằng: “Này Ānanda, khả ái thay thành Vesāli. Khả ái thay điện thờ

Udena. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa”.

“Này Ānanda , mặc dù Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

‘Này Ānanda, vào một dịp nọ, khi Như Lai đang ngụ

  • Tại điện thờ Gotama trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Sattamba trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Bahuputta trong chính thành Vesāli này … (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Sāranada trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên). “Này Ānanda, ngày hôm nay tại điện thờ Cāpāla, Như Lai vừa mới nói với người rằng: ‘Này Ānanda, khả ái thay thành Vesali, khả ái thay điện thờ Cāpāla. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập

đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānanda, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.”

(Đức Thế Tôn kể lại mười lăm ví dụ trước về việc Ānanda không thỉnh cầu Đức Thế Tôn tiếp tục sống. Trong dịp cuối cùng ấy, thứ mười sáu, xảy ra tại điện thờ Cāpāla. Tất cả những trường hợp bị bỏ qua như vậy được Đức Thế Tôn chỉ ra để làm nguôi ngoai nỗi sầu bi của Ānanda lúc bấy giờ. Dĩ nhiên sự không thỉnh cầu của Ānanda trong tất cả những dịp ấy là do hành động ác của Ác ma).

“Này Ānanda, không phải rằng trước kia Như lai đã từng nói với ngươi rằng các pháp mà thân ái nhất đối với chúng ta đều có đặc tánh là chúng ta phải chia lìa chúng bằng cách này hay cách khác ngay cả khi chúng ta còn đang sống, hay khi cái chết chia lìa chúng ta, hay khi chúng ta ở những cõi khác? Này Ānanda, trong vấn đề này, làm sao người ta có thể mong mỏi một cái gì đó mà bản chất của sự sanh khởi, của sự xuất hiện, của duyên sanh, và của sự hoại diệt, đừng có tan rã? Không thể nào có được đối với người mong mỏi như vậy.

“Này Ānanda, Như Lai đã bỏ đi, đã quăng bỏ, đã từ bỏ thọ hành. Và Như Lai đã nói ra một cách dứt khoát rằng sự diệt độ của Như Lai sẽ đến không bao lâu nữa, rằng ba tháng nữa Như Lai sẽ diệt độ. Việc Như Lai vì muốn sống mà rút lại lời nói của mình thì không thể xảy ra. Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến giảng đường có tháp nhọn tại khu rừng Mahāvana.”

“Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn,” Đại đức Ānandā vâng lời Thế

Tôn.

Rồi Đức Phật, được theo hầu bởi đại đức Ānanda, bèn đi đến giảng đường có tháp nhọn tại khu rừng Mahāvana. Tại đó Đức Phật nói với đại đức Ānanda rằng: “Này Ānanda, hãy đi triệu tập tất cả các vị tỳ khưu đang sống trong thành Vesāli về hội họp tại hội trường.” Đại đức Ānanda đã đi triệu tập tất cả các vị tỳ khưu đang sống trong thành Vesāli về hội trường. Rồi vị ấy đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ Ngài và đứng ở một nơi phải lẽ, bạch với Ngài: “Bạch Thế Tôn, các vị tỳ khưu đã hội họp. Xin Đức Thế Tôn hãy đi đến với họ khi nào Ngài muốn.”

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications