Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC159A01 : H - Hạ 38 - Nhờ Đức Tin có thể chứng Vô Sanh hay không ?[
Một hôm có 30 tu sĩ sống trong rừng đến tinh xá Jetavana gặp đức Phật, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên chờ nghe pháp. Đức Phật quán biết các tu sĩ này có đủ khả năng đạt được quả vị A-la-hán, bèn xoay qua hỏi Thượng tọa Sàriputta về sự ích lợi của Đức Tin như sau : –Này Sàriputta, thầy có nghĩ rằng Đức Tin, khi đã được phát triển đầy đủ, có thể đưa đến quả vị Vô Sanh hay không ? –Bạch Thế Tôn, con không tu tiến hoàn toàn do Đức Tin nơi Thế Tôn, không do phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Thế Tôn để đạt đến quả vị Vô Sanh. Nhưng dĩ nhiên, đối với những người không biết, không thấy, không nhận thức được, không nắm vững được bằng lý trí, bằng tuệ giác, thế nào là Vô Sanh, thì những người đó phải phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Tam Bảo mới có thể phát triển tuệ giác và chứng được Vô Sanh.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:5090

Các tên gọi khác

Một hôm có 30 tu sĩ sống trong rừng đến tinh xá Jetavana gặp đức Phật, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên chờ nghe pháp. Đức Phật quán biết các tu sĩ này có đủ khả năng đạt được quả vị A-la-hán, bèn xoay qua hỏi Thượng tọa Sàriputta về sự ích lợi của Đức Tin như sau : –Này Sàriputta, thầy có nghĩ rằng Đức Tin, khi đã được phát triển đầy đủ, có thể đưa đến quả vị Vô Sanh hay không ? –Bạch Thế Tôn, con không tu tiến hoàn toàn do Đức Tin nơi Thế Tôn, không do phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Thế Tôn để đạt đến quả vị Vô Sanh. Nhưng dĩ nhiên, đối với những người không biết, không thấy, không nhận thức được, không nắm vững được bằng lý trí, bằng tuệ giác, thế nào là Vô Sanh, thì những người đó phải phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Tam Bảo mới có thể phát triển tuệ giác và chứng được Vô Sanh.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC159A01 : H - Hạ 38 - Nhờ Đức Tin có thể chứng Vô Sanh hay không ?[

Nhờ Đức Tin có thể chứng Vô Sanh hay không ?[4]

 

Một hôm có 30 tu sĩ sống trong rừng đến tinh xá Jetavana gặp đức Phật, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên chờ nghe pháp. Đức Phật quán biết các tu sĩ này có đủ khả năng đạt được quả vị A-la-hán, bèn xoay qua hỏi Thượng tọa Sàriputta về sự ích lợi của Đức Tin như sau :

Này Sàriputta, thầy có nghĩ rằng Đức Tin, khi đã được phát triển đầy đủ, có thể đưa đến quả vị Vô Sanh hay không ?

Bạch Thế Tôn, con không tu tiến hoàn toàn do Đức Tin nơi Thế Tôn, không do phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Thế Tôn để đạt đến quả vị Vô Sanh. Nhưng dĩ nhiên, đối với những người không biết, không thấy, không nhận thức được, không nắm vững được bằng lý trí, bằng tuệ giác, thế nào là Vô Sanh, thì những người đó phải phát triển đầy đủ Đức Tin nơi Tam Bảo mới có thể phát triển tuệ giác và chứng được Vô Sanh.

Nhiều vị khất sĩ nghe rồi, cho rằng Thượng tọa Sàriputta vẫn chưa dứt hết tà kiến, vì Thượng tọa vẫn chưa đặt hết tin tưởng vào đức Phật. Đức Phật bảo :

Này các thầy, Sàriputta đã từng nói không ai chưa phát triển đầy đủ ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà có thể thành đạo được. Nhưng Sàriputta không tiến tu nhờ đức tin nơi người khác, mà chính nhờ đức tin nơi Tự Tánh Tam Bảo rồi tự mình tinh tấn thực hành Thiền Định theo Chánh Pháp để đạt đến Trí tuệ cao siêu và giải thoát. Còn những ai trí tuệ yếu kém thì cần có đức tin nơi Tam Bảo để tu tập và phát triển đầy đủ ngũ căn để đạt đến giải thoát.

Rồi đức Phật nói kệ :

"Người không tin mù quáng,

"Người không còn tạo tác,

"Người đã đạt vô sanh,

"Không còn nghĩ thiện ác,

"Không ham muốn lợi danh,

"Là người cao thượng nhất. (Kinh Pháp Cú, bài 97)

 

Phật dạy cách xây dựng hạnh phúc[5]

 

Đề tài bài pháp thứ hai trong mùa an cư năm nay là cách xây dựng hạnh phúc ngay trong đời này. Phật nói đại ý như sau :

“ Khi Như Lai nói cuộc đời dẫy đầy đau khổ, nào là sanh già bệnh chết, nào là ái ly, oán hội, cầu bất đắc ...là để nhắc nhở những người đang đam mê, mong tìm hạnh phúc trong dục lạc, quên mất cuộc đời vô thường, thân vô thường, tâm vô thường, mà vô thường là sanh diệt, là khổ đau. Cũng như một người bị bệnh hủi, bị bắt buộc vào sống biệt lập ở trong rừng. Mỗi khi cảm thấy ngứa ngáy, xốn xang, khó chịu, ông ta đào một cái hố, đốt củi khô cháy đỏ, rồi đứng bên miệng hố mà hơ mình mẩy tay chân. Trong khi làm như thế ông ta cảm thấy rất đã ngứa và rất sung sướng. Đến khi ông hết bệnh, trở về đời sống bình thường. Một hôm ông trở vào rừng để thăm những người bạn còn đang bệnh. Khi đến bên cạnh hố than hồng, chỗ họ đang đứng hơ mình, thì ông cảm thấy nóng quá, chịu không nổi, phải tránh ra xa. Dục lạc như hố than hồng đối với người mắc bệnh hủi, chỉ có người bệnh mới thấy dục lạc là vui. Người lành mạnh đều tránh xa.

“ Một khi đã nhận thức được đời là đau khổ, những ai muốn tìm hạnh phúc trước hết phải tìm cách diệt trừ đau khổ. Muốn diệt trừ đau khổ phải biết gốc của nó là mê lầm (vô minh), ham muốn (tham ái) và cố chấp (kiến thủ). Mê lầmlà thân vô thường mà cho là thường; tâm vô thường mà cho là thường; ái dục là đau khổ mà cho là vui; không biết luật nhân quả. Ham muốnlà ham danh, ham lợi, ham giàu sang, ham sắc đẹp, ham âm thanh êm ái dịu dàng, ham hương thơm, ham được người khen, ham rồi muốn được, được rồi muốn giữ, nhưng tất cả đều vô thường làm sao giữ mãi được. Cố chấplà cho ý mình là đúng là hay, con người vô ngã mà chấp là có ngã, chấp ngã là thường, chấp ngã là đoạn, chấp có, chấp không, chấp đúng, chấp sai, chấp phải, chấp quấy ...; do cố chấp nên có bất đồng ý kiến, cãi lẫy, xung đột và chiến tranh.

“ Một khi đã biết được nguyên nhân của khổ thì phải biết cách diệt trừ nó. Diệt trừ hết mê lầm, hết ham muốn, hết cố chấp là hết khổ, là được hạnh phúc chân thật vĩnh cửu, là được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Mà muốn diệt trừ hết mê lầm, hết ham muốn, hết cố chấp thì phải biết Chánh Pháp, thực tập thiền quán, giữ giới thanh tịnh, tập quen sống đời phạm hạnh, thiểu dục tri túc. Người sống theo Chánh Pháp(Bát Chánh Đạo) sẽ thực chứng được hạnh phúc chân thật ngay trong hiện tại, và tiến dần lên các thánh quảtừ Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đến A-la-hán và quả vị Phật”.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications