Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC119A01 : G - Hạ thứ 22Tự sát không phải là tự giải thoát
Sau lễ Tự tứ mãn hạ tại Sàvatthi đức Phật du hành đến Vesàlì, ngụ tại tại tinh xá Mahàvana. Trong khi Phật nhập thất hai tuần tại đây, có hàng vài chục vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tinh xá. Lý do là vì trong khi quán Tứ Niệm Xứ về Thân Bất Tịnh, các thầy thực hành Cửu Tưởng Quán nơi bãi tha ma trong khu rừng nơi người ta để thi hài những người chết nghèo khổ cho chim thú ăn. Cửu Tưởng Quán là sự quán tưởng về chín giai đoạn tàn hoại của cơ thể từ lúc mới chết thi thể bầm xanh, lần lần sình chương lên, kế đến nứt nẻ, nước vàng rịn chảy ra, da thịt rục rã, lầy thúi, vòi, chim, thú cắn xé rút rỉa, cho đến khi các mảnh xương rã rời mục nát. Các thầy cảm thấy quá ghê tởm cái thân nhơ bẩn hôi thúi của mình, không muốn mang nó nữa, muốn vứt bỏ tấm thân bất tịnh càng sớm càng tốt.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:5033

Các tên gọi khác

Sau lễ Tự tứ mãn hạ tại Sàvatthi đức Phật du hành đến Vesàlì, ngụ tại tại tinh xá Mahàvana. Trong khi Phật nhập thất hai tuần tại đây, có hàng vài chục vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tinh xá. Lý do là vì trong khi quán Tứ Niệm Xứ về Thân Bất Tịnh, các thầy thực hành Cửu Tưởng Quán nơi bãi tha ma trong khu rừng nơi người ta để thi hài những người chết nghèo khổ cho chim thú ăn. Cửu Tưởng Quán là sự quán tưởng về chín giai đoạn tàn hoại của cơ thể từ lúc mới chết thi thể bầm xanh, lần lần sình chương lên, kế đến nứt nẻ, nước vàng rịn chảy ra, da thịt rục rã, lầy thúi, vòi, chim, thú cắn xé rút rỉa, cho đến khi các mảnh xương rã rời mục nát. Các thầy cảm thấy quá ghê tởm cái thân nhơ bẩn hôi thúi của mình, không muốn mang nó nữa, muốn vứt bỏ tấm thân bất tịnh càng sớm càng tốt.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC119A01 : G - Hạ thứ 22Tự sát không phải là tự giải thoát

Tự sát không phải là tự giải thoát[15]

 

Sau lễ Tự tứ mãn hạ tại Sàvatthi đức Phật du hành đến Vesàlì, ngụ tại tại tinh xá Mahàvana. Trong khi Phật nhập thất hai tuần tại đây, có hàng vài chục vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tinh xá. Lý do là vì trong khi quán Tứ Niệm Xứ về Thân Bất Tịnh, các thầy thực hành Cửu Tưởng Quán nơi bãi tha ma trong khu rừng nơi người ta để thi hài những người chết nghèo khổ cho chim thú ăn. Cửu Tưởng Quán là sự quán tưởng về chín giai đoạn tàn hoại của cơ thể từ lúc mới chết thi thể bầm xanh, lần lần sình chương lên, kế đến nứt nẻ, nước vàng rịn chảy ra, da thịt rục rã, lầy thúi, vòi, chim, thú cắn xé rút rỉa, cho đến khi các mảnh xương rã rời mục nát. Các thầy cảm thấy quá ghê tởm cái thân nhơ bẩn hôi thúi của mình, không muốn mang nó nữa, muốn vứt bỏ tấm thân bất tịnh càng sớm càng tốt.

Sau thời hạn nhập thất nửa tháng, Phật được báo tin này. Ngài cho triệu tập tất cả các vị khất sĩ tại giảng đường Trùng Các (Kùtàgàra) và dạy rằng :

Này các thầy, Cửu Tưởng Quán là để trừ ái dục, là để trừ cái chấp thân là ngã hay ngã sở, để bỏ thói quen bám víu vào thân. Vì bám víu vào thân là nguyên nhân của đau khổ và sinh tử luân hồi. Quý thầy không nên bám víu vào thân, không nên quá tưng tiu chìu chuộng cái thân, nhưng cũng không nên hủy hoại nó. Tại sao không nên hủy hoại thân ? Vì thân người khó được, vì thân người là phương tiện tốt nhất để tu tập giải thoát. Người tự hủy hoại thân để được giải thoát cũng ví như người muốn đi lên núi mà tự chặt bỏ hai chân của mình vì lỡ đạp phẩn dơ...

"Này các thầy, tâm giải thoát là tâm không vướng mắc, không chấp trước, không chấp thân thanh tịnh đáng quý trọng, cũng không chấp thân ô trược đáng hủy diệt. Người có trí tuệ phải biết tùy thuận nương theo những phương tiện mình đang tạm có để tinh tấn tu tập hầu đạt tới giải thoát khỏi mọi ràng buộc của thế gian, của cõi dục, của cõi sắc và của cõi vô sắc, cho đến khi hoàn toàn thoát khỏi sanh tử luân hồi.

"Này các thầy, thế nào là giải thoát ? Sáu căn thanh tịnh, không đắm nhiễm sáu trần là giải thoát. Mắt không đắm nhiễm hình sắc, tai không đắm nhiễm âm thanh, mũi không đắm nhiễm mùi hương, lưỡi không đắm nhiễm mùi vị, thân không đắm nhiễm sự xúc chạm dịu dàng êm ái, ý không đắm nhiễm lời tán dương khen ngợi. Đó chính là giải thoát. Bịt mắt, bịt tai không phải là giải thoát. Người mù, người điếc không phải là người được giải thoát.

“Này các thầy, muốn được giải thoát các thầy nên tu tập Tứ Niệm Xứ bằng cách chánh niệm, tỉnh giác, tinh tấn quán niệm hơi thở liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; chánh niệm, tỉnh giác, tinh tấn quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp với mục đích đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Từ nay Như Lai hy vọng các thầy, nhất là những vị vừa mới xuất gia, biết rõ đâu là giải thoát và không còn phạm vào lỗi lầm đó nữa.

Nghe Phật nói xong, các vị khất sĩ mới xuất gia rất vui mừng, thấy rõ sự khác biệt giữa cái chết và sự giải thoát.


[1]Xem Trung Bộ 10, 118 và 119; Trường Bộ 22; Trung A Hàm 98; Tăng Nhất A Hàm 12.1.

[2]Quán thân trên nội thân : Quán cấu trúc và vận hành trong thân.

[3]Quán thân trên ngoại than : Quán ảnh hưởng của thân đối với sự vật xung quanh.

[4]Vô thường: sinh diệt biến đổi luôn.

[5]Vô ngã: giả dối, không chân thật, không có tự thể, không có tự tánh.

[6]Niết bàn: tịch tĩnh, vắng lặng.

[7]Không chấp thân là ta hay là của ta.

[8]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 189-191; Tiểu Bộ, Udàna IV.8; Tiểu Bộ, Jàtaka 285.

[9]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 362; The Life of The Buddha của A.Foucher, trang 195; Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 166.

[10]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 225-226.

[11]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 336-338; Trung Bộ 44: kinh Cullavedalla; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Ni Kệ, kinh 12: Dhammadinnà.

[12]Xem Buddhist Legends, quyển II, trang 250-256; Tiểu Bộ, kinh Jàtaka 3: 1; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Ni Kệ, kinh 47: Patàcàrà..

[13]Theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 111, thì Patàcàràlà một tín nữ rất thông minh thuộc đạo Jaina. Cô thách người nào luận đạo hơn cô thì cô sẽ chịu làm vợ người đó; nếu là người xuất gia thì cô sẽ theo đạo của người đó. Cô được ngài Sàriputta độ cho xuất gia theo Phật.

[14]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1: 178; Trung Bộ 62, 118 và 119; Tương Ưng Bộ, chương 54, kinh 1: Quán Niệm Hơi Thở; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh 602.

 

[15]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1: 176-179; Tương Ưng Bộ, chương 54, kinh 9: Vesàlì.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications