Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC026A01 : Hai thiện tín đầu tiên Tapussa và Bhallika
Sau 49 ngày an vui thiền định, không ăn uống, kể từ lúc ăn bát cháo sữa của hai cô Sujàtà, hôm nay, trong lúc Đức Phật ngồi dưới cội cây Ràjàyatana,có hai thương gia người Miến Điện tên Tapussavà Bhallikatừ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến, đi ngang qua gần đó. Có một vị trời, vốn là bà con kiếp trước với hai thương gia, đến mách bảo rằng : –Này hai ông, đức Thế Tôn vừa đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang ngồi dưới cội cây Ràjàyatana đàng kia. Hai ông nên đến đó cúng dường bột rang và mật ong[57], sẽ được an vui và hạnh phúc lâu dài.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4921

Các tên gọi khác

Sau 49 ngày an vui thiền định, không ăn uống, kể từ lúc ăn bát cháo sữa của hai cô Sujàtà, hôm nay, trong lúc Đức Phật ngồi dưới cội cây Ràjàyatana,có hai thương gia người Miến Điện tên Tapussavà Bhallikatừ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến, đi ngang qua gần đó. Có một vị trời, vốn là bà con kiếp trước với hai thương gia, đến mách bảo rằng : –Này hai ông, đức Thế Tôn vừa đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang ngồi dưới cội cây Ràjàyatana đàng kia. Hai ông nên đến đó cúng dường bột rang và mật ong[57], sẽ được an vui và hạnh phúc lâu dài.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC026A01 : Hai thiện tín đầu tiên Tapussa và Bhallika

10- Hai thiện tín đầu tiên[56]

Sau 49 ngày an vui thiền định, không ăn uống, kể từ lúc ăn bát cháo sữa của hai cô Sujàtà, hôm nay, trong lúc Đức Phật ngồi dưới cội cây Ràjàyatana,có hai thương gia người Miến Điện tên Tapussavà Bhallikatừ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến, đi ngang qua gần đó. Có một vị trời, vốn là bà con kiếp trước với hai thương gia, đến mách bảo rằng :

Này hai ông, đức Thế Tôn vừa đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang ngồi dưới cội cây Ràjàyatana đàng kia. Hai ông nên đến đó cúng dường bột rang và mật ong[57], sẽ được an vui và hạnh phúc lâu dài.

Hai thương gia vui mừng, sửa soạn bột rang và mật ong rồi đến trước Phật cung kính đảnh lễ, cầu Phật nhận lãnh hai món cúng dường khiêm tốn này để hai ông được an vui hạnh phúc lâu dài. Đức Phật, không còn bát khất thực nữa[58], nghĩ rằng :

Các đấng Như Lai không bao giờ đưa tay thọ nhận vật thực. Làm sao ta nhận hai món bột rang và mật ong này ?

Lúc ấy bốn vị Thiên vương[59]đoán biết ý nghĩ của Phật, liền từ bốn phương bay đến dâng lên Đức Phật bốn cái bát bằng vàng; Đức Phật không nhận. Bốn vị liền dâng lên bốn cái bát bằng bạc; Đức Phật không nhận. Bốn vị liền dâng lên bốn cái bát bằng ngọc; Đức Phật cũng không nhận. Bốn vị sực nhớ đến chư Phật đời trước thường dùng bát bằng đá, liền dâng lên bốn cái bát bằng đá và đồng thưa rằng :

Bạch đức Thế Tôn, xin ngài hãy nhận bột rang và mật ong trong cái chén đá này.

Để cho bốn vị Thiên vương đều hài lòng, Đức Phật để cái chén thứ nhất vào lòng bàn tay trái, tay phải cầm cái chén thứ hai để chồng lên chén thứ nhất rồi ấn xuống làm hai cái nhập lại làm một, rồi đến cái chén thứ ba và thứ tư cũng được nhập vào như thế. Cuối cùng bốn cái chén đá được nhập lại làm một nhưng vẫn còn dấu vết của bốn miệng chén[60]. Đức Phật đưa chén ra nhận vật thực. Sau khi thọ thực xong, ngài bảo hai vị thương gia Tapussa và Bhallika như sau :

Này hai ông, nếu hai ông muốn được phúc báo lâu dài thì nên quy y Phật bảo, quy y Pháp bảo và thọ trì năm giới.

Hai vị thương gia liền quỳ xuống đảnh lễ ngài và bạch rằng :

Bạch đức Thế Tôn, xin ngài cho phép chúng con được quy y Phật và quy y Pháp, thọ trì năm giới, và xin ngài thu nhận chúng con vào hàng thiện tín (Upàsaka) của ngài từ nay cho đến hết cuộc đời của chúng con.

Đó là hai thiện tín đầu tiên đã quy y Nhị Bảo (Phật và Pháp, chưa có Tăng). Sau khi đã được Đức Phật ban pháp quy y và truyền năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối), và trước khi từ giã ngài để trở về quê ở Miến Điện, hai vị thương gia xin ngài ít vật lưu niệm để luôn luôn tưởng nhớ đến ngài. Đức Phật tặng cho hai vị một ít tóc và móng tay và bảo rằng:

Hằng ngày các ông trông thấy những vật này cũng như trông thấy Như Lai vậy.

Hai vị cung kính nhận lãnh, lạy tạ rồi mang về Miến Điện xây tháp thờ. Hiện nay bảo vật này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận trong bảo tháp của chùa Swedagontại thủ đô Rangoon (Ngưỡng Quang).

 


[1]Xem Trung Bộ (Majjhima nikàya) 36.

[2]Xem Buddhacarita sutta (Phật Sở Hành Tán) của Tổ Asvaghosa (Mã Minh).

[3]Áo phẩn tảo(pamsu kula) là áo cà-sa may bằng vải rách lượm trong đống rác.

[4]Xem Trường Bộ (Dìgha nikàya) 14; Trung Bộ (Majjhima nikàya) 26, 36; Tiểu Bộ, kinh Pháp Cú 153-154; Tiểu Bộ, Udàna, phẩm 1: 1-3; Lalitavistara; Buddhacarita; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh 186, 187, 190.

[5]Một loại cây sung (cây bàng) ở Ấn Độ : Banyan tree, Figuier d'Inde, cây dừng, tên khoa học là Ficus Indica.

[6]Sau khi ăn xong bát cháo sữa này, Đức Phật nhịn ăn luôn 49 ngày liền.

[7]Cây Pippala(Tất-bát-la) còn có tên khác là Assattha(Bát-đa) vì trái của cây này tên là Pippala, còn bông của nó tên là Assattha. Đây là một loại cây đa, tên khoa học là Ficus religiosa. Sau khi Phật thành đạo, người ta đặt tên cây là Bodhi (Bồ-đề) có nghĩa là cây Giác ngộ.

[8]Đoạn đối thoại này phỏng theo kinh Lalitavistara. Xem The Life of The Buddha, A. Foucher, trang 107.

[9]Tọa cụlà tấm thảm vuông trải xuống đất để ngồi cho sạch sẽ. Bồ đoànlà cái gối tròn để lót ngồi cho thẳng lưng.

[10]Thiên Long Bát Bộgồm có Trời (Deva), Rồng (Nàga), Dạ-xoa (Yaksa), A-tu-la (Asura), Ca-lầu-la (Garuda) còn gọi là Kim sí điểu, Càn-thát-bà (Gandharva) chuyên hòa tấu nhạc, Khẩn-na-la (Kimnara) chuyên múa hát và đánh trống, Ma-hầu-la-già (Mahoraga) đầu người mình rắn chuyên thổi sáo. Đây chỉ trạng thái hỷ lạc của Bồ tát trong khi thiền định.

[11]Xem chi tiết trong Tăng Chi Bộ, chương 9 pháp, Đại phẩm, nhất là kinh 41: Tapussa.

[12]Năm triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, hoài nghi là 5 trở ngại sơ đẳng khi thiền.

[13]Năm thiền chi: Tầm (vitakka, hướng tâm về định tướng), Tứ (vicara, chú tâm quan sát và theo dõi định tướng), Hỷ (pity, mừng), Lạc (sukha, vui), Nhất tâm (ekacitta, tâm hoàn toàn an trụ vào định tướng) còn gọi là Nhất điểm tâm (ekaggata).

[14]Năm uẩnhay năm ấmlà : sắc (rùpa), thọ (vedanà), tưởng (sanna), hành (sankhàra), thức (Vinnàna). Là 5 yếu tố cấu tạo thành con người.

[15]Mười tám giớilà : 6 căn, 6 trần và 6 thức. Có nghĩa là tất cả pháp giới.

[16]Diệt Thọ Tưởng định(Nirodha Samàpatti) còn gọi là Vô Tướng Tâm định (Animitto cete Samàdhi).

[17]Ma Vương(Màra) là vua cõi trời Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavàsavatti), cõi trời cao nhất ở cõi Dục. Theo tiếng Pali Màra là chết, Màra là thần Chết hay Ma Vương. Ma Vương là vị thần có ảnh hưởng rất lớn ở cõi Dục vì tất cả sự vật nơi đây đều chịu định luật vô thường, tức phải chết, và tất cả sinh hoạt nơi đây đều do động cơ tham (lobha) sân (dosa) si (moha) thúc đẩy. Người nào còn tham sân si là còn phải thần phục Ma Vương, dưới quyền điều khiển của Ma Vương.

[18]Ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

[19]Xem Tương Ưng Bộ, chương 4, kinh 25.

 

[20]Theo Phật giáo nguyên thuỷ, đức Phật giáng sanh, thành đạo và nhập niết bàn đều nhằm ngày trăng tròn tháng Vesàkha (tháng 4-5 dương lịch).

[21]Tìm xem do đâu mà có thân để tạo nghiệp.

[22]Người thợ xây nhà (nguyên nhân của sắc thân) chính là ái dục và chấp ngã.

[23]Sườn nhà là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến ... Đòn dông nhà là vô minh.

[24]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 60-63; Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 1-3.

[25]Xem Trường Bộ 14-15; Tương Ưng Bộ, chương 12, kinh 1-10.

[26]Vô minhlà không biết Tứ Đế, không có Tam Minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”. Nghĩa là : Từ “tánh biết” không có chủ thể và đối tượng mà lập ra cái “biết” có chủ thể và đối tượng, rồi 6 căn vướng mắc vào 6 trần sanh ra chê khen thương ghét, đó chính là gốc của “vô minh”. Do vô minh nên thấy có đối đãi, phân biệt. Do vô minh nên vạn vật vô thường mà ta cho là thường, vô ngã mà ta cho là có ngã; dục lạc ở thế gian là khổ mà ta cho là vui. Do vô minh nên quên hết các kiếp trước, không biết nhân quả luân hồi. Tiếng Pali “avijjà-paccaya Samskhàrà” có nghĩa là “vô minh duyên sanh ra hành”.

[27]Hànhlà thay đổi, biến chuyển, di động; là Tâm Hành(tham, sân, si...); là Hành Nghiệp(thân, khẩu, ý).

[28]Thức(vinnàna) là cái biết do sự phân biệt tốt, xấu, hay, dở, phải, quấy ... Sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức. Thức(= thần thức, hương ấm, gandhabba) là động lực đi thọ sanh.

[29]Danhlà vật vô hình, chỉ có tên, không có tướng, là tâm thức, là thọ, tưởng, hành và thức;

Sắclà vật hữu hình, là cơ thể, là tứ đại.

[30]Sáu cănlà mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, bộ óc (mano).

[31]Xúclà sự tiếp xúc giữa căn và trần, ví dụ như nhãn căn và sắc trần; là bộ ba căn, trần, thức.

[32]Thọlà cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần.

[33]Áilà ưa thích, muốn có làm của riêng mình. Là dục vọng, khao khát, ham muốn, là động cơ tạo nghiệp.

[34]Thủlà giữ làm của riêng mình, là tâm vướng mắc vào một vật, một quan niệm hay một chủ thuyết.

[35]Hữulà có, là hữu vi, là sở hữu, cũng có nghĩa là nghiệp do mình tạo ra (kamma bhava).

[36]Sanhlà hiện hữu, hiện sinh, có mạng sống, có 5 uẩn.

[37]Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 76.

[38]Nguyên văn: “Imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam na hoti”. Có nghĩa là: Khi cái này như vầy thì có cái kia; khi cái này không phải như vầy thì không có cái kia.

[39]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 63.

[40]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 63-64.

[41]Có bài tụng của Thiên Thai tông như sau : “ Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt, (21 ngày)

“ A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát, (20 năm)

“ Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm, (22 năm)

“ Pháp Hoa, Niết Bàn, cộng bát niên. (8 năm)

[42]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 64.

[43]Gọi như vậy vì lúc ấy Đức Phật suy niệm về phần rất quí báu của tạng Luận (Abhidhamma).

[44]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 64-65; Tương Ưng Bộ, chương 6, kinh 2: Cung Kính.

[45]Đức Phật thuyết bài pháp này tại tinh xá Jetavana ở thủ đô Sàvatthi. Ngài muốn chứng tỏ lòng tôn kính của ngài đối với Tăng già để khuyên bà Mahà Pajapati Gotamì nên cúng dường chư Tăng bộ y giống như bộ y mà bà đã ra công may để cúng dường Đức Phật.

[46]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 5; Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 65. Có thuyết cho rằng trong tuần lễ này đức Phật thuyết pháp tại Long Cung.

[47]Hiện nay, tại Bodhgayà, về hướng đông-nam, có một hồ sen lớn, giữa hồ có tượng Rắn thần đang che mưa gió cho Đức Phật, và có bảng ghi kỷ niệm. Trước hồ có trụ đá của vua Asoka.

[48]Nguyên văn bài kệ : “Sukho viveko tuthassa sutadhammassa passato

“Abyapajjham sukham loke panabhutesu samyamo

“Sukha viragata loke Kàmanam samatikkamo

“Asmimanassa yo vinayo etam ve paràmam sukham.

(Udàna II.1).

[49]Xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 65-67; Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 7; Tương Ưng Bộ, chương 6, kinh 1: Thỉnh Cầu.

[50]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm 1: 5; Trường Bộ 14; Trung Bộ 26.

[51]Xem Trường Bộ 16.

[52]Xem Trường Bộ 16.

[53]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 8; Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 70-73.

[54]Nguyên văn : Aparuta tesam amatassa dvara ye sotavantà pamuncantu saddham.

[55]Xem Trung Bộ 26: Ariyapariyesana sutta; Lalitavistara.

[56]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 6; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 7 (Bhalliya); Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 73-74.

[57]Bột rang và mật onglà lương thực mà du khách Ấn thời bấy giờ thường mang theo mình để ăn dọc đường.

[58]Bình bát của Phật đã chìm xuống đáy sông Neranjana lúc Phật tắm lần cuối trước khi thành đạo.

[59]Tứ Thiên Vương= Càtum Mahà Ràjika.

[60]Theo The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 132-133 : Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ 5, còn thấy cái bát đặc biệt này của Phật được thờ trong một ngôi chùa ở Pesawar; nhưng khi ngài Huyền Trang, thế kỷ thứ 7, đến Pesawar thì ngôi chùa này đã đổ nát và cái bát của Phật cũng mất tích.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications