Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC016A01 : Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà
(từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch ) Sa môn Gotama thấy rằng không còn ai khác giỏi hơn để ngài có thể nương tựa, đã đến lúc ngài phải tự tu tự chứng để đạt sở nguyện. Ngài bèn cùng với 5 người bạn đạo là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ) và Assaji (Át Bệ) từ giã đạo sư Uddaka Ràmaputta, đến khổ hạnh lâm (tapovana, dukkharakrya) tại làng Uruvelà, gần thành phố Gayà, cách Vương Xá khoảng 30 km về phía đông-nam, để chuyên tu khổ hạnh. Vào thời bấy giờ, cho đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể khắc phục và thanh lọc thân tâm, diệt trừ tất cả dục vọng, và đưa đến giải thoát cùng tột. Dĩ nhiên sa môn Gotama quyết định trắc nghiệm pháp môn này.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4910

Các tên gọi khác

(từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch ) Sa môn Gotama thấy rằng không còn ai khác giỏi hơn để ngài có thể nương tựa, đã đến lúc ngài phải tự tu tự chứng để đạt sở nguyện. Ngài bèn cùng với 5 người bạn đạo là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ) và Assaji (Át Bệ) từ giã đạo sư Uddaka Ràmaputta, đến khổ hạnh lâm (tapovana, dukkharakrya) tại làng Uruvelà, gần thành phố Gayà, cách Vương Xá khoảng 30 km về phía đông-nam, để chuyên tu khổ hạnh. Vào thời bấy giờ, cho đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể khắc phục và thanh lọc thân tâm, diệt trừ tất cả dục vọng, và đưa đến giải thoát cùng tột. Dĩ nhiên sa môn Gotama quyết định trắc nghiệm pháp môn này.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC016A01 : Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà

4- Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà[28]

(từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch )


Sa môn Gotama thấy rằng không còn ai khác giỏi hơn để ngài có thể nương tựa, đã đến lúc ngài phải tự tu tự chứng để đạt sở nguyện. Ngài bèn cùng với 5 người bạn đạo là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ) và Assaji (Át Bệ) từ giã đạo sư Uddaka Ràmaputta, đến khổ hạnh lâm (tapovana, dukkharakrya) tại làng Uruvelà, gần thành phố Gayà, cách Vương Xá khoảng 30 km về phía đông-nam, để chuyên tu khổ hạnh. Vào thời bấy giờ, cho đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể khắc phục và thanh lọc thân tâm, diệt trừ tất cả dục vọng, và đưa đến giải thoát cùng tột. Dĩ nhiên sa môn Gotama quyết định trắc nghiệm pháp môn này.

Ngài đến một hang đá hẻo lánh ở lưng chừng núi Dungsiri, bắt đầu một cuộc tranh đấu quyết liệt để khắc phục thân xác, với niềm hy vọng rằng một khi đã làm chủ được mọi nhu cầu phức tạp và phiền toái của thân thì tâm sẽ được giải phóng khỏi sự thống trị của vật chất để đạt đến mức độ giải thoát cao siêu. Ngài cố gắng đến mức cùng tột của lối tu khổ hạnh. Chỉ ăn lá, rễ cây, vài hột mè, hột đậu mỗi ngày, ngủ rất ít, suốt ngày ngồi thiền hoặc đi kinh hành. Thân hình ngài chỉ còn da bọc xương, cái rốn gần đụng xương sống. Về sau đức Phật đã kể lại trong kinh Mahà Saccaka (Majjhima Nikàya 36), cảnh ngài tu khổ hạnh như sau :

Lúc ấy tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi : Hay là ta thử cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và dùng tư tưởng thiện đè bẹp, chế ngự và tiêu diệt tư tưởng xấu. Thế rồi tôi cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và cố gắng đè bẹp, chế ngự, tiêu diệt tư tưởng xấu bằng những tư tưởng tốt. Lúc tôi tranh đấu như vậy thì mồ hôi từ trong nách tôi chảy tuôn ra. Như một người mạnh đè đầu đè cổ một người yếu xuống, ấn mạnh xuống, bắt phải thần phục, tôi cũng tranh đấu như vậy để hàng phục những tư tưởng bất thiện. Nghị lực tôi thật mạnh mẽ và bất khuất. Tinh thần tôi thật vững vàng không lay động. Nhưng thân tôi mòn mỏi không còn chịu đựng nổi sự cố gắng kiên trì đè nặng lên nó. Mặc dù những cảm giác đau đớn đó phát sanh trong thân tôi, nó không ảnh hưởng đến tâm tôi chút nào.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát chặt chẽ sự hít vào và thở ra bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Và khi tôi nín thở thì đầu tôi đau bưng lên khủng khiếp. Cũng như có một lực sĩ siết chặt đầu tôi bằng một sợi dây da cứng. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh, Những cảm giác đau đớn đó không ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi nín thở bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Khi tôi kiểm soát hơi thở như thế thì một luồng hơi mạnh thọc xuyên qua bụng tôi. Cũng như có một tên đồ tể thiện nghệ hay mới tập sự đang dùng dao bén rạch bụng tôi. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

“Một lần nữa, tôi lại tự nghĩ : Hay là ta lại tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát hơi thở ra vào bằng miệng, bằng lỗ mũi và bằng lỗ tai. Khi tôi nín thở thì một hơi nóng kinh khủng thiêu đốt thân tôi. Cũng như có hai người lực sĩ đang nắm chặt tay chân tôi đặt lên một đống than cháy đỏ cho đến khi thân tôi bị thiêu rụi. Dù vậy nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng đến tâm tôi.

“Lúc bấy giờ có những vị thiên thần thấy tôi như vậy thì nói với nhau rằng : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama đã chết. Vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, nhưng đang chết dần. Trong khi vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, cũng không phải đang chết dần vì ngài là một vị A-la-hán. Đây chỉ là lối sống của một vị A-la-hán.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay ta thử hành pháp tuyệt thực hoàn toàn ! Lúc bấy giờ có những vị thiên thần đến gần tôi và nói : Thưa ngài, ngài không nên hành pháp tuyệt thực hoàn toàn. Nếu ngài làm như vậy, chúng tôi sẽ rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân ngài qua các lỗ chân lông để nuôi sống ngài. Tôi nghĩ : Nếu ta nói ta hành pháp tuyệt thực mà các thiên thần lại rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân qua các lỗ chân lông để nuôi sống ta, té ra ta gian dối. Thôi ta không cần phải tuyệt thực hoàn toàn.

“Rồi tôi lại nghĩ : Hay ta chỉ thọ thực mỗi ngày một bụm nước đậu hoặc rau cỏ ! Khi tôi chỉ dùng thật ít vật thực đặc hoặc lỏng như thế thì thân tôi trở nên gầy khô như những cọng sậy ghép lại với nhau. Bàn tọa của tôi chỉ còn bằng cái móng chân con lạc đà. Xương sống tôi như một xâu chuỗi dựng đứng lên và cong vào. Xương sườn tôi tựa như một cái sườn nhà bị sụp đổ. Tròng mắt tôi chẳng khác nào hình ảnh những ngôi sao dưới đáy giếng sâu.Da đầu tôi rụng tóc, nhăn nheo như một trái mướp phơi khô. Khi muốn rờ da bụng thì tay tôi đụng nhằm xương sống. Khi muốn rờ xương sống thì tay tôi đụng nhằm da bụng. Vì thiếu vật thực, da bụng tôi ép sát vào xương sống. Lúc muốn đứng dậy đi tiểu tiện thì tôi luống cuống té ngã xuống. Tôi đập nhẹ tay chân cho thân mình tôi sống lại. Than ôi, lúc đập như thế, lông trên mình tôi lả tả rơi xuống đất vì đã chết gốc. Những người thấy tôi như vậy thì nói : Đạo sĩ Gotama da đen. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama da không phải đen mà xanh. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama không đen, không xanh mà nâu sậm. Màu da sáng sủa của tôi trở nên tàn tệ đến như thế vì thiếu vật thực.

“Rồi tôi tự nghĩ : Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong quá khứ đã chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn nữa. Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong tương lai sẽ chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn. Tuy nhiên, dù đã trải qua bao nhiêu khắc khổ, khó khăn, đau đớn, tôi vẫn chưa đạt được sự giác ngộ tối thượng về nội tâm vượt lên trên trạng thái con người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến sự Chứng ngộ tối thượng ?”

Thấy sa môn Gotama đã gần kề cái chết mà chưa đạt được chí nguyện, Ma Vương liền hiện đến gần ngài và nói[29]:

Này đạo sĩ gầy còm, thân hình tiều tụy ! Giờ chết đã gần kề. Thân thể ngươi đã chết mòn gần hết, chỉ còn lại một phần ngàn. Nhưng hãy sống, hỡi đạo sĩ, đời sống rất tốt đẹp. Có sống mới tạo được phước. Hãy sống độc thân và năng cúng tế thần lửa, ngươi sẽ tạo được nhiều phước báo. Ép mình sống đời khổ hạnh như thế này để làm gì? Con đường kiên trì nỗ lực quả thật kham khổ, khó khăn, không phải dễ thành tựu.

Sa môn Gotama đáp :

Này Ma Vương xấu xa, quỉ quyệt, thân quyến của tội lỗi và lười biếng. Ngươi chỉ đến đây vì lợi ích riêng của ngươi. Ta tu hành với niềm tin vững chắc, với sự kiểm soát thân tâm chặt chẽ, với sự tinh tấn và trí tuệ. Ta đã quyết tâm như vậy, sao ngươi còn muốn lung lạc ta ? Máu cạn thì mật khô, thịt cũng hao mòn. Thịt ta càng hao mòn thì tâm ta càng thanh tịnh. Tâm ta càng thanh tịnh thì càng an trụ, càng sáng suốt, định lực càng vững chắc. Thể xác càng đau đớn thì tâm càng xa lìa tham ái. Chừng ấy ta biết rõ thế nào là sự trong sạch của một chúng sanh.

“Tham vọng là đạo binh số một của ngươi. Đạo binh thứ nhì là bất mãn, thứ ba là thèm khát, thứ tư là ái dục, thứ năm là hôn trầm, thứ sáu là sợ hãi, thứ bảy là hoài nghi, thứ tám là giả dối, ngu si, thứ chín là lợi lộc, khen tặng, vinh dự, thứ mười là tự cao và khinh người.

“Này Ma Vương, đó là quân đội của ngươi, đó là khách luôn luôn ẩn náu bên trong hạng người xấu xa quỉ quái như ngươi. Người hèn nhát yếu đuối thì không thắng nổi, nhưng ai đã chế ngự được đạo binh ấy là tìm được hạnh phúc.

“Ta cột trên ngọn cờ của ta chùm cỏ Munja[30]. Sống đời hèn nhát trên thế gian này thật là nhục nhã ! Ta thà chết trên chiến trường còn hơn sống mà thất bại.

Nghe đến đây Ma Vương lộ vẻ thất vọng, chán nãn, buồn rầu, bỏ đi.

 

Gần 6 năm tu khổ hạnh, sức lực sa môn Gotama càng ngày càng suy yếu, thân thể gầy còm do sự nhịn ăn, thức đêm, thức ngày. Có khi ngài bị ngất xỉu trong lúc ngồi thiền dưới cội cây hoặc lúc đang đi kinh hành. Hiện nay còn có một động đá ở lưng chừng núi Dungsiri, vùng Uruvelà, cách Bodh Gayà khoảng 5 km về hướng đông-bắc, kỷ niệm nơi ngài tu khổ hạnh. Trước động đá hiện có một ngôi chùa Tây Tạng.

Một hôm, đang ngồi thiền cạnh bờ sông Neranjana (Ni Liên Thiền), sa môn Gotama bỗng nghe tiếng một giáo sư âm nhạc đang dạy học trò trên một chiếc thuyền đi ngang qua : “Con nên nhớ, lên dây đàn phải vừa đúng độ căng, tiếng đàn mới thanh tao. Nếu dây dùn quá thì tiếng đàn mềm nhũng điếc câm, nếu dây căng quá thì dễ bị đứt”. Đang lúc thân thể suy tàn cùng cực, sa môn Gotama bừng ngộ pháp tu trung đạo.

 

 


[1]Siddhattà xuất gia vào năm 29 tuổi, theo Trường Bộ (Digha nikàya) 16: Mahà Parinibbàna sutta.

[2]Theo kinh Pháp Hoa Huyền Tán 1, phần cuối (Đại 34, 671 hạ), thì đức Phật có 3 người con trai là Sunakkhattà(Thiện Tinh), Upàvàna(Ưu Bà Ma Na) và Ràhula(La Hầu La). Hai người đầu, lớn tuổi hơn Ràhula, là con của các thứ phi. Theo kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 2, phẩm Ca Diếp Bồ tát, trang 344, thì Sunakkhattà xuất gia theo làm thị giả cho Phật, tu đến tứ thiền, nhưng sau lại tin theo bạn ác, thành nhứt xiển đề, bị đọa địa ngục một kiếp; Upàvàna (Ưu Bà Ma Na) cũng xuất gia, có lúc làm thị giả cho Phật và đã có mặt bên Phật suốt 3 tháng sau cùng cho đến lúc Phật nhập niết bàn.

Ràhula(La Hầu La) có nghĩa là một trở ngại. Khi hay tin Yasodharà vừa sanh được một hoàng nam, Siddhattha buộc miệng thốt lên: “Lại thêm một trở ngại”. Lại có tài liệu cho rằng Ràhula sinh ra nhằm lúc Rahulàsura (La Hầu La A-tu-la) đưa tay che mặt trăng (nguyệt thực) để đánh nhau với trời Đế Thích. Ràhula có nghĩa là “chướng nguyệt”, che mặt trăng. Rahulâsura là Vua A-tu-la trụ ở thành Quang Minh, tầng đất thứ nhất dưới đáy biển.

[3]Sakka Indra là vua trời Đế Thích, còn gọi là trời Đao Lợi (Tàvatimsa).

[4]Tứ Thiên vương(Càtum Mahà Ràjika Deva) gồm có Trì Quốc Thiên vương (Dhatarattha) ở phía đông, Tăng Trưởng Thiên vương (Virùlha) ở phía nam, Quảng Mục Thiên vương (Virùpakkha) ở phía tây, Đa Văn hay Tỳ sa môn Thiên vương (Vesavana) ở phía bắc của một thế giới. Ở giữa thế giới có núi Tu Di (Sumeru), chung quanh núi Tu Di có 7 lớp núi và 7 lớp biển.

[5]Theo quyển Lumbini a Haven of Sacred Refuge, trang 85, thì Siddhattha ra đi xuất gia bằng cổng thành phía Đông; do đó về sau cổng này còn được gọi là Cổng Phật Xuất Gia(Mahàbhiniskramana dwara).

[6]Theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 55, thì là ngày trăng tròn tháng Àsàlhà (tháng 6-7 dl).

[7]Theo ông Cunningham thì Anomàhiện nay là sông Aumi thuộc quận Gorakhpur; nhưng theo ông Carlleyle thì Anomà hiện nay là sông Kudawa Nadi thuộc quận Basti.

[8]Theo The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 78, thì Anupiyathuộc hướng tây-nam của Kapilavatthu. Nhưng theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 61, thì là hướng đông. Có lẽ Siddhattha ra cổng thành phía đông rồi đi về hướng tây-nam đến bờ sông Anomà.

[9]Nơi đây về sau có tháp kỷ niệm tên Kashayagrahana shrine, theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 57.

[10]Nơi Siddhattha từ giả Channa và Kanthaka về sau có đền kỷ niệm tên Chandaka nivartanahay Kanthaka nivattàna shrine, xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 55-56.

[11]Xem Tiểu Bộ (Khuddaka nikàya), Chuyện Thiên Cung (Vimànavatthu), kinh 81: Lâu đài của ngựa Kiền Trắc (Kanthaka Vimàna).

[12]Sáu đườnghay lục đạo luân hồiở cõi dục là trời, a-tu-la, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

[13]Ông Àlàra Kàlàmatu hạnh xuất gia theo phái Samkhya (Tăng khứ, Số luận) đã đắc ngũ thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ.

[14]Thường gọi chung là Năm Anh Em Kiều Trần Như. Năm vị nầy đều là bà con bên nội hoặc bên ngoại của Siddhattha. Riêng ông Kondanna đã từng thọ giáo với đạo sư Uddaka Ràmaputta (Uãt Đầu Lam Phất) và là vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất trong nhóm sáu vị được vua mời đến xem tướng cho thái tử lúc mới sanh. Trong hội Pháp Hoa đức Phật có thọ ký cho ông Kondanna sẽ thành Phật hiệu là Samantàprabhasa (Phổ Minh). Bốn người bạn của ông Kondanna là con của bốn trong năm vị Bà-la-môn lớn tuổi đã xem tướng cho thái tử lúc mới sanh được 5 ngày.

[15]Xem Trung Bộ 26, 36, 85, 100; Trung A Hàm 204; Tạp A Hàm 110; Tương Ưng Bộ, chương 40 (Moggallàna), các kinh từ 1 đến 9; Tương Ưng Bộ, chương 48, kinh 40; Tăng Chi Bộ, chương 4 pháp, kinh 123; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh 1421.

[16]Tam giới: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.

[17]Sơ thiền: (Xem Trường Bộ 2.75) Lúc mới tập thiền, các thiền sinh thường bị động tâm bởi 5 triền cái(nivarana, chướng ngại, phiền não) là tham dục(kàmachanda), sân hận(vyapada), hôn trầm(thiramiddha), trạo cử(udhaccakukucca, tâm dao động), hoài nghi(vicikiccha). Khi đắc sơ thiền rồi thì thiền sinh nhận rõ trong tâm mình không còn 5 triền cái nữa mà có đủ 5 thiền chi(jhananga) như sau: Tầm(vitakka, còn gọi là Giác, tâm chăm chú hướng về 1 định tướng), Tứ(vicara, còn gọi là Sát hay Quán, có nghĩa là chú tâm quan sát và theo dõi định tướng đó), Hỷ(pity, cảm thấy tâm lâng lâng thoải mái), Lạc(sukha, cảm thấy thân lâng lâng thoải mái), Trụ(ekaggata, còn gọi là Nhất Tâm, tâm thuần thục an trụ vào định tướng). Định tướng(nimitta) là nơi thiền sinh tập trung tư tưởng, cũng là hình ảnh thiền sinh nhận thấy trong khi thiền định. Ví như khi định tướng là màu khói xám (lờ mờ) thì đó là sơ tướng(parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định(parikamma samàdhi); khi định tướng trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn (rõ ràng) thì đó là học tướng(uggaha nimitta) trong trạng thái cận định(upacara samàdhi); lần lần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang màu sáng chói (tỏ rạng) thì đó là tợ tướng(patibhaga nimitta). Thiền sinh có thể bắt đầu nhập định(appana samàdhi) để vào Sơ Thiền.

 

[18]Nhị thiền: (Xem Trường Bộ 2.77) Nhận thấy Tầm (Giác) và Tứ (Quán còn gọi là Sát) là trở ngại của Định, thiền sinh bỏ Tầm và Tứ, thực hành trực tiếp Hỷ, Lạc và Trụ (Nội Tĩnh Nhất Tâm).

[19]Năm căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

[20]Chánh niệm : Không có ác kiến, vọng tưởng, phiền não trong tâm.

[21]Tam thiền: (Xem Trường Bộ 2.79) Nhận thấy Hỷ là trở ngại của Định, thiền sinh liền bỏ Hỷ trú Xả, thực hành Xả Niệm Lạc Trú.

[22]Sáu căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (bộ óc).

[23]Tứ thiền: (Xem Trường Bộ 2.81) Nhận thấy Trụ cũng là trở ngại của Định, thiền sinh liền Xả bỏ Trụ, chứng được Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, tâm luôn luôn an lạc thanh tịnh trước ngoại cảnh.

[24]Xem Trung Bộ 4, 26, 36, 85; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh 186, 190, 1421.

[25]Ông Uddaka Ràmaputta(Uãt Đầu Lam Phất) là con và đệ tử của ông Ràma. Ông được cha truyền đạo theo phái Yoga (Du Già), tu theo ngoại định (kasina). Ông là vị đạo sư giỏi nhứt toàn xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Trong kinh có chép rằng khi ông vừa đắc định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và ngũ thông, ông bay tới đền vua Bimbisàra; vua mừng rỡ, đảnh lễ dưới chân ông và cúng dường trọng thể. Vua căn dặn hoàng hậu Videhi: “Như ta đi khỏi mà Tiên nhơn tới thì khanh nên lễ kính và cúng dường cũng như ta vậy”. Một hôm ông Uddaka Ràmaputta đến trong lúc vua Bimbisàra vắng mặt, hoàng hậu Videhi vâng lệnh vua lễ bái dưới chân, Tiên nhơn trong thấy sanh lòng tưởng quấy, liền mất hết thần thông, phải đi bộ trở về. Có lúc ông ngồi nhập định trên núi bị chim thú kêu la quấy rầy; ông bỏ xuống gần mé nước tọa thiền bị cá tôm làm rối; trong lúc tâm thần bất định, ông lở lời nguyện làm con Phi ly (chồn bay) để trên giết bầy chim, dưới giết đoàn cá. Sau đó ông tự ăn năn, lâu lắm mới đắc lại Phi Tưởng Phi Phi Tưởng định. Khi đức Phật thành đạo thì ông đã thác sanh về cõi trời Vô Sắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Đức Phật nói sau khi hưởng hết phước báo cõi trời ông sẽ bị đọa làm giống chồn bay theo lời đã lỡ nguyện trong khi buồn giận. (Xem Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, chữ Uãt Đầu Lam Phất ).

[26]Ràjagaha hay Ràjagriha (Vương Xá) hiện nay là thành phố Rajgir thuộc Tiểu bang BIHAR.

[27]Chấp có cái Ta chân thật (chấp ngã), chấp Ta là người (chấp nhân), chấp Ta là một chúng sanh, chấp Ta có thọ mạng lâu dài (chấp thọ giả). Do chấp nên có phân biệt đối xử với cái không phải Ta.

[28]Xem Trung Bộ (Majjhima nikàya) 36: kinh Mahà Saccaka.

[29]Xem Tiểu Bộ, Kinh Tập (Sutta nipata), chương 3, kinh 2: Tinh Cần.

[30]Thời bấy giờ trước khi ra trận, chiến sĩ cột trên ngọn giáo của mình chùm cỏ lau Munjatỏ rằng không bao giờ lùi bước trước quân thù.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications