Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
KTPH[384] Bảy thanh tịnh pháp (Visuddhi), bảy tịnh pháp đưa đến giải thoát:
[384] Bảy thanh tịnh pháp (Visuddhi), bảy tịnh pháp đưa đến giải thoát:
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3325

Các tên gọi khác

[384] Bảy thanh tịnh pháp (Visuddhi), bảy tịnh pháp đưa đến giải thoát:

General Information

Danh sách : Liên quan
:
KTPH[384] Bảy thanh tịnh pháp (Visuddhi), bảy tịnh pháp đưa đến giải thoát:

[384] Bảy thanh tịnh pháp (Visuddhi), bảy tịnh pháp đưa đến giải thoát:

 

 

1. Giới tịnh (Sīlavisuddhi), sự thanh tịnh về giới, sự nghiêm trì giới luật, biết sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, làm cho giới không bị lấm nhơ tỳ vết. Giới đây là chỉ cho bốn thanh tịnh giới (Parisuddhisīla).

 

 

2. Tâm tịnh (Cittavisuddhi), sự thanh tịnh về tăng thượng tâm, tức là tâm định trong các thiền chứng; tâm tịnh thuộc về tám bậc thiền đáo đại, kể cả cận định (Upacārasamādhi), khi tiến hành thiền chỉ (Samatha).

 

 

3. Kiến tịnh (Diṭṭhivisuddhi), sự thanh tịnh về tri kiến, đây chính là tuệ quán thứ nhất trong 16 tuệ minh sát “Tuệ phân biệt danh sắc”. Kiến tịnh này loại trừ ngã chấp thủ.

 

 

4. Đoạn nghi tịnh (Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi), sự thanh tịnh bằng tuệ đoạn trừ nghi hoặc, đây chính là hai tuệ quán: “Tuệ hiểm duyên danh sắc” và “Tuệ tri phổ cập tướng”.

 

 

5. Đạo phi đạo tri kiến tịnh (Maggāmaggañā-ṇadassanavisuddhi), sự thanh tịnh tri kiến ở giai đoạn tuệ quán, từ “Tuệ sanh diệt” cho đến “Tuệ hành xả”. Trong giai đoạn này có thể vì tuệ quán còn yếu nên dễ sanh khởi tùy phiền não và ngộ nhận đạo lộ giải thoát, khó xác định hư thực, nên gọi là đạo phi đạo tri kiến.

 

 

6. Hành lộ tri kiến tịnh (Paṭipadāñāṇadassa-navisuddhi), sự thanh tịnh tri kiến trong giai đoạn tuệ quán đã già dặn, cũng kể từ “Tuệ sanh diệt” trở đi, nhưng thêm hai tuệ nữa là “Tuệ thuận thứ” và “Tuệ chuyển tộc” . Ở giai đoạn này xác định rõ về đạo lộ giải thoát.

 

 

7. Tri kiến tịnh (Ñāṇadassanavisuddhi), sự thanh tịnh tri kiến do thánh trí, tức là tuệ giác ngộ, “Tuệ đạo”, “Tuệ quả” giai đoạn này là sự thanh tịnh của bậc thánh vì thánh trí đã phát sanh, và đây là đỉnh cao của sự thanh tịnh, đỉnh cao của tam học (Giới-định-tuệ).

 

 

Bảy sự thanh tịnh này là pháp tu tập chuyển tiếp thứ lớp để đạt đến níp-bàn, cũng ví như bảy trạm xe chuyển tiếp để cho người khách hành trình tuần tự đến mục tiêu.

 

 

Xem thêm mười sáu tuệ quán [484], và chín tuệ quán [438].M.I.149; Vism.1.710.

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications