Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Danh sách : Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya
Tìm kiếm nhanh

LPD Nikaya 178. P22. B7 - BỊ TRÚNG LAO

2024-01-28 19:51:46

BỊ TRÚNG LAO Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo: Khổ lụy, này các Tỷ kheo, là lợi đắc, danh vọng, cung kính, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách. Này các Tỷ kheo, thuở xưa, trong một hồ nước có những con rùa sinh sống. Rồi một con rùa nói với con rùa khác: Chớ có đi đến chỗ ấy. Con rùa kia không nghe lời đi đến chỗ ấy liền bị người thợ săn phóng trúng nó một cây lao có sợi dây. Khi thấy con rùa kia đi đến, con rùa này hỏi: Này bạn, bạn có bị thương, bị bắn trúng không? Không, tôi không bị thương, không bị bắn trúng nhưng có ngọn lao và sợi dây dính theo lưng tôi.

2137

152

LPD Nikaya 177. P22. B6 - TRÚNG TÊN ĐỘC

2024-01-28 19:51:03

TRÚNG TÊN ĐỘC Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo: Khổ lụy, này các Tỷ kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng… Như thế nào, này các Tỷ kheo, bị mũi tên độc bắn trúng (được ví như) một người hữu học với tâm trí nhiệt thành khi bị các lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến. Mũi tên, này các Tỷ kheo, chỉ cho các lợi đắc, cung kính, danh vọng. Này các Tỷ kheo, như vậy khổ lụy là các lợi đắc, cung kính, danh vọng.

2136

164

LPD Nikaya 176. P22. B5 - NHƯ CÁ MẮC CÂU

2024-01-28 19:49:54

NHƯ CÁ MẮC CÂU Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại vườn xoài Jivaka, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, ví như một người câu cá trong hồ nước sâu, quăng xuống nước một lưỡi câu có mắc mồi. Một con cá đớp mồi, nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, con cá ấy vì nuốt lưỡi câu nên đi đến bất hạnh, đi đến ách nạn, bị người câu cá muốn làm gì thì làm. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, có sáu lưỡi câu trong đời, đưa đến bất hạnh cho loài hữu tình, đưa đến tai hại cho các loài chúng sinh. Thế nào là sáu? Này các Tỷ kheo, có những sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ái, hấp dẫn, liên hệ đến dục. Nếu hoan hỷ, tán dương, tham luyến và an trú vào sắc ấy, thì này các Tỷ kheo, được gọi là nuốt lưỡi câu của ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị ác ma muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ kheo, có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân nhận thức… Có những pháp do ý nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ái, hấp dẫn, liên hệ đến dục. Nếu hoan hỷ, tán dương, tham luyến và an trú vào pháp ấy, thì này các Tỷ kheo, được gọi là nuốt lưỡi câu của ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị ác ma muốn làm gì thì làm. (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, phẩm Biển, phần Người câu cá [trích], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.264) LỜI BÀN: Các giác quan của con người là những công cụ để nhận thức thế giới khách quan và cả chiều sâu nội tại trong tâm thức của từng chủ thể. Những giác quan ấy, kinh Phật gọi là “căn” và phòng hộ, thu thúc sáu căn là một trong những pháp tu cực kỳ quan trọng trong Phật giáo. Có thể nói, từ nơi sáu căn này mà mỗi người tự xây dựng cho mình một thế giới an vui tịnh lạc của giải thoát Niết bàn hay ngược lại là cảnh giới khổ đau, đọa lạc. Khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng của nó, như mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi mùi thơm… thì tâm tham ái khởi lên và mong ước sở hữu hình thành. Và cũng từ đây, con người phải cố gắng bằng mọi cách để truy tìm, chinh phục nhằm thỏa mãn khát vọng chiếm hữu. Thế Tôn gọi hành vi này là nuốt phải lưỡi câu có gắn mồi dục vọng của ác ma và bị ác ma muốn làm gì thì làm. Đành rằng, phấn đấu để xây dựng cuộc sống hoàn thiện, đầy đủ, sung túc là tiêu chí chung của nhân loại. Nhưng vì lòng tham không bao giờ thỏa mãn nên cuộc đời mãi là cuộc hành trình hướng về, hướng đến… trong chi phối của tham dục và vô minh mà thôi. Trong thực tế, chúng ta khổ đau không phải vì thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn. Do vậy, giữ tâm chánh niệm khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần để không bị lôi kéo, không chạy theo, không đánh mất mình là tránh được lưỡi câu của ác ma. Sống trong trần thế mà chẳng nhiễm bụi trần chính là nhờ sự tu tập giữ gìn, phòng hộ sáu căn này.L

2135

160

LPD Nikaya 175. P22. B4 - VÔ LƯỢNG KIẾP LUÂN HỒI

2024-01-28 19:48:51

VÔ LƯỢNG KIẾP LUÂN HỒI Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi có nhiều Tỷ kheo đi đến, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn: Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua? Rất nhiều, này các Tỷ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

2134

161

LPD Nikaya 174. P22. B3 - CỌ CÂY LẤY LỬA

2024-01-28 19:47:57

Một thời, Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Đại Lâm, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Aggivessana đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi chào hỏi, chúc tụng và ngồi xuống một bên. Thế Tôn giảng cho ông về cách cọ cây lấy lửa. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây ướt đẫm, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra. Này Aggivessana, ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây ướt đẫm, đầy nhựa sống và đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không? Thưa không, Tôn giả Gotama. Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa môn hay Bà la môn sống không xả ly các dục về thân như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục nhiệt não và nội tâm chưa được khéo đoạn trừ thì các vị ấy không thể chứng được Vô thượng Chánh giác.

2133

163

LPD Nikaya 173. P22. B2 - CON VƯỢN VÀ CHIẾC BẪY

2024-01-28 19:47:15

CON VƯỢN VÀ CHIẾC BẪY Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, Ngài nói với các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, tại núi chúa Tuyết sơn, có khoảnh đất bằng phẳng, khả ái, có các loài vượn và loài người qua lại. Tại đấy, những người thợ săn đặt các bẫy nhựa trên đường để bắt những con vượn. Ở đây, này các Tỷ kheo, những con vượn nào tánh không ngu si, không tham ăn, thấy bẫy nhựa liền tránh xa. Còn con vượn nào ngu si, tham ăn, thấy bẫy nhựa ấy, thò tay nắm lấy và bị dính vào đấy. “Ta sẽ gỡ bàn tay ra”, nó thò bàn tay khác vào liền bị dính. “Ta sẽ gỡ hai tay ra”, nó giơ chân nắm lấy và bị dính. “Ta sẽ gỡ hai tay và bàn chân ra”, nó đưa chân khác vào và bị dính. “Ta sẽ gỡ cả hai tay và hai chân ra”, nó dùng miệng ngậm vào và bị dính luôn ở đấy.

2132

169

LPD Nikaya 172. P22. B1 - KHÔNG BAO GIỜ THỎA MÃN

2024-01-28 19:46:21

KHÔNG BAO GIỜ THỎA MÃN Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, hưởng thọ ba sự ở đời, không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba? Hưởng thọ ngủ nghỉ, này các Tỷ kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ rượu men rượu nấu, này các Tỷ kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ khoái lạc ân ái nam nữ, này các Tỷ kheo, không bao giờ thỏa mãn. (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, Chương 3, phẩm Chánh giác, phần Không thỏa mãn, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.473) LỜI BÀN:

2131

162

LPD Nikaya 171. P21. B9 - CÔ ĐỘC MÀ KHÔNG CÔ ĐƠN

2024-01-28 19:44:07

CÔ ĐỘC MÀ KHÔNG CÔ ĐƠN Một thời, Tỷ kheo Vajjiputtaka trú ở Vesàli tại một khu rừng. Lúc bấy giờ có một cuộc lễ tổ chức suốt đêm ở Vesàli. Tỷ kheo ấy được nghe tiếng nhạc khí, tiếng cồng v.v… đánh lên, tiếng ồn ào khởi lên, liền than thở, nói lên ngay lúc ấy bài kệ này: Chúng ta sống một mình/Trong khu rừng cô độc/Như khúc gỗ lột vỏ/Lăn lóc trong rừng sâu/ Trong đêm tối hân hoan/Như hiện tại đêm nay/Ai sống đời bất hạnh/Như chúng ta hiện sống. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, có lòng thương xót vị Tỷ kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác liền đi đến vị Tỷ kheo. Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên bài kệ: Ông sống chỉ một mình/Trong khu rừng cô độc/Như khúc gỗ lột vỏ/Lăn lóc trong rừng sâu/Rất nhiều người thèm muốn/ Đời sống như ông vậy/Như kẻ đọa địa ngục/Thèm muốn sinh thiên giới.

2130

120

LPD Nikaya 170. P21. B8 - ÁC MA XÚI GIỤC CAI TRỊ

2024-01-28 19:43:11

ÁC MA XÚI GIỤC CAI TRỊ Một thời, Thế Tôn ở Kosala, dưới chân núi Tuyết Sơn, tại một am thất nhỏ trong rừng. Trong khi Thế Tôn thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: Có thể chăng cai trị mà không giết hại, không để người giết hại; Không chinh phục, không khiến người chinh phục; Không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp? Rồi Ác ma, biết được tâm tư Thế Tôn như vậy, liền đi đến nói với Thế Tôn:

2129

154

LPD Nikaya 169. P21. B7 - KHÔNG CHẾ NGỰ

2024-01-28 19:42:23

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỷ kheo nói lên bài kệ sau: Xưa sống thật an lạc/Chúng đệ tử Cù Đàm/Không tham tìm món ăn/Không tham tìm chỗ trú/Biết đời là vô thường/ Họ chấm dứt khổ đau/Nay tự làm ác hạnh/Như thôn trưởng trong làng/Họ ăn, ăn ngã gục/Thèm khát vật nhà người/ Con vái chào chúng Tăng/Đảnh lễ một vài vị/Vất vưởng không hướng dẫn/Họ sống như ngạ quỷ/Những ai sống phóng dật/Vì họ, con nói lên/Những ai không phóng dật/ Chân thành con đảnh lễ.

2128

172

LPD Nikaya 168. P21. B6 - CHƯ THIÊN CẢNH GIÁC

2024-01-28 19:41:31

CHƯ THIÊN CẢNH GIÁC Một thời, Tôn giả Ananda trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda sống quá bận rộn bởi nhiều liên hệ với cư sĩ. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy thương xót Tôn giả Ananda, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tôn giả Ananda. Sau khi đi đến, vị ấy nói lên bài kệ với Tôn giả Ananda: Ông đã quyết lựa chọn/Đời sống dưới gốc cây/ Tâm ông quyết nhập một/Với mục đích Niết bàn/Cù Đàm, hãy thiền tư/Và sống chớ phóng dật/Đối với ông, ích gì/ Tạp thoại vô vị ấy. Tôn giả Ananda được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động. (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Ananda,

2127

151

LPD Nikaya 167. P21. B5 - NGẠ QUỶ NGHE KINH

2024-01-28 19:40:40

NGẠ QUỶ NGHE KINH Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, Tôn giả Anuruddha ở Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika, thức dậy khi đêm vừa mới sáng, đang tụng đọc pháp cú. Khi ấy, một nữ Dạ xoa, mẹ của Piyankara dỗ cho con nín như sau: Này Piyankara/ Chớ có sinh tiếng động/ Vị Tỷ kheo đang tụng/ Những lời về pháp cú/Nếu chúng ta biết được/ Học được pháp cú này/ Rồi như pháp hành trì/ Chúng ta được lợi ích/ Không sát hại sinh vật/Không cố ý nói láo/ Tự học tập giới luật/ Chúng ta thoát ngạ quỷ. (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Piyankara,

2126

154

LPD Nikaya 166. P21. B4 - KHÔNG BỊ PHI NHÂN LÀM HẠI

2024-01-28 19:39:37

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, gọi các Tỷ kheo: Ví như, này các Tỷ kheo, những gia đình nào có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, thì những gia đình ấy rất dễ bị đạo tặc, trộm cướp não hại. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào không tu tập từ tâm giải thoát, không làm cho sung mãn, thì vị ấy dễ bị phi nhân não hại. Ví như, này các Tỷ kheo, những gia đình nào có ít phụ nữ và nhiều đàn ông, thì những gia đình ấy khó bị đạo tặc, trộm cướp não hại. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, thì vị ấy rất khó bị phi nhân não hại. Do vậy, này các Tỷ kheo, các ông cần phải học tập như sau: Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ địa, an trú và khéo thực hiện.

2125

155

LPD Nikaya 165. P21. B3 - TỤNG KINH

2024-01-28 19:38:28

TỤNG KINH Một thời, một Tỷ kheo sống giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, vị Tỷ kheo ấy trước kia siêng năng tụng kinh rất nhiều, sau một thời gian, trở thành thụ động, im lặng. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy không còn được nghe pháp từ vị Tỷ kheo, liền đi đến, sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên bài kệ sau: Này Tỷ kheo, sao ông/Sống chung các Tỷ kheo/Lại không chịu tụng đọc/Các kinh điển pháp cú/ Ai nghe thuyết Chánh pháp/Tâm được sinh tịnh tín/Và ngay đời hiện tại/Được mọi người tán thán.

2124

167

LPD Nikaya 164. P21. B2 - TRỘM HƯƠNG

2024-01-28 19:37:15

Một thời, một Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, Tỷ kheo ấy ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, đi xuống hồ nước và ngửi mùi bông sen hồng. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ kheo, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác liền đi đến Tỷ kheo. Sau khi đi đến, vị Thiên ấy nói lên bài kệ: Hoa này từ nước sanh/Không cho, ông ngửi trộm/Như vậy một loại trộm/ Ta gọi ông trộm hương. Tỷ kheo đáp: Không lấy đi không bẻ/Đứng xa ta ngửi hoa/Vậy do hình tướng gì/Được gọi là trộm hương/Ai đào rễ củ sen/Ăn dùng các loại sen/Do các hành động ấy/Sao không gọi trộm hương?

2123

159

LPD Nikaya 163. P21. B1 - NHÂN DUYÊN PHƯỚC BÁO LÀM THIÊN CHỦ

2024-01-28 19:36:02

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết Thiên chủ Sakka không? Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy, Sakka được địa vị Thiên chủ. Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc? Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm xa lìa cấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng dẹp trừ. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ.

2122

151

LPD Nikaya 162. P20. B10 - THUYẾT PHÁP NHƯ TỶ KHEO NI SUKKÀ

2024-01-23 13:48:37

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Tỷ kheo ni Sukkà đang thuyết pháp với đại chúng đoanh vây. Rồi một Dạ xoa có lòng tịnh tín đối với Tỷ kheo ni Sukkà, đi từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác ở Ràjagaha, và ngay lúc ấy, nói lên những bài kệ này: Này người Vương Xá thành/Các người đã làm gì/ Mà nay lại nằm dài/Như say vì rượu ngọt/Không hầu hạ Sukkà/Đang thuyết pháp bất tử/Pháp ấy không trở lui/ Cam lồ không lưng vơi/Ta nghĩ người trí tuệ/Uống nước cam lồ ấy/Chẳng khác một trận mưa/Với kẻ khát lữ hành.

2121

160

LPD Nikaya 161. P20. B9 - NĂM ĐỨC CỦA PHÁP SƯ

2024-01-23 13:47:21

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Tôn giả Ànanda thấy vậy bạch Thế Tôn Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Này Ànanda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác, này Ànanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm?

2120

163

LPD Nikaya 160. P20. B8 - NGHE PHÁP ĐƯỢC NHIỀU LỢI ÍCH

2024-01-23 13:46:26

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, nghe pháp có năm lợi ích này. Thế nào là năm? Được nghe điều chưa nghe, làm cho trong sạch điều đã được nghe, đoạn trừ nghi, làm cho tri kiến chánh trực, làm cho tâm tịnh tín. Này các Tỷ kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.

2119

161

LPD Nikaya 159. P20. B7 - BẢN LĨNH HOẰNG PHÁP

2024-01-23 13:00:40

Một thời, Thế Tôn ở tại Rajagaha, Veluvana. Rồi Tôn giả Punna (Phú Lâu Na) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp, con sẽ sống an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Này Punna, sau khi được nghe giáo giới vắn tắt của Ta, ông sẽ trú tại quốc độ nào? Bạch Thế Tôn, con sẽ ở tại Sunàrapanta. Này Punna, thô bạo, độc ác là người xứ Sunàrapanta. Nếu người xứ Sunàrapanta chửi bới, mắng nhiếc ông, ông nghĩ thế nào?

2118

161

LPD Nikaya 158. P20. B6 - BỐN HẠNG NGƯỜI NGHE PHÁP

2024-01-23 12:59:33

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Có bốn hạng người, này các Tỷ kheo, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Nghe ít, điều đã nghe không được khởi lên; nghe ít, điều đã nghe được khởi lên; nghe nhiều, điều đã nghe không được khởi lên; nghe nhiều, điều đã nghe được khởi lên. Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người được nghe ít về kinh pháp. Với những điều đã nghe ít ỏi này, người ấy không biết nghĩa, không thực hành pháp.

2117

163

LPD Nikaya 157. P20. B5 - DU HÀNH

2024-01-23 12:57:56

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có năm điều nguy hại này cho người sống du hành dài, du hành không có mục đích. Thế nào là năm? Không nghe điều chưa được nghe; không làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; có sợ hãi một phần điều đã được nghe; cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; không có bạn bè.

2116

179

LPD Nikaya 156. P20. B4 - GIÁO HÓA NGƯỜI NGHÈO

2024-01-23 12:57:07

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagha, Veluvana. Bấy giờ, một người bệnh hủi tên là Suppabuddha nghèo đói, ăn xin, khốn cùng. Từ xa, thấy hội chúng đang nghe Thế Tôn thuyết pháp, Suppabuddha nghĩ rằng: “Ở đây, có thể xin được cái gì để ăn”, liền đi đến. Khi đến nơi, biết Thế Tôn đang thuyết pháp, liền ở lại nghe pháp. Rồi Thế Tôn, quán sát hội chúng biết rằng người hủi Suppabuddha có thể hiểu pháp nên tuần tự thuyết về bố thí, trì giới, thiên giới, sự nguy hiểm của các dục, sự xuất ly.

2115

159

LPD Nikaya 155. P20. B3 - THUYẾT PHÁP PHÂN BIỆT

2024-01-23 12:56:22

Một thời, Thế Tôn trú ở Nalandà, tại rừng Pàvàrikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, vì sao đối với một số người, Thế Tôn thuyết pháp một cách hoàn toàn trọn vẹn và đối với một số người khác lại không như vậy? Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào, một người cày ruộng có ba thửa ruộng. Một loại ruộng tốt, một loại bậc trung và một loại ruộng xấu. Người cày ruộng ấy muốn gieo hạt ở thửa ruộng nào trước?

2114

164

LPD Nikaya 154. P20. B2 - ĐÚNG THỜI

2024-01-23 12:55:37

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Có bốn thời gian này, này các Tỷ kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn? Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời. Này các Tỷ kheo, ví như trời mưa trên đỉnh núi, nước chảy theo khe núi tràn đầy thung lũng, sau đó tràn ngập ao hồ, tràn đầy sông suối rồi tràn xuống đại dương. Cũng vậy, bốn thời gian này, này các Tỷ kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

2113

169

LPD Nikaya 153. P20. B1 - BA HẠNG NGƯỜI NGHE PHÁP

2024-01-23 12:41:09

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với trí tuệ lộn ngược, hạng người với trí tuệ bắp vế, hạng người với trí tuệ rộng lớn. Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với trí tuệ lộn ngược? Ở đây, có hạng người thường đi nghe pháp. Người ấy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Khi đứng dậy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Ví như, một cái ghè lộn ngược, nước chứa trong ghè tuôn chảy, không dừng lại. Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với trí tuệ bắp vế? Ở đây, có hạng người thường đi nghe pháp. Người ấy, đối với bài thuyết giảng có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Nhưng khi đứng dậy, đối với bài thuyết giảng không có tác ý đến đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Ví như, trên bắp vế một người, để các hạt đậu, hạt gạo. Khi người ấy đứng dậy, khiến tất cả đều rơi vãi.

2112

168

LPD Nikaya 152. P19. B8 - CỘI NGUỒN KHỔ ĐAU

2024-01-23 12:39:04

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà bị mệnh chung. Và Visàkhà với áo đẫm ướt, tóc đẫm ướt, vào lúc sáng sớm đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà: Này Visàkhà, bà từ đâu đến, với áo và tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy? Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái và dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con với áo và tóc đẫm ướt, đi đến đây vào sáng sớm như vậy. Này Visàkhà, bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi này là con và là cháu của bà không?

2111

162

LPD Nikaya 151. P19. B7 - CHẾT CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?

2024-01-23 12:38:07

Một thời, Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, gọi Mahànàma: Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Không ác sẽ là cái chết của ông. Không ác là cái chết của ông. Do thành tựu bốn pháp, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử hướng về Niết bàn, xuôi về Niết bàn. Thế nào là bốn? Ở đây, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, thành tựu các Giới, được các bậc Thánh ái kính… đưa đến thiền định. Ví như, này Mahànàma, một cây nghiêng về phía Đông, hướng về phía Đông, nếu bị chặt đứt nó sẽ ngã về phía nào? Bạch Thế Tôn, nó sẽ ngã theo phía nó nghiêng, nó hướng về.

2110

175

LPD Nikaya 150. P19. B6 - CHẾT – MỘT SỰ THẬT TẤT YẾU

2024-01-23 12:37:21

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Đại vương từ đâu đi đến giữa trưa thế này? Bạch Thế Tôn, tổ mẫu của con già nua, đã đạt đến tuổi thọ và đã mệnh chung. Con rất yêu quý tổ mẫu. Bạch Thế Tôn, nếu con được cho một voi báu, hay để tổ mẫu con khỏi chết, con sẽ cho voi báu… Nếu con được cho một quốc độ, hay để tổ mẫu con khỏi chết, con sẽ cho quốc độ. Thưa đại vương, tất cả chúng sinh đều phải chết, đều kết thúc trong sự chết, đều không vượt qua sự chết. Thật vi diệu, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn.

2109

160

LPD Nikaya 149. P19. B5 - TRỢ DUYÊN CHO NGƯỜI HẤP HỐI

2024-01-23 12:36:36

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị trọng bệnh. Mẹ của Nakula nói với cha của Nakula như sau: Thưa gia chủ, chớ có mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Đau khổ là người khi mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Thế Tôn đã quở trách người khi mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Gia chủ có thể suy nghĩ: Mẹ của Nakula, sau khi ta mạng chung, không có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa; Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula sẽ đi đến một gia đình khác; Mẹ của Nakula, sau khi ta mạng chung, sẽ không muốn yết kiến Thế Tôn và chúng Tăng; Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula sẽ không giữ giới một cách đầy đủ…

2108

157

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications