Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Chuyện tiền thân Đức Phật P310 : Chuyện Chó Sói (Tiền Thân Vaka)
310. Chuyện Vị Quốc Sư Sayha (Tiền thân Sayha) Trên đời chẳng ngai vàng, vương quốc…, Chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo thối thất. Tỷ-kheo này trong khi đi khất thực ở Xá-vệ, đã trông thấy một phụ nữ đẹp, rồi từ đó trở nên buồn chán và mất hết an lạc trong Ðạo pháp. Các Tỷ-kheo đưa ông ra trước đức Thế Tôn. Ngài dạy: – Này Tỷ-kheo, Ta nghe nói ông cứ buồn chán, có thật thế không?
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:891

Các tên gọi khác

310. Chuyện Vị Quốc Sư Sayha (Tiền thân Sayha) Trên đời chẳng ngai vàng, vương quốc…, Chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo thối thất. Tỷ-kheo này trong khi đi khất thực ở Xá-vệ, đã trông thấy một phụ nữ đẹp, rồi từ đó trở nên buồn chán và mất hết an lạc trong Ðạo pháp. Các Tỷ-kheo đưa ông ra trước đức Thế Tôn. Ngài dạy: – Này Tỷ-kheo, Ta nghe nói ông cứ buồn chán, có thật thế không?

General Information

Danh sách : Liên quan
:

1456.010_chuong-bon-pham-bon-bai-ke-303-310
Chuyện tiền thân Đức Phật P310 : Chuyện Chó Sói (Tiền Thân Vaka)

310. Chuyện Vị Quốc Sư Sayha (Tiền thân Sayha)

Trên đời chẳng ngai vàng, vương quốc…,
Chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo thối thất.
Tỷ-kheo này trong khi đi khất thực ở Xá-vệ, đã trông thấy một phụ nữ đẹp, rồi từ đó trở nên buồn chán và mất hết an lạc trong Ðạo pháp. Các Tỷ-kheo đưa ông ra trước đức Thế Tôn. Ngài dạy:
– Này Tỷ-kheo, Ta nghe nói ông cứ buồn chán, có thật thế không?
Ông thú thật quả như thế. Sau khi biết được lý do buồn chán của ông, bậc Ðạo Sư dạy:
– Này Tỷ-kheo, tại sao ông lại khao khát cuộc đời sau khi đã thọ trì giới luật của một Giáo pháp dưa đến Giải thoát? Các trí giả ngày xưa, khi được ban vinh dự làm giáo sĩ hoàng gia, đã từ bỏ chức vị ấy và sống đời khổ hạnh.
Rồi Ngài kể cho các Tỷ-kheo nghe một chuyện đời xưa.
*
Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát nhập mẫu thai bà vợ một Bà-la-môn giáo sĩ của hoàng gia và ra đời cùng một ngày với thái tử con vua. Khi vua hỏi các quan rằng có đứa trẻ nào sinh cùng ngày với thái tử không thì họ bảo:
– Tâu Ðại vương có, đó là một đứa con của giáo sĩ hoàng gia.
Thế là vua truyền mang Bồ-tát đến giao cho các nhũ mẫu săn sóc cẩn thận cùng với thái tử ấu thơ kia. Cả hai cùng có đồ trang sức, cùng ăn, cùng uống các thứ như nhau. Khi lớn lên, họ cùng đến học ở Takkasilã và chẳng bao lâu đều thành đạt mọi khoa học rồi trở về.
Vua phong cho con làm phó vương và ban danh dự lớn lao cho Bồ-tát. Từ đó Bồ-tát cùng ăn, cùng uống, cùng sống với thái tử. Giữa hai người nảy nở một tình bằng hữu vững bền. Ít lâu sau, vua cha mất, thái tử lên nối ngôi và hưởng phú quí khôn cùng. Bồ-tát tự nghĩ: “Giờ đây bạn ta trị vì vương quốc; khi có dịp thích đáng thế nào ông cũng phong cho ta ngôi vị giáo sĩ hoàng gia. Ta phải làm gì với cuộc đời của một gia trưởng đây? Ta muốn trở thành một nhà tu khổ hạnh, dấn thân vào đời độc cư”.
Vì thế, ngài đến đảnh lễ cha mẹ, xin được chấp trì giới hạnh. Ngài chối bỏ mọi của cải của trần gian và từ đó xuất gia một mình đi vào vùng Tuyết Sơn. Tại đó, trên một khoảnh đất thích hợp, ngài tự dựng một túp lều sống đời Phạm hạnh của một ẩn sĩ, ngài phát huy các thắng trí và các Thiền chứng và hưởng an lạc của cuộc sống huyền nhiệm.
Bấy giờ, vua nhớ đến ngài và bảo:
– Không biết bạn ta thế nào rồi nhỉ? Sao không hề thấy ông ta đâu cả?
Các cận thần bảo rằng ngài đã chấp trì giới hạnh và nghe nói ngài đang sống trong một khu rừng tịnh lạc nào đó. Vua hỏi trú xứ của ngài và bảo một quốc sư tên Sayha:
– Hãy đi mang bạn ta về đây. Ta sẽ phong cho ông ấy làm giáo sĩ của ta.
Sayha sẵn sàng tuân lệnh. Từ Ba-la-nại ông đi mãi đến một làng ở biên địa và trú ở đó, rồi cùng với vài người kiểm lâm đến nơi Bồ-tát ở. Ông thấy Bồ-tát ngồi như một bức tượng vàng trước túp lều của ngài. Sau khi chào hỏi, cung chúc theo thường lệ, ông ngồi xuống, cách một khoảng để tỏ lòng kính cẩn, và bảo:
– Thưa Tôn giả, đức vua muốn ngài quay trở về vì đang nóng lòng phong ngài lên ngôi vị giáo sĩ của hoàng gia.
Bồ-tát trả lời:
– Nếu ngoài chức giáo sĩ ra, ta còn được trao thêm cả nước Kàsi và Kosala, cả vương quốc Ấn Ðộ, cả sự vinh quang của một đế quốc hoàn vũ, ta cũng không chấp nhận đâu. Bậc trí giả không mang lấy những tội lỗi mà họ đã từng từ bỏ cũng giống như họ không nuốt cục đàm mà họ đã khạc lên.
Ðoạn ngài đọc các bài kệ sau:
Trên đời chẳng ngai vàng, vương quốc
Chiếm lòng ta, gây nhục ta nào!
Xấu thay, danh lợi mong cầu
Ðưa người vào cảnh khổ đau ngập tràn.
Kiếp không nhà lang thang đây đó,
Cầm bát xin nhà nọ nhà kia,
Hơn làm vua, tạo phiền hà,
Trị vì độc đoán theo đà ác tham.
Mặc dù Sayha cứ năn nỉ mãi, Bồ-tát cũng không chấp nhận yêu cầu của ông ta. Không thể nào khuyên nhủ được Bồ-tát, Sayha đành tạ từ quay về trình vua là ngài từ chối trở lại.
*
Khi bậc Ðạo Sư kể xong Pháp thoại này, Ngài tuyên thuyết Tứ Ðế. Khi kết thúc Tứ Ðế, Tỷ-kheo thối thất kia đắc quả Dự Lưu, và nhiều Tỷ-kheo khác cũng đạt các quả vị như thế. Thế rồi bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:
– Bấy giờ Ànanda là vị vua, Xá-lợi-phất là Sayha, còn Ta là vị giáo sĩ hoàng gia.
-ooOoo-

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications