Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Trung A Hàm 091. Kinh Chu-na Vấn Kiến

2024-02-27 20:42:06

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-xá-di, trong vườn Cù-sư-la[2]. Bấy giờ Tôn giả Đại Chu-na vào lúc xế, từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, trong đời, các kiến chấp phát sanh và phát sanh, tức các chủ trương có thần ngã, có chúng sanh, có nhân, có thọ, có mạng, có thế gian[3]. Bạch Thế Tôn, biết như thế nào, thấy như thế nào để các kiến chấp này được tiêu diệt, được xả ly và khiến cho các tà kiến khác không tiếp diễn, không bị chấp thủ?”

2847

59

Trung A Hàm 092. Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ

2024-02-27 20:42:49

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cáp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo: “Hoặc có pháp do nơi thân mà diệt trừ, không do nơi miệng mà diệt trừ. Hoặc có pháp do nơi miệng mà diệt, không do nơi thân mà diệt. Hoặc có pháp không do nơi thân và miệng diệt trừ nhưng do tuệï kiến để diệt trừ.

2848

57

Trung A Hàm 093. Kinh Thủy Tịnh Phạm Ch

2024-02-27 20:43:37

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo[2]. Bấy giờ sau giờ ngọ, có Thủy Tịnh Phạm chí[3] ung dung đi đến chỗ Phật. Đức Thế Tôn thấy Thủy Tịnh Phạm chí từ xa đi lại; nhân vì có Thủy Tịnh Phạm chí, Ngài bảo các Tỳ-kheo[4]: “Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế làm ô uế tâm[5] thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

2849

58

Trung A Hàm 094. Kinh Hắc Tỳ-kheo

2024-02-27 20:44:38

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong Đông viên, giảng đường Lộc mẫu. Hắc Tỳ-kheo[2], con bà Lộc Mẫu, thường ưa tranh cãi, đi đến chỗ Phật. Thế Tôn thấy Hắc Tỳ-kheo từ xa đi lại, nhân vì có Hắc Tỳ-kheo nên Ngài nói với các Tỳ-kheo: “Hoặc có người thường ưa tranh cãi, không khen việc đình chỉ tranh cãi. Nếu có người thường ưa tranh cãi, không khen việc đình chỉ tranh cãi, thì đó là pháp không thể ái lạc, không thể ái hỷ, không thể khiến cho có ái niệm, không thể khiến cho có kính trọng, không thể khiến tu tập, không thể khiến nhiếp trì, không thể khiến xứng đáng là Sa-môn, không thể khiến được nhất ý[3], không thể khiến chứng đắc Niết-bàn.

2850

60

Trung A Hàm 095. Kinh Trụ Pháp

2024-02-27 20:54:23

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các thầy Tỳ-kheo: “Ta nói về sự thối thất của thiện pháp[2], không đình trụ cũng không tăng tiến. Ta nói về sự đình trụ của thiện pháp, không thối thất không tăng tiến. Ta nói về sự tăng tiến của thiện pháp, không thối thất cũng không đình trụ.

2851

55

Trung A Hàm 096. Kinh Vô

2024-02-27 20:55:12

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử nói với các thầy Tỳ-kheo: “Này chư Hiền, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không được nghe pháp chưa từng nghe; pháp đã nghe thì lại quên mất. Giả sử có pháp mà vị ấy trước kia đã tu hành, đã phát triển, đã tụng và đã được hiểu bởi tuệ, nhưng vị ấy không nhớ lại và không thấu hiểu. Này chư Hiền, đó gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni suy thoái tịnh pháp.

2852

62

Trung A Hàm 097. kinh Đại Nhân

2024-02-27 20:56:14

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[2]. Bấy giờ, Tôn giả A-nan, một mình tĩnh tọa tại một nơi vắng vẻ, tâm nghĩ như vầy, ‘Kỳ diệu thay, pháp duyên khởi này! Thật là vô cùng sâu sắc và ánh sáng cũng thật là vô cùng sâu sắc[3], nhưng ta quán sát thấy rất nông cạn, rất nông cạn!’[4]

2853

57

Trung A Hàm 098. Kinh Niệm Xứ

2024-02-27 20:57:10

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu lâu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có một con đường[2] tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ.

2854

65

Trung A Hàm 099. Kinh Khổ Ấm (I)

2024-02-27 20:58:03

Tôi nghe như vầy:  Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ các Tỳ-kheo sau bữa ăn trưa, chưa có chút công việc nên tập trung ngồi tại giảng đường. Lúc ấy, một số đông những người Dị học, sau bữa cơm trưa loanh quanh tìm đến chỗ các Tỳ-kheo, cùng nhau chào hỏi rồi ngồi một bên, nói với các Tỳ-kheo rằng:

2855

55

Trung A Hàm 100. Kinh Khổ Ấm (Ii)

2024-02-27 20:58:57

Tôi nghe như vầy:  Một thời Đức Phật đến Thích-ki-sấu, trú tại Ca-duy-la-vệ, vườn Ni-câu-loại.[2] Bấy giờ Thích Ma-ha-nam[3], sau bữa ăn trưa tìm đếm chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi ngồi qua một bên mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con biết Thế Tôn dạy pháp như vậy khiến tâm con được diệt ba uế, nhiễm tâm uế, nhuế tâm uế và si tâm uế[4]. Bạch Thế Tôn, con biết pháp ấy như vậy nhưng trong tâm con lại sinh nhiễm pháp, nhuế pháp và si pháp. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như vầy, ‘Ta có pháp gì không bị diệt trừ, khiến tâm ta lại sinh pháp nhiễm, pháp nhuế, pháp si?” 

2856

64

Trung A Hàm 101. Kinh Tăng Thượng Tâm

2024-02-27 21:27:32

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nếu Tỳ-kheo muốn được tăng thượng tâm[2], cần phải thường xuyên suy niệm năm tướng. Thường xuyên niệm năm tướng thì niệm bất thiện đã sanh liền được trừ diệt. Niệm ác diệt rồi, tâm thường an trú, nội tâm được tĩnh chỉ, chuyên nhất, được định tĩnh[3].

2857

60

Trung A Hàm 102. Kinh Niệm

2024-02-27 21:28:24

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Thuở xưa, khi chưa chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận, Ta nghĩ rằng: ‘Ta hãy chia các suy niệm[2] làm hai phần, niệm dục, niệm nhuế, niệm hại[3] làm một phần. Niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, làm một phần khác[4].’

2858

60

Trung A Hàm 103. Kinh Sư Tử Hống

2024-02-27 21:29:14

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm. một đô ấp của Câu-lâu[2]. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Ở đây[3] có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài đây ra[4] không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có[5] Sa-môn, Phạm chí. Trong bất cứ chúng hội, các ngươi hãy chân chánh rống tiếng rống như sư tử vậy.

2859

57

Trung A Hàm 104. Kinh Ưu-đàm-bà-la

2024-02-27 21:30:17

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ có một Cư sĩ tên là Thật Ý[2], vào buổi sáng sớm, ông rời thành Vương xá, muốn đến chỗ Đức Phật để cúng dường lễ sự. Lúc bấy giờ Cư sĩ Thật Ý nghĩ rằng: “Hãy gác qua chuyện đi đến chỗ Phật. Thế Tôn và các Tỳ-kheo có thể vẫn còn đang thiền định. Ta hãy vào rừng Ưu-đàm-bà-la, đến Dị học viên[3]”.

2860

58

Trung A Hàm 105. Kinh Nguyện

2024-02-27 21:31:04

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ có một Tỳ-kheo sống cô độc tại một nơi xa vắng, ẩn dật ở chỗ yêân tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý nghĩ: “Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe để được giới cụ túc[2] mà không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh[3], ở nơi không tịnh.[4]”

2861

57

Trung A Hàm 106. Kinh Tưởng

2024-02-27 21:31:57

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với đất có tư tưởng về đất, cho rằng: ‘Đất tức là thần ngã, đất là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của đất[2]’. Vị ấy đã cho đất tức là ngã, do đó không biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ[3], Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên[4], vị ấy đối với Tịnh thiên[5] có tư tưởng về Tịnh thiên, ‘Tịnh thiên tức là thần ngã, 

2862

66

Trung A Hàm 107. Kinh Lâm (I)

2024-02-27 21:32:50

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo[2]: “Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở. Hoặc không có chánh niệm sẽ được chánh niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu chưa diệt tận sẽ được diệt tận; chưa chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết-bàn. Điều người học đạo cần như áo, chăn, uống, ăn, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng, không khó khăn’.

2863

55

Trung A Hàm 108. Kinh Lâm (II)

2024-02-27 21:33:26

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo nương vào khu rừng này để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn[2], ý nghĩa này được thành tựu đối với ta. Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

2864

60

Trung A Hàm 109. Kinh Tự Quán Tâm (I)

2024-02-27 21:44:22

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo không thiện xảo quán tâm người khác, hãy thiện xảo tự quán sát tâm của chính mình. Nên học như vậy. “Thế nào gọi là Tỳ-kheo thiện xảo quán tự tâm[2]? Tỳ-kheo nếu có quán này, chắc chắn được nhiều lợi ích. ‘Phải chăng ta được chỉ của nội tâm[3], nhưng chưa được quán pháp bằng tối thượng tuệ[4]? Phải chăng ta được quán pháp tối thượng tuệ, nhưng chưa được chỉ nội tâm? Phải chăng ta chưa được chỉ nội tâm, cũng chưa được quán pháp tối thượng tuệ? Phải chăng ta được chỉ nội tâm, cũng được quán pháp tối thượng tuệ?”

2865

58

Trung A Hàm 110. Kinh Tự Quán Tâm (II)

2024-02-27 21:44:59

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo không thiện xảo quán tâm người khác, hãy thiện xảo tự quán sát tâm của chính mình. Nên học như vậy.

2866

60

Trung A Hàm 111. Kinh Đạt Phạm Hạnh

2024-02-27 21:45:56

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[2]. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và vi diệu ở đoạn cuối, có văn, có nghĩa, cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; đó là ‘Đạt phạm hạnh[3]’, có thể diệt tận các lậu. Các thầy hãy lắng nghe, hãy khéo suy niệm. Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời dạy, chờ nghe.

2867

57

Trung A Hàm 112. Kinh A-nô-ba

2024-02-27 21:46:48

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-kì-sấu[2], ở đô ấp A-nô-ba[3] của người Bạt-kì. Bấy giờ, vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói: “A-nan, Ta và ông hãy đi đến sông A-di-la-hòa-đế[4] để tắm.

2868

55

Trung A Hàm 113. Kinh Chư Pháp Bổn

2024-02-27 21:47:39

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có dị đạo đến hỏi các ông ‘Tất cả các pháp lấy gì làm gốc?’ thì các ông nên trả lời họ như thế này: ‘Tất cả các pháp lấy dục làm gốc’. 

2869

58

Trung A Hàm 114. Kinh Ưu-đà-la

2024-02-27 21:48:34

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ưu-đà-la La-ma-tử[2] ở trong chúng hội thường nói như vầy, ‘Ta ở trong sanh loại này, quán sát nó, cảm thọ nó mà không biết cội gốc của ung nhọt, nhưng sau đó biết hoàn toàn cội gốc của ung nhọt[3].’ Ưu-đà-la La-ma-tử không biết tất cả, tự xưng biết tất cả, thật không có giác ngộï tự xưng có giác ngộ. Ưu-đà-la La-ma-tử thấy như vậy, nói như vậy, ‘Nếu có tưởng thì đó là bệnh, là ung nhọt, là gai, còn như không có tưởng thì đó là kẻ ngu si. Nếu có cái được cảm thọ, thì đó là tĩnh chỉ, là tối diệu, tức là cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ’. Ông ấy sau khi ái lạc tự thân, chấp thủ tự thân, sau đó tu tập cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi trời phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Sau khi chấm dứt tuổi thọ ở đó, lại đến nhân gian, sanh vào loài chồn.

2870

52

Trung A Hàm 115. Kinh Mật Hoàn Dụ

2024-02-27 21:49:26

Tôi nghe như vầy:  Một thời Đức Phật du hóa Thích-ki-sấu, ở tại Ca-duy-la-vệ[2]. Bấy giờ sau khi đêm tối qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bát, rửa tay chân, lấy Ni-sư-đàn vắt lên vai, đi đến rừng trúc[3] trong chùa Thích-ca[4], rồi Ngài đi vào Đại lâm[5], đến dưới một gốc cây, trải Ni-sư-đàn ngồi kiết già.

2871

63

Trung A Hàm 116. Kinh Cù-đàm-di

2024-02-27 21:50:15

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa Thích-ki-sấu, tại Ca-duy-la-vệ, vườn Ni-câu-loại[2], cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đồng thọ hạ an cư. Bấy giờ, Cù-đàm-di Đại Ái[3] đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nữ nhân có thể đắc quả Sa-môn thứ tư[4] được chăng? Do nhân duyên này nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo được chăng?”

2872

56

Trung A Hàm 117. Kinh Nhu Nhuyến

2024-02-27 21:51:13

Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.  Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Chính Ta ngày trước ra đi xuất gia học đạo là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thong dong nhàn nhã, từ đời sống cực kỳ êm dịu[2]. Khi Ta còn ở nhà, phụ vương Duyệt-đầu-đàn[3] tạo cho Ta đủ thứ cung điện; cung điện để ở vào mùa Xuân, cung điện để ở vào mùa Hạ, cung điện để ở vào mùa Đông. 

2873

53

Trung A Hàm 118. Kinh Long Tượng

2024-02-27 21:52:02

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Đông viên giảng đường Lộc mẫu[2]. Bấy giờ vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói: “Ô-đà-di[3], Ta và ngươi hãy đi đến Đông hà để tắm[4].”

2874

55

Trung A Hàm 119. Kinh Thuyết Xứ

2024-02-27 21:52:45

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Ở đây có ba thuyết xứ[2], chứ không phải bốn hay năm. Nếu Tỳ-kheo sau khi thấy, nhân sự thấy đó nói mà nói[3] rằng: ‘Ta thấy, nghe, hiểu, biết’, Tỳ-kheo nói mà nói rằng: ‘Đây là điều tôi biết’.

2875

56

Trung A Hàm 120. Kinh Thuyết Vô Thường

2024-02-27 21:53:29

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Sắc là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã[2]. Thọ[3] cũng vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Tưởng cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Hành cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Thức cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã.

2876

57

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state