Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Hư Vân (1840-1959) - Trung Quốc
Thiền sư Hư Vân (zh: 虛雲; Xūyún; 17/8/1840- 13/10/1959), còn có hiệu là Đức Thanh Diễn Triệt, là một Thiền sư Trung Quốc thời cận đại. Sư là vị Thiền sư có ảnh hưởng nhất vào giữa cuối thế kỷ 19 đến giữa cuối thế kỷ 20 và có vai trò rất lớn đối với sự phục hưng của Thiền Tông và Phật Giáo Trung Quốc thời hiện đại. Cuộc đời sư khôi phục và nối tiếp pháp mạch của Ngũ Gia Thất Tông - Thiền Tông.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:292

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Khởi tạo : 2023-03-04 16:46:56
Chỉnh sửa gần nhất : 01/01/1970 00:00:00
Thiền sư Hư Vân (1840-1959) - Trung Quốc

Hư Vân (Thiền sư)

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hòa thượng Thiền sư
Hư Vân
虛雲
Pháp danh Cổ Nham (古巖)
Diễn Triệt (演徹)
Pháp tự Đức Thanh (德清)
Pháp hiệu Hư Vân (虛雲)
Tên khác Huyễn Du lão nhân (幻遊老人)
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Thiền tông
Sư phụ Thiện Từ Thường Khai
Xuất gia 1859
Dũng Tuyền Thiền Tự
Núi Cổ Sơn, tỉnh Phúc Kiến
Thụ giới Sadi
1859
Dũng Tuyền Thiền Tự
  Cụ túc
1860
Núi Cổ Sơn
Tu tập tại Núi Cổ Sơn
Núi Cửu Hoa
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Tiêu Trai
Ngày sinh 17 tháng 8, 1840
Nơi sinh Phúc Kiến
Mất 13 tháng 10, 1959 (119 tuổi)
An nghỉ Tháp Hải Hội, núi Vân Cư
Thân quyến  
Cha Tiêu Ngọc Đường
Mẹ Nhan Thị
Quốc tịch  Trung Quốc
 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Hư Vân (zh: 虛雲; Xūyún; 17/8/1840- 13/10/1959), còn có hiệu là Đức Thanh Diễn Triệt, là một Thiền sư Trung Quốc thời cận đại. Sư là vị Thiền sư có ảnh hưởng nhất vào giữa cuối thế kỷ 19 đến giữa cuối thế kỷ 20 và có vai trò rất lớn đối với sự phục hưng của Thiền Tông và Phật Giáo Trung Quốc thời hiện đại. Cuộc đời sư khôi phục và nối tiếp pháp mạch của Ngũ Gia Thất Tông - Thiền Tông.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Tiêu, tên Trai, quê ở huyện Tương Lương, tỉnh Hồ Nam, sinh ra tại tỉnh Phúc Kiến. Sư thuộc dòng dõi hậu duệ vua Lương Vũ Đế, họ gốc ở Lan Lăng. Cha sư tên Ngọc Đường, nhậm chức làm quan ở Phúc Kiến. Mẹ sư tên là Nhan Thị, bà mất khi vừa sinh sư xong.

Cơ duyên xuất gia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 11 tuổi, bà nội sư có ý muốn cưới hai cô vợ cho sư để gia đình có người nối dõi. Trong năm ấy, bà nội sư mất. Lần đầu tiên sư biết đến Phật Pháp là qua đám tang của bà nội. Không lâu sau đó, sư bất đầu đọc Kinh Phật và hành hương đến núi Hành Sơn, một trong những danh lam Phật Giáo tại Trung Quốc.

Năm 14 tuổi, sư khởi ý muốn xuất gia, cha sư không cho và bắt sư học các kinh điển Nho GiáoĐạo Giáo, sư cảm thấy không có hứng thú. Nhân tìm đọc được một cuốn sách cũ tên là Hương Sơn- kể về sự tích thành đạo của Bồ Tát Quán Thế Âm, điều này đã có tác động rất lớn đến tâm tư sư về việc xuất gia, tu hành.

Năm 17 tuổi, sư trốn nhà đến núi Hành Sơn để thế phát xuất gia nhưng bị chú bắt về. Sau đó, sư bị cha ép kết hôn với 2 cô gái. Tuy gần nữ sắc nhưng sư vẫn giữ trai giới, thân tâm thanh tịnh và thường giảng Phật pháp cho hai người vợ ấy nghe, khiến họ phát tâm Bồ đề. Sư có sáng tác Bài Ca Túi Da để tiễn biệt họ trước khi đi tu.

Tu hành[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 19 tuổi, sư theo lão Thiền sư Thiện Từ Thường Khai là trụ trì lúc bấy giờ tại Dũng Tuyền Thiền Tự ở núi Cổ sơn, tỉnh Phúc Kiến xuất gia và thụ giới sa-di.

Năm 20 tuổi, sư thụ giới Cụ túc với Thiền sư Diệu Liên tại núi Cổ Sơn và được ban pháp hiệu là Cổ Nham, cùng Diễn Triệt, pháp tự là Đức Thanh. Sau đó, sư đến ẩn tu tại một hang động ỏ núi Cổ Sơn thực hành tu đầu-đà (khổ hạnh) suốt 3 năm.

Năm 25 tuổi, cha sư qua đời, mẹ kế và hai người vợ trước đã xuất gia tu hành. Sư trở lại cuộc sống khổ hạnh và ẩn cư nơi hang động.

Năm 31 tuổi, sư đến yết kiến pháp sư Dung Kính- một vị đại sư thông suốt các kinh sách, giáo lý thuộc tông Thiên Thai. Theo lời khuyên của ngài, sư bỏ con đường tu khổ hạnh và thực hành trung đạo. Tại đây, sư cũng được dạy tham công án" Ai là người kéo cái tử thi này".

Năm 36 tuổi, theo lời khuyên của Pháp sư Dung Kính, sư đi hành hương trong 7 năm đến núi Phổ Đà, và tiếp tục hành hương đến nhiều danh sơn khác A Dục Vương Sơn....

Năm 43 tuổi, sư tự thấy bản thân mình dù đã xuất gia tu hành hơn 20 năm nhưng đạo nghiệp vẫn chưa thành, tự cảm thấy xấu hổ. Để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sư phát nguyện đến núi Phổ ĐàNam Hải ở phía Đông rồi từ đó triều bái lên Ngũ Đài Sơn- nơi đạo tràng của Bồ Tát Văn-Thù-Sư-Lợi. Ngày đầu tháng 7, từ am Pháp Hoa núi Phổ Đà, sư bắt đầu thực hành tam bộ nhất bái (ba bước một lạy) với lòng nguyện cầu hồi hướng công đức cho cha mẹ được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ, cùng tham gia với sư có 4 vị tăng sĩ khác. Trên hành trình tam bộ nhất bái đến núi Ngũ Đài, do những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường đi gian nan, khổ cực, thiếu thốn, cả 4 vị tăng kia đều thối lui, chỉ còn mình sư tiếp tục. Sư cũng gặp những khó khăn, bệnh tật trên đường đi và được một người ăn xin tên Văn Cát cứu mạng 2 lần. Sư tin rằng Văn Cát chính là hóa thân của bồ tát Văn-Thù-Sư-Lợi đến cứu giúp sư.

Sư cũng hành hương đến phía Tây, Nam Trung Quốc. Tham bái di tích núi Nga Mi ở Tứ Xuyên, nơi được coi là đạo tràng của Bồ Tát Phổ Hiền, Sau đó, sư đến vùng Tây Tạng, viếng thăm cung điện Potala ở Lhasa - nơi ở và thuyết pháp của Đức Đại Lai Lạt Ma và tu viện Tashi Lhunpo- trụ sở của Ban Thiền Lạt Ma. Sư đi qua Ấn Độ, Tích Lan chiêm bái các thánh tích Phật Giáo rồi qua Miến Điện hành hương. Trong thời gian này, sức khỏe sư dần bình phục và sáng tác khá nhiều thi, kệ.

Sau khi trở lại Trung Quốc, sư tiếp tục tu hành và nghiên cứu các Kinh Điển. Sư cùng các vị cao tăng khác như Phổ Chiếu, Nguyệt Hà, Ấn Liên cùng nhau chuyên tâm tu tập, thiền định tại am Túy Phong, núi Cửu Hoa. Tại đây, có Thiền sư Phổ Chiếu giảng kinh Hoa Nghiêm thu hút rất nhiều tăng sĩ đến nghe pháp. Ngoài ra cũng có Pháp sư Đế Nhàn- Thiên Thai Tông đến cùng an cư kết hạ.

Chứng ngộ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 56 tuổi (1895), vị trụ trì Cao Mân Thiền Tự ở Dương Châu là Thiền sư Nguyệt Lãng đến am Túy Phong mời sư cùng các vị cao tăng khác đến tham dự, hộ trì kỳ đả Thiền Thất khéo dài 20 tuần- tức là 140 ngày (một kỳ thiền thất kéo dài 7 ngày). Khi thời kỳ Thiền Thất sắp đến, tăng chúng thúc dục sư xuống núi trước. Tới cảng Địch Câu, Đại Thông, khi đi dọc theo bờ sông, gặp lúc nước lớn, sư muốn đi thuyền qua sông nhưng vì không có tiền nên người lái đò từ chối. Sư tiếp tục men theo dọc bờ sông mà đi, vì không cẩn thận nên té xuống sông, bị trôi chìm cả 1 ngày, dạt đến vùng phụ cận bến đá Thái Thạch. Ngư dân kéo lưới thấy sư và nhờ vị trụ trì chùa Bảo Tích đến nhận. Sư được khiêng về chùa cứu sống.

Mặc dù thân đang mang bệnh nhưng sư vẫn vội đến chùa Cao Mân để kịp kỳ Thiền Thất. Sư gặp Thiền sư Nguyệt Lãnh và được ngài thỉnh làm thiện tri thức khai thị cho đại chúng tu học trong thời gian thiền thất. Sư khéo léo từ chối mà không tiết lộ bệnh tình của mình đồng thời bày tỏ mong muốn được cùng chúng đả Thiền Thất tiến tu. Quy củ của Chùa Cao Mân rất nghiêm khắc- nơi đây vốn là đạo tràng Thiền Tông nổi tiếng khắp Trung Quốc, từng có nhiều vị vua như Khang HyUng ChínhCàn Long đến thăm vấn các bậc danh đức Thiền sư và học Thiền. Theo thông lệ của chùa, nếu ai được tăng chúng kính trọng đề cử làm chức sự lãnh đạo mà không nhận chức sẽ phải chịu phạt đánh Thiền-bản, vì bị phạt nên bệnh tình của sư càng nặng.

Trong nhiều ngày liên tiếp, sư chuyên tâm tọa Thiền, tham khán thoại đầu, cùng tăng chúng tinh tấn đả Thiền Thất cầu đại ngộ, liễu thoát sinh tử, qua hơn 20 ngày tu tập thì mọi bệnh tật đều hết. Trong thời gian này, sự tu tập của sư có rất nhiều tiến bộ, trong khi tu Thiền sư gặp nhiều cảnh giới lạ nhưng không để tâm đến nó. Đến ngày thứ 3 tuần thiền thất thứ 8, vào giờ nghỉ giải lao, thầy hộ thất theo thường lệ rót trà cho chúng tăng trong Thiền Thất dùng. Khi đưa ly trà cho sư, vì sơ ý, ly trà bị rơi xuống đất. Sư nghe tiếp ly nước vỡ thì bỗng nhiên đại ngộ, minh tâm kiến tính, mọi nghi tình trước kia đều bặt dứt, thân tâm thoát mê. Sư nghĩ lại cảm động tự nghĩ: " nếu không bị té sông bịnh nặng, không nhẫn cảnh nghịch cảnh thuận, không nghe sự giáo hóa của tri thức, chắc uổng phí một đời". Sư có làm bài kệ nói về sự ngộ của mình (dịch Việt: Vạn Phật Thánh Thành):

Bối tử phát lạc địa,

Hưởng thanh minh lịch lịch.

Hư không phấn toái dã.

Cuồng tâm đương hạ hưu.

Năng khán thủ, đả phấn toái,

Gia phá nhân vọng ngữ nan khai.

Xuân chí hoa hương xú xứ tú.

Sơn hà đại địa thị Như Lai.

Cốc nước rơi xuống đất,

Tiếng vang thật rõ ràng,

Hư không tan thành bụi,

Tâm cuồng liền thôi dứt,

Tay thả lỏng, cốc nước rơi,

Nhà tan người mất thật khó nói,

Xuân đến hoa hương nơi nơi đều nở rộ,

Núi sông đất rộng là Như Lai.

Thị tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959 (120 tuổi), bệnh tình của sư ngày càng nặng. Tuy nhiên, sư vẫn đứng ra trông coi, lo liệu việc trùng tu Chân Như Thiền Tự và hướng dẫn, sách tấn tứ chúng tu tập. Tháng 8 cùng năm, đến ngày sinh nhật của sư, sư cùng tứ chúng môn đệ trò chuyện Phật Pháp với nhau. Đến tháng 10, bệnh tình sư nguy kịch, sư vẫn tiếp tục thuyết pháp và căn dặn sự tu tập của chúng đệ tử. Chúng đệ tử thỉnh sư nói di chúc, sư bảo: “Vài ngày trước, tôi đã nói rõ cho đại chúng nghe những gì nên làm sau khi tôi mất. Nay, không cần nhắc lại, chỉ dư thừa thôi. Lại hỏi lời cuối cùng, tôi xin nhắc nhở chư vị lần cuối: “Cần tu giới định huệ. Tiêu diệt tham sân si.”.

Đến 1 giờ 40 phút ngày 13/10/1959, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, thọ 120 tuổi, tăng lạp 101 tuổi. Chúng môn đệ ngậm ngùi tổ chức tang lễ và cử hành lễ trà tỳ, thu được hơn 100 viên xá lợi tinh khiết, đủ năm màu, lớn nhỏ đủ loại, là minh chứng cho cuộc đời tu tập chứng ngộ, công hạnh diệu kỳ của sư. Đại chúng thỉnh xá lợi của sư nhập tháp Hải Hội núi Vân Cư.

Những tác phẩm do sư soạn gồm có: Lăng nghiêm kinh huyền yếu, Pháp hoa kinh lược sớ, Di giáo kinh chú thích, Viên giác kinh huyền nghĩa, Tâm kinh giải... nhưng đã bị quân cộng sản Trung Quốc đốt phá, lấy đi hết trong vụ cướp chùa Vân Môn năm 1951 dưới thời Mao Trạch Đông. Những tác phẩm còn lại đến nay là: Hư Vân Thiền Sư Pháp Ngữ, Khai Thị Thiền Thất, Vấn Thư, Thi Ca...

Pháp ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Gauci, Damian, John (2011). Chan-Pure Land: An Interpretation of Xu Yun's (1840-1959) Oral Instructions, Chung-Hwa Buddhist Journal 24, 105-120
  • Huimin Bhiksu (2009). An Inquiry Into Master Xuyun’s Experiences of Long-dwelling in Samadhi, Chung-Hwa Buddhist Journal 22, 45-68
  • Hunn, Richard (ed.), translated by Charles Luk (1974). Empty Cloud: the Autobiography of the Chinese Zen Master Hsu Yun. Rochester: Empty Cloud Press. Shaftesbury: Element Books, 1988 (revised)
  • Kʻuan Yü Lu (Charles Luk) (1964). "Master Hsu Yun Brief Biography", The Mountain Path, Vol. 1, October 1964, No. 4
  • Kʻuan Yü Lu (Charles Luk) (1961). Ch'an and Zen teaching, London: Rider. OCLC 459708159
  • Kʻuan Yü Lu; Xuyun (1993). Master Hsu Yun's discourses and dharma words, Hong Kong: H. K. Buddhist book distributor.
  • Hsuan Hua (1983,1985). A Pictorial Biography of the Venerable Master Hsu Yun - Vol.1 and Vol.2 (2nd edition 2003). Burlingame, Calif.: Buddhist Text Translation Society, Dharma Realm Buddhist Univ. ISBN 0881394858
  • Sakya, Jy Din (1996). Empty Cloud: The teachings of Xu Yun. A remembrance of the Great Chinese Zen Master, Hong Kong: H. K. Buddhist book distributor
  • Biên niên tự thuật của Thiền Sư Hư Vân, Vạn Phật Thánh Thành
.

Tiểu sử, hành trạng Thiền sư Hư Vân - người ‘hô mưa gọi gió’ làm Từ Hy Thái Hậu quỳ lạy

Minh Châu

Thiền sư Hư Vân là một bậc danh tăng có vai trò lớn trong việc phục hưng Thiền Tông và Phật giáo Trung Quốc thời hiện đại. Đặc biệt Thiền sư là người đã khiến Từ Hy Thái Hậu phải quỳ lạy.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Tiểu sử và câu chuyện xuất gia của Thiền sư Hư Vân

Thiền sư Hư Vân là người ở Tương Lương, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Tên tục của Ngài là Tra, thuộc dòng dõi Lương Võ Đế. Thân sinh ra Thiền sư là Ngọc Ðường - từng giữ chức Tri phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, cha Ngài là một vị quan thanh liêm, được dân ái mộ. Mẹ Ngài họ Nhan, tuổi ngoài bốn mươi mà chưa có một mụn con, vì vậy đã đến chùa Quán Âm để xin con cầu tự. 

Sau lần đó, vào một đêm nọ họ cùng mộng thấy một vị trưởng lão mặc y phục màu xanh, đầu đội tượng Quán Thế Âm, thân cưỡi hổ, nhảy lên giường nằm. Vợ quan Ngọc Đường kinh sợ tỉnh dậy, nghe mùi hương lạ thoảng khắp phòng và thọ thai sau đó. Tuy nhiên, bào thai lúc lọt lòng lại là một bọc thịt khiến bà thất vọng ê chề, uất khí mà qua đời. Ngày hôm sau, một ông già bán thuốc đi ngang qua, lấy dao mở bọc thịt ra thì thấy trong bọc là một đứa nhỏ con trai chính là Thiền sư Hư Vân.

Chân dung Thiền sư Hư Vân. Ảnh tư liệu.

Chân dung Thiền sư Hư Vân. Ảnh tư liệu.

Bản ghi chép về cuộc đời 120 năm của Hòa thượng chấn hưng Phật giáo

Dường như có thiện căn với Phật pháp, từ nhỏ Hòa thượng Hư Vân đã không ăn được thịt. Bên cạnh đó, đối với sách Nho giáo, Ngài không thấy có hứng thú để tìm hiểu, ngược lại với kinh sách Phật giáo Ngài đam mê vô cùng. Theo tìm hiểu được biết, Thiền sư biết đến Phật pháp qua đám tang của bà nội. 

Đến năm 17 tuổi, cha của Thiền sư Hư Vân là Ngọc Đường quyết định cưới Ngài hai cô gái là Điềm Thị và Đàm Thị để giữ gìn hương hỏa, nhưng Hòa thượng Hư Vân không hề nhiễm sắc dục. Trong đêm tân hôn, Ngài Hư Vân đã cùng hai bà đi tới một thỏa thuận, với giao ước rằng trên danh nghĩa tuy là vợ chồng nhưng thực tế thì không phải, trinh tiết vẫn giữ trọn vẹn, cả ba cùng ở chung, không xâm phạm nhau, an cư như vậy.

Một năm sau đó, Hòa thượng Hư Vân đã từ bỏ đời sống gia đình êm ấm, đến chùa Dũng Tuyền ở Cổ Sơn thuộc Phúc Châu để xuất gia. Tới đây ngài lạy Trưởng lão Diệu Liên làm thầy, nhận pháp danh là Diễn Triệt, hiệu là Ðức Thanh. Vì lo sợ người trong gia đình tìm đến nên ngài đi vào núi sâu tu khổ hạnh, đói ăn đọt tùng lá dại, khát uống nước suối nước sương trong nhiều năm liền.

Thiền sư Hư Vân thu phục lòng người bằng sự từ bi

Sau hơn 20 năm tu hành, Thiền sư Hư Vân cảm thấy đạo nghiệp vẫn chưa thành, để báo đáp công sơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, Thiền sư đã phát nguyện tam bộ nhất bái từ Phổ Ðà sơn đi tới Ngũ Ðài sơn. Ba năm trời ròng rã, công đức của Ngài thành tựu viên mãn và Ngài hoàn thành được chí nguyện của mình.

Khai ngộ rồi, Ngài rời Cao Mân, vân du bốn phương, càng tinh tấn thêm trong việc tu học và tham vấn các Thiện tri thức. Sau, Ngài đến Vân Nam, rồi ở đấy trùng tu tự viện tại núi Kê Túc. Vì tài chánh thiếu hụt Ngài phải lên đường đi Nam Dương để quyên góp. Trên thuyền đi tới Singapore Sư nhuốm bệnh, rồi, khi lên bờ Ngài lại không có hộ chiếu. Nhân viên chính quyền Anh quốc nhận thấy Ngài mang bệnh truyền nhiễm nên đưa Ngài tới ở tại Viện truyền nhiễm. Chẳng khác gì đưa Ngài vào chỗ chết. Về sau người ta đưa Ngài về chùa Cực Lạc, an trí riêng một nơi, bế quan luôn, nhưng chỉ ít lâu sau, bệnh của Ngài thuyên giảm. Ngài lại lên đường đi Thái Lan để lạc quyên, tá túc tại một ngôi chùa. Sư nhập định trong chín ngày, trông bề ngoài như người đã chết mà thực không phải chết, nên cả kinh thành Bangkok kinh động. Rồi, trên từ quốc vương, các quan lớn nhỏ, đến dân chúng, mọi người kéo đến xin quy y với Ngài. Các thứ tịnh tài của tín đồ cúng dàng đều được gom lại gửi về Vân Nam để lo việc xây cất tu viện.

Những điều kỳ đặc về Tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma

Những gian nan khổ nạn trong cả một đời của Hòa thượng Hư Vân quả thật không thể lời nói mà tả ra được

Những gian nan khổ nạn trong cả một đời của Hòa thượng Hư Vân quả thật không thể lời nói mà tả ra được

Theo các tài liệu ghi lại, Thiền sư Hư Vân đã trùng tu, kiến tạo lại vài mươi ngôi chùa lớn nhỏ khắp cả nước. Lúc nào cũng thế, một mình ngài chống tích trượng lên núi hoang. Khi công trình xây cất sửa sang hoàn thành thì ngài giao lại cho chư tăng, rồi một mình chống gậy xuống núi. Việc xây cất các tu viện trên núi dường như luôn có Long thần hộ pháp gia hộ nên kể từ lúc khởi công cho đến khi hoàn tất, muôn việc lành đều đến, chùa chiền luôn được tín thí bốn sự cúng dường.

Năm 1959 (120 tuổi), bệnh tình của Thiền sư ngày càng nặng. Tuy nhiên, sư vẫn đứng ra trông coi, lo liệu việc trùng tu Chân Như Thiền Tự và hướng dẫn, sách tấn tứ chúng tu tập.

Đến 1 giờ 40 phút ngày 13/10/1959, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, thọ 120 tuổi, tăng lạp 101 tuổi. Chúng môn đệ ngậm ngùi tổ chức tang lễ và cử hành lễ trà tỳ, thu được hơn 100 viên xá lợi tinh khiết, đủ năm màu, lớn nhỏ đủ loại, là minh chứng cho cuộc đời tu tập chứng ngộ, công hạnh diệu kỳ của sư. Đại chúng thỉnh xá lợi của sư nhập tháp Hải Hội núi Vân Cư.

Từ Hy Thái Hậu quỳ lạy, vái sống Thiền sư Hư Vân

Trên đàn trang có phủ vải vàng, hoa tươi, trái cây, hương nến đều đủ cả. Thiền sư Hư Vân dẫn theo chín pháp sư khoác áo cà-sa đỏ ngồi thiền kiết già, thi pháp kết ấn trên đài suốt bảy ngày đêm.

Dưới đài hai bên có 108 vị tăng nhân, liên tục tụng "Kỳ tuyết đà la ni thần chú" suốt ngày đêm không nghỉ, 360 vị tăng nhân dẫn dắt các tín đồ lạy "Đại bi sám", các tăng ni còn lại dẫn dắt các tín đồ niệm thánh hiệu Di Đà, ngày đêm hai mươi bốn tiếng, Phật hiệu vang lên không ngớt.

Trong trận đại tuyết, Từ Hy Thái Hậu đã đích thân đến thăm Thiền sư Hư Vân. Ảnh minh hoạ – Ảnh: internet.

Trong trận đại tuyết, Từ Hy Thái Hậu đã đích thân đến thăm Thiền sư Hư Vân. Ảnh minh hoạ – Ảnh: internet.

Sáng ngày thứ 7, quả nhiên mây đen giăng kín, đến chiều có trận tuyết lớn rơi xuống. Sau khi tuyết rơi, các tăng ni trở về chùa.

Thiền sư Hư Vân vẫn ngồi ở đàn tràng xung quanh không có gì che chắn để trì chú thi pháp. Lại qua 7 ngày, trong ngoài Trường An đều bị băng tuyết bao phủ.

Được các cung nữ và thị vệ theo hầu, Từ Hi thái hậu đội tuyết đến Ngoạ Long Thiền Tự, nhìn thấy Thiền sư Hư Vân ngồi giữa gió tuyết trì chú thi pháp, bà rơi nước mắt cảm động.

Từ Hy quỳ trên nền tuyết, gác bỏ sự cao quý, dập đầu cúi lạy trước vị "Bồ Tát sống hô mưa gọi gió" này. Túc Thân vương, Khánh Thân vương mời ông sau này cùng về Bắc Kinh sống trong cung để tiện thỉnh giáo về Phật pháp.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state